Giáo án Sinh 7 bài 2: Phân biệt động vật với thực vật đặc điểm chung của động vật
Hoạt động của HS
- Chọn 3 đặc điểm cơ bản của động vật.
- 1 vài em HS trả lời → HS khác bổ sung.
- HS theo dõi và tự sửa chữa.
* Kết luận: Động vật có những đặc điểm phân biệt với thực vật:
+ Có khả năng di chuyển.
+ Có hệ thần kinh và giác quan.
+ Chủ yếu dị dưỡng.
Tuần 1 Ngày soạn: 10/ 8/2012 Tiết 2 Ngày dạy: 14/ 8/ 2012 Bài 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT Mục tiêu: Kiến thức: HS nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật. Nêu được đặc điểm chung của động vật. HS nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật. Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp. Kỹ năng hoạt động nhóm. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. Kỹ năng sống: Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để phân biệt động vật với thực vật và vai trò của động vật trong thiên nhiên và đời sống con người. Hợp tác, lắng nghe tích cực. Tự tin khi trình bày suy nghĩ, ý kiến trước tổ, lớp. Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thuyết trình. Phương tiện – đồ dùng dạy học: Tranh phóng to hình 2.1, 2.2 trong SGK Tiến trình lên lớp: Ổn định: Bài cũ: (?) Hãy kể tên những loài động vật thường gặp ở địa phương em? Chúng có đa dạng, phong phú không? Vì sao? (?) Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi phong phú? Bài mới: Con gà và cây bàng đều là cơ thể sống nhưng nếu đem so sánh ta thấy chúng khác nhau hoàn toàn → phân biệt chúng bằng đặc điểm nào? Hoạt động 1: Đặc điểm chung của động vật Vấn đề 1: So sánh động vật và thực vật: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS quan sát hình 2.1, hoàn thành bảng 1 trong SGK trang 9. - Kẻ bảng 1 lên bảng để HS chữa bài. - Nhận xét và thông báo kết quả đúng như bảng dưới. - Yêu cầu tiếp tục thảo luận: (?) Động vật giống thực vật ở điểm nào? (?) Động vật khác thực vật ở điểm nào? - Trao đổi trong nhóm → tìm câu trả lời. - Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm. - HS theo dõi và tự sửa chữa bài. - Các nhóm dựa vào kết quả của bảng 1 → thảo luận tìm câu trả lời. Yêu cầu: + Đặc điểm giống nhau: Cấu tạo từ tế bào, lớn lên, sinh sản. + Khác nhau: Di chuyển, dị dưỡng, thần kinh, giác quan, thành tế bào. Vấn đề 2: Đặc điểm chung của động vật: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS làm bài tập ở mục II trong SGK trang 10. - Ghi câu trả lời lên bảng và phần bổ sung. - Thông báo đáp án đúng các ô: 1, 4, 3. Vậy, 3 đặc điểm nào là quan trọng nhất của động vật để phân biệt với thực vật? - Chọn 3 đặc điểm cơ bản của động vật. - 1 vài em HS trả lời → HS khác bổ sung. - HS theo dõi và tự sửa chữa. * Kết luận: Động vật có những đặc điểm phân biệt với thực vật: + Có khả năng di chuyển. + Có hệ thần kinh và giác quan. + Chủ yếu dị dưỡng. Hoạt động 2: Sơ lược phân chia giới động vật Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giới thiệu. + Giới động vật được chia thành 20 ngành, thể hiện ở hình 2.2 trong SGK. + Chương trình sinh học 7 chỉ học 8 ngành cơ bản. - Nghe, ghi nhận kiến thức. * Kết luận: Có 8 ngành động vật chủ yếu: - ĐV không xương sống: 7 ngành. - Động vật có xương sống: 1 ngành. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của động vật Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu hoàn thành bảng 2: Động vật đối với đời sống con người. Kẻ sẵn bảng để HS chữa bài. (?) Động vật có vai trò gì trong đời sống con người? - Các nhóm trao đổi → hoàn thành bảng - Đại diện nhóm lên ghi kết quả và nhóm khác bổ sung. - Yêu cầu nêu được: + Có lợi ích nhiều mặt. VD + Tác hại đối với con người. VD * Kết luận: Động vật mang lại lợi ích nhiều mặt cho con người tuy nhiên một số loài có hại. Bảng 2: Động vật với đời sống con người STT Các mặt lợi, hại Tên loài động vật đại diện 1 Động vật cung cấp nguyên liệu cho người: - Thực phẩm. - Lông. - Da. - Gà, lợn, bò, trâu, thỏ, vịt, - Gà, cừu, vịt, - Trâu, bò, 2 Động vật dùng làm thí nghiệm: - Học tập nghiên cứu khoa học. - Thử nghiệm thuốc. - Ếch, thỏ, chó, - Chuột, chó, 3 Động vật hỗ trợ con người: - Lao động. - Giải trí. - Thể thao. - Bảo vệ an ninh. - Trâu, bò, voi, ngựa, lạc đà, - Voi, gà, khỉ, - Ngựa, chó, voi, - Chó, 4 Động vật truyền bệnh - Ruồi, muỗi, rận, rệp, Củng cố: GV cho HS trả lời câu hỏi 1 và 3 trong SGK trang 12. Dặn dò: Học bài. Đọc mục “Em chưa biết”. Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu đời sống động vật xung quanh. Váng nước ao, hồ; váng nước cống, rãnh. Duyệt của Tổ trưởng Oân lại kiến thức về cấu tạo, cách sử dụng kính hiển vi.
File đính kèm:
- bai 2-3tr.doc