Giáo án Phát triển thẩm mĩ - Công trình xây dựng và những người thợ

- Cô gợi ý với trẻ về mục đích của buổi quan sát

- Hôm nay cô cho lớp mình quan sát quả cam

- Chúng mình hãy quan sát quả cam và đưa ra nhận xét của mình.

- Cô gợi ý:

- Quả lê gồm những phần nào?

- Lá Quả như thế nào?

- Quả cam có dạng gì?

- Sờ vỏ quả cam thấy như thế nào?

- Ăn quả cam thấy như thế nào?

- Trong quả có chứa nhiều chất gì?

- Cô chốt lại và giáo dục dinh dương cho trẻ.

=>Giáo dinh dưỡng hoa quả Trước khi ăn chúng mình phải nhớ rửa tay thật sạch sẽ vì nếu dùng tay bẩn để ăn sẽ rất mất vệ sinh đấy.

-Ngoài quả cam ra chúng mình còn biết quả gì ?

- Muốn có nhiều quả để ăn chúng mình phải lam gì ?

 

doc40 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Phát triển thẩm mĩ - Công trình xây dựng và những người thợ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả Trước khi ăn chúng mình phải nhớ rửa tay thật sạch sẽ vì nếu dùng tay bẩn để ăn sẽ rất mất vệ sinh đấy.
-Ngoài quả cam ra chúng mình còn biết quả gì ?
- Muốn có nhiều quả để ăn chúng mình phải lam gì ?
2. Hoạt động 2: Trò chơi : Cửa hàng hoa 
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 4 - 5 lần 
(Cô quan sát bao quát động viên ,khuyến khích trẻ )
3. Chơi tự do. Cho trẻ chơi với những đồ chơi 
Hoạt động của trẻ
- Cho trẻ nhận xét.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ chơi 3 – 4 lần
- Qủa lê ,qủa đu đủ,quả chuối ....
- Bảo vệ cây và chăm sóc cây
- Trẻ chơi tự do
HOẠT ĐỘNG HỌC
( Tạo hình )
Bài: " Nặn sản phẩm nghề nông " ( ĐT )
I. Mục tiêu:
+ Kiến thức: 
 - Trẻ biết được đặc điểm của 1 số loại quả như; Tròn, dài..., màu sắc của quả. - Trẻ biết cách nặn và tạo được 1 số loại quả, biết đặt tên cho sản phẩm.
 - Trẻ biết đọc bài thơ " Bác nông dân ".
+ Kỹ năng: 
 - Trẻ biết sử dụng kỹ năng lăn tròn, lăn dọc..., gắn đính cuống để tạo thành sản phẩm.
+ Thái độ:
 - Trẻ biết yêu quý và giữ gìn các sản phẩm của nghề nông, yêu quý bác nông dân.
II. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô: 
 - Mô hình vườn cây, rau quả...
 - Một số loại quả thật; Cà chua, cà rốt, quả cam...
 - Mẫu nặn của cô về một số đồ chơi như trên.
 - Đĩa đựng sản phẩm, đất nặn.
+ Đồ dùng của trẻ:
 - Đất nặn, bảng con, dao cắt, khăn lau tay.
 - Bàn ghế cho trẻ ngồi, bàn trưng bày sản phẩm.
+ Địa điểm: 
 - Trẻ ngồi theo nhóm trong lớp học.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú:
 - Cô dẫn trẻ đến mô hình, đọc bài thơ " Bác nông dân " và cùng trẻ trò chuyện về mô hình vườn cây.
 ? Trong vườn có những loại cây ăn quả gì.
 ? Những loại quả này có hình dáng như thế nào.
 ? Cô đố các con từ đâu mà có những trái cây ngon ngọt này.
 ? Những trái cây này là sản phẩm do ai làm ra.
 - Cô nói " Các con ạ! Đây là những trái cây các bác nông dân đã làm ra, những loại quả này có chưa rất nhiều vitamin và muối khoáng giúp cho cơ thể lớn nhanh và khỏe mạnh, thông minh. Vì vậy, hàng ngày các con phải ăn nhiều và đủ các loại quả, phải biết ơn và kính trọng các bác nông dân nhé ".
