Giáo án phụ đạo Ngữ văn Lớp 10 - Nguyễn Đức Khuynh

I.Kết quả cần đạt: Giúp học sinh nắm được:

 Hiểu sâu sắc các khái niệm, đặc điểm của ngôn ngữ nói- ngôn ngữ viết, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, một số phép tu từ trong chương trình Ngữ văn 10.

 Củng cố kĩ năng xác và phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ nói- ngôn ngữ viết, phong cách chức năng ngôn ngữ và các phép tu từ qua một số ngữ liệu tiêu biểu.

 Có ý thức hơn về cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong các phong cách chức năng, tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, kĩ năng cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật, cmr nhân dược cái hay trong cách dùng phép tu từ đồng thời có thể bước đầu biết sử dụng các phép tu từ trong nói và viết .

II. Phương tiện dạy học:

 GV: Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn.

 Sách Ngữ văn 10 (chương trình chuẩn)

 99 biện pháp tu từ cú pháp

 

doc31 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 11572 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án phụ đạo Ngữ văn Lớp 10 - Nguyễn Đức Khuynh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trở nên nổi tiếng. Tài nghệ văn chương của nhà văn đã được mọi người biết đến từ Nam đến Bắc, từ Đông sang Tây. Không một nơi nào không thưởng thức và khâm phục vị sâu sắc và ngọt ngào trong văn chương của ông.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Phân tích và chữa lỗi diễn đạt trong những đoạn văn sau:
a.Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo...Cảnh vật dường như im lìm, ngưng đọng. Bởi vậy, ngòi bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng dược rát thành công cảnh sắc im ắng ấy.
b.Nguyễn Tuân sáng tạo “ Vang bóng một thời” trước cách mạng tháng Tám, một tác phẩm ghi lại hết sức độc đáo tâm hồn và tình cảm của tác giả đối với tình người và tính nhân văn đối với con người.
Ngày soạn: 15/10/2014 
Ngày giảng: / 10/ 2014
Tiết: 7,8,9 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VĂN
HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM QUA CÁC TÁC PHẨM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10.
Kết quả cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
Nắm được đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học; hiểu rõ vị trí, vai trò và giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian trong mối quan hệ với nền văn học viết và đời sống văn hoá dân tộc.
Cách đọc- hiểu tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại. Biết phân tích vai trò, tác dụng của văn học dân gian qua những tác phẩm (hoặc đoạn trích tác phẩm) đã được học.
Trân trọng và yêu thích những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc. Có ý thức vận dụng những hiểu biết chung về văn học dân gian trong việc đọc hiểu văn học dân gian cụ thể.
 Phương tiện dạy học:
GV: Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn.
 Sách Ngữ văn 10 (chương trình chuẩn)
 Văn học dân gian
HS: Nắm vững những nội dung cơ bản của văn học dân gian đã học.
 Soạn bài theo hệ thống câu hỏi do giáo viên cung cấp trước.
III. Phương pháp:
Thảo luận nhóm.
Chú ý hoạt động của học sinh qua phương pháp phát vấn, nêu vấn đề gợi mở.
Chú ý tính tích hợp.
IV. Tiến trình tổ chức: 
Ổn định lớp.
Giới thiệu 
 Hoạt động thầy và trò.
GV: Em hãy nhắc lại khái niệm sử thi dân gian.
GV: Em hãy nêu những đặc điểm cơ bản của sử thi?
-Nội dung?
-Nghệ thuật?
GV:Em hãy nhắc lại khái niệm thể loại truyền thuyết?
GV: Em hãy nhắc lại đặc điểm cơ bản của truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thuỷ? 
GV: Em hãy nhắc lại khái niệm truyện cổ tích?
GV: Nêu đặc điểm chính của truỵên cổ tích Tấm Cám ?
