Giáo án Phòng chống bệnh lao
B1: GV phỏng vấn HV - mỗi câu hỏi từ 2 đến 3 HV:
Câu hỏi 1: Vi trùng lao kháng thuốc có chữa được không? ( không)
Câu hỏi 2: Khi vi trùng lao kháng thuốc lây cho người khác thì người đó như thế
nào? (không chữa được bệnh)
Câu hỏi 3: Người bị bệnh nhiễm vi trùng lao kháng thuốc kết cục sẽ ra sao? (chết)
B2: GV tổng hợp ý kiến, đánh giá từng ý kiến và đưa ra kết luận.( Trình chiếu)
Nếu chữa bệnh lao không đúng cách làm cho vi khuẩn lao trở nên kháng
thuốc sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh và cộng đồng vì:
- Vi trùng lao kháng thuốc không chữađược.
- Lây vi trùng lao kháng thuốc cho người khác.
- Cái chết đang chờ đón.
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ: PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO I. MỤC TIÊU. Học xong chuyên đề nay người học có thể: - Nêu được thế nào là bệnh lao. - Nguyên nhân gây ra bệnh lao. - Thế nào là người nhiễm lao và người mắc bệnh. - Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh lao. - Tính chất nguy hiểm của bệnh lao. - Các dấu hiệu và triệu chứng mắc bệnh lao. - Biết được phương pháp điều trị bệnh lao cho đúng cách và hậu quả của việc chữa bệnh không đúng cách. - Cách phát hiện sớm bệnh lao. - Cách phòng bệnh. - Mười điều bệnh nhân lao cần ghi nhớ. II. CHUẨN BỊ. - Projector. - Máy tính. - Bài giảng powerpoint. - Phấn bảng, giấy mực, áp phích, tài liệu phát tay. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. HOẠT ĐỘNG 1: Tầm quan trọng của bệnh lao. - Khái niệm về bệnh lao. B1. Dùng phương pháp thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi ( Thế nào là bệnh lao?) B2. BC viên nghe trả lời của học viên. B3. BC viên chốt kiến thức. - Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm, bệnh do trực khuẩn lao gây nên. Mọi người đều có thể mắc bệnh lao. Bệnh lao bao gồm lao phổi và ngoài phổi. Trong đó lao phổi là bệnh thường gặp nhất và là đường lây truyền chủ yếu. - Nguyên nhân gây bệnh. B1. Dùng PP phỏng vấn nhanh học viên. đ/c có biết nguyên nhân gây bệnh lao hay không? B2. Giảng viên sử dụng bài giảng trình chiếu để HV nắm được nguyên nhân gây bệnh. Do vi khuẩn có tên khoa học là: mycobacterium tuberculosis gây lên - Thế nào là nhiễm lao và mắc bệnh lao? Dùng PP lấy ý kiến và ghi lên bảng. B1. Giảng viên nêu vấn đề - đặt câu hỏi. - Thế nào là người bị nhiễm lao? - Thế nào là người bị mắc bệnh lao? B2. HV suy nghĩ. B3. Mời 2 HV ghi bảng. B4. Lấy ý kiến HV. B5. Giảng viên tổng hợp ý kiến. ( bài giảng trình chiếu) + Người mắc bệnh lao phổi khi ho, khạc nhổ làm bắn ra các hạt nước nhỏ li ti có mang theo vi khuẩn lao bay vào không khí và lưu chuyển đi khắp nơi. Khi người khỏe hít phải vi khuẩn lao trong không khí là bị nhiễm lao. + Nếu sức đề kháng của cơ thể tốt, các vi khuẩn lao bị khốngchế “ở trạng thái không hoạt động” nên chúng không phátđược để gây bệnh. Khi sức đề kháng người đó suy giảm(do suy dinh dưỡng, nhiễm HIV, người già yếu,người mắc bệnh tiểu đường, trẻ em dưới 5 tuổi...) là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh lao. Khi đó gọi là mắc bệnh lao. - Những yếu tố thuận lợi để bệnh lao phát triển. Giảng viên dùng phương pháp thuyết trình ( Bài giảng trình chiếu) Nhóm gười cao tuổi Trẻ em Những người cơ quan miễn dịch yếu, chẳng hạn như mắc bệnh AIDS, hoá học trị liệu, hoặc uống thuốc chống lại nôn mửa sau khi cấy cơ quan Người mắc bệnh thường xuyên liên hệ với người khác. Sống chung trong môi trường đông đúc, vệ sinh ăn ở kém. Chế độ ăn uống hằng ngày không đủ thành phần dinh dưỡng. Nhiễm bệnh HIV. Cơ thể suy nhược. HOẠT ĐỘNG 2: Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao. Dùng phương pháp lấy ý kiến tại chỗ và giảng viên ghi bảng.