 - Hôm nay, các con sẽ nặn sản phẩm của bác nông dân nhé.
2. Quan sát mẫu và thảo luận cách nặn:
* Quan sát vật mẫu: 
 - Cô nói; " Các bác nông dân đã hái tặng lớp mình rất nhiều quả ".( Cô đưa cho trẻ xem một số loại quả cô đã chuẩn bị ) và hỏi trẻ;
 ? Đây là quả gì.
 ? Quả có màu gì.
 ? Hình dáng như thế nào.
 => Cô giới thiệu cách nặn: " Đế nặn được những đồ chơi này, trước hết các con phải bóp đất cho mềm, sau đó chia đât thành nhiều phần vừa phải rồi nặn. Khi nặn quả cam các con dùng đất màu vàng xoay tròn và dính cuống vào cho quả... Đê nặn được củ cà rốt, các con dùng đất màu đỏ, sau đó xoay tròn ròi vuốt nhọn 1 đầu, gắn cuống vào...".
 - Bây giờ, các con hãy suy nghĩ xem mình sẽ nặn những sản phẩm gì và nặn như thế nào nhé !.
* Thảo luận cách nặn:
 - Cô hỏi trẻ;
 ? Con thích nặn sản phẩm gì.
 ? Con nặn sản phẩm đó như thế nào.
 - Ngoài những sản phẩm trên, con có thể nặn rất những sản phẩm nào nữa.
3. Trẻ thực hiện:
 - Cô cho trẻ ngồi vào bàn thực hiện.
 - Trong khi trẻ thực hiện, cô quan sát, gợi ý và hướng dẫn giúp cho trẻ cách tạo dáng từng loại sản phẩm theo ý tưởng của trẻ.
 - Cô khuyến khích trẻ sáng tạo khi nặn.
 - Cô nhắc trẻ lau tay sau khi thực hiện xong.
4. Trưng bày nhận xét sản phẩm:
 - Cô giáo; " Các con đã nặn được rất nhiều sản phẩm của nghề nông, bây giờ bạn nào đã nặn xong mang trưng bày lên bàn cho các bạn cùng xem nào ".
 - Trẻ trưng bày sản phẩm lên bàn.
 - Cô hướng trẻ quan sát các sản phẩm và mời 5 - 7 trẻ giới thiệu bài của mình.
 - Cô gọi 1 số trẻ nhận xét sản phẩm mà trẻ thích nhất.
 ? Con thích nhất sản phẩm của bạn nào.
 ? Vì sao con thích.
 ? Con có nhận xét gì về cách nặn của bạn.
 - Sau khi trẻ nhận xét xong, cô nhận xét lại số sản phẩm đẹp, động viên khen trẻ kịp thời, bổ xung những bài trẻ nặn chưa đạt.
 - Nghề nông làm ra rất nhiều sản phẩm cho mọi người, các con có yêu quý bác nông dân không ?.
 ? Yêu quý bác nông dân các con phải làm gì.
 - Cô giáo dục trẻ yêu quý các bác nông dân, bảo vệ các sản phẩm của của bác nông dân làm ra giữ gìn sản phẩm của mình.
4. Kết thúc:
 - Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi.
- Trẻ đọc thơ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trưng bày sản phẩm.
- Trẻ tự giói thiệu.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ ra chơi.
Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
 Ném trúng đích thẳng đứng
TC: Nhảy tiếp sức.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Phát triển thể lực toàn diện cho trẻ, nhất là cơ tay, chân.
- Dạy trẻ biết xác định phương hướng và rèn sự khéo léo chính xác khi thực hiện vận động ném.
-Trẻ biết chơi trò chơi và chơi đúng luật.
- Giáo dục chăm chỉ luyện tập thể dục để có sức khỏe tốt.
II. Chuẩn bị:
- 12 túi cát. 2 đích đứng cao 1m, xa 1,2m. Đường kính vòng tròn đích 0,4m.
- Sân tập sạch sẽ. Cô và trẻ gọn gàng.
- 10 vòng TD, 4 lá cờ khác màu, 2 ghế học sinh, 
