Giáo án Sinh 6 bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Hs đọc thông tin trong SGK trả lời câu hỏi
+ Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt nước chảy do mưa lớn gây ra, nêu thực vật có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán
- Đại diện trả lời
- Nhóm khác nhận xét bổ sung rut ra kết luận
Tuần: 28 Ngày soạn: 14/03/2015 Tiết: 56 Ngày dạy: 19/03/2015 Bài 47: THỰC VẬT BẢO VỆ ĐẤT VÀ NGUỒN NƯỚC I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được vai trò của thực vật đối với tự nhiên: bảo vệ đất và nguồn nước 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát 3. Thái độ: - Xác định nhiệm vụ bảo vệ thực vật bằng hành động phù hợp với lứa tuổi II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 47.1. ảnh về hạn hán lũ lụt 2/ Chuẩn bị của học sinh: - Học bài cũ và chuẩn bị bài mới III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Oån định lớp: 6A1 6A2 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Các hoạt động dạy và học: a/ Giới thiệu bài: Ngoài vai trò góp phần điều hòa khí hậu, thực vật còn có vai trò bảo vệ đất và nguồn nước. Vậy nhờ đâu thực vật có được vai trò này? b/ Phát triển bài Hoạt Động 1: THỰC VẬT GIÚP GIỮ ĐẤT , CHỐNG XÓI MÒN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Gv cho Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi + Vì sao khi có lượng mưa nước chảy ở 2 nơi khác nhau? + Điều gì sẽ xảy ra đối với đất trên đồi trọc khi có mưa? Giải thích? - Gv bổ sung thêm ở những nơi bờ sông, bờ biển bị xói mòn - Hs đọc thông tin trong SGK, quan sát tranh trả lời câu hỏi + Nhờ có tán lá giữ lại một phần + Không có cây tán cản bớt tốc độ nước chảy nên bị xói mòm - Đại diện trả lời - Hs bổ xung Tiểu kết: - Thực vật đặc biệt là rừng giúp giữ đất, chống xói mòn Hoạt Động 2: THỰC VẬT GÓP PHẦN HẠN CHẾ NGẬP LỤT, HẠN HÁN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Cho Hs nghiên cứu SGK tra lời câu hỏi + Khi mưa lớn đất bị sói mòi với đồi trọc, vậy điều gì sẽ xảy ra với vùng thấp? + Kể tên một số vùng bị ngập úng, lũ lụt, hạn hán mà em biết? + Tại sao lại có những hiện tượng như vậy? - Hs đọc thông tin trong SGK + Bị ngập úng, hạn hán, lũ lụt + Hs kể một số vụ ngập úng + Do không có thực vật ngăn cản và giữ đất Tiểu kết: - Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán Hoạt Động 3: THỰC VẬT GÓP PHẦN BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Gv cho hs đọc thông tin trong SGK + Nêu vai trò của thực vật đối với việc bảo vệ nguồn nước? - Gv gọi một vài học sinh trả lời - Hs khác nhận xét và bổ sung - Gv cho Hs rút ra kết luận chung về vai trò của thực vật trong việc bảo vệ nguồn nước. + Thực vật bảo vệ nguồn nước và đất bằng các bộ phận nào? - Hs đọc thông tin trong SGK trả lời câu hỏi + Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt nước chảy do mưa lớn gây ra, nêu thực vật có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán - Đại diện trả lời - Nhóm khác nhận xét bổ sung rut ra kết luận Tiểu kết: Thực vật , đặc biệt là thực vật rừng nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt nước chảy do mưa lớn gây ra , nêu thực vật có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1/ Củng cố: HS đọc ghi nhớ SGK. HS trả lời câu hỏi: - Nêu vai trò của thực vật trong việc bảo vệ đất và nguồn nước? - Nêu một số tác hại của hạn hán và lũ lụt? 2/ Dặn dò - Về học bài và hướng dẫn học sinh soạn bài mới V/ RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Bai_46_Thuc_vat_gop_phan_bao_ve_dat_va_nguon_nuoc_20150726_110122.doc