Giáo án Sinh 8 - Trường THCS Kỳ Phú - Bài 22: Vệ sinh hô hấp

2 Loại hoocmon do tế bào đảo tuỵ tiết ra cùng với hoocmon của tuyến trên thận góp phần điều hoà hàm lượng đường trong máu.

* Quá trình điều hoà hàm lượng đường trong máu:

 Hàm lượng đường trong máu luôn ổn định ở hàm lượng 0.12%.

 - Khi hàm lượng đường trong máu tăng tế bào sẽ tiết ra insulin giúp chuyển hoá glucozơ thành glicogen dự trữ trong gan và cơ làm cho hàm lượng đường trong máu giảm.

 - Khi hàm lượng đường trong máu giảm tế bào sẽ tiết ra glucagon giúp chuyển hoá glicogen thành gluco đồng thời hoocmon cooctizon của tuyến trên thận cũng xúc tác cho quá trình chuyển hoá lipit và prôtêin thành glucozơ làm cho lượng đường trong máu tăng lên.

doc140 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh 8 - Trường THCS Kỳ Phú - Bài 22: Vệ sinh hô hấp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên mô hình đốt tuỷ sống, rút ra kết luận.
- Lưu ý HS: 
+ Phân biệt rõ mặt trước và mặt sau tuỷ sống, rễ trước và rễ sau.
+ Sử dụng H 45.2 để chỉ chi HS thấy từ đốt thắt lưng I các bó rễ tuỷ của đoạn cùng, cụt tập hợp thành “tùng đuôi ngựa”.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm phần Ê SGK mục II, nghiên cứu kĩ bảng 45.
- HS đọc kĩ thông tin về nội dung thí nghiệm, đọc kĩ bảng 45.
- GV treo bảng 45 mô tả thí nghiệm bằng tranh vẽ ếch bị kích thích bởi HCl 1%, chi sau bên phải, chi sau bên trái.
Đặt vào điều kiện thí nghiệm (dán kín) vẽ kết quả thí nghiệm.
- 1 HS lên bảng xác định vị trí vết cắt rễ trước bên phải, rễ sau bên trái, nêu kết quả.
- HS khác nhận xét.
+ Thí nghiệm 1: Khi kích thích bằng HCl 1% vào chi sau bên phải, xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da) tới tuỷ sống nhưng vì rễ trước bên phải bị cắt không dẫn xung thần kinh đến chi đó nên chi đó không co. Xung thần kinh qua nơron bắt chéo sang chi bên kia, chi bên kia co và xung thần kinh qua đường dẫn truyền lên chi trên làm cho 2 chi trên co.
+ Thí nghiệm 2: Rễ sau bên trái bị cắt, xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm không dẫn truyền về tuỷ sống được nên không chi nào co cả.
- HS thảo luận 2 câu hỏi, trả lời, nhận xét
- Yêu cầu HS lên bảng xác định vị trí vết cắt, nêu kết quả thí nghiệm.
- GV bóc kết quả cho HS nhận xét.
-Yêu cầu HS giải thích kết quả thí nghiệm trên.
- Thí nghiệm 1cho phép ta rút ra kết luận gì về chức năng rễ trước?
- Thí nghiệm 2 1cho phép ta rút ra kết luận gì về chức năng rễ sau?
- GV nhận xét, đưa ra kết luận.
- GV đưa câu hỏi:
- Nêu chức năng của dây thần kinh tuỷ?
- Yêu cầu 1 HS đọc kết luận (SGK).
I. Cấu tạo của dây thần kinh tuỷ (19’)
- Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ.
- Mỗi dây thần kinh tuỷ được nối với tuỷ sống gồm 2 rễ:
+ Rễ trước (rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm.
+ Rễ sau (rễ cảm giác) gồm các bó sợi hướng tâm.
- Các rễ tuỷ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tuỷ.
II. Chức năng của dây thần kinh tuỷ (15’)
- Rễ trước: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng (rễ li tâm).
- Rễ sau: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương (rễ hướng tâm)
=> Dây thần kinh tuỷ là dây pha: dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều.
