Giáo án Phương pháp dạy học Toán lớp 2 - Nguyễn Thị Hương

Bên cạnh đó, cấu trúc nội dung của sách toán 2, còn góp phần giúp học sinh đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với kiến thức đã học.

Ví dụ: Khi dạy phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, mỗi công thức ghi nhớ đều được đặt trong mối quan hệ với các kiến thức đã học. Chẳng hạn với 15 – 3 cần được đặt trong mối quan hệ phép cộng 8 + 5 = 13, 5 + 8 = 13. Đồng thời trong quá trình sử dụng đồ dùng học tập để tìm ra 13 – 5 = 8 học sinh sử dụng các kiến thức đã học như: 13 – 3 = 10; 10 – 2 = 8,

Khi dạy học “bảng chia 2” mỗi công thức cần ghi nhớ đều đặt trong mối quan hệ với kiến thức đã được học.

Chẳng hạn: Với 6 : 2 = 3 cần được đặt trong mối quan hệ với phép nhân: 2 x 3 = 6; 3 2 = 6 và cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia:

2 = 6 : 3; 3 = 6 : 2.

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7761 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Phương pháp dạy học Toán lớp 2 - Nguyễn Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp dạy học toán lớp 2
Tác giả: 	Nguyễn Thị Hương
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
Nơi công tác: Trường Tiểu học A Xuân Tân
Đơn vị áp dụng sáng kiến: Lớp 2 Trường Tiểu học A Xuân Tân
A. Lý do chọn đề tài
Môn toán là một trong những môn học có vị trí quan trọng ở bậc tiểu học. Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong trường tiểu học được quan tâm và đẩy mạnh không ngừng và ngay từ cấp Tiểu học, mỗi HS đếu cần có 1 trình độ học vấn toàn diện, đồng thời phát triển được khả năng của mình về 1 môn nào đó nhằm chuẩn bị ngay từ bậc tiểu học những con người chủ động sáng tạo đáp ứng được mục tiêu chung của cấp học và phù hợp với yêu cầu phát triển của Đất nước.
Chương trình Toán lớp 2 góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng và đặt nền móng vững chắc cho các em học nên các lớp trên. Để học sinh đạt được hiệu quả cao nhất, phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học đó là nội dung tôi muốn đề cập tới trong đề tài.
B. Biện pháp thực hiện
Trong cấu trúc nội dung sách Toán 2 có hai loại bài cơ bản: Bài mới và bài luyện tập, thực hành vì vậy tôi đã tìm tòi áp dụng những phương pháp phù hợp với từng loại bài.
1. Phương pháp dạy học bài mới:
a. Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động học tập để giúp học sinh tự phát hiện và giải quyết nhiệm vụ của bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài: “13 trừ đi một số: 13 trừ 5”.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các bó một chục que tính và các que tính rời để học sinh nêu được: Có một bó một chục que tính và 3 que tính rời (tức là có 13 que tính) lấy bớt đi năm que tính thì cón lại mấy que tính (tức là 13 – 5 = ?).
Tiếp tục hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác trên que tính để học sinh nêu và làm được: Để bớt đi 5 que tính lúc đầu ta bớt đI 3 que tính rời (13 – 3 = 10). Sau đó phải tháo bó một chục que tính ra để có 10 que tính rời, bớt tiếp hai que tính rời nữa, còn lại 8 que tính (10 – 2 = 8).
Như vậy: 13 – 5 = 8.
Tương tự như trên cho học sinh tự tìm kết quả của các phép trừ: 13 – 4; 13 – 6; 13 – 7; 13 – 8; 13 – 9.
b. Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động học tập để giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
Ví dụ: Sau khi học sinh đã tự tìm được kết quả của các phép trừ nêu trên, giáo viên tổ chức cho học sinh ghi nhớ các công thức trong bảng trừ của bài “13 trừ đI một số: 13 – 5” bằng cách che lấp học xóa dần từng phần dồn toàn bộ công thức và tổ chức cho học sinh thi đua nói (hoặc viết) lại các công thức đã học.
Học sinh thuộc công thức đến mức có thể nói ngay viết ngay được công thức đó. Nhưng đây cũng chỉ là bước đầu tiên của chiếm lĩnh kiến thức mới. Phải qua thực hành, vận dụng kiến thức đó để giải quyết vấn đề trong học tập và trong đời sống thì mới có thể khắng định học sinh đã tự chiếm lĩnh kiến thức mới như thế nào và đạt đến mức nào?
Vì vậy sau khi đã nắm chắc bài học mới, nói chung học sinh phải làm được các bài tập trong sách giáo khoa.
c. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập để học sinh thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.
Qua quá trình nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy cấu trúc và nội dung của toán 2 đã góp phần giúp học sinh thường xuyên phải huy động kiến thức đã học để huy động và chiếm lĩnh kiến thức mới.
Ví dụ: Khi dạy học phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 chương trình đã cấu tạo từng bộ ba dạng bài: 7 + 5; 47 + 5; 47 + 25 để học sinh vận dụng ngay kiến thức của các tiết học trước trong các tiết học tiếp theo. ở mỗi tiết học này cũng yêu cầu học sinh phải huy động các kiến thức đã học ở lớp 1 để tự phát hiện nội dung mới, chẳng hạn khi học 7 + 5 = ? học sinh phải huy động kiến thức đã học như: 7 + 3 = 10, 7 + 2 = 9; 10 + 2 = 12.
Cách viết phép cộng theo hàng ngang: 7 + 5 = 12 hay theo cột dọc: 
+
Bên cạnh đó, cấu trúc nội dung của sách toán 2, còn góp phần giúp học sinh đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với kiến thức đã học.
Ví dụ: Khi dạy phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, mỗi công thức ghi nhớ đều được đặt trong mối quan hệ với các kiến thức đã học. Chẳng hạn với 15 – 3 cần được đặt trong mối quan hệ phép cộng 8 + 5 = 13, 5 + 8 = 13. Đồng thời trong quá trình sử dụng đồ dùng học tập để tìm ra 13 – 5 = 8 học sinh sử dụng các kiến thức đã học như: 13 – 3 = 10; 10 – 2 = 8,…
Khi dạy học “bảng chia 2” mỗi công thức cần ghi nhớ đều đặt trong mối quan hệ với kiến thức đã được học.
Chẳng hạn: Với 6 : 2 = 3 cần được đặt trong mối quan hệ với phép nhân: 2 x 3 = 6; 3 2 = 6 và cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia: 
2 = 6 : 3; 3 = 6 : 2.
2. Những phương pháp dạy học các nội dung thực hành, luyện tập.
Qua nghiên cứu chương trình, tôi nhận thấy thời lượng dành cho học sinh thực hành, luyện tập ngay ở trên chương trình toán ở lớp 2 đã chiếm khoảng hơn 80% thời lượng toán ở lớp 2. Nội dung thực hành, luyện tập không chỉ có trong các tiết luyện tập, luyện tập chung, thực hành, ôn tập mà còn chiếm tỷ lệ khá lớn trong các tiết học bài mới. Đây là cơ hội để giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động học tập, thực hiện dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, tăng cường thực hành, vận dụng. Nhận thức điều này, trong những giờ thực hành, luyện tập tôi đã đi sau đến các đối tượng học sinh còn yếu toán để giúp các em củng cố kiến thức và các kỹ năng của bài mới, rèn luyện các năng lực thực hành.
Ví dụ: Khi dạy bài: Giải toán theo tóm tắt sau:
Gói kẹo chanh: 28 cái.
Gói kẹo dừa: 26 cái.
Cả hai gói kẹo: …?
Đối với học sinh khá thì chỉ cần đọc qua phần tóm tắt, các em dễ dàng giảI được bài toán, nhưng với các em học sinh yếu thì tôi yêu cầu các em phải nêu thành đề toán đầy đủ sau đó hỏi các em: “Bài toán cho biết gì?, bài toán yêu cầu gì?, vậy các em phải làm phép tính gì?” Sau đó yêu cầu học sinh đặt tính và tính ra giấy nháp rồi hướng dẫn học sinh trình bày vào vở.
Khi dạy luyện tập, thực hành tôi đã cố gắng giúp mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập khả năng của mình bằng nhiều cách như:
- Tổ chức cho học sinh làm bài tập theo thứ tự đã sắp xếp trong sách giáo khoa, không tự ý lướt qua hoặc bỏ bài tập nào, kể cả các bài tập mà học sinh cho là dễ.
- Không nên bắt học sinh trong quá trình làm bài, sau mỗi bài học nên tự kiểm tra hoặc giáo viên tổ chức kiểm tra, nếu đã làm xong thì nên chuyển sang làm bài tập tiếp theo. Trong tiết học phải chấp nhận có học sinh làm được nhiều hơn học sinh khác. Cần giúp học sinh khai thác nội dung tiềm ẩn trong các bài tập.
Ví dụ: Trong bài tập dang: >,<, = ?.
8 + 9 ….9 + 8 9 = 5 ….9 + 6
2 + 9….9 + 2 9 + 3 ….9 + 2
Học sinh trung bình thì cần vận dụng bảng cộng tính kết quả rồi so sánh hai kết quả. Đối với học sinh khá, giỏi thì so sánh các số hạng trong mỗi tổng ở hai vế chẳng hạn: 9 + 8 = 8 + 9 vì cả hai vế đều có một số hạng bằng 9 và một số hạng bằng 8; 9 + 5 < 9 + 6 vì cả hai vế đều có số hạng bằng 9, còn 5 < 6 nên 9 + 5 < 9 + 6.
Để giúp đỡ các học sinh trung bình, yếu giáo viên không thể sát sao hết các em được nên cần tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh như:
