Giáo án Phát triển nhận thức Lớp lá - Chủ điểm: Nghề nghiệp
1,Kiến thức
-Trẻ nhận biết phân biệt sự giống nhau và khác nhau về chiều rộng của 3 đối tượng.
- Trẻ làm quen với việc sử dụng đúng các từ toán học: rộng nhất, rộng hơn, hẹp
hơn và hẹp nhất.
2,Kĩ Năng
- Trẻ biết thực hiện kỹ năng xếp chồng để so sánh chiều rộng của 3 đối tượng.
- Luyện kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp.
3, Thái độ
- Trẻ tích cực tham gia luyện tập và tập trung chú ý làm theo yêu cầu của cơ.
- Giáo dục trẻ có tinh thần tập thể, và biết cùng nhau chia sẻ trong trò chơi.
để trang trí tranh.- Mô hình ngôi nhà ở nông thôn. III. PHƯƠNG PHÁP -Thực hành IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN : 1, Mở đầu hoạt động Cho trẻ hát và vận động bài bác đưa thư vui tính -Trò chuyện về chủ đề 2 hoạt động trọng tâm *Ôn so sanh chiều rộng của 2 đối tượngCô trò truyện với trẻ về nghề nghiệp của Bác Hai Lúa.(nghề nông, kinh doanh, chứng khoán, du lịch sinh thái)- Sáng nay Bác gửi qua bưu điện cho lớp mình và lớp mình 2 lá thư nhưng có dặn lá thư nào có bề ngang rộng hơn là của lớp mình. Làm cách nào để biết đâu là lá thư nào rộng hơn? Cơ tạo tình huống đặt chồng bao thư lên nhưng chưa chính xác. + Cô đặt như vậy đã đúng chưa?Mời 1 trẻ lên đặt lại và so sánh chiều rộng 2 lá thư ( Lá thư màu vàng rộng hơn lá thư màu xanh, lá thư màu xanh hẹp hơn lá thư màu vàng.) *Dạy trẻ so sánh chiều rộng của 3 đối tượngCô đọc thư: Các cháu lớp lá thương của Bác!“Bác trúng vụ lúa nên muốn mua 1 ngôi nhà ở Thành phố, bác có đọc báo, thất có 3 ngôi nhà cần bán, Bác thì muốn mua ngôi nhà rộng nhất, các cháu giúp Bác chọn ngôi nhà rộng nhất nhé, hình ảnh 3 ngôi nhà Bác gởi về máy vi tính của lớp các cháu rồi. Bác cám ơn các cháu.”- Bây giờ chúng ta hãy chọn nhà giúp bác nhé, đố các con nhà là sản phẩm của nghề gì? - Các con đếm xem có bao nhiêu ngôi nhà ? (3 ngôi nhà)- Con nhìn xem những ngôi nhà này như thế nào với nhau? (không bằng nhau)- Để tìm ra chiều rộng của những ngôi nhà này con có thể xếp chồng lên nhau. Cô làm thao tác xếp chồng những ngôi nhà,vừa làm vừa giải thích cách xếp chồng:Cô xếp trùng nhau một phía sau đó kiểm tra phía còn lại.- Ngôi nhà màu vàng như thế nào so với ngôi nhà màu đỏ và màu xanh ? - Ngôi nhà màu vàng rộng nhất.(trẻ lập lại cùng với cô) - Ngôi nhà màu xanh như thế nào so với ngôi nhà màu đỏ và màu vàng? - Ngôi nhà màu xanh hẹp nhất. - Ngôi nhà màu đỏ như thế nào so với ngôi nhà màu vàng và màu xanh? - Rộng hơn ngôi nhà màu xanh và hẹp hơn ngôi nhà màu vàng.Cho trẻ đọc nhấn mạnh các từ “hẹp nhất, rộng hơn, rộng nhất và rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất”.Vùa nói vừ diễn tả bằng tay.- Cô hệ thống lại: Ngôi nhà màu vàng rộng nhấtNgôi nhà màu đỏ hẹp hơnNgôi nhà màu xanh hẹp nhất. + Chúng ta sẽ chọn ngôi nhà nào cho Bác Hai? - Nghề thợ xây - 3 ngôi nhà.- Không bằng nhau - Ngôi nhà màu vàng rộng hơn ngôi nhà màu đỏ và cả ngôi nhà màu xanh.- Ngôi nhà màu xanh hẹp hơn ngôi nhà màu đỏ và ngôi nhà màu vàng. . - Ngôi nhà màu vàng - Bây giờ chúng ta cùng đi xem nhà nhé. Hát: Chú công nhân xây nhà ….