4. Kiểm tra, đánh giá (5’)
	- GV treo tranh sơ đồ tuỷ sống cắt ngang có đánh chú thích 1, 2, 3, 4, 5. Yêu cầu HS lên bảng viết chú thích.
	- Bài tập trắc nghiệm:
	Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
	Dây thần kinh tuỷ là dây pha vì:
	a. Dây thần kinh tuỷ gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động.
	b. Dây thần kinh tuỷ dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều hướng tâm và li tâm.
	c. Dây thần kinh tuỷ nối với tuỷ sống bởi rễ trước và rễ sau.
	d. Cả 1, 2, 3 đúng.
	e. Cả 2, 3 đúng.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà (2’)
	- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
	- Đọc trước bài 46.
	- Kẻ bảng 46 vào vở.
IV. Rút kinh nghiệm
 Kỳ Phú, Ngày tháng 01 năm 2010
 Ký duyệt của BGH
Tuần 25 Ngày soạn: 06/02/2010
Tiết 49 Ngày giảng: 
Bài 46
 Trụ não, tiểu não, não trung gian
I. mục tiêu.
 1. Về kiến thức	
 - Xác định được vị trí và các thành phần của trụ não.
 - Trình bày được chức năng chủ yếu của trụ não.
 - Xác định được vị trí, chức năng của tiểu não.
 - Xác định được vị trí, chức năng chủ yếu của não trung gian.
 2. Về kỹ năng
 - Rèn luyện kỹ năng phân tích kênh hình
 - Kỹ năng hoạt động nhóm
 - Kỹ năng tư duy, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế
 3. Về thái độ
 Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. chuẩn bị.
 1. Giáo viên
 - Soạn giáo án, sưu tầm tư liệu, tranh phóng to H 46.1; 46.2; 46.3.
 - Mô hình bộ não tháo lắp.
 - Bảng 46 kẻ sẵn vào bảng phụ.
 2. Học sinh
 Học bài cũ, đọc trươc bài mới
III. tiến trình giờ dạy
 1. ổn định tổ chức (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tuỷ? Vì sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha?
- Kiểm tra câu 2 (SGK – Tr 143) (kích thích mạnh lần lượt vào các chi):
	+ Nếu chi nào co, rễ cảm giác (rễ sau) chi đó bị đứt.
	+ Nếu chi nào không co, rễ vận động (rẽ trước) vẫn còn.
	+ Nếu chi đó không co, các chi khác co thì rễ trước chi đó bị đứt.
 3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
ND
- Cho HS quan sát mô hình bộ não, đối chiếu với H 46.1 và trả lời câu hỏi:
- Bộ não gồm những thành phần nào?
- HS quan sát kĩ tranh và mô hình, ghi nhớ chú thích.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ (SGK) mục I.
- HS dựa vào chú thích hình vẽ, tìm hiểu vị trí, thành phần não, hoàn thành bài tập điền từ.
- 1 vài HS đọc kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
Đáp án: 
1 – Não trung gian; 2 – Não giữa
3 – Cầu não; 4 – Não giữa; 
5 – Cuống não; 6 – Củ não sinh tư; 
7 – Tiểu não.
- GV kiểm tra bài tập của HS, chính xác hoá lại thông tin.
- GV gọi 1 HS chỉ trên tranh hoặc mô hình các thành phần trên.
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin Tr 144 và trả lời câu hỏi:
- Nêu cấu tạo trụ não?
- Chất trắng và chất xám ở trụ não có chức năng gì?
- HS đọc kĩ và xử lí thông tin, trả lời câu hỏi:
- 1 vài HS nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV hoàn thiện kiến thức, giới thiệu 12 đôi dây thần kinh não (dây cảm giác, dây vận động, dây pha).
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS trao đổi nhóm, hoàn thành bài tập so sánh cấu tạo, chức năng trụ não và tuỷ sống (Bảng 46).
- HS dựa vào vốn hiểu biết về cấu tạo, chức năng trụ não và tuỷ sống, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng.
- GV kiểm tra kết quả các nhóm.
- GV chính xác hoá kiến thức bằng bảng so sánh.
- Yêu cầu HS chỉ vị trí của não trung gian trên tranh (mô hình).
