Giáo án phụ đạo môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Vũ Xuân Hồng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu rõ vùng nhìn thấy của gương phẳng
2. Kĩ năng
Khắc sâu thêm kiến thức về sự phản xạ của ánh sáng, rèn luyện kỹ năng vẽ các tia sáng, ảnh tạo bởi gương phẳng cho học sinh.
3. Thái độ
Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Hệ thống bài tập câu hỏi liên quan tới sự phản xạ của ánh sáng, ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
2. Học sinh
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
ểu thông tin bài 3. Bài 3: Khi huýt gió, cái gì đã phát ra âm thanh? - yêu cầu HS trả lời. - Gv kết luận và chốt lại các ý đúng. B- Bài tập: Trả lời: Khi bay, tác động vẫy cánh là hiển nhiên có ở mỗi côn trùng. Chính sự dao động của màng cánh này đã phát ra âm thanh. - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: Khi gõ búa vào các chi tiết máy vừa mới sản xuất, các chi tiết này dao động và phát ra âm. Nếu chi tiết tốt thì phát ra âm thanh trong, còn nếu như bị rạn nứt thì âm thanh phát ra sẽ bị rè. Chính vì vậy, người thợ cơ khí mới dùng phương pháp này để kiểm tra bước đầu. - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: Khi huýt gió không khí ở gần miệng dao động và phát ra âm thanh. - Hs tiếp nhận thông tin. Hoạt động 4: Dặn dò + Hoàn thành nốt các bài tập còn lại, chưa làm xong ở lớp. + Xem trước bài – Độ cao của âm . 5. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ _____________________________________________________________ Ngày soạn: . Ngày giảng: Tiết 13: ĐỘ CAO CỦA ÂM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu rõ thế nào là một dao động, tần số dao động, đơn vị dao động, âm cao hay thấp phụ thuộc vào tần số dao động lớn hay nhỏ, thế nào là hạ âm, siêu âm, tai ta nghe được âm ở khoảng tần số nào? 2. Kĩ năng: Khắc sâu thêm kiến thức về độ cao của âm trong thực tế. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hệ thống bài tập, câu hỏi liên quan tới nguồn âm. 2. Học sinh: III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ * Kiểm tra bài cũ: Giáo viên xen kẽ vào bài giảng. Hoạt động 2: Ôn lý thuyết - Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi: + Thế nào là 1 dao động? + Tần số là gì? + Âm phát ra cao hay thấp phụ thuộc như thế nào vào tần số dao động? + Thế nào hạ âm, siêu âm? - Tổ chức cho HS trả lời. - Gv chốt lại các kiến thức trọng tâm. A- Lý thuyết: - Học sinh nhắc lại kiến thức thông qua các câu hỏi của gv. - Hs tham gia trả lời. -> Sự di chuyển của một vật quanh một vị trí cố định sau 1 lần qua, lại được gọi là 1 dao động. -> Số dao động trong 1 giây gọi là tần số của dao động đó. =>Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn và ngược lại . => + Các âm có tần số < 20Hz gọi là hạ âm + Các âm có tần số >20000 Hz gọi là siêu âm - Hs tiếp nhận thông tin. Hoạt động 3: Bài tập vận dụng - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 1. Bài 1: trong ký xướng âm có 7 nốt nhạc: đồ, rê, mi, pha, son, la, si. Hãy so sánh tần số dao động của chúng. Nốt nhạc nào cao nhất, thấp nhất? - yêu cầu HS trả lời. - Gv kết luận và chốt lại các ý đúng nhất. - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 2. Bài 2: Một vật dao động phát ra âm có tần số dao động 50Hz, một khác dao động phát ra âm có tần số 70Hz, hỏi vật nào dao động hanh hơn? - Yêu cầu HS trả lời. - Gv kết luận và chốt lại các ý đúng. - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 3. Bài 3: Khi bay, nhiều con vật vỗ cánh phát ra âm. Con muỗi thường phát ra âm cao hơn con ong đất, trong hai côn trùng này con nào vỗ cánh nhiều hơn? - Yêu cầu HS hoạt động nhóm 5’, sau đó trả lời. - Gv kết luận và chốt lại các ý đúng. B- Bài tập: Trả lời: Bảy nốt nhạc: đồ, rê, mi, pha, son, la, si, đã được sắp xếp theo thứ tự từ âm thấp nhất đến âm cao nhất. Như vậy tần số dao động của chúng cũng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: - Vật dao động với tần số 70Hz, tức là nó thực hiện được 70 dao động trong 1 giây. - Vật dao động với tần số 50Hz, tức là nó thực hiện được 50 dao động trong 1 giây. * Vậy vật dao động với tần số 70Hz, dao động nhanh hơn vật dao động với tần số 50Hz. - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: Âm phát ra từ muỗi cao hơn từ ong đất. Như vậy tần số vỗ cánh của muỗi sẽ cao hơn của ong đất. Do vậy khi bay, muỗi đã vỗ cánh nhiều hơn ong đất. - Hs tiếp nhận thông tin. Hoạt động 4: Dặn dò + Hoàn thành nốt các bài tập còn lại, chưa làm xong ở lớp. + Xem trước bài – Độ to của âm . 5. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ _____________________________________________________________ Ngày soạn: . Ngày giảng: Tiết 14: ĐỘ TO CỦA ÂM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hiểu rõ thế nào là biên độ dao động, âm to hay nhỏ phụ thuộc vào biên độ dao động mạnh hay yếu, tai ta nghe được âm ở khoảng biên độ nào? Thế nào là ngưỡng đau của tai? 2. Kĩ năng Khắc sâu thêm kiến thức về độ to của âm trong thực tế. 3. Thái độ Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Hệ thống bài tập, câu hỏi liên quan tới nguồn âm. 2. Học sinh III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ * Kiểm tra bài cũ: Giáo viên xen kẽ vào nội dung bài giảng. Hoạt động 2: Ôn lý thuyết - Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi: + So sánh âm phát ra khi vật dao động mạnh, yếu? + Biên độ dao động là gì? + Độ to của âm được tính bằng đơn vị gì? + Tai ta nghe được âm ở mức độ trung bình là bao nhiêu dB? Thế nào là ngưỡng đau? - Tổ chức cho HS trả lời. - Gv chốt lại các kiến thức trọng tâm. A- Lý thuyết: - Học sinh nhắc lại kiến thức thông qua các câu hỏi của gv. - Hs tham gia trả lời. => Khi vật dao động mạnh thì âm phát ra to hơn, khi vật dao động yếu thì âm phát ra nhỏ hơn. => Độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng được gọi là biên độ dao động của vật. =>Đêxiben ( kí hiệu là dB) . => + Tai ta nghe được âm ở mức độ trung bình là 70dB. + Khi độ to của âm ở mức độ 130 dB tai nghe bắt đầu bị đau - mức độ đó được gọi là ngưỡng đau. - Hs tiếp nhận thông tin. Hoạt động 3: Bài tập vận dụng - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 1. Bài 1: Khi gẩy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ phát ra to hay nhỏ? Tại sao? - yêu cầu HS trả lời. - Gv kết luận và chốt lại các ý đúng nhất. - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 2. Bài 2: Khi thổi kèn, muốn cho kèn kêu to ta phải làm gì? Tại sao lại như vậy? - Yêu cầu HS trả lời. - Gv kết luận và chốt lại các ý đúng. - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 3. Bài 3: Tại sao người ta nói “ giọng nam thì ồ ồ khó nghe, còn giọng nữ thì nhỏ nhẹ dễ nghe”? - Yêu cầu HS hoạt động nhóm 5’, sau đó trả lời. - Gv kết luận và chốt lại các ý đúng. B- Bài tập: Trả lời: Khi ta gẩy mạnh một dây đàn, biên độ dao động của dây sẽ lớn, do đó tiếng đàn phát ra sẽ to. - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: + Khi thổi kèn, muốn cho kèn kêu to ta phải thổi thật mạnh. + Thổi mạnh, không khí trong kèn sẽ dao động mạnh, biên độ dao động của nó sẽ lớn nên âm phát ra to. - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: Giọng nam thì trầm còn giọng nữ thì bổng, mà tai ta thì có đặc điểm nghe âm cao thích hơn nghe âm thấp. Chính vì vậy mà ở cùng một mức độ âm như nhau thì giọng nữ nghe dễ hơn giọng nam. Đó cũng là nguyên do các đài phát thanh, truyền hình thường chọn phát thanh viên là nữ. - Hs tiếp nhận thông tin. Hoạt động 4: Dặn dò + Hoàn thành nốt các bài tập còn lại, chưa làm xong ở lớp. + Xem trước bài – Môi trường truyền âm . 5. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ _____________________________________________________________ Ngày soạn: . Ngày giảng: TIẾT 15 MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hiểu rõ những môi trường nào truyền được âm? Môi trường truyền âm ảnh hưởng đến vận tốc truyền âm như thế nào? 2. Kĩ năng Khắc sâu thêm kiến thức về môi trường truyền âm trong thực tế. 3. Thái độ Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Hệ thống bài tập, câu hỏi liên quan tới nguồn âm. 2. Học sinh III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ * Kiểm tra bài cũ: Giáo viên xen kẽ vào bài giảng. Hoạt động 2: Ôn lý thuyết - Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi: + Sắp xếp môi trường truyền âm theo thứ tự từ giảm dần trở xuống? + Môi trường nào không truyền được âm? Vì sao? - Tổ chức cho HS trả lời. - Gv chốt lại các kiến thức trọng tâm. A- Lý thuyết: - Học sinh nhắc lại kiến thức thông qua các câu hỏi của gv. - Hs tham gia trả lời. -> Môi trường truyền âm tốt nhất là chất rắn> lỏng> khí. -> Môi trường chân không không truyền được âm. Vì môi trường chân không có hạt dao động, nên âm không thể truyền được trong môi trường này. - Hs tiếp nhận thông tin. Hoạt động 3: Bài tập vận dụng - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 1. Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống? 1. Môi trường chân không là môi trường mà trong đó không khí nữa? 2. Âm thanh truyền tốt trong các môi trường theo thứ tự . Như sau: chất khí, chất lỏng, chất rắn? 3. Âm truyền đi có mang theo năng lượng, chính vì vậy mà âm được hấp thụ dần. ở các vị trí càng nguồn âm, thì âm nghe càng. Và từ từ - yêu cầu HS trả lời. - Gv kết luận và chốt lại các ý đúng nhất. - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 2. Bài 2: Vận tốc của viên đạn súng trường là 900m/s. Nếu ở ngoài mặt trận, các chiến sĩ thấy tiếng đạn nổ thì đã “an toàn” chưa? - Yêu cầu HS trả lời. - Gv kết luận và chốt lại các ý đúng. - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 3. Bài 3: Tại sao một máy bay chiến đấu phản lực bay ngang qua bầu trời, ta nghe thấy tiếng rít? - Yêu cầu HS hoạt động nhóm 5’, sau đó trả lời. - Gv kết luận và chốt lại các ý đúng. B- Bài tập: Trả lời: -> không có. -> tăng dần -> xa; nhỏ; tắt dần. - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: Vận tốc viên đạn là 900m/s, vận tốc âm thanh trong không khí là 340m/s. Như vây viên đạn đã bay trước âm thanh. Do đó, nếu ngoài mặt trận, ta nghe thấy tiếng đạn nổ thì đạn đã “bay qua” ta rồi! Tức là ta đã “an toàn” - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: Máy bay chiến đấu phản lực chuyển động với vận tốc lớn hơn vận tốc âm thanh trong không khí (vượt tường âm thanh), khi bay nó làm không khí dao động với tần số lớn ( âm cao), tạo ra tiếng rít - Hs tiếp nhận thông tin. Hoạt động 4: Dặn dò + Hoàn thành nốt các bài tập còn lại, chưa làm xong ở lớp. + Xem trước bài – Phản xạ âm - Tiếng vang. 5. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ _____________________________________________________________ Ngày soạn: . Ngày giảng: TIẾT 16 PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hiểu rõ khi nào có âm phản xạ, có tiếng vang, hiểu sâu sắc tính chất phản xạ và hấp thụ âm của các vật? Có biện pháp chống tiếng ồn? 2. Kĩ năng Khắc sâu thêm kiến thức về phản xạ âm - Tiếng vang trong thực tế. 3. Thái độ Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Hệ thống bài tập, câu hỏi liên quan tới phản xạ âm - Tiếng vang. 2. Học sinh III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ * Kiểm tra bài cũ: Giáo viên xen kẽ vào nội dung bài giảng. Hoạt động 2: Ôn lý thuyết - Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi: + Khi nào có sự phản xạ âm? + Khi nào có tiếng vang? + Những vật như thế nào thì phản xạ âm tốt, kém, hấp thụ âm tốt, kém? - Tổ chức cho HS trả lời. - Gv chốt lại các kiến thức trọng tâm. A- Lý thuyết: - Học sinh nhắc lại kiến thức thông qua các câu hỏi của gv. - Hs tham gia trả lời. -> Khi trên đường truyền âm gặp mặt chắn bị dội lại gọi là âm phản xạ. -> Âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây gọi là tiếng vang. -> - Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt, hấp thụ âm kém. - Những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém, hấp thụ âm tốt. - Hs tiếp nhận thông tin. Hoạt động 3: Bài tập vận dụng - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 