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Cô cho trẻ khởi động theo đội hình vòng tròn. Đi chạy các kiểu xen kẽ đi thường.
- Điểm số, tách hàng.
- Trẻ khởi động theo hiệu lệnh của cô
2. Hoạt động 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- 3 hàng ngang dãn cách
- Động tác tay: Tay đưa ra trước gập trước ngực.
- Động tác chân: Bước khuỵu một chân ra trước.
- 3 lần x 8 nhip
- 2 lần x 8 nhịp
- Động tác bụng- lườn: Đứng nghiêng người sang 2 bên.
- Động tác bật nhảy: Bật tách khép chân.
- 2 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
b. Vận động cơ bản:
*Ném trúng đích thẳng đứng.
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện, cách nhau 3m. 
- Cô làm mẫu: 2 lần
+ Lần 1: Làm mẫu trọn vẹn
+ Lần 2: Làm mẫu kết hợp phân tích động tác: 
TTCB: Đứng chân trước chân sau trước vạch chuẩn, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau.
Thực hiện: Khi co hiệu lệnh "Hai, ba" thì gập khuỷu tay đưa túi cát cao ngang tầm mắt, nhằm đích và ném vào đích.
- Trẻ quan sát và lắng nghe cô phân tích động tác.
- Trẻ thực hiện: Sơ đồ. Mỗi trẻ lên ném 3 túi cát
- Trẻ thực hiện 2 lần. Lần 2 dưới hình thức thi đua 
- Lần lượt 2 trẻ lên thực hiện theo sơ đồ. 
- Khi trẻ thực hiện cô bao quát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên bài vận động cơ bản?
* Trò chơi: Nhảy tiếp sức
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2lần.
- Động viên và khuyến khích trẻ chơi.
- Khen và tuyên dương trẻ kịp thời.
- Trẻ chơi trò chơi theo yêu cầu của cô.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng sân
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng
Quan sát: Rau ngót
Trò chơi: Sói và dê
Chơi tự do
 I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm của cây rau ngót ích lợi của rau.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây. 
II. Chuẩn bị.
- Vườn rau ngót
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Quan sát: Rau ngót
- Cô cho trẻ đi từ lớp ra sân đến bên vườn rau, Cô hỏi trẻ 
- Cô đố các con đây là rau gì?
- Các con có nhận xét gì về rau ngót? 
- Cây rau ngót gồm có những phần nào?
- Thân cây như thế nào?
- Ai có nhận xét gì về lá cây?
- Rau ngót trồng để làm gì?
- Rau ngót náu món ăn gì?
- Các con đã được ăn canh rau ngót chưa?
- Cô cho trẻ kể tên một số loại rau khác nữa ngoài rau trong vườn 
* Cô giáo dục trẻ chăm sóc rau , không phá dẵm nát rau, không nhổ nghịch ăn rau cho ta nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể phát triển chính vỡ vậy cần ăn rau nhiều trong các bữa ăn hàng ngày …
2. Trò chơi : Sói và dê
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi 
- Cho trẻ chơi 4-5 lần 
(Cô quan sát bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi, chú ý sửa sai cho trẻ )
- Hỏi lại tên trò chơi
3. Chơi tự do :
- Chơi với bóng, phấn
(Cô quan sát bao quát trẻ )
- Rau ngót
- Cho cả lớp nhận xét
- Gốc thân lá
- Thân nhỏ màu xanh 
- Là tròn màu xanh
- Trẻ kể
