Giáo án Sinh 8 học kì 2

Bài 56 TUYẾN YÊN, TUYẾN GIÁP

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày được vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên.

- Nêu rõ được vị trí, chức năng của tuyến giáp.

- Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của các tuyến với các bệnh do Hoocmôn của tuyến đó tiết ra quá ít hoặc quá nhiều.

2. Kỹ năng:

- Phát triển KN quan sát và phân tích kênh hình.

- KN hoạt động nhóm.

3. Thái độ: GD ý thức giữ gìn sức khỏe, bảo vệ cơ thể.

II/ Chuẩn bị:

- GV: + Tranh H55 – 3; H 56 – 2, 3.

+ Bảng phụ 56 – 1, 2.

 

doc51 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh 8 học kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h và màng cơ sở (có cơ quan Coocti)
- Quá trình thu nhận kích thích sóng âm: Sómg âm à màng nhĩ à chuỗi xương tai à cửa bầu à chuyển động ngoại dịch và nội dịch à rung màng cơ sở à kích thích cơ quan Coocti xuất hiện xung thần kinh à vùng thính giác.
3. Bài mới:
	(?) Phản xạ là gì?
	-> GT: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các loại phản xạ.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Cho HS theo dõi bảng phụ 52 – 1.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành mục (q) SGK.
(?) Hãy xác định trong các ví dụ trên: đâu là PXKĐK và đâu là PXCĐK?
(?) Vì sao nói các phản xạ 1, 2, 4 là phản xạ không điều kiện?
(?) Vì sao nói các phản xạ 3, 5, 6 là các phản xạ có điều kiện?
(?) Tìm VD cho 2 loại phản xạ trên?
(*) Sự hình thành PXCĐK diễn ra như thế nào?
- Treo tranh H 52 – 1, 2 và giới thiệu:
+ Phản xạ định hướng với ánh đèn.
+ Phản xạ tiết nước bọt với thức ăn.
(?) 2 phản xạ trên thuộc loại phản xạ nào?
- Treo tranh H 52 – 3.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm: trình bày thí nghiệm thành lập phản xạ: tiết nước bọt khi có ánh sáng.
- Hoàn chỉnh (nếu cần)
- GT: 
+ Kích thích ánh đèn và kích thích thức ăn là những kích thích không điều kiện
+ Kích thích: Bật đèn và cho ăn cùng lúc là kích thích có điều kiện.
(?) Để thành lập được PXCĐK cần có những điều kiện nào?
(?) Hãy trình bày quá trình thành lập 1 PXCĐK cụ thể?
- Theo dõi H 53 – B, cho biết: 
(?) Thực chất của PXCĐK là gì?
(*) Sự hình thành PXCĐK có ý nghĩa gì đối với đời sống của con người?
- GT: có những thói quen tốt cũng có thói quen xấu, vậy cần làm gì để bỏ đi những thói quen xấu?
(?) Trong thí nghiệm trên, nếu ta chỉ bật đèn mà không cho chó ăn nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
 (?) Vậy, nếu PXCĐK không được củng cố thường xuyên sẽ có hiện tượng gì?
- GT: Quá trình đánh mất các PXCĐK gọi là sự ức chế PXCĐK.
(*) MR: đường liên hệ tạm thời giống như trên bãi cỏ nếu ta đi thường xuyên sẽ có con đường mòn nhưng nếu sau một thời gian ta không đi con đường đó nữa thì cỏ sẽ lấp kín.
(*) MR: Sự ức chế PXCĐK có ý nghĩa gì đối với đời sống?
(*) GT: Quá trình cai nghiện ma túy cũng dựa trên cơ sở của quá trình ức chế PXCĐK.
-> Vậy, quá trình hình thành và ức chế PXCĐK có ý nghĩa gì đối với đời sống động vật và con người?
- Cho HS quan sát bảng phụ 52 – 2.
- Yêu cầu HS: hoạt động cá nhân hoàn thành bảng.
(?) Có nhận xét gì về tính chất của PXKĐK và PXCĐK?
(?) Mặc dù tính chất khác nhau nhưng PXCĐK và PXKĐK có liên quan gì với nhau?
I/ Phân biệt PXKĐK và PXCĐK:
- Theo dõi.
- Hoạt động nhóm hoàn thnàh mục (q) SGK.
- Đại diện nhóm hoàn thành bảng phụ của GV.
+ PXKĐK: 1, 2, 4.
+ PXCĐK: 3, 5, 6.
- Phản xạ không điều kiện: là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ có điều kiện: là phản xạ được hình thành trong đời sống qua qúa trình học tập và rèn luyện.
- VD.
II/ Sự hình thành phản xạ có điều kiện:
1. Sự hình thành phản xạ có điều kiện:
- Quan sát tranh và theo dõi sự trình bày của giáo viên.
