Giáo án Sinh 7 bài 16: Thực hành mổ và quan sát cấu tạo trong của giun đất

Hoạt động của HS

a) Cách mổ giun đất:

- Cá nhân quan sát hình, đọc kỹ các bước tiến hành mổ.

- Cử 1 đại diện mổ, thành viên khác giữ, lau dịch cho sạch mẫu.

- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.

- Nhóm khác theo dõi, góp ý cho nhóm mổ chưa đúng.

- Các nhóm trình bày

- Ghi nhớ

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 7 bài 16: Thực hành mổ và quan sát cấu tạo trong của giun đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	Ngày soạn: 28/ 9/ 2012
Tiết 16	Ngày dạy: 2/ 10/ 2012
	Bài 16	Thực hành: MỔ VÀ QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG 
 CỦA GIUN ĐẤT
I – Mục tiêu: 
Kiến thức: 
	Nhận biết được loài giun khoang, chỉ rõ được cấu tạo ngoài (đốt, vònh cơ, đai sinh dục)và cấu tạo trong (1 số nội quan).
Kỹ năng: 
Tập thao tác mổ động vật không xương sống.
Sử dụng các dụng cụ mổ, dùng kính lúp quan sát.
Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ thực hành.
Kỹ năng sống:
Kỹ năng chia sẻ thông tin trong khi mổ và quan sát giun đất.
Kỹ năng hợp tác nhóm
II – Phương pháp: thực hành, trực quan, vấn đáp, thuyết trình
III – Phương tiện - Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị 3 con giun đất lớn.
4 bộ đồ mổ.
Tranh câm hình 16.1, 16.3 SGK.
IV – Tiến trình lên lớp:
Oån định
Bài cũ:
? Trình bày cấu tạo ngoài của giun đất trên vật mẫu: giun đất?
? Giun đất sinh sản như thế nào?
Bài mới:
Hoạt động 1: Cấu tạo trong
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu:
 + Các nhóm quan sát hình 16.2, đọc các thông tin trong SGK trang 57.
 + Thực hành mổ giun đất.
- Kiểm tra sản phẩm của các nhóm bằng cách:
 + Gọi 1 nhóm mổ đẹp đúng → trình bày thao tác mổ.
 + 1 nhóm mổ chưa đúng → trình bày thao tác mổ.
? Vì sao mổ chưa đúng hay nát các nội quan?
- Mổ động vật không xương sống chú ý:
 + Mổ mặt lưng, nhẹ tay; đường kéo ngắn, lách nội quan từ từ; ngâm vào nước.
 + Ở giun đất có thể xoang chứa dịch → liên quan đến việc di chuyển của giun đất.
- Hướng dẫn:
 + Dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan.
 + Dựa vào hình 16.3A nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hoá.
 + Dựa vào hình 16.3B SGK → quan sát bộ phân sinh dục.
 + Gạt ống tiêu hoá sang bên để quan sát hệ thần kinh màu trắng ở bụng. 
 + Hoàn thành chú thích ở hình 16.B và 16.C SGK.
- Kiểm tra bằng cách gọi đại diện nhóm lên bảng chú thích vào hình câm.
? Khi mổ ta thấy giữa thành cơ thể và nội quan có 1 khoang trống, đó là gì?
? Cơ quan tiêu hóa của giun đất gồm những bộ phận nào?
? Khi cơ thể giun đất bị đứt ta thấy có hiện tượng gì?
- Giới thiệu: máu đỏ là hệ tuần hoàn kín.
- Hướng dẫn HS xác định mạch lưng, mạch bụng, mạch vòng hầu trên giun sống.
? Hệ tuần hoàn giun đất có cấu tạo như thế nào?
? Hệ thần kinh giun đất cấu tạo như thế nào?
a) Cách mổ giun đất:
- Cá nhân quan sát hình, đọc kỹ các bước tiến hành mổ.
- Cử 1 đại diện mổ, thành viên khác giữ, lau dịch cho sạch mẫu.
- Đại diện nhóm lêïn trình bày kết quả.
- Nhóm khác theo dõi, góp ý cho nhóm mổ chưa đúng.
- Các nhóm trình bày
- Ghi nhớ
b) Quan sát cấu tạo trong:
- Trong nhóm:
 + 1 HS thao tác gỡ nội quan.
 + HS khác đối chiếu với SGK để xác định các hệ cơ quan.
 + Ghi chú thích hình vẽ.
- Đại diện các nhóm lên chữa bài, nhóm khác bổ sung.
- Giun đất có khoang cơ thể chính thức (thể xoang)
- Cơ quan tiêu hóa phân hóa: miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày, ruột tịt, ruột, hậu môn.
- Có máu đỏ chảy ra.
- Nghe.
- Thực hành.
- Hệ tuần hoàn kín (máu đỏ): gồm mạch lưng, mạch bụng, mạch vòng hầu (vai trò như tim)
- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: hạch não, hạch thần kinh, dây thần kinh.
Hoạt động 2: Dinh dưỡng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Giun đất hô hấp nhờ bộ phận nào?
? Thức ăn của giun đất là gì?
? Quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào?
- Gọi HS đọc mục “Em có biết” trang 55.
? Vì sao gọi giun đất là “máy cày sống”?
- Hô hấp qua da.
- Thức ăn: vụn hữu cơ và mùn đất.
- Quá trình tiêu hóa: thức ăn qua miệng " hầu " thực quản " diều " dạ dày (thức ăn được nghiền nhỏ) " ruột (được tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra, các chất dinh dưỡng qua thành ruột vào máu) " hậu môn.
- Đọc bài.
- Vì trong quá trình sống giun đào, ăn và tiêu hóa mùn đất " đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ phì cho đất.
	Kết luận chung: GV gọi đại diện 1 → 3 nhóm:
+ Trình bày thao tác mổ và cách quan sát cấu tạo trong của giun đất.
Đánh giá tiết thực hành: 
GV ghi điểm 1 → 2 nhóm làm việc tốt và kết quả đúng đẹp.
Nhận xét giờ và vệ sinh.
Dặn dò:
Viết thu hoạch theo nhóm.
Kẻ bảng 1, 2 trang 60 SGK vào vở bài tập.

File đính kèm:

  • docbai 16-2tr.doc
Giáo án liên quan