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Chơi 4-5 lần 
- Trẻ chơi tự do
Ngày soạn: 23 / 11 / 2013
Ngày dạy: Thứ 4 / 27 / 11 / 2013.
HOẠT ĐỘNG HỌC
( Khám phá khoa học )
Bài: " Bác nông dân "
I. Mục tiêu:
+ Kiến thức:
 - Trẻ biết công việc của bác nông dân là làm việc trên cánh đồng để làm ra hạt gạo và sản phẩm hoa màu..
 - Trẻ biết được ích lợi của hạt gạo đới với đời sống con người.
 - Trẻ biết đọc bài thơ " Hạt gạo làng ta ".
 - Biết hát bài " Lớn lên cháu lái máy cày ".
+ Kỹ năng: 
 - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
 - Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, tư duy cho trẻ.
 - Phát triển tính nhanh nhẹn, khéo léo trông qua các trò chơi.
+ Thái độ: 
 - Giáo dục trẻ biết ơn và quý trọng bác nông dân và trân trọng những sản phẩm 
lao động của người nông dân.
 - Trẻ ăn cơm hết xuất, không làm rơi vãi thức ăn.
II. Chuẩn bị: 
+ Đồ dùng của cô:
 - Máy vi tính, máy chiếu các hình ảnh bác nông dân đang làm việc.
+ Đồ dùng của trẻ: 
 - 2 rổ nhỏ đựng tranh lô tô dụng cụ và sản phẩm của nghề nông như; Cái liềm, cái cuốc, cái gàu tát nước, cái bừa, cái cày, cái cào...thóc ngô, rau....
 - Các thẻ số để trong rổ để trẻ chọn chơi trò chơi.
+ Địa điểm: 
 - Trẻ ngồi chiếu trong lớp học.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú, giới thiệu bài:
 - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Gieo hạt ".
 - Cô đàm thoại cùng trẻ;
 ? Các con vừa gieo được những hạt gì.
 ? Các con có biết ai đã trồng cây ăn quả cho chúng mình ăn hàng ngày không.
 ? Thế các bác nông dân làm nghề gì.
 - Cô giáo: " Đúng rồi, nghề nông cũng là 1 nghề trong xã hội đấy, các bác nông dân không chỉ trồng cây mà còn làm nhiều công việc khác nữa. Các bác nông dân làm rất nhiều công việc như chăn nuôi, trồng trọt...tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Nhưng trong đó chủ yếu là công việc trồng lúa, giờ học hôm nay, chúng mình cùng tìm hiểu về nghề trồng lúa của bác nông dân nhé !".
2. Tìm hiểu về công việc của bác nông dân:
 - Cô bật máy chiếu hình ảnh bác nông dân đang làm việc trên nền nhạc bài " Em đi đưa cơm cho mẹ đi cầy " cho trẻ xem và hỏi trẻ;
 ? Các con vừa xem những hình ảnh gì về bác nông dân.
 - Cô lần lượt bật máy chiếu các hình ảnh lên cho trẻ xem lại và kết hợp đàm thoại cùng trẻ;
+ Hình ảnh 1: Bác nông dân đang làm đất.
 - Cô hỏi trẻ:
 ? Các con hãy nhìn xem, muốn gieo cấy được công việc đầu tiên của bác nông dân là làm gì.
 ? Muốn làm được đất, bác nông dân cần những dụng cụ gì.
 ? Trong hình ảnh, các con thấy con vật gì đã giúp bác nông dân làm việc.
 => Đúng rồi, con trâu đã giúp bác nông dân làm rất nhiều công việc nặng nhọc như cày, bừa, làm tơi đất để cấy trồng hoa màu và lúa đấy, vì cậy có câu ca dao đã nói;
" Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ, trâu cầy với ta
Cấy cầy vốn việc nông gia
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công "