GV: Em hãy nhắc lại khái niệm truyện cười?
GV: Em hãy nêu những đặc điểm chính của truyện Tam đại con gà?
GV:Em hãy nêu những đặc điểm chính của bài ca dao Nhưng nó phải bằng hai mày?
GV: Em hãy nhắc lại định nghĩa thể loại ca dao?
GV:Em hãy nêu đặc điểm cơ bản của chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa? 
GV: Em hãy cho biết đặc điểm cơ bản của Chùm ca dao hài hước?
GV: Em hãy nêu những giá trị cơ bản của văn học dân gian?
-Văn học dân gian có những giá trị nội dung nào?
+Truyện An Dương Vương.
+Truyện Tấm Cám.
+Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa; ca dao hài hước.
+Những câu tục ngữ.
 Thể hiện nội dung gì?
GV: Văn học dân gian có những giá trị nghệ thuật tiêu biểu nào?
 Ví dụ:Đăm Săn tiêu biểu cho tinh thần bát khuất, chiến đấu dũng cảm của người anh hùng vì hạnh phúc cộng đồng; An Dương Vương dù bị thất bại trước âm mưu của Triệu Đà nhưng vẫn tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của dân tộc; Tấm tiêu biểu cho lòng yêu đời, ham sống của người lao động bị áp bức trong xã hội cũ.
GV: Theo em văn học dân gian có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống tinh thần của xã hội?
GV: Văn học dân gian có vai trò và tác dụng như thế nào trong nền văn học dân tộc?
Ví dụ: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tố Hữu,...cùng nhiều nghệ sĩ ngày nay đã tiếp thu có sáng tạo văn học dân gian trong sáng tác của mình.
GV: Để hiểu đúng một tác phẩm văn học dân gian, chúng ta cần phải lưu ý những điểm nào?
Ví dụ: Hình ảnh “thuyền” trong ca dao thường mang ý nghĩa ẩn dụ nhưng trong từng trường hợp cụ thể, đều có sắc thái riêng. Điều này tuỳ thuộc ở việc đặt câu ca dao vào hệ thống nào. Trong hệ thống lời ca sau thì “thuyền” được dùng để chỉ cho người con trai nay đây mai đó :
- Thuyền ơi có nhớ bến chăng,
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
 - Thuyền đà đến bến anh ơi, 
Sao anh chẳng bắt cầu noi lên bờ.
 Nhưng trong quan hệ “thuyền -khách”
thì “khách” thường dùng để chỉ người con trai và “thuyền” chỉ người con gái:
 Thuyền tình đã ghé tới nơi
 Khách tình sao chả xuống chơi thuyền tình 
 Cũng tương tự như vậy, ở câu ca dao sau, “thuyền” chỉ người con gái trong khi “bến” lại chỉ người con trai:
 Lênh đênh một chiếc thuyền tình,
Mười hai bến nước gởi mình nơi nao.
Ví dụ:-Bài ca dao “Thách cưới” cần đặt trong quan hệ giao duyên diễn ra trong khuôn khổ cuộc hát đối đáp nam nữ. Có thế mới hiểu được rằng đây chỉ là lời hát đùa, nhưng đùa mà lại thật- cái thật lòng của những thanh niên nam- nữ lao động nghèo yêu đời tha thiết và yêu nhau vừa mãnh liệt vừa hồn nhiên.
 -Truyện An Dương Vương Và Mị Châu Trong Thuỷ cần đặt trong mối quan hệ với lễ hội diễn ra hàng năm tai khu di tích Cổ Loa. 
 Nội dung cơ bản của chủ đề.
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN ĐÃ HỌC:
1. Sử thi dân gian:
a. Định nghĩa:(SGK)
b. Đặc điểm cơ bản của sử thi anh hùng Tây Nguyên:
-Nội dung: Qua cuộc đời và những chiến công của người anh hùng, sử thi thể hiện sức mạnh và mọi khát vọng của cộng đồng và thời đại.
-Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, nhịp nhàng giàu hình ảnh, sử dụng nhiều phép so sánh và phóng đại đạt hiệu quả thẩm mĩ cao, đậm đà màu sắc dân tộc.
2. Truyền thuyết:
a.Định nghĩa:(SGK)
b. Đặc điểm của truyện An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thuỷ:
-Là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc nhằm nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù trong việc giữ nước, và về cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.
-Hình tượng nhân vật(An Dương Vương, Rùa Vàng, Mị Châu, Trọng Thuỷ) mang nhiều chi tiết hư cấu nhưngt vẫn đảm bảo phần cốt lõi lịch sử .