- Con thấy ngôi nhà này như thế nào? Có những gì? - Có bao nhiêu cửa ra vào và bao nhiêu cửa sổ? Cho trẻ so sánh chiều rộng 3 tấm màn để treo vào3 của cho thích hợp.Tấm màn mầu xanh hẹp nhất.Tấm màn mầu vàng rộng hơn.Tấm màn mầu đỏ rộng nhất.( cho trẻ đọc ngược lại :) Từ rộng nhất đến hẹp nhấtCô gắn những tầm màn lên cửa. Luyện tập: *Trò chơi “Bé làm kiến trúc sư”+ Cô chợt nhớ nếu Bác Hai mua nhà ở thành phố thì nhà rất đẹp và phải có gác, muốn lên được gác phải có gì các con? + Trước khi lắp ráp cầu thang con hãy so sánh 3 miếng mous này nhé. Trẻ thực hiện kỹ năng xếp chồng để so sánh, mời một vài cá nhân trẻ nhận xét, cả lớp cùng nhắc lại, sau đó cho trẻ nhắm mắt lại dùng tay để sờ và chọn miếng mous theo yêu cầu của cô.Cho trẻ láp ráp thành chiếc thang.+ Con đã thiết kế cầu thang như thế nào? *Trò chơi: Chọn bao thơ.- Mình đã chọn được nhà rộng nhất cho Bác Hai lúa và cũng đã thiết kế cầu thang cho nhà Bác rồi, chúng ta sẽ báo tin cho Bác hay nhé!Các con sẽ báo tin cho bác bằng cách nào?Cô hướng ý để trẻ chọn bao thơ theo yêu cầu của cô để báo tin.- Chúng ta sẽ chọn bao thư hẹp nhất gửi cho Bác.- Con chọn bao thư nào? Vì sao? * TC “Thi xem đội nào nhanh”Hướng dẫn trẻ làm tranh để tặng Bác Hai Lúa.- Đây là 3 khung hình cho mỗi đội, các con cùng đọc cùng cô: Rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất.-Chúng ta sẽ thi đua làm theo nhóm, các nhóm sẽ phải trang trí những bức tranh, rồi dán vào các khung hình sao cho phù hợp, nhóm nào thực hiện đẹp, đúng và nhanh nhất sẽ là đội giỏi nhất. - Cô kiểm tra và nhận xét.Cô gợi ý cho trẻ chèo thuyền về quê thăm Bác Hai Lúa.Cho trẻ xem mô hình nhà ở nông thôn, đàm thoại về nghề nghiệp và dụng cụ làm nghề.Bác Hai Lúa xuất hiện các cháu tặng quà cho Bác.Cô củng cố lại kiến thức trẻ đã làm quen.3, kết thúc: Nhận xét-tuyên dương cả lớp. HOẠT ĐỘNG CHIỀU + Sinh hoạt lớp-bình xét bé ngoan. - Cô cho trẻ biểu diễn các tiết mục văn nghệ hay . - Cô cho trẻ tự nhận xét về bản thân và các bạn khác xem bạn nào ngoan, chưa ngoan. - Cô nhận xét cả lớp. - Cô cho lớp trưởng phát bé ngoan cho các bạn chăm ngoan, học giỏi trong tuần. ĐÁNH GIÁ 1.Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày 1.1Nội dung dạy chưa được và lý do……………………………………………. ………………………………………………………………………………… 1.2.Những thay đổi cần thiết:…………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 2.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………. Kế Hoạch Tuần 3 Chủ đề nhánh:một số nghề phổ biến ở dịa phương (từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 12 năm 2013) Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Thể dục sáng Cô vui vẽ nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp. Cô nhắc trẻ nhớ chào cô chào phụ huỳnh Cô trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ Cô hướng dẫn trẻ cất đồ vào đúng nơi quy định gọn gàng Cho trẻ vào lớp quan sát tranh vẽ về chủ điểm bản thân Cô mở nhạc và hướng dẫn trẻ xếp hàng vừa đi