 - Cô chốt lại; " Công việc đầu tiên của bác nông dân là làm cho đất tơi, xốp để gieo cấy, muốn làm đất được, bác nông dân cần phải có những dụng cụ là cái cuốc, cái cày, cái bừa và con trâu...Các con ạ! Ngày xưa bác nông dân rất vất vả và phải dùng sức người và sức kéo của gia súc như; Trâu, bò. Để làm ra nhiều lúa, ngô, khoai, rau màu cho các con và mọi người dùng hàng ngày. Nhưng ngày nay, do nền công nghệ hiện đại đã có nhiều máy móc như; Máy cày, máy gặt lúa...giúp các bác nông dân làm ra rất nhiều sản phẩm nông nghiệp ".
 => Cô cho trẻ hát bài " Lớn lên cháu lái máy cày ".
+ Hình ảnh 2: Bác nông dân đang gieo lúa.
 - Cô hỏi trẻ: 
 ? Các con thử đoán xem, sau khi làm đất xong, bác nông dân phải làm công việc gì tiếp theo.
 - Cô bật hình ảnh bác nông dân đang gieo lúa và hỏi trẻ;
 ? Trên hình ảnh, bác nông dân đang làm gì.
 - Cô giải thích; " Sau khi làm đất xong, bác nông dân sẽ gieo lúa, khi gieo lúa bác nông dân phải rải đều ra ruộng để lúa lên đều và đẹp. Nhưng để gieo được lúa, các bác phải lựa chọn những hạt thóc giống mẩy và đều hạt, bác mang ngâm, khi hạt thóc nẩy mầm, bác gieo hạt xuống đất thành cây lúa đấy ".
+ Hình ảnh 3: Bác nông dân đang tát nước.
 - Cô hỏi trẻ:
 ? Các con cùng suy nghĩ xem, khi lúa đã cấy xong, nhưng nếu không được chăm sóc thì lúa sẽ làm sao.
 - Cô bật hình ảnh lên cho trẻ xem bác nông dân đang tát nước và hỏi;
 ? Bác nông dân đang làm gì.
 ? Tại sao bác nông dân phải tát nước.
 ? Khi tát nước, bác cần dụng cụ gì.
 - Cô giải thích: " Cây lúa là 1 loại cây cần nhiều nước. Do vậy, phải dùng gầu sòng hoặc gầu dây để tát nước. Ngày nay hiện đại hơn, người nông dân dùng máy bơm nước vào ruộng. Ngoài việc tát nước, bác nông dân còn phải nhổ cỏ, phun thuốc trừ sâu cho lúa. Nhờ sự chăm sóc của bác nông dân, cây lúa lớn nhanh và cho bông lúa nặng hạt ". 
+ Hình ảnh 4: Bác nông dân đang gặt lúa.
 - Cô cho trẻ xem tranh cánh đồng lúa và hỏi trẻ;
 ? Khi lúa chín có màu gì.
 - Cho trẻ xem hình ảnh các bác nông dân đang gặt lúa và hỏi trẻ;
 ? Bác nông dân đang làm gì.
 ? Khi gặt lúa, bác nông dân cần dụng cụ gì.
 - Cô giải thích: " Khi lúa chín có màu vàng, khi gặt lúa bác nông dân dùng dụng cụ là cái liềm xong, sau khi gặt lúa xong, bác nông dân bó thành từng bó gánh lên xe chở về nhà để tuốt, tuốt xong bác nông dân phơi thóc, khi thóc đã được phơi khô, cần phải mang đi xay, xát thì mới ra được hạt gạo đấy ".
 - Cô cùng trẻ đọc bài thơ " Hạt gạo làng ta ".
3. Mở rộng:
 - Cô hỏi trẻ: 
 ? Ngoài việc trồng lúa, bác nông dân còn làm những gì nữa.
 - Cô nói; " Các con ạ! Trồng lúa là công việc đặc trưng của nghề nông, một nghề làm ra nhiều sản phẩm nuôi sống con người. Ngoài trồng lúa, bác nông dân còn làm ra nhiều sản phẩm khác nữa như; Trồng rau, trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn gà, trâu bò... "
 ? Các con thấy bác nông dân làm việc như thế nào.
 ? Các con có yêu quý bác nông dân không.
 ? Chúng mình cần phải làm gì để tỏ lòng biết ơn và kính trọng bác nông dân.