- Phản xạ không điều kiện.
- Quan sát tranh.
- Hoạt động nhóm trình bày thí nghiệm.
-> Đại diện nhóm trình bày trên tranh.
+ Hình A: kết hợp vừa cho chó ăn vừa bật đèn -> đường liện hệ thần kinh tạm thời gïiữa 2 phản xạ đang dần hình thành.
+ Hình B: Sau một thời gian, đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa 2 phản xạ đã hình thành -> chỉ cần bật đèn thì chó đã tiết nước bọt -> PXCĐK đã hình thành.
- Nghe.
- Điều kiện thành lập PXCĐK: Phải có sự kết hợp nhiều lần giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.
- VD.
- Theo dõi tranh.
- Thực chất của PXCĐK là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối các vùng của vỏ đại não với nhau.
- Giúp hình thành các thói quen trong cuộc sống -> thực hiện các công việc dễ dàng hơn.
2. Ức chế phản xạ có điều kiện:
- Sau nhiều lần: khi bật đèn chó sẽ không tiết nước bọt nữa.
- PXCĐK dễ mất nếu không được củng cố thường xuyên.
- Nghe.
- Nghe.
- Giúp cơ thể xóa bỏ những thói quen (PXCĐK) xấu và những thói quen không phù hợp (VD).
- Nghe.
Ý nghĩa: Đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.
III/ So sánh tính chất của PXKĐK với PXCĐK:
- Theo dõi.
- Hoạt động cá nhân hoàn thành bảng.
-> Đại diện hoàn thành bảng phụ của GV.
* Kết luận: bảng 52 – 2.
- Tính chất của PXKĐK và PXCĐK hoàn toàn khác nhau.
- Mối quan hệ giữa PXCĐK và PXKĐK: PXKĐK là cơ sở để hình thành PXCĐK (phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện)
4. Củng cố:
Gọi HS đọc mục: “Em có biết?”
(?) Trong câu chuyện Mèo của Trạng Quỳnh: vì sao chúa Trịnh chịu mất mèo?
5. Dặn dò:
Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị bài 53: “Hoạt động thần kinh cấp cao ở Người”
+ Đọc bài.
+ Tìm VD về sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người.
+ Tìm VD PXCĐK ở động vật đặc biệt ở Thú.
+ Tìm hiểu vai trò của tiếng nói và chữ viết?
* Bảng 52 – 2: So sánh tính chất phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:
Tính chất của phản xạ không điều kiện
Tính chất của phản xạ có điều kiện
 1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện.
 2. Bẩm sinh
 3. Bền vững, tồn tại suốt đời.
 4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại.
 5. Số lượng có hạn định
 6. Cung phản xạ đơn giản.
 7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống
 1’. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần)
 2’. Do học tập, rèn luyện.
 3’. Dễ mất khi không củng cố
 4’. Không di truyền, có tính chất cá thể.
 5’. Số lượng không hạn định.
 6’. Hình thành đường liên hệ tạm thời.
 7’. Trung ương nằm ở Đại não
Tuần 28 	NS: 
Tiết 55	ND: 
Bài 53 HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Phân tích được những điểm giống và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiện ở người với các động vật nói chung và thú nói riêng (liên quan đến cấu trúc của não).
Trình bày được vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy trừu tượng ở người.
2. Kỹ năng:
Rèn khả năng tư duy, suy luận.
3. Thái độ: GD ý thức học tập, xây dựng các thói quen, nếp sống văn hóa.
II/ Chuẩn bị:
GV: các VD về phản xạ có điều kiện và ức chế phản xạ có điều kiện.
HS: đọc bài.
III/ Tiến trình lên lớp:
1. Oån định:
2. Bài cũ:
(?) Phân biệt PXKĐK và PXCĐK?
(?)Trình bày quá trình hình thành một PXCĐK cụ thể và nêu rõ những điều kiện thành lập phản xạ đó?
(?) Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện?
- PXKĐK: là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
 PXCĐK: là phản xạ hình thành trong đời sống cá thể qua quá trình học tập, rèn luyện.
- VD
- Ý nghĩa:
+ Giúp hình thành những thoí quen, tập quán tốt.
+ Giúp cơ thể thích nghi với những điều kiện sống luôn thay đổi.
3. Bài mới:
- GT: Sự thành lập và ức chế PXCĐK có ý nghĩa rất lớn trong đời sống. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các PXCĐK ở động vật và con người.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Gọi HS đọc ND SGK.
(?) Thông tin trên cho em biết những gì?
(?) Hãy tìm VD về PXCĐK ở trẻ?
(?) Những PXCĐK nào được hình thành lúc nhỏ mà hiện nay em vẫn còn thực hiện?
(?) Điều gì đã xảy ra với những PXCĐK khác (VD: ngủ khi được ru)? Vì sao?
(?) Hãy tìm VD trong thực tiễn đời sống về sự thành lập PXCĐK mới và ức chế PXCĐK cũ không thích hợp?
(?) Có nhận xét gì về hai quá trình hình thành PXCĐK và ức chế PXCĐK? Hai quá trình này có ý nghĩa gì đối với đời sống của con người?
(*) Em có những thói quen nào? Thói quen nào tốt, xấu? Cần làm gì với các thói quen tốt và thói quen xấu?
(*) Giải thích câu nói sau theo ý nghĩa sinh học: “Nhập gia tùy tục”?
(?) Hãy tìm VD về PXCĐK ở động vật?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập. (phát phiếu học tập)
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS hoàn thành:
(?) Vỏ Đại não có vùng chức năng nào mà không có ở động vật?
(?) Vì sao các em biết nói, biết viết? 
(?) Phản xạ nói, viết thuộc loại phản xạ nào?
(*) Trong đời sống của con người tiếng nói và chữ viết có vai trò gì?
(?) Khi đang đi, nếu có người la to: “Có rắn” thì em sẽ có phản ứng gì? Vì sao?
(?) Vậy, tiếng nói có vai trò gì?
- Viết từ: “me”
(?) Em có thể có những biểu hiện gì khi nhìn thấy từ trên?
-> Vậy, tiếng nói và chữ viết có vai trò gì đối với hoạt động của con người?
- Gọi HS đọc ND SGK
- GT: Tiếng nói và chữ viết thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai của sự vật hiện tượng
(?) Ngoài vai trò là tín hiệu gây ra PXCĐK, trong xã hội loài người tiếng nói và chữ viết còn có vai trò gì? 
- GT: Tiếng nói và chữ viết giúp con người trên khắp thế giới giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
(*) Bản thân em cần phải làm gì để có thể dễ dàng giao tiếp với bạn bè trên khắp thế giới?
(*) Các em có phản xạ khi nhìn thấy từ “me” là nhờ sự tư duy. Vậy, thế nào là tư duy trừu tượng?
(?) Cây lúa, cây ổi, cây xoài có đặc điểm nào chung?
- GT: Những cây trên gọi chung là cây có hoa.
(?) Vậy, thế nào là cây có hoa?
(?) Quá trình tìm ra khái niệm: “cây có hoa” được gọi là gì?
(?) Khái quát hóa là gì?
(?) Cây thốt nốt là cây có hoa, vậy nó sẽ có những đặc điểm nào?
(?) Tại sao chưa nhìn thấy cây thốt nốt mà em lại biết được những đặc điểm đó?
- GT: Khả năng khái quát hóa và trừu tượng hóa là cơ sở cho tư duy trừu tượng.
(*) Em có suy nghĩ gì khi nghe câu nói sau: “Anh ta là một người giàu có”? Vì sao?
(*) Em có nhận xét gì về khả năng tư duy của mỗi người?
hể tưởng tượng quả me và vị chua của nó -> có thể tiết nước bọt.nói, viết).
I/ Sự thành lập và ức chế các PXCĐK ở người:
- Đọc bài.
- Yêu cầu nêu được:
+ PXCĐK hình thành ở trẻ từ rất sớm.
+ Bên cạnh sự hình thành PXCĐK mới còn có sự ức chế PXCĐK cũ không phù hợp.
- VD
- VD: nhận biết màu sắc, âm thanh, nói
- Những PXCĐK khác đã bị ức chế: mất đi vì không còn phù hợp.
- VD
- Sự thành lập và ức chế PXCĐK là hai quá trình thuận nghịch liên hệ mật thiết với nhau 
-> Ý nghĩa: giúp cơ thể thích nghi với đời sống, là cơ sở hình thành thói quen, tập quán tốt.
- Trả lời
- Giải thích.
- VD
- Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm hoàn thành:
+ Giống nhau về quá trình thành lập, ức chế và ý nghĩa của PXCĐK.
+ Khác nhau:
Đặc điểm
PXCĐK
 ở động vật
PXCĐK 
ở người
Mức độ phức tạp
- Đơn giản hơn
- Phức tạp hơn
Số lượng
- Ít
- Nhiều
- Vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết và vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết).
- Nhờ học tập, rèn luyện
- PXCĐK.
II/ Vai trò của tiếng nói và chữ viết:
- Phản ứngï: la hét, chạy ra xa Vì rắn thường có độc, nếu cắn sẽ nguy hiểm đến tính mạng
- Gây ra phản xạ có điều kiện (mặc dù chưa nhìn thấy có rắn hay không)
- Quan sát.
- Có thể tưởng tượng quả me và vị chua của nó -> tiết nước bọt. (nếu đã từng ăn me chua)
1. Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các PXCĐK cấp cao.
- Đọc bài.
- Ghi bài.
2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
- Nghe.
- Cần phải học tốt ngoại ngữ
III/ Tư duy trừu tượng:
- Đặc điểm chung: có rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt, hạt nằm trong quả.
- Nghe.
- Cây có hoa là những thực vật có rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt, hạt nằm trong quả.
- Gọi là quá trình khái quát hóa.
- Từ những thuộc tính quen thuộc của sự vật, con người biết khái quát thành những khái niệm được diễn đạt bằng các từ.
- Cây thốt nốt: có rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt và hạt nằm trong quả.
- Nhờ quá trình trừu tượng hóa từ khái niệm “cây có hoa”
- Ghi bài.
- Trả lời.
- Khả năng tư duy của mỗi người không giống nhau vì phù thuộc vào khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa của mỗi người.
4. Củng cố:
(?) Sự thành lập và ức chế PXCĐK có ý nghĩa gì đối với đời sống con người?
5. Dặn dò:
Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị bài 54: “Vệ sinh hệ thần kinh”
+ Đọc bài.
+ Oân tập các kiến thức trong chương.
+ Kẻ bảng 54 vào vở BT, hoàn thành.
Tuần 28 	NS: 
Tiết 56	ND: 
Bài 54 VỆ SINH HỆ THẦN KINH
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Hiểu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khỏe.
Phân tích ý nghĩa của lao động và nghỉ ngơi hợp lí tránh ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh
Nêu rõ đuợc tác hại của Ma túy và các chất gây nghiện đối với sức khỏe và hệ thần kinh.
Xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lí để đảm bảo sức khỏe.
2. Kỹ năng:
Rèn KN tư duy và liên hệ thực tế.
KN hoạt động nhóm.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khỏe.
- Có thái độ kiên quyết tránh xa Ma túy.
II/ Chuẩn bị:
GV: tranh ảnh về tác hại của các chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma túy. Bảng phụ 54
HS: đọc bài, tìm hiểu tác hại của các chất gây nghiện.
III/ Tiến trình lên lớp:
1. Oån định:
2. Bài cũ:
(?) Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế PXCĐK trong đời sống con người?
(?) Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người?
- Ý nghĩa: giúp cơ thể thích nghi với đời sống, là cơ sở hình thành thói quen, tập quán tốt.
- Vai trò: 
+ Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các PXCĐK cấp cao.
+ Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
3. Bài mới:
- Hệ thần kinh có vai trò quan trọng: điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vậy, làm thế nào để hệ thần kinh hoạt động tốt?
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
(?) Ngủ là gì?
- Nêu VD: Con chó nếu nhịn ăn 20 ngày vẫn có thể nuôi mập trở lại nhưng nếu nó mất ngủ 10 –12 ngày thì sẽ chết.
- Dựa vào VD trên, hãy hoạt động nhóm hoàn thành các câu hỏi SGK:
(?) Vì sao nói ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể?
(?) Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe?
(?) Muốn có giấc ngủ tốt, ngủ sâu cần những điều kiện gì?
(?) Nêu những điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ?
- GT: Ngủ là PXKĐK nhưng để có giấc ngủ tốt là PXCĐK nên cần phải trải qua quá trình luyện tập lâu dài.
(*) MR: Không chỉ ngủ mới phục hồi sức làm việc của hệ thần kinh mà cần phải có sự phối hợp giữa học tập, lao động và nghỉ ngơi hợp lí.
(*) Vậy, thế nào là lao động và nghỉ ngơi hợp lí?
(?) Vì sao phải lao động và nghỉ ngơi hợp lí?
(?) Cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh?