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời:
- Nêu cấu tạo và chức năng của não trung gian?
1 HS lên bảng chỉ.
- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung.
Yêu cầu HS đọc thông tin mục IV, quan sát H 46.3 và trả lời câu hỏi:
- Vị trí của tiểu não?
- Tiểu não có cấu tạo như thế nào?
- HS nghiên cứu thông tin, hình vẽ và trả lời câu hỏi.
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Rút ra kết luận.
- Tiểu não có chức năng gì?
- HS đọc thí nghiệm, rút ra chức năng của tiễu não.
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm SGK (s) và trả lời:
 I. Vị trí và các thành phần của bộ não (7’)
- Bộ não gồm: Trụ não, tiểu não, não trung gian và đại não.
II. Cấu tạo, chức năng của trụ não (10’)
- Chất trắng ở ngoài: gồm đường lên (cảm giác) và đường xuống (vận động) liên hệ với tuỷ sống và các phần khác của não.
- Chất xám ở trong, tập trung thành các nhân xám, là nơi xuất phát 12 đôi dây thần kinh não.
+ Chất xám là trung khu điều khiển, điều hoà hoạt động của các cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá (các cơ quan sinh dưỡng).
III. Não trung gian (10’)
- Não trung gian gồm đồi thị và vùng dưới đồi thị:
+ Chất trắng (ngoài) chuyển tiếp các đường dẫn truyền từ dưới lên não.
+ Chất xám (trong): là các nhân xám điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt.
IV. Tiểu não (10’)
 - Tiểu não nằm sau trụ não, dưới bán cầu não.
- Cấu tạo:
+ Chất xám ở ngoài làm thành vỏ tiểu não.
+ Chất trắng ở trong là các đường dẫn truyền nối 2 vỏ tiểu não với các nhân và các phần khác của hệ thần kinh.
- Chức năng: điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể.
4. Kiểm tra, đánh giá (3’)
	- GV nhắc lại nội dung bài, cho HS đọc “Ghi nhớ” SGK.
	- GV đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
	- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
	- Đọc phần “Em có biết”
	- Đọc trước bài “Đại não”.
	- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 bộ não lợn tươi.
IV. Rút kinh nghiệm
 Kỳ Phú, Ngày tháng năm 2010
 Ký duyệt của BGH
Tuần 25 Ngày soạn: 06/02/2010
Tiết 50 Ngày giảng:
Bài 47
 Đại não
I. mục tiêu.
 1. Về kiến thức
 - HS nắm rõ được cấu tạo của đại não người, đặc biệt là vỏ đại não thể hiện sự tiến hoá so với động vật lớp thú.
 - Xác định được các vùng chức năng của vỏ đại não người.
 2. Về kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.
 3. Về thái độ
 - Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ bộ não.
II. chuẩn bị.
 1. Giáo viên 
 - Soạn giáo án, sưu tầm tư liệu, tranh phóng to H 47.1; 47.2; 47.3; 47.4.
 - Tranh câm H 47.2; 47.4 và các bìa chú thích.
 - Mẫu ngâm não lợn tươi, dao sắc.
 - Mô hình não tháo lắp.
 - Bộ não của 5 lớp động vật có xương sống.
 2. Học sinh
 Học bài cũ, đọc trước bài mới
III. Tiến trình giờ dạy.
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 15 phút:
Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian, tiểu não theo mẫu sau:
Trụ não 
Não trung gian
Tiểu não
Cấu tạo 
Chức năng
3. Bài mới
	VB: Như SGK.
Hoạt động của GV – HS
ND
- GV cho HS quan sát mô hình bộ não người và trả lời câu hỏi:
- Xác định vị trí của đại não?
- HS quan sát mô hình, trả lời được:
+ Vị trí: phía trên não trung gian.
Cho HS quan sát mô hình bộ não 5 lớp ĐVCXS và bộ não người.
- So sánh đại não người với đại não của 5 lớp ĐVCXS?
- HS so sánh và rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS tìm hiểu thêm thông tin mục “Em có biết” thấy được khối lượng não.
- HS quan sát kĩ H 47.1 và 47.2 SGK ghi nhớ chú thích.
