Giáo án phụ đạo môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Ôn lại kiến thức về cơ và xương. Vệ sinh hệ vận động.

2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.

3. Thái độ:

 - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.

4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh:

 - Yêu gia đình, trung thực, tự lập.

 - Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI:

 Câu hỏi nằng trong chương 2

III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ:

(Đánh giá bằng nhận xét trong bài học).

IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Phiếu học tập.

V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

docx8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án phụ đạo môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chu đề: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
TIẾT 01+02
Ngày soạn: 08 / 10 / 2019 
Lớp 8, ngày dạy: 09 / 10/ 2019
Kiểm diện:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Ôn lại kiến thức về cơ thể người.
*kt: Ôn lại các phần cơ thể, tế bào, mô.
2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.
3. Thái độ:
	- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh:
	- Yêu gia đình, trung thực, tự lập.
	- Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI:
 	Câu hỏi nằng trong chương 1
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ: 
(Đánh giá bằng nhận xét trong bài học).
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu học tập.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Mô tả hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1, (thời gian: 2-3 phút). 
Kiểm tra bài cũ. Đặt vấn đề.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị về sách vở, đồ dùng phục vụ cho môn học.
2. Đặt vấn đề:
- Đặt sách vở lên bàn.
- Theo dõi
Tiết 1:
Hoạt động 2, (thời gian: 40-42 phút).
Kiến thức cần nhớ
GV: Đưa câu hỏi:
1. Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó.
2. Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
3. Những cơ quan nào nằm trên khoang ngực?
4. Những cơ quan nào nằm trên khoang bụng?
5. Trình bày cấu tạo của tế bào?
6. Nhân tế bào có chức năng gì?
7. Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
8. Mô là gì?
9. Mô được chia thành mấy loại. Nêu chức năng của từng loại.
10. Nêu cấu tạo của nơ ron .
1. Cấu tạo cơ thể người.
1. Cơ thể người có 3 phần: đầu, thân và tay chân. Cơ thể người được bao bọc bởi da.
2. Có 2 khoang cơ thể lớn nhất là khoang ngực và khoang bụng. 2 khoang này nằm ở phần thân và ngăn cách nhau bởi cơ hoành.
3. Khoang cơ thể chứa các cơ quan nội tạng:
   + Khoang ngực chứa: tim, phổi, khí quản, thực quản.
4. Khoang bụng chứa: dạ dày, ruột, gan, túi mật, tuy, lách, thận, bóng đái, cơ quan sinh dục.
7. Mọi cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào.
Thông qua các hoạt động sống của cơ thể gồm trao đổi chất, lớn lên và phân chia, cảm ứng mà cơ thể trao đổi chất, lớn lên và sinh sản, cảm ứng.=> Vì vậy, tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
8.Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người.
9. Có 4 loại mô chính.
+ Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết chất thải
+ Mô cơ: Gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.
 - Mô cơ trơn.
 - Mô cơ vân (cơ xương).
 - Mô cơ tim.
 - Chức năng co giãn tạo nên sự vận động
+ Mô liên kết: 
có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau. Có hai loại mô liên kết:
Mô liên kết dinh dưỡng (Máu và bạch huyết)
Mô liên kết cơ học (Mô sụn và xương)
Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học.
+ Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều kiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.
10. Cấu tạo: 
- Thân nơron: Chứa nhân , xung quanh là sợi nhánh.
- Sợi trục: dài, bên ngoài bao bọc bởi baomielin, cuối sợi trục là cúc xinaps.
Tiết 2:
Hoạt động 3, (thời gian: 44 phút).
Bài tập trắc nghiệm.
GV: Đưa bài tập.
Gv: chiếu lên bảng hs cùng thảo luận.
Câu 1. Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ?
A. Bóng đái       B. Phổi C. Thận       D. Dạ dày
Câu 2. Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào ?
A. Cơ hoành B. Cơ ức đòn chũm
C. Cơ liên sườn D. Cơ nhị đầu
Câu 3. Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại ?
A. Hệ tiêu hóa B. Hệ bài tiết
C. Hệ tuần hoàn D. Hệ hô hấp
Câu 4. Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động ?
A. Hệ tuần hoàn
B. Tất cả các phương án còn lại
C. Hệ vận động
D. Hệ hô hấp