(?) Tại sao không nên làm việc quá sức? Thức quá khuya?
(*) Hãy tập xây dựng thời khóa biểu học tập và nghỉ ngơi cho bản thân.
(*) Những chất nào gây hại cho hệ thần kinh?
-> Các chất trên gây hại cho hệ thần kinh như thế nào?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng 54.
- Treo bảng phụ 54, mời đại diện các nhóm hoàn thành.
(*) Hãy cho biết thái độ của bản thân em đối với những người buôn bán và sử dụng Matúy?
I/ Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe:
- Ngủ là qúa trình ức chế tự nhiên của hệ thần kinh.
- Nghe.
- Hoạt động nhóm hoàn thành các câu hỏi thảo luận dựa trên ND VD.
- Vì nếu thiếu ngủ -> cơ thể sẽ suy kiệt có thể dẫn đến tử vong.
- Ý nghĩa của giấc ngủ: bảo vệ và phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh.
- Điều kiện để có giấc ngủ tốt:
+ Ngủ đúng giờ.
+ Cơ thể sảng khoái: đánh răng, không ăn quá no
+ Chỗ ngủ thuận tiện
+ Không dùng các chất kích thích: trà, cà phê, thuốc lá, bia, rượu
+ Tránh các kích thích ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ: tiếng ồn, ánh sáng
- Nghe.
II/ Lao động và nghỉ ngơi hợp lí:
- Lao động và nghỉ ngơi hợp lí để giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh.
- Biện pháp:
+ Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày.
+ Giữ cho tâm hồn thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu.
+ Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
- Tránh gây căng thẳng, mệt mỏi cho hệ thần kinh.
- Hoàn thành vào vở BT. (Về nhà)
- Trà, cà phê, rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện
III/ Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh:
- Hoạt động nhóm hoàn thành bảng
- Đại diện các nhóm hoàn thành bảng phụ.
* Kết luận: Bảng 54
- Trình bày ý kiến của bản thân.
4. Củng cố:
(?) Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề gì? Vì sao như vậy?
- Đáp án: Bảo đảm giấc ngủ, xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, tránh suy nghĩ lo âu
5. Dặn dò:
- Oân tập kiến thức chuẩn bị kiển tra 1 tiết: Nội dung chương VII -> IX
+ Chức năng của hệ bài tiết nước tiểu, chức năng da, chức năng hệ thần kinh.
+ Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu, cấu tạo da và cấu tạo hệ thần kinh
+ Cấu tạo các phần của hệ thần kinh: đại não, trũ não, tiểu não, não trung gian, tủy sống, dây thần kinh.
+ Cơ quan phân tích thị giác, thính giác.
+ Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu, vệ sinh da, vệ sinh mắt, vệ sinh tai, vệ sinh hệ thần kinh
- Tiết 57: kiểm tra 1 tiết.
* Phụ lục bảng 54:
Loại chất
Tên chất
Tác hại
Chất kích thích
- Rượu, bia
- Trà, cá phê
- Hoạt động vỏ não bị rối loạn, kém trí nhớ
- Kích thích hệ thần kinh, gây khó ngủ
Chất gây nghiện
- Thuốc lá
- Ma túy
- Cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh ung thư. Khả năng làm việc trí óc giảm, trí nhớ kém.
- Mất nhân cách, suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV
Tuần 29 	NS: 
Tiết 57	ND: 
KIỂM TRA 1 TIẾT (Lần 2)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Đánh giá mức đô nhận thức của HS.
Phân loại đối tượng học sinh.
2. Kỹ năng: Phát triển KN phân tích, lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ viết.
3. Thái độ: trung thực trong kiềm tra, thi cử.
II/ Chuẩn bị:
GV: đề kiểm tra
HS: ôn bài.
III/ Tiến trình lên lớp:
1. Oån định:
2. Bài cũ: kết hợp trong bài mới
3. Bài mới: 
(ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN)
4. Nhận xét giờ kiểm tra
Nhận xét thái độ của HS trong giờ kiểm tra
Nhận xét sơ lược về mức độ làm bài của HS.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài 55: “Giới thiệu chung hệ nội tiết”
+ Đọc bài.
+ Oân lại các tuyến đã học
+ Xem

File đính kèm:

  • docSINH_8_HKII_20150726_104922.doc