 => Giáo dục; Cô giáo dục trẻ biết ơn và kính trọng các bác nông dân, trân trọng những sản phẩm mà người lao động đã làm ra. Thể hiện bằng những hành động hàng ngày, khi ăn cơm phải ăn hết xuất, không làm rơi vãi cơm, không bỏ thừa cơm..."
4. Trò chơi luyện tập:
* Trò chơi: " Chọn dụng cụ nghề nông "
 - Cô nói; " Các con đã biết được công việc trồng lúa của các bác nông dân, biết được những dụng cụ và sản phẩm của nghề nông. Bây giờ chúng mình có muốn giúp các bác nông dân chọn những dụng cụ và sản phẩm mà các bác nông dân đã làm ra không ".
 - Cô giới thiệu tên trò chơi.
+ Cách chơi: 
 - Chia trẻ thành 2 đội, lần lượt từng bạn của mỗi đội bật qua vạch kẻ lên chọn đúng tranh lô tô dụng cụ và sản phẩm của nghề nông gắn lên bảng.
+ Luật chơi: 
 - Đội nào chọn đúng, nhanh và nhiều trong cùng 1 thời gian là thắng cuộc.
+ Tổ chức: 
 - Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần, sau mỗi lần chơi, cô kiểm tra từng đội bằng cách đếm số dụng cụ, sản phẩm và gắn số tương ứng. 
5. Kết thúc:
 - Cô nhận xét quá trình chơi của trẻ và cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi.
- Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Con trâu.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát.
- Đang gieo lúa.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát.
- Đang tát nước.
- Trẻ trả lời.
- Cái gầu.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Màu vàng.
- Đang gặt lúa.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc thơ.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ ra chơi.
Chủ đề nhánh 3: Nghề sản xuất
Thứ 2 ngày 02 tháng 12 năm 2013
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
THỂ DỤC: Bật sâu
Trò chơi: Chuyền bóng
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết cách bật sâu 25 - 30 cm đúng kỹ thuật. 80 % trẻ thực hiện được bài tập.
- Biết chơi trò chơi và hứng thú chơi trò chơi
- Phát triển thể lực cho trẻ, rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo, tự tin ở trẻ
- Giáo dục cho trẻ có ý thức luyện tập thể dục.
II.Chuẩn bị:
- Sân tập rộng thoáng, sạch.
- Bóng
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, thoải mái.
III.Tổ chức thực hiện
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Trò truyện vào bài
- Cô trẻ hát bài ‘ Lớn lên cháu lái máy cày” và trò chuyện về một số nghề
- Để khỏ mạnh như các bác nông dân chúng mình ngoài ăn uống ra còn phải tập thể dục nữa đấy.
Bây giờ cô cháu mình cùng tập thể dục nhé.
2. Hoạt động 2: Khởi động
- Cho trẻ đi chạy theo vòng tròn làm đoàn tàu kết hợp với các kiểu đi: đi thường đi bằng gót chân đi thường đi bằng mũi chân đi thường chạy chậm chạy nhanh đi thường sau đó chuyển đội hình làm 2 hàng ngang điểm số 1 – 2 tách làm 4 hàng để tập bài tập phát triển chung.
3. Hoạt động 3: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung: 
- Tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao
- Chân: Ngồi khuỵu gối
- Bụng: Đứng cúi người về phía trước
- Bật: Bật tại chỗ
b. Vận động cơ bản: Bật sâu