- Yêu cầu HS quan sát H 47.1 và 47.2 để thấy cấu tạo ngoài và trong của đại não. 
Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ (SGK).
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến, hoàn thành bài tập điền từ.
- HS trình bày, nhận xét và nêu được kết quả:
1 – Khe; 2 – Rãnh; 3 – Trán; 4 - Đỉnh; 5 – Thuỳ thái dương; 6 – Chất trắng.
- GV phát phiếu học tập.
- GV cho HS trình bày kết quả của bài tập.
- GV xác nhận đáp án.
- Yêu cầu HS đọc lại thông tin và trả lời câu hỏi:
- Trình bày cấu tạo ngoài của đại não?
- HS nghiên cứu thông tin và trình bày cấu tạo ngoài của dại não.
- GV cho HS quan sát mô hình bộ não và nhận xét.
 HS: Khe, rãnh của đại não có ý nghĩa gì?
 Khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não
- Cho HS so sánh đại não của người và thú? Nhận xét nếp gấp ở đại não người và thú?
- Đều có nếp gấp nhưng ở người nhiều hơn giúp diện tích bề mặt lớn hơn.
- Cho HS quan sát mẫu não cắt ngang, đọc thông tin và trả lời:
- Trình cầy cấu tạo trong của đại não (chỉ vị trí chất xám, chất trắng)?
- GV nhận xét, cho HS quan sát H 47.3 để thấy các đường dẫn truyền trong chất trắng của đại não.
- Cho HS đọc vai trò của nhân nền trong mục “Em có biết” SGK.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, đối chiếu với H 47.4.
- GV phát phiếu học tập với nội dung bài tập SGK (149) cho các nhóm.
Cá nhân tự thu nhận thông tin, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời, ghi vào phiếu học tập.
- 2 nhóm cử đại diện trình bày kết quả.
- Gọi 2 nhóm thi nhau hoàn thành kết quả.
- GV nhận xét, khẳng định đáp án:
a- 3; b- 4; c- 6; d- 7; e- 5; g- 8; h- 2; i-1.
Hoàn thành lại phiếu theo kết quả đúng.
 Nhận xét về các vùng của vỏ não? VD? 
- Tại sao những người bị chấn thương sọ não thường bị mất cảm giác , trí nhớ, mù, điếc... để lại di chứng suốt đời?
HS Vì các vùng trên vỏ não bị tổn thương
- GV liên hệ đến việc đội mũ bảo hiểm để bảo vệ não khi tham gia giao thông.
- Trong số các vùng trên, vùng nào không có ở động vật ?
Vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết, vùng vận động
 I. Cấu tạo của đại não (15’)
- ở người, đại não là phần phát triển nhất.
	a. Cấu tạo ngoài:
- Rãnh liên bán cầu chia đại não thành 2 nửa bán cầu não.
- Các rãnh sâu chia bán cầu não làm 4 thuỳ (thuỳ trán, đỉnh, chẩm và thái dương)
- Các khe và rãnh (nếp gấp) nhiều tạo khúc cuộn, làm tăng diện tích bề mặt não.
	b. Cấu tạo trong:
- Chất xám (ở ngoài) làm thành vỏ não, dày 2 -3 mm gồm 6 lớp.
- Chất trắng (ở trong) là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với các phần khác của hệ thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tủy sống.
	Trong chất trắng còn có các nhân nền.
III. Sự phân vùng chức năng của đại não ( 10’)
- Vỏ não có các vùng cảm giác và vùng vận động có ý thức thuộc PXCĐK.
- Riêng ở người có thêm vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
4. Kiểm tra, đánh giá (3’)
	- GV treo tranh câm H 47.2 , yêu câu HS điền chú thích và nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của đại não.
	- Treo H 47.3 yêu câdu HS trình bày cấu tạo trong của đại não.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
	- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
	- Đọc phần “Em có biết”
	- Làm bài tập 3 vào vở bài tập.
IV. Rút kinh nghiệm
 Kỳ Phú, Ngày tháng năm 2010
 Ký duyệt của BGH
Tuần 26 Ngày soạn: 13/01/2010
Tiết 51 Ngày giảng:
Bài 48
 Hệ thần kinh sinh dưỡng
I. mục tiêu.
 1. Về kiến thức
 Khi học xong bài này, HS:
 - Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng và phản xạ vận động.
 - Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh.
 2. Về kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh
 - Rèn luyện kĩ năng tư duy, lập luận logic
 - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
 3. Về thái độ
 Có ý thức vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh.
II. chuẩn bị.
 1. Giáo viên
 - Soạn giáo án, sưu tầm tư liệu
 - Tranh phóng to H 48.1; 48.2; 48.3.
 - Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập.
 2. Học sinh
 Học bài cũ, đọc trước bài mới ở nhà
III. Tiến trình giờ giảng.
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 - Trình bày cấu tạo ngoài và trong của đại não?
 - Nêu chức năng của đại não? Đại não của người tiến hoá hơn đại não của các động vật thuộc lớp thú như thế nào?
 3. Bài mới
 VB: Trong cuộc sống hàng ngày, những công việc ta làm đều là do sự chỉ đạo của các trung ương thần kinh, tuy nhiên có những cơ quan trong cơ thể không chịu sự chỉ đạo có suy nghĩ của con người. VD: khi chạy nhanh, tim ta đập gấp, ta không thể bảo nó đập từ từ được... Những cơ quan chịu sự điều khiển như vậy được xếp chung là chịu sự điều khiển của hệ thần kinh sinh dưỡng. 
Hoạt động của GV – HS
ND
- GV yêu cầu HS quan sát H 48.1 và 48.2: Giới thiệu cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng (đường đi).
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm, HS làm bài tập.
- HS vận dụng kiến thức đã học, kết hợp quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
GVthu kết quả 1 vài nhóm, chiếu kết quả.
1 vài đại diện nhận xét.
GV nhận xét, khẳng định đáp án.
I. Cung phản xạ sinh dưỡng
 Điều khiển hoạt động của các nội quan.
 So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động
Đặc điểm
Cung phản xạ vận động
Cung phản xạ sinh dưỡng
Cấu tạo
- Trung ương
- Hạch thần kinh
- Đường hướng tâm
- Đường li tâm
- Chất xám ở đại não và tuỷ sống.
- Không có
- 1 nơron: từ cơ quan thụ cảm tới trung ương.
- 1 nơron: từ trung ương tới cơ quan phản ứng.
- Chất xám ở trụ não và sừng bên tuỷ sống.
- Có
- 1 nơron: từ cơ quan thụ cảm tới trung ương.
- 2 nơron: từ trung ương tới cơ quan phản ứng: Sợi trước hạch và sợi sau hạch, chuyển giao xináp ở hạch thần kinh.
Chức năng
- Điều khiển hoạt động cơ vân (có ý thức).
- Điều khiển hoạt động nội quan (không có ý thức).
Hoạt động của GV – HS
ND
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGKvà trả lời câu hỏi:
- Hệ thần kinh sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào?
- Trình bày sự khác nhau giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm? (treo H 48.3 để HS minh hoạ)
Cá nhân HS tự thu nhận thông tin, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ thông tin bảng 48.2 SGKvà trả lời câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về chức năng của 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm? Điều đó có ý nghĩa gì đối với đời sống?
Cá nhân HS tự thu nhận và xử lí thông tin, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời:
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét và chốt lại kiến thức
II. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng
- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm:
	+ Trung ương; não, tuỷ sống.
	+ Ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh.
- Hệ thần kinh sinh dưỡng được chia thành:
	+ Phân hệ thần kinh giao cảm.
	+ Phân hệ thần kinh đối giao cảm.
III. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng
- Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập nhau trong điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng.
- Nhờ tác dụng đối lập đó mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà được hoạt động của các cơ quan nội tạng.
 4. Kiểm tra, đánh giá
- GV treo tranh H 48.3, yêu câu HS :
- Trình bày sự giống và khác nhau về cấu trúc và chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm?
