Giáo án Sinh 7 bài 15: Thực hành quan sát cấu tạo ngoài, di chuyển và sinh sản của giun đất

Hoạt động của HS

- Hoạt động nhóm, thực hành: dùng kính lúp xác định các bộ phận bên ngoài của giun đất: phần đầu, có miệng; phần đai sinh dục, có lỗ sinh dục; phần đuôi, có lỗ hậu môn. Vòng tơ ở mỗi đốt.

- Cá nhân đọc thông tin và quan sát hình vẽ SGK, ghi nhớ kiến thức.

- Cấu tạo ngoài:

 + Cơ thể dài, thuôn 2 đầu.

 + Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên).

 + Chất nhầy → da trơn.

 + Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.

- Nghe.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3293 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 7 bài 15: Thực hành quan sát cấu tạo ngoài, di chuyển và sinh sản của giun đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	Ngày soạn: 28/ 9/ 2012
Tiết 15	Ngày dạy: 1/ 10/ 2012
NGÀNH GIUN ĐỐT
Bài 15	 Thực hành: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI, DI CHUYỂN 
VÀ SINH SẢN CỦA GIUN ĐẤT
I – Mục tiêu: 
Kiến thức: 
HS nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đất đại diện cho ngành giun đất.
Chỉ rõ đặc điểm tiến hoá hơn của giun đất so với giun tròn.
Kỹ năng: 
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích.
Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
Thái độ: 
	Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
II – Phương pháp: thực hành, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.
III – Phương tiện - Đồ dùng dạy học:
Tranh hình SGK phóng to.
4 bộ đồ mổ.
Kính lúp.
IV – Hoạt động dạy và học:
Oån định
Bài cũ:
? 
Bài mới:
* Mở bài: Giun đất sống ở đâu? Em thấy giun đất vào thời gian nào trong ngày?
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của giun đất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu các nhóm xác định các bộ phận bên ngoài của giun đất.
- Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4 ở SGK và trả lời câu hỏi:
 ? Giun đất có cấu tạo ngoài phù hợp với lối sống chui rúc trong đất như thế nào?
- Thuyết trình: thành cơ thể có lớp mô bì tiết chất nhầy → da trơn.
- Hoạt động nhóm, thực hành: dùng kính lúp xác định các bộ phận bên ngoài của giun đất: phần đầu, có miệng; phần đai sinh dục, có lỗ sinh dục; phần đuôi, có lỗ hậu môn. Vòng tơ ở mỗi đốt.
- Cá nhân đọc thông tin và quan sát hình vẽ SGK, ghi nhớ kiến thức.
- Cấu tạo ngoài:
 + Cơ thể dài, thuôn 2 đầu.
 + Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên).
 + Chất nhầy → da trơn.
 + Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.
- Nghe.
Hoạt động 2: Di chuyển của giun đất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu các nhóm quan sát giun đất di chuyển. Hoàn thành bài tập trang 56.
- Thông báo kết quả đúng: 4, 1, 2, 3 
* Cần đề phòng HS hỏi: Tại sao giun đất chun giãn được cơ thể? → GV giải thích: Do sự điều chỉnh sức ép của dịch khoang trong các phần khác nhau của cơ thể.
? Giun đất di chuyển như thế nào?
- Quan sát giun đất di chuyển, trao đổi nhóm → hoàn thành bài tập.
 Yêu cầu:
 + Phân biệt 2 lần thu mình phồng đoạn đầu, thu đoạn cuối.
 + Vai trò của vòng tơ ở mỗi đốt.
* Giun đất di chuyển bằng cách:
- Cơ thể phồng, duỗi xen kẽ.
- Vòng tơ làm chỗ tựa.
→ Kéo cơ thể về phía trước.
Hoạt động 3: Sinh sản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu: Nghiên cứu SGK, quan sát hình 15.6, trả lời câu hỏi:
? Giun đất phân tính hay lưỡng tính? 
? Giun đất sinh sản như thế nào?
? Tại sao giun đất lưỡng tính, khi sinh sản lại ghép đôi?
? Việc tạo kén chứa trứng có ý nghĩa gì?
- Tự thu nhận thông tin qua nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi:
 - Giun đất lưỡng tính.
 - Ghép đôi trao đổi tinh dịch tại đai sinh dục. Đai sinh dục tuột khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng.
- Vì chúng không tự thụ tinh cho bản thân được.
- Trứng được bảo vệ tốt hơn.
Củng cố: 
Trình bày cấu tạo giun đất phù hợp với đời sống chui rúc trong đất?
Dặn dò:
Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
Đọc mục “Em có biết”.
Chuẩn bị: mỗi nhóm 2 con giun đất to.

File đính kèm:

  • docbai 15-3tr.doc
Giáo án liên quan