3. Truyện cổ tích:
a.Định nghĩa:(SGK)
b. Đặc điểm của truyện cổ tích thần kì Tấm Cám:
- Nhân vật Tấm trải qua liên tiếp nhiều lần biến hoá đã thể hiện sức sống mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác . Điều đó chứa đựng triết lí dân gian về sự tất thắng của cái thiện đối với cái ác. Mâu thuẩn và xung đột trng truyện là sự khúc xạ của mâu thuẩn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ.
-Về nghệ thuật, đặc sắc của truyện thể hiện ở khả năng miêu tả sự chuyển biến của nhân vật Tấm từ yếu đuối thụ động đến kiên quyết, chủ động đấu tranh giành lại quyền sống và quyền hạnh phúc chính đáng của mình.
4. Truyện cười:
a.Định nghĩa:(SGK)
b.Đặc điểm của hai truyện cười đã học:
- Tam đại con gà:
+ Cái xấu bị phê phán trong truyện là sự dốt nát và thói sĩ diện của thầy đồ (cái dốt càng cố che đậy càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ).
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua các tình huống liên tiếp xảy ra, trong quá trình giải quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ dần tự lộ ra.
- Nhưng nó phải bằng hai mày:
+ Cái xấu bị phê phán trong truyện là sự tham nhũng thể hiện qua tính hai mặt của quan lại địa phương khi xử kiện.
+ Nghệ thuật gây cười của truyện chính là sự kết hợp cử chỉ với lời nói, trong đó có sử dụng lối chơi chữ độc đáo của nhân vật.
5. Ca dao:
a.Định nghĩa:(SGK)
b.Đặc điểm của hai chùm ca dao đã học:
Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa:
- Nội dung cảm xúc của những bài- câu ca dao là nỗi niềm chua xót, đắng cay khi người bình dân khi nghĩ về số phận, cảnh ngộ và những tình cảm yêu thương, chung thuỷ của họ trong quan hệ bè bạn, tình yêu và trong mối quan hệ với xóm làng, quê hương, đất nước. 
- Những cảm xúc trên được bộc lộ vừa chân thành vừa tinh tế, kín đáo qua nghệ thuật diễn đạt giàu hình ảnh, đậm màu sắc dân tộc và dân dã của ca dao (so sánh, ẩn dụ, nhiều hình ảnh mang nghĩa biểu tượng có giá trị biểu cảm cao; Ngoài ra còn là nghệ thuật sử dụng những từ phiếm chỉ, từ láy, hoặc sự thay đổi vần, nhịp thơ)
Chùm ca dao hài hước:
- Nội dung là những tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào hoặ tiếng cười châm biếm, phê phán, qua đó thể hiện lòng yêu, tâm lí lạc quan, triết lí sống lành mạnh của những người lao động.
- Những cảm xúc trên được bộc lộ bằng những lối diễn đạt thông minh, hóm hỉnh (dùng các thủ pháp đối lập, thậm xưng để chế giễu hoặc vui đùa).
II NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN:
1.Giá trị nội dung:
- Phản ánh chân thực cuộc sống lao động, chiến đấu để dựng nước và giữ nước của dân tộc.
- Thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của nhân dân.
- Bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân (yêu đời, lạc quan, yêu cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống, căm ghét cái xấu, sự độc ác, sống tình nghĩa, thuỷ chung,...).
- Tổng kết những tri thức, kinh nghiệm của nhân dân về mọi lĩnh vực trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình.
2.Giá trị nghệ thuật:
-Xây dựng được những mẫu hình nhân vật đẹp, tiêu biểu cho truyền thống quí báu của dân tộc.
-Văn học dân gian là nơi hình thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc do nhân dân lao động sáng tạo nên. Văn học dân gian còn là kho lưu giữ những thành tựu nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc mà các thế hệ đời sau cần học tập và phát huy.
III VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI VÀ TRONG NỀN VĂN HỌC DÂN TỘC:
1.Vai trò và tác dụng trong đời sống tinh thần của xã hội: 