 5. Hướng dẫn học bài ở nhà
	- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
	- Đọc phần “Em có biết”
	Hướng dẫn bài 2 SGK:
Phản xạ điều hoà hoạt động của tim và hệ mạch trong từng trường hợp:
+ Lúc huyết áp tăng cao: thụ quan bị kích thích, xuất hịên xung thần kinh truyền về trung ương phụ trách tim mạch nằm trong các nhân xám thuộc phân hệ đối giao cảm, theo dây li tâm tới tim làm giảm nhịp co tim đồng thời dãn mạch máu da và mạch ruột giúp hạ huyết áp.
+ Lúc hoạt động lao động: Khi hoạt động lao động xảy ra sự oxi hoá glucôzơ để tạo năng lượng cần cho sự co cơ, đồng thời sản phẩm phân huỷ của quá trình này là CO2 tích luỹ dần trong máu sẽ khích thích thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm tới trung khu hô hấp và trung khu tuần hoàn nằm trong hành tuỷ truyền tới trung khu giao cảm, qua dây giao cảm đến tim, mạchmáu làm tăng nhịp co tim và mạch máu co dãn để cung cấp O2 cho nhu cầu năng lượng cơ đông thời chuyển nhanh sản phẩm phân huỷ đến cơ quan bài tiết.
IV. Rút kinh nghiệm
 Kỳ Phú, Ngày tháng năm 2010
 Ký duyệt của BGH
Tuần 26 Ngày soạn: 13/01/2010
Tiết 52 
Bài 49
 Cơ quan phân tích thị giác
I. mục tiêu.
 1. Về kiến thức
Khi học xong bài này, HS:
- Nắm được thành phần của một cơ quan phân tích. Nêu được ý nghĩa của các cơ quan phân tích đối với cơ thể.
- Nắm được các thành phần chính của cơ quan phân tích thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt.
- Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật.
 2. Về kĩ năng
 Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sau:
 - Kĩ năng hoạt động nhóm
 - Kĩ năng vận dụng liên hệ thực tế
 - Kĩ năng tư duy, lập luận logic
 3. Về thái độ
 Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn và ý thức bảo vệ mắt
II. chuẩn bị.
 1. Giáo viên
 - Soạn giáo án, sưu tầm tư liệu, tranh phóng to H 49.1; 49.2; 49.3.
 - Mô hình cấu tạo mắt.
 - Vật mẫu: 1 cầu mắt lợn bổ đôi, 1 cầu mắt lợn bổ ngang.
 - Bộ thí nghiệm về thấu kính hội tụ của môn vật lí.
 2. Học sinh
 Học bài cũ, đọc trước bài mới
III. Tiến trình giờ giảng
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 - Trình bày sự khác nhau giữa cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động?
 - Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng?
 - Kiểm tra câu 2 SGK.
 3. Bài mới
	VB: Nhờ các giác quan chúng ta nhận biết và phản ứng lại các tác động của môi trường. Cơ quan phân tích thị giác giúp ta nhìn thấy xung quanh, vậy nó có cấu tạo như thế nào? Cơ chế nào giúp ta nhìn thấy vật? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
ND
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Mỗi cơ quan phân tích gồm những thành phần nào?
- HS tự thu nhận thông tin và trả lời:
+ Cơ quan phân tích gồm 3 thành phần. 
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Vai trò của cơ quan phân tích đối với cơ thể?
HS: Vai trò giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh.
GV: Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào?
HS: Cơ quan phân tích thị giác gồm:
Cơ vận động mắt, Màng cứng, Màng mạch, Màng lưới,
Tế bào thụ cảm thị giác
GV: Nêu cấu tạo của màng lưới?
- Sự khác nhau giữa tế bào nón và tế bào que trong mối quan hệ với tế bào thần kinh thị giác ?
HS: Nghiên cứu thông tin trong SGK kết hợp với thảo luận nhóm à Trình bày
GV: Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
HS: ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và truyền về não qua 1 tế bào thần kinh thị giác, ở các vùng khác tế bào nón và nhiều tế bào que liên hệ với 1 vài tế bào thần kinh thị giác.
GV nhận xét và rút ra kết luận.
GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm về quá trình tạo ảnh qua thấu kính hội tụ và trả lời câu hỏi:
- Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới?
- Vai trò của thể thuỷ tinh tr

File đính kèm:

  • docSinh 8 ca nam 2009 2010 hay.doc
Giáo án liên quan