Câu 5. Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ?
A. 3 phần : đầu, thân và chân
B. 2 phần : đầu và thân
C. 3 phần : đầu, thân và các chi
D. 3 phần : đầu, cổ và thân
Câu 6. Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người ?
A. Hệ tuần hoàn B. Hệ hô hấp
C. Hệ tiêu hóa D. Hệ bài tiết
Câu 7. Trong tế bào, ti thể có vai trò gì ?
A. Thu nhận, hoàn thiện và phân phối các sản phẩm chuyển hóa vật chất đi khắp cơ thể
B. Tham gia vào hoạt động hô hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào
C. Tổng hợp prôtêin
D. Tham gia vào quá trình phân bào
Câu 8. Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ?
A. Bộ máy Gôngi
B. Lục lạp
C. Nhân
D. Trung thể
Câu 9. Trong nhân tế bào, quá trình tổng hợp ARN ribôxôm diễn ra chủ yếu ở đâu ?
A. Dịch nhân
B. Nhân con
C. Nhiễm sắc thể
D. Màng nhân
Câu 10. Trong cơ thể người, loại tế bào nào có kích thước dài nhất ?
A. Tế bào thần kinh
B. Tế bào cơ vân
C. Tế bào xương
D. Tế bào da
Câu 11. Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng ?
A. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể
B. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng
C. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau
D. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau
Câu 12. Các mô biểu bì có đặc điểm nổi bật nào sau đây ?
A. Gồm những tế bào trong suốt, có vai trò xử lý thông tin
B. Gồm các tế bào chết, hóa sừng, có vai trò chống thấm nước
C. Gồm các tế bào xếp sít nhau, có vai trò bảo vệ, hấp thụ hoặc tiết
D. Gồm các tế bào nằm rời rạc với nhau, có vai trò dinh dưỡng
Câu 13. Máu được xếp vào loại mô gì ?
A. Mô thần kinh B. Mô cơ
C. Mô liên kết D. Mô biểu bì
Câu 14. Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào sau đây ?
A. Chỉ có một nhân
B. Có vân ngang
C. Gắn với xương
D. Hình thoi, nhọn hai đầu
Câu 15. Nơron là tên gọi khác của
A. tế bào cơ vân.
B. tế bào thần kinh.
C. tế bào thần kinh đệm.
D. tế bào xương.
Câu 16. Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan ?
A. Mô cơ
B. Mô thần kinh
C. Mô biểu bì
D. Mô liên kết
Câu 17. Trong cơ thể người có mấy loại mô chính ?
A. 5 loại      B. 2 loại
C. 4 loại      D. 3 loại
Hoạt động 4. (thời gian: 3-5 phút).
Củng cố, dặn dò.
1. Củng cố: 
? Đặc điểm cơ bản để phân biệt nguời và động vật là gì?
? Để học tốt môn học em cần thực hiện theo các phương pháp nào? 
2. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài sgk / 7. 
- Đọc và soạn trước bài 2, kẻ bảng 2 sgk / 9.
- Dựa vào kiến thức trong bài để trả lời.
- Theo dõi để chuẩn bị.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chủ đề: HỆ VẬN ĐÔNG
TIẾT 03
Ngày soạn: / 10 / 2019 
Lớp 8, ngày dạy: / 10/ 2019
Kiểm diện:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Ôn lại kiến thức về cơ và xương. Vệ sinh hệ vận động.
2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.
3. Thái độ:
	- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh:
	- Yêu gia đình, trung thực, tự lập.
	- Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI:
 	Câu hỏi nằng trong chương 2
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ: 
(Đánh giá bằng nhận xét trong bài học).
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu học tập.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Mô tả hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1, (thời gian: 1-2 phút). 
Kiểm tra bài cũ. Đặt vấn đề.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị về sách vở, đồ dùng phục vụ cho môn học.
2. Đặt vấn đề:
- Đặt sách vở lên bàn.
- Theo dõi
Hoạt động 2, (thời gian: 30-32 phút).
Kiến thức cần nhớ
GV: Đưa câu hỏi:
1. Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phầm gồm những xương nào?
I. Hệ vận động.
Bộ xương người gồm 3 phần:
- Phần đầu gồm khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mật nhỏ, có xương hàm.
- Phần thân gồm cột sống có nhiều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực (bảo vệ tim phổi).
- Xương chi gồm xương tay và xương chân (có các phần tương tự nhau).
2.Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người?
2.Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa quan trọng đối với những hoạt động của con người:
- Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người.
- Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.
3. Dựa vào cấu tạo khớp dầu gối hãy mô tả một khớp động.
4. Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
5.Nêu đặc điểm của khớp bất động