+ Giới thiệu bài: Bài tập thể dục hôm nay cô cháu mình sẽ tập bài: Bật sâu
+ Đội hình: 2 hàng ngang đối diện. Cách nhau 3 mét 
- Cô tập mẫu: Lần 1 Cô tập hoàn chỉnh không phân tích
 Lần 2: Cô vừa tập vừa phân tích
TTCB: Cô đứng tự nhiên trên ghế hai chân khép, hai tay đưa thẳng ra trước, lòng bàn tay sấp
TH: Khi có hiệu lệnh 2 - 3 cô đánh mạnh tay ra sau đồng thời nhún sâu lấy đà gối hơi khụy bật xuống sàn chạm đất bằng ½ bàn chân trước, tay đưa ra trước giữ thăng bằng đứng tự nhiên sau đó về cuối hàng
- Cô giáo dục trẻ khi lên tập không chen lấn xô đẩy nhau
+ Trẻ thực hiện:
 Cô lần lượt cho 2 trẻ lên thực hiện, lần lượt cho đến hết số trẻ
 (mỗi trẻ thực hiện từ 2 đến 3 lần)
Cô bao quát động viên khuyến khích, sửa sai cho trẻ.
- Cô và lớp mình vừa tập bài tập gì?
c. Trò chơi vận động: Chuyền bóng.
- Hôm nay cô sẽ cho chúng mình chơi trò chơi 
“Chuyền bóng” nhé
- Trẻ nói luật chơi, cách chơi 
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần
(Khi trẻ chơi, cô quan sát bao quát động viên, khuyến khích trẻ chơi )
- Cô vừa cho lớp mình chơi trò chơi gì?
4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng rồi ra chơi
- Trẻ trả lời
- Tập thể dục
- Đi chạy theo yêu cầu của cô
- 2 lần 8 nhịp
- 2 lần 8 nhịp
- 2 lần 8 nhịp
- 3 lần 8 nhịp
- Chú ý quan sát tập mẫu
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi
- Chuyền bóng
- Trẻ hồi tĩnh rồi ra chơi 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
 Vẽ hoa tặng cô ( Đề tài)
 I Mục đích yêu cầu
 1 Kiến thức
 	 - Trẻ biết dùng các nét cong và nét thẳng để vẽ các bông hoa.
	 - Biết sử dụng màu sắc để tô màu.
 2 Kỹ năng 
- Rèn luyện sự khéo léo trên đôi bàn tay trẻ
 - Rèn kỹ năng bố cục cân đối cho trẻ
 3 Thái độ
- Yêu quý, kính trọng cô giáo
II CHUẨN BỊ
 - Tranh mẫu của cô: 3 tranh
+ Tranh 1: Hoa cúc
 + Tranh 2: Hoa đồng tiền
 + Tranh 3: Hoa chuông, hoa hồng, hoa sen
- Bút sáp, giấy đủ cho cô và trẻ.
- Cô và trẻ gọn gàng thoải mái.
III / Tổ chức hoạt động
 HĐ Của cô
*HĐ1: Trò chuyện 
- Cho trẻ hát bài hát: Bàn tay cô giáo
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về ai? Cô giáo hằng ngày làm những công việc gì?
- Các con có biết ngày 20-11 là ngày gì không?
- Ngày 20-11 là ngày tết của các thầy cô giáo đấy.
- Các con sẽ thể hiện lòng biết ơn của mình với các thầy cô như thế nào?
*HĐ2: Quan sát, đàm thoại
* Quan sát tranh hoa cúc
- Nhìn xem, nhìn xem
- Cô có bức tranh vẽ hoa gì đây?
- Ai có nhận xét gì về bức tranh hoa cúc này?
- Nhị hoa có dạng hình gì?
- Cánh hoa như thế nào? Màu gì?
- Lá và cành hoa như thế nào?
- Để bức tranh đẹp hơn vẽ thêm chi tiết gì nữa?
-> Bức tranh vẽ hoa cúc gồm có cánh hoa thì dài và cô tô màu vàng, nhị hoa có dạng hình tròn, lá và cành hoa cô tô màu xanh.
* Quan sát tranh hoa đồng tiền
- Cô đọc câu đố về hoa đồng tiền
 Tên mua được nhiều thứ
 Mà lại là hoa, là hoa gì? 
- Bức tranh vẽ gì nh

File đính kèm:

  • docgiao an lop lon 20142015.doc
Giáo án liên quan