-Văn học dân gian nêu cao những bài học về phẩm chất tinh thần, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan, ý chí đấu tranh bền bỉ để giải phóng con người khỏi bất công, ý chí độc lập, tự cường, niềm tin bất diệt vào cái thiện,...
-Văn học dân gian góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và lành mạnh.
2. Vai trò, tác dụng trong nền văn học dân tộc:
- Nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật của thời đại đã qua mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị.
-Văn học dân gian mãi mãi là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết về các phương diện đề tài, thể loại, văn liệu,... 
IV. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỌC- HIỂU VĂN HỌC DÂN GIAN:
 Để hiểu đúng, văn bản văn học dân gian, chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau :
1. Nắm vững đặc trưng của thể loại, bởi lẽ không một nét độc đáo nào của một tác phẩm văn học dân gian cụ thể lại vượt ra khỏi những đặc trưng cơ bản của thể loại. Cần lấy những đặc trưng chung Về thể loại làm căn cứ để đọc hiểu những tác phẩm cụ thể.
2. Muốn đọc hiểu chính xác một tác phẩm văn học dân gian, cần đặt nó vào trong hệ thống những văn bản tương quan, thích ứng (về đề tài, thể loại, cách diễn đạt).
3. Trong quá trình hình thành, biến đổi, lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian luôn gắn bó mật thiết và phục vụ trực tiếp cho các hình thức sinh hoạt cộng đồng khác nhau (gia đình, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lao động, vui chơi, ca hát, lễ hội,...) của nhân dân. Bởi thế, để đọc hiểu chính xác và sâu sắc ý nghĩa tác phẩm, cần đặt nó trong mối quan hệ với các hình thức sinh hoạt cộng đồng.
CÂU HỔI VÀ BÀI TẬP: SGK
Củng cố: Khái niệm các thể loại văn học dân gian học trong chương trình.
 Đặc điểm cơ bản của các văn bản đã học trong chương trình.
Dặn dò: Nắm các nội dung chính của bài học.
 Tìm hiểu thêm một số tác phẩm văn học dân gia ngoài chương trình. 
Ngày soạn: 15/11/2014 
Ngày giảng: /11/ 2014
Tiết: 10,11,12,13
THỰC HÀNH VỀ NGÔN NGỮ NÓI- NGÔN NGỮ
VIẾT, CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ
VÀ CÁC PHÉP TU TỪ CÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN 10
I.Kết quả cần đạt: Giúp học sinh nắm được:
Hiểu sâu sắc các khái niệm, đặc điểm của ngôn ngữ nói- ngôn ngữ viết, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, một số phép tu từ trong chương trình Ngữ văn 10.
Củng cố kĩ năng xác và phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ nói- ngôn ngữ viết, phong cách chức năng ngôn ngữ và các phép tu từ qua một số ngữ liệu tiêu biểu.
Có ý thức hơn về cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong các phong cách chức năng, tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, kĩ năng cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật, cmr nhân dược cái hay trong cách dùng phép tu từ đồng thời có thể bước đầu biết sử dụng các phép tu từ trong nói và viết .
II. Phương tiện dạy học:
GV: Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn.
 Sách Ngữ văn 10 (chương trình chuẩn)
 99 biện pháp tu từ cú pháp
 HS: Nắm vững những nội dung cơ bản của ngôn ngữ nói ngôn ngữ viết, phong cách ngôn ngữ và các phép tu từ đã học trong chương trình.
 Soạn bài theo hệ thống câu hỏi do giáo viên cung cấp trước.
III. Phương pháp:
Thảo luận nhóm.
Chú ý hoạt động của học sinh qua phương pháp phát vấn, nêu vấn đề gợi mở.
Chú ý tính tích hợp.
IV. Tiến trình tổ chức: 
1.Ổn định lớp.
2.Giới thiệu 
Hoạt động thầy và trò
Nội dung cơ bản của chủ đề
GV: Theo những hình thức giao tiếp nào sử dụng dạng nói, hình thức nào sử dụng dạng viết? 