- Khi cần thiết có thể cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải một bài tập. Nên khuyến khích học sinh bình luận về cách giải của bạn, tự rút kinh nghiệm trong quá trình trao đổi ý kiến ở nhóm, ở lớp.
- Sự hỗ trợ giữa các học sinh trong nhóm, trong lớp giúp học sinh tự tin hơn vào bản thân, tự rút kinh nghiệm về cách học của mình.
Qua việc hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau học sinh tự đánh giá kết quả luyện tập, thực hành. Giáo viên nên khuyến khích học để học sinh có thói quen làm xong bài nào cũng tự kiểm tra lại xem có làm nhầm, làm sai không? Có thể hướng dẫn học sinh đánh giá bài làm của mình, của bạn, bằng điểm rồi báo điểm cho giáo viên. Có điều gì còn chưa hiểu, giáo viên khuyến khích học sinh tự nói ra để tìm cách khắc phục.
Trong quá trình dạy các bài luyện tập, thực hành cần giúp học sinh nhận ra kliến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng và phong phú của các bài tập thực hành, luyện tập.
Các bài thực hành, luyện tập thường có nhiều dạng và ở mức độ khó, dễ khác nhau. Nếu tự học sinh nhận ra được kiến thức cơ bản đã học trong các mối quan hệ của bài thực hành, luyện tập thì học sinh sẽ biết cách vận dụng các kiến thức cơ bản đã học để làm bài. Giáo viên không nên làm thay hoặc chỉ dẫn quá trình chi tiết cho học sinh mà nên giúp học sinh cách phân tích bài toán để học sinh tự biết cách phải sử dụng kiến thức nào trong các kiến thức đã học khi giải quyết từng vấn đề của bài toán.
Ví dụ: Tính độ dài đường gấp khúc:
a)
 2 cm
 3cm
4cm
 2 cm
 2 cm
 b)
 2 cm 2cm 2cm
Với phần a học sinh vận dụng cách tính thông thường 2 + 3 + 4 = 9 (cm). Còn phần b học sinh phải sử dụng cả phép tính thông thường 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 (cm) hoặc vận dụng bảng nhân 2 đã học để làm 2 x 5 = 10 (cm).
Ngoài ra, giáo viên còn tập cho học sinh thói quen không thỏa mãn với bài làm của mình, với cách giải đã có sẵn.
- Sau mỗi tiết luyện tập, tiết học giáo viên nên tạo cho học sinh niềm vui và niềm tin vì đã hoàn thành công việc được giao và đạt được những tiến bộ nhất đinh trong học tập (bằng cách khuyến khích, nêu gương).
- Tập cho học sinh thói quen và có phương pháp tìm được cách giải quyết tốt nhất cho bài làm của mình. Tôi không “áp đặt” học sinh theo phương pháp có sẵn, mà động viên các em tìm và lưạ chọn phương án tốt hơn.
Ví dụ: Với bài “Một phần ba”. Tô màu 1 ba các ô vuông thì với hình 
 3
(A) học sinh có thể tô màu 1 số ô vuông theo các hình (B), (C), (D), (E), …
	3
đều được, miễn sao cho học sinh tô màu 3 ô vuông.
 A B C D E
C. Kết quả
Qua việc áp dụng những phương pháp dạy học toán trên, tôi thấy đã giúp học sinh biết cách phát hiện chiếm lĩnh kiến thức mới và giải quyết các vấn đề gần gũi với đời sống, giúp học sinh vừa nắm vững các kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất, thông dụng nhất, vừa hình thành phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự học. Phương pháp dạy học bài mới còn góp phần rèn luyện cách diễn đạt thông tin bằng lời, bằng ký hiệu, phát triển các năng lực tư duy của học sinh. Học sinh trở lên đoàn kết, thân ái hơn, có ý thức tự kiểm tra, ý thức vươn lên, tìm tòi, khám phá những kiến thức tiềm ẩn và có óc sáng tạo trong học tập các môn khác nữa.
Kết quả học tập bộ môn Toán của lớp tôi đạt được tương đối tốt.
8 tuần: 93,1%; 
 16 tuần: 100%; 
24 tuần: 100%
Cuối năm học đạt 100% trong đó tỷ lệ khá giỏi chiếm 100%
D. Kết luận:
Qua nhiều năm áp dụng các biện pháp giảnh dạy như trên, tôi thấy rằng các em đã phát huy được tính tích cực chủ động nắm bắt nội dung kiến thức của giờ học. Các em hiểu bài ngay tại lớp và làm tốt được các bài tập của giờ học. Chính vì vậy mà kết quả học tập của các emđã nâng cao rõ rệt. Sự tiếp thu ý kiến chủ động của các em sẽ góp phần hình thành cho các em phẩm chất năng động, sáng tạo, những phẩm chất cần thiết để các em học tiếp lên lớp trên.Trên đây là một số kinh nghiệm về phương pháp dạy học toàn 2, tôi rất mong được sự góp ý của các bạn.
 Xuân Trường, ngày 12 tháng 4 năm 2009
 Đánh giá xếp loại Tác giả sáng kiến
 Của cơ quan đơn vị
 Nguyễn Thị Hương

File đính kèm:

  • docKinh nghiem day Toan lop2.doc
Giáo án liên quan