Giáo án Sinh 7 bài 64+65+66: Tham quan thiên nhiên

Hoạt động 1: GV thông báo nội dung cần quan sát.

1. Quan sát động vật phân bố theo môi trường:

 Trong từng môi trường có những động vật nào?

 Số lượng cá thể nhiều hay ít?

 VD: cành cây có nhiều sâu bướm.

2. Quan sát sự thích nghi di chuyển của động vật ở các môi trường.

 Động vật có các cách di chuyển bằng bộ phận nào?

 VD: Bướm bay bằng cánh.

 Châu chấu nhảy bằng chân.

 Cá bơi bằng vây.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 8052 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 7 bài 64+65+66: Tham quan thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Tiết 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
	Bài 64, 65, 66	THAM QUAN THIÊN NHIÊN	
I-Mục tiêu: 
Kiến thức: 
Tạo cơ hội cho HS tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật.
HS sẽ được nghiên cứu động vật sống trong thiên nhiên.
Kỹ năng: 
Rèn kỹ năng quan sát và sử dụng các dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của động vật.
Tập cách nhận biết động vật và ghi chép ngoài thiên nhiên.
Thái độ: 
	Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thế giới động vật,. đặc biệt là động vật có ích.
II-Đồ dùng dạy học:
	* Trang bị:
	HS: lọ bắt động vật, hộp chứa mẫu, kính lúp cầm tay, vở ghi chép có sẵn bảng như SGK trang 205, vợt bướm.
	GV: vợt thuỷ tinh, chổi lông, kim nhọn, khay đựng mẫu.
	*Địa điểm: 
GV nên chọn địa điểm gần trường, chú ý tới sự đa dạng môi trường sống.
Ơû thành phố nên chọn công viên.
III-Hoạt động dạy và học:
	* Mở bài:
	GV thông báo:
	Tiết 64: học trên lớp.
	Tiết 65, 66:	+ Quan sát thu thập mẫu.
	+ Báo cáo của các nhóm.
	* Tiến hành:
	Bài 64
	Hoạt động 1: GV giới thiệu trang bị dụng cụ của các nhân và nhóm
	Đặc điểm: có những môi trường nào?
	Độ sâu của môi trường nước.
	Một số loại thực vật và động vật có thể gặp.
	Hoạt động 2: Giới thiệu trang bị dụng cụ của cá nhân và nhóm.
	Trang bị trên người: mũ, giày, dép quai hậu gọn gàng.
	Dụng cụ cần thiết: 1 túi có dây đeo chứa:
	+ Giấy báo rộng, kính lúp cầm tay.
	+ Bút, sổ ghi chép, áo mưa, ống nhòm.
	Dụng cụ chung cả nhóm:
	+ Vợt bướm, vợt thuỷ sinh, kẹp mẫu, chổi lông.
	+ Kim nhọn, khay đựng mẫu.
	+ Lọ bắt thuỷ tức, hộp chứa mẫu sống.
	Hoạt động 3: GV giới thiệu cách sử dụng dụng cụ.
	Với động vật dưới nước: dùng vợt thuỷ sinh vợt động vật lên rồi lấy chổi lông quét nhẹ vào khay (chứa nước).
	Với động vật ở cạn hay trên cây: trải rộng báo dưới gốc rung cành cây hay dùng vợt bướm để hứng, bắt → cho vào túi nilông.
	Với động vật ở đất (sâu, bọ): dùng kẹp mềm gắp cho vào túi nilông (chú ý đục các lỗ nhỏ).
	Với động vật lớn hơn như động vật có xương sống (cá, ếch, thằn lằn) dùng vợt bướm bắt rồi cho vào hộp chứa mẫu.
	Hoạt động 4: GV giới thiệu cách ghi chép.
	Đánh dấu vào bảng trang 205 SGK.
	Mỗi nhóm cử một HS ghi chép ngắn gọn đặc điểm cơ bản nhất.
	Cuối giờ GV cho HS nhắc lại các thao tác sử dụng dụng cụ cần thiết.
	Bài 65, 66: Tiến hành tham quan ngoài trời
GV yêu cầu:
	Hoạt động theo nhóm 8 HS.
	Giữ trật tự, nghiêm túc, không trèo cây, lội nước sâu.
	Lấy được mẫu đơn giản.
	Hoạt động 1: GV thông báo nội dung cần quan sát.
Quan sát động vật phân bố theo môi trường:
	Trong từng môi trường có những động vật nào?
	Số lượng cá thể nhiều hay ít?
	VD: cành cây có nhiều sâu bướm.
Quan sát sự thích nghi di chuyển của động vật ở các môi trường.
	Động vật có các cách di chuyển bằng bộ phận nào?
	VD: Bướm bay bằng cánh.
	 Châu chấu nhảy bằng chân.
	 Cá bơi bằng vây.
Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật.
	Quan sát các loại động vật có hình thức dinh dưỡng như thế nào?
	VD: ăn lá, ăn hạt, ăn động vật nhỏ, hút mật.
Quan sát mối quan hệ động vật và thực vật.
	Tìm xem động vật nào có ích hoặc gây hại cho thực vật.
	VD: Ong hút mật → thụ phấn cho hoa.
	 Sâu ăn lá → ăn lá non → cây chết.
	 Sâu ăn quả → đục quả → thối quả.
Quan sát hiện tượng nguỵ trang của động vật.
	Có những hiện tượng sau:
	Màu sắc giống lá cây, cành cây, màu đất.
	Duỗi cơ thể giống cành cây khô hay một chiếc lá.
	Cuộn tròn giống hòn đá.
Quan sát số lượng thành phần động vật trong tự nhiên.
	Từng môi trường có thành phần loài như thế nào?
	Trong môi trường số lượng cá thể như thế nào?
	Loài động vật nào không có trong môi trường đó?
	Hoạt động 2: HS tiến hành quan sát 
Đối với HS:
	Trong nhóm phân công tất cả phải được quan sát 
	1 → Người ghi chép.
	2 → Người giữ mẫu.
SGK bị cắt

File đính kèm:

  • docBAI 64,65,66-3tr.doc