Khi chưa có chữ viết, con người giao tiếp bằng lời nói miệng, trực tiếp. Hình thức giao tiếp này được gọi là dạng nói. Sau đó con người sáng tạo ra chữ viết để ghi lại lời nói miệng và để vận dụng và giao tiếp trong những hoàn cảnh không thể sử dụng được lời nói miệng. Hình thức giao tiếp này được gọi là dạng viết
GV: Em hãy cho ví dụ trường hợp giao tiếp dùng ngôn ngữ nói. Từ đó rút ra khái niệm ngôn ngữ nói.
GV: Trường hợp giao tiếp nào dùng ngôn ngữ viết? Vậy thế nào là ngôn ngữ viết?
.
GV: Phát văn bản bài tập và hệ thống câu hỏi yêu cầu cho học sinh.
I. VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT:
1. Các hình thức sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp: dạng nói và dạng viết
 Dạng nói và dạng viết có quan hệ chặt chẽ với nhau: đều là hình thức giao tiếp của con người.
Dạng nói và dạng viết lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ không hoàn toàn giống nhau trên cơ sở vốn ngôn ngữ chung của một “dân tộc”. 
Hiện nay, có nhiều hoạt động giao tiếp có sử dụng cả hai hình thức: dạng nói và dạng viết. Tuy nhiên hình thức viết vẫn phổ biến hơn.
2. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: 
a. Khái niệm:
-Ngôn ngữ nói được dùng để chỉ toàn bộ hệ thống những phương tiện ngôn ngữ đặc thù trong dạng viết của hoạt động giao tiếp (tiêu biểu là dùng trong giao tiếp hàng ngày).
-Ngôn ngữ viết dược dùng để chỉ toàn bộ hệ thống những phương tiện ngôn ngữ đặc thù trong dạng viết của hoạt động giao tiếp (tiêu biểu là ngôn ngữ trong lĩnh vực giao tiếp hành chính, khoa học, chính trị- xã hội, báo chí).
* Lưu ý: Khái niệm ngôn ngữ nói không đồng nhất với dạng nói, ngôn ngữ viết không đồng nhất với dạng viết .
3. Thực hành kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: 
BÀI TẬP 1: Đoạn hội thoại sau đây được ghi từ lời nói hằng ngày:
Lan: Hạnh ơi! Nhanh lên, muộn học rồi đấy!
Hà: Người đâu mà lề mề thế không biết!
Lan: Có thế mới là Hạnh chứ! 
 Hãy phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn hội thoại trên.
BÀI TẬP 2: Những ngữ liệu sau rút ra từ bài văn nghị luận của một học sinh. Có một số từ ngữ không phù hợp với ngôn ngữ viết, hãy phát hiện và sửa lỗi:
a. Trong chúng ta, ai mà chẳng biết Đại cáo bình Ngô là áng “thiên cổ hùng văn” khẳng định quyền dân tộc và ca ngợi tinh thần chiuến đấu chống ngoại xâm của nghĩa quân Lam Sơn.
b. Bọn “cuồng Minh” sát hại dân lành mà cũng đòi nêu chiêu bài “nhân nghĩa”.
c. Nguyễn Du viết Truyện Kiều chẳng qua để nói “những điều trông thấy” của thời đại mình.
d. Ngay như quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến cũng chỉ là một kẻ chẳng ra gì: lừa dối, háo sắc , tàn nhẫn.
e. Trong những lúc xa chồng, chẳng mấy khi mà người chinh phụ nguôi nhớ nhung, sầu muộn.
BÀI TẬP 3: Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 500 chữ) bàn về một trong các đề tài sau đây:
- Việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở quê em.
- Học sinh và các trò chơi điện tử lan tràn trên mạng hiện nay.
- Vấn đề lựa chọn sách báo để đọc và phim ảnh giải trí trong thời đại bùng nổ thông tin.
- Tình bạn và tình yêu ở lứa tuổi 16-17.
 Các phạm vi giao tiếp nói trên đều sử dụng vốn ngôn ngữ chung nhưng do tính chất của nội dung thông báo và tư cách của người tham gia giao tiếp, việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ có những đặc trưng riêng .
GV: Dạng lời nói, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có chức năng và đặc điểm ngôn ngữ như thế nào?
GV: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu tồn tại ở dạng nào?
GV: Khi nào người ta sử dụng dạng viết?
GV: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những chức năng nào?
GV: Ngôn ngữ được sử dụng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có đặc điểm gì?