(khoảng 4 HV) B1. Giảng viên nêu vấn đề và - đặt câu hỏi? Những biểu hiện của bệnh lao là gì? Làm thế nào để nhận biết có bị lao hay không. B2. HV suy nghĩ. B3. Mời 2 HV ghi bảng. B4. Lấy ý kiến HV. B5. Giảng viên tổng hợp ý kiến. ( bài giảng trình chiếu) Triệu chứng của lao phổi. Ho và sốt nhẹ. Mệt mỏi. Giảm cân. Ho ra máu. Sốt và đổ mồ hôi đêm. Ho đờm dãi. Đau ngực. Đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ban đêm. Thở khò khè. Triệu chứng của lao ngoài phổi. Lao màng não: Sốt cao đột ngột, đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn. Lao hạch ngoại vi: Hạch cổ dọc theo cơ ức đòn chủm, hạch sưng to, chắc, ấn không đau. Lao màng phổi: Đau ngực, sốt khó thở nhẹ sau tăng dần, khám phổi có hội chứng 3 giảm hoặc 3 mất. Lao kê: Bệnh nhân có triệu chứng ho khan, khó thở tăng dần, có các dấu hiệu cùng lúc lao nhiều cơ quan khác. HOẠT ĐỘNG 3: Tác hại của bệnh lao. Giảng viên dùng PP thuyết trình để nói lên tầm quan trọng của bệnh lao. Bệnh lao rất nguy hiểm, nhưng nguy hiểm hơn cả là những biến chứng do nó gây ra và đặc biệt là bệnh lao kháng thuốc. Biến chứng thường gặp của lao phổi là ho ra máu và tràn khí màng phổi. HOẠT ĐỘNG 4: Nếu chữa bệnh lao không đúng cách thì hậu quả sẽ ra sao? Dùng PP phỏng vấn học viên. B1: GV phỏng vấn HV - mỗi câu hỏi từ 2 đến 3 HV: Câu hỏi 1: Vi trùng lao kháng thuốc có chữa được không? ( không) Câu hỏi 2: Khi vi trùng lao kháng thuốc lây cho người khác thì người đó như thế nào? (không chữa được bệnh) Câu hỏi 3: Người bị bệnh nhiễm vi trùng lao kháng thuốc kết cục sẽ ra sao? (chết) B2: GV tổng hợp ý kiến, đánh giá từng ý kiến và đưa ra kết luận.( Trình chiếu) Nếu chữa bệnh lao không đúng cách làm cho vi khuẩn lao trở nên kháng thuốc sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh và cộng đồng vì: - Vi trùng lao kháng thuốc không chữađược. - Lây vi trùng lao kháng thuốc cho người khác. - Cái chết đang chờ đón. HOẠT ĐỘNG 5: Làm thế nào để phát hiện bệnh lao và điều trị bệnh lao như thế nào? GV dùng PP thuyết trình ( trình chiếu). * Khâu chuẩn bị thuyết trình: - Bao quát lớp học. - Kết hợp giảng giải cùng tranh ảnh minh họa. - Ngôn ngữ trình bày phải chính xác, rõ ràng ngắn gọn, dễ hiểu và phải sử dụng ngữ điệu hợp lý. - Thời gian không quá 15 phút. Khi thực hiện thuyết trình phải chú ý đến giọng nói, cử chỉ, và ánh mắt tới người học. Chú ý tới khoảng cách đứng của GV và HV. - Sau khi thuyết trình nên kiểm tra lại học viên bằng PP phỏng vấn nhanh: Câu hỏi: + Làm thế nào để phát hiện bệnh lao? + Thuốc điều trị bệnh lao có phải mua không? + Trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ 3 nguyên tắc: đó là những nguyên tắc nào? HOẠT ĐỘNG 6: Phòng bệnh lao như thế nào? GV dùng PP quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. 1. Tranh số 1 cho thấy người mắc bệnh lao cần làm gì? Đeo khẩu trang thường xuyên để vi khuẩn lao không phát tán vào không khí. 2. Tranh số 2 cho thấy người mắc bệnh lao cần làm gì? Che miệng mũi bằng cánh tay ( hoặc khăn, giấy mềm) khi ho hoặc hắt xì hơi. 3. Tranh số 3 cho thấy người mắc bệnh lao cần làm gì? Khạc nhổ đờm vào khăn giấy hoặc cốc giấy rồi cho vào sọt rác hoặc đốt đi. 4. Tranh số 4 cho thấy mọi cần làm gì? Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để giữ bàn tay luôn sạch sẽ. 5. Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả mọi người trong cộng đồng chúng ta cần làm gì? - Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả, ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa các bệnh lao cấp tính. - Mọi người khi ho kéo dài hơn 2 tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện bệnh lao. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 2 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày. Đặc biệt khi bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh Nhà cửa cần thoáng mát, sạch sẽ. Đối với những người bị tiểu đường, suy dinh dưỡng, người có HIV... rất dễ bị bệnh lao, do đó phải thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm bệnh lao. Cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh tật. Cộng đồng cần có quan niệm đúng về bệnh lao, không nên mặc cảm hoặc kỳ thị người mắc bệnh lao để chương trình phòng chống lao ngày càng hiệu quả. HOẠT ĐỘNG 7: Tổng kết bài: - Giảng viên nhắc lại việc phòng bệnh lao trong cộng đồng và 10 điều bệnh nhân lao cần ghi nhớ. - đề nghị HV sau lớp học đã hiểu rõ về bệnh lao, cách phòng và điều trị cần tuyên truyền sâu rộng tới những người xung quanh và cộng đồng để đẩy lùi bệnh lao trong cộng đồng dân cư.
File đính kèm:
- Bai soan chuyen de phong chong benh lao.doc