3.- Khớp động là khớp cử động rất dễ dàng nhờ 2 đầu khớp có sụn đầu khớp nằm trong một bao có chứa dịch (bao hoạt dịch)
4. Khả năng hoạt động của khớp động và khớp bán động là khác nhau:
+ Khớp động là khớp cử động dễ dàng
+ Khớp bán động là khớp cử động bị hạn chế.
Sự khác nhau về khả năng cử động của 2 loại khớp trên là do cấu tạo của khớp bán động có thêm 1 đĩa sụn để hạn chế cử động của khớp
5.Đặc điểm của khớp bán động là loại khớp cố định không cử động được.
6.Thành phần hoá học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?
6.Xương được cấu tạo bằng chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ bảo đảm tính đàn hồi của xương, chất vô cơ (canxi và phôtpho) bảo đảm độ cứng rắn của xương.
7.Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở
7.Khi hầm xương bò, lợn... chất cốt giao bị phân hủy. Vì vậy, nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ (không còn cốt giao) nên bở.
8.Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào 
8.- Khi cơ co tạo một lực tác động vào vật, làm vật di chuyển, tức là sinh ra một công.
- Công của cơ được sử dụng trong các thao tác vận động trong lao động. Nếu có một lực F tác động vào vật làm vật dịch chuyển t quãng đường s theo phương của lực thì sản sinh một công là: A = Fs.
9. Nêu những biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của các biện pháp chống mỏi cơ.
9.Biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của cơ và chống mỏi cơ:
- Để năng suất lao động cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức, đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra còn có tinh thần thoái mái vui vẻ.
- Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.
- Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.
10.Trình bày những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ ở người
10.Những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ ở người:
- Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển.
- Cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay, đặc biệt cơ vận động ngón cái phát triển.
- Cơ vận động lưỡi phát triển.
- Cơ mặt phân hoá giúp người biểu hiện tình cảm.
11.Chúng ta cần làm gì để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh
11.Đề cơ thể phát triển cân đối khỏe mạnh, chúng ta phải: thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao và lao động vừa sức.
Hoạt động 3, (thời gian: 10 phút).
Củng cố
Câu 1. Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây ?
A. Số lượng xương ức
B. Hướng phát triển của lồng ngực
C. Sự phân chia các khoang thân
D. Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác ?
A. Xương cột sống hình cung
B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên
C. Bàn chân phẳng
D. Xương đùi bé
Câu 3. Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây ?
A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động
B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não
C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não
D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động
Câu 4. Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?
A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.
B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.
C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 5. Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?
A. Ngón út      B. Ngón giữa
C. Ngón cái      D. Ngón trỏ
Câu 6. Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Khi đi, đứng hay ngồi học/làm việc cần giữ đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống
B. Lao động vừa sức
C. Rèn luyện thân thể thường xuyên
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở con người ?
A. Xương lồng ngực phát triển theo hướng lưng – bụng
B. Lồi cằm xương mặt phát triển
C. Xương cột sống hình vòm
D. Cơ mông tiêu giảm
Câu 8. Cơ vận động lưỡi của con người phát triển hơn các loài thú là do chúng ta có khả năng
A. nuốt.       B. viết. C. nói.       D. nhai.
Câu 9. Ở trẻ em, tủy đỏ là nơi sản sinh
A. tiểu cầu.
B. hồng cầu.
C. bạch cầu limphô.
D. đại thực bào.
Câu 10. Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là
A. sắt.       B. canxi.
C. phôtpho.      D. magiê.
Hoạt động 4. ( thời gian: 1-2 phút ).
Dặn dò.
 Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài sgk / 7. 
- Đọc và soạn trước bài 2, kẻ bảng 2 sgk / 9.
- Dựa vào kiến thức trong bài để trả lời.
- Theo dõi để chuẩn bị.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_phu_dao_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2019_2020.docx