GV: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng gì?
- Tính cụ thể được thể hiện như thế nào?
-Tính cảm xúc thể hiện như thế nào?
- Tính cá thể được thể hiện như thế nào?
GV phát bài tập đã in sẵn cho các nhóm thảo luận làm bài.
GV: Ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng như thế nào?
GV: Ngôn ngữ nghệ thuật có mối quan hệ với các ngôn ngữ khác như thế nào?
GV:Theo em, ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc trưng gì?
- Em hiểu thế nào là tính hình tượng?
 Cho ví dụ.( Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương)
-Em hiểu thế nào là tính truyền cảm?
 Cho ví dụ. ( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
- Em hiểu thế nào là tính cá thể?
 Cho ví dụ. (So sánh giữa các tác giả)
GV: Em hãy nhắc lại khái niệm phép điệp.
 Phép điệp có thể sử dụng ở loại văn bản nào? Văn bản nào thường sử dụng nhất?
GV: Em hãy nhắc lại khái niệm phép đối.
 Cho ví dụ.
 Có mấy cách đối? 
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT :
1. Các phạm vi hoạt động giao tiếp, giao tiếp hàng ngày, ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
Các phạm vi hoạt động giao tiếp và giao tiếp hàng ngày:
 Có thể khái quát phạm vi giao tiếp của con người thành một số phạm vi chủ yếu sau đây:
- Phạm vi đời sống sinh hoạt hằng ngày.
- Phạm vi đời sống chính trị- xã hội.
- Phạm vi hoạt động hành chính- công vụ.
- Phạm vi hoạt động khoa học.
- Phạm vi thông tấn- báo chí.
b. Ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt :
 Ngôn ngữ sinh hoạt là ngôn ngữ sử dụng trong phạm vi giao tiếp hàng ngày nhằm mục đích trao đổi thông tin, biểu thị cảm xúc, tạo lập và củng cố các quan hệ trong đời sống.
2. Dạng lời nói, chức năng và đặc điểm của ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
a. Dạng lời nói: Ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại ở cả hai dạng:
-Dạng nói: đây là dạng chủ yếu của ngôn ngữ sinh hoạt. Dạng nói bao gồm hai kiểu: đối thoại (rất phổ biến) và độc thoại (ít phổ biến hơn).
-Dạng viết: được dùng khi người giao tiếp không có điều kiện vận dụng dạng nói hoặc vi một lí do nào đó mà không thích, không thể sử dụng lời nói trực tiếp. Vì thế, trong lời nói hằng ngày dạng nói ít phổ biến hơn: thư từ, nhật kí, lưu bút, những lời đề tặng, tin nhắn,...
b. Chức năng và đặc điểm của ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
 * Ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngay được sử dụng nhằm những mục đích cụ thể rất phong phú nhưng đều hướng tới những chức năng sau:
- Chức năng thông báo: trao đổi thông tin .
- Chức năng liên cá nhân: dùng ngôn ngữ để biểu thị quan hệ giữa những ngưòi tham gia giao tiếp, tạo lập, phát triển, củng cố quan hệ giữa người với người.
- Chức năng cảm xúc: bộc lộ trực tiếp cảm xúc với người nghe và đối tượng được nói tới.
 * Để thực hiện những chức năng cơ bản nói trên, ngôn ngữ được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt phải có những đặc điểm tiêu biểu sau:
-Đặc điểm ngữ âm: có thể xuất hiện tất cả các biến thể ngữ âm và các từ địa phương.
-Đặc điểm từ ngữ: được dùng rất cụ thể, giàu hình tượng, mang màu sắc cảm xúc rõ rệt.
-Đặc điểm cú pháp: Sử dụng rộng rãi cả 4 kiểu câu chia theo mục đích nói trực tiếp, đồng thời sử dụng phổ biến những câu có mục đích nói gián tiếp. Thường dùng câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu có kết cấu ngắn gọn, đơn giản.
3. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
a.Tính cụ thể biểu hiện ở những phương diện cụ thể sau:
-Người tham gia giao tiếp cụ thể với những tư cách , quan hệ xác định.
-Thời gian, k

File đính kèm:

  • docGiao an Van10 phu daoVP.doc