1. Bài 1: Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ, tiếng nói nghe rất rõ? - yêu cầu HS trả lời. - Gv kết luận và chốt lại các ý đúng nhất. - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 2. Bài 2: Tại sao ở độ cao 3000m so với mặt đất không thể nghe được một âm nào phát ra từ dưới mặt đất? - Yêu cầu HS trả lời. - Gv kết luận và chốt lại các ý đúng. - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 3. Bài 3: Em hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ em đến bức tường để khi nói thì thu được tiếng vang? - Yêu cầu HS hoạt động nhóm 5’, sau đó trả lời. - Gv kết luận và chốt lại các ý đúng. B- Bài tập: Trả lời: Mặt nước cũng là vật phản xạ âm tốt. Chính vì thế khi ta nói chyện ở gần mặt ao hồ, âm phản xạ kết hợp với âm nghe trực tiếp làm độ to của âm được tăng lên, nên nghe rất rõ. - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: Ở độ cao 3000m, không khí bắt đầu bị loãng, âm bị phản xạ và quay trở về mặt đất. - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: Gọi l là khoảng cách từ người đến bức tường. Âm đi từ ta đến bức tường rồi lại phản xạ về ta, tức là âm đã đi được quãng đường là 2l. Thời gian giữa âm nghe trực tiếp và âm nghe phản xạ để có tiếng vang là . Ta có 2.l = 340 . = 11,3 (m). Vậy muốn có tiếng vang, ta phải đứng cách tường 11,3m. - Hs tiếp nhận thông tin. Hoạt động 4: Dặn dò + Hoàn thành nốt các bài tập còn lại, chưa làm xong ở lớp. + Xem trước bài – Chống ô nhiễm tiếng ồn. 5. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ _____________________________________________________________ Ngày soạn: . Ngày giảng: TIẾT 17 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hiểu rõ ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưỏng như thế nào đến sức khoẻ và hoạt động của con người.? Có biện pháp chống tiếng ồn? 2. Kĩ năng Khắc sâu thêm kiến thức về ô nhiễm tiếng ồn trong thực tế. 3. Thái độ Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Hệ thống bài tập, câu hỏi liên quan tới ô nhiễm tiếng ồn. 2. Học sinh III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ * Kiểm tra bài cũ: Giáo viên xen kẽ vào nội dung bài giảng. Hoạt động 2: Ôn lý thuyết - Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi: + Thế nào là ô nhiễm tiếng ồn? + Giới hạn về mức ô nhiễm tiếng ồn là bao nhiêu? + Làm thế nào để chống ô nhiễm tiếng ồn? - Tổ chức cho HS trả lời. - Gv chốt lại các kiến thức trọng tâm. A- Lý thuyết: - Học sinh nhắc lại kiến thức thông qua các câu hỏi của gv. - Hs tham gia trả lời. -> Khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt bình thường của con người. -> Độ to của âm ở mức 70dB. -> - Giảm độ to của tiếng ồn phát ra. - Ngăn cản đường truyền âm. - Phân tán âm trên đường truyền - Dùng vật liệu cách âm - Hs tiếp nhận thông tin. Hoạt động 3: Bài tập vận dụng - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 1. Bài 1: Vật liệu cách âm là những vật liệu nào? Là vật liệu phản xạ âm tốt hay phản xạ âm kém. - yêu cầu HS trả lời. - Gv kết luận và chốt lại các ý đúng nhất. - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 2. Bài 2: Tại sao khi áp vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười, nói ở phòng bên cạnh, còn không áp tai thì không nghe được? - Yêu cầu HS trả lời. - Gv kết luận và chốt lại các ý đúng. - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 3. B- Bài tập: Trả lời: Vật liệu cách âm rất đa dạng. Tuỳ vị trí, tuỳ quy cách thiết kế mà vật liệu cách âm có thể là vật liệu phản xạ âm tốt (không cho âm truyền qua), phản xạ âm kém( hấp thụ âm tốt, giữ âm lại, không cho âm truyền qua). - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: Tường phản xạ âm tốt, nó là vật liệu cách âm, không cho âm truyền qua nó, nhưng tường cũng là môi trường truyền âm tốt. Chính vì vậy, nếu áp sát tai vào tường, ta vẫn có thể nghe được âm ổ phòng bậ cạnh. -
File đính kèm:
- giao_an_phu_dao_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2019_2020_vu_xuan_h.doc