vừa vỗ tay theo nhạc, đồng thời hướng dẫn trẻ xếp đứng vào vị trí của mình Khởi động khớp cổ, tay chân, vai, hông... Tập bài phát triển chung: hô hấp, tay vai, bụng lườn, chân, bật nhảy Tập theo nhạc bài hát “ cháu yêu cô chú công nhân” Kết thúc cô cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng vào lớp Hoạt động ngoài trời Nội dung: -trò chuyện vè chủ đề nghề nghiệp -Trò chơi vận động “ chạy tiếp cờ” -Trò chơi tự do:chơi với đồ chơi có sẵn ngoài sân:chơi với lá,phấn,bóng….. I.Mục đích yêu cầu Tạo cho trẻ tiếp xúc với bạn bè và mọi người xung quanh Trau dồi óc quan sát,khả năng dự đoán và đưa ra kết luận Trong trò chơi vận đông:trẻ chơi đúng luật và hứng thú trong khi chơi Trò chơi dân gian:trẻ biết kết hợp với bạn khi chơi Trò chơi tự do:trẻ được chơi thoải mái,cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi II.Chuẩn bị: -Địa điểm:Sân bãi bằng phẳng,rộng rãi sạch sẽ và an toàn cho trẻ,tranh vẽ về các bộ phận của người -Trang phục:cô nhắc trẻ ăn mặc gọn gàng dễ vận động III.Cách tiến hành 1.ổn định tổ chức -Trước ra ngoài trời cô nói rõ địa điểm,mục đích của buổi đi dạo -Cô cho trẻ ăn mặc gọn gàng phù hợp với thời tiết,đi dày dép và xếp thành 2 hàng dọc a.trò chuyện về chủ đề nghề nghiêp -Cho trẻ đứng vòng tròn dưới sân trường, cô giới thiệu một số ông việc của nghề dịch vụ b.dạo chơi tham quan quanh trường:cô cho trẻ đi đến chỗ treo bức tranh các ngành nghề -cô hỏi trẻ xem trẻ đã nhìn thấy những bức tranh vẽ gì và cho trẻ nhận biết một số ngành nghề c.Trò chơi vận động “chạy tiếp cờ” Mục đích: Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo. Chuẩn bị2 lá cờ, 2 ghế học sinh. Luật chơiPhải cầm được cờ và chạy vòng quanh ghế. Cách chơi-Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau.-Trẻ xếp thành hàng dọc. Hai cháu ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ các cháu đứng 2m. Khi cô hô: "Hai, ba", trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyền cờ cho bạn thứ hai và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ hai phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai không chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu d.Chơi tự do:cô có rất nhiều trò chơi nữa và cô thấy trên sân trường có rất nhiều lá cây,phấn,cát,nước….Vậy các con có thích chơi với các đồ chơi đó không?(khi chơi cô chú ý quan sát và theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ).Trước khi về lớp cô tập trung trẻ lại,cho trẻ đi rửa tay,xếp hang điểm danh lại sĩ số và cho trẻ vào lớp Hoạt động học PTNT KPKH Trò chuyện về nghề truyền thống ở địa phương PTTC Chuyền bắt bóng bên trái, bên phải. PTTM DH: Tía má em NH: hạt gạo làng ta PTNN LQTPVH Truyện : hai anh em PTNT LQVT So sánh ,nhân biết ,tạo nhóm trong phạm vi 7 Hoạt động góc Nội dung- Trò chuyện với trẻ về chủ đề của trò chơi, hướng dẫn gợi ý trẻ phân vai chơi và thỏa thuận chơi trẻ tham gia chơi và thể hiện vai chơi. - Trẻ tự phân vai chơi trong nhóm chơi. - Biết liên kết, giao lưu phát triển ngôn ngữ giao tiếp ở các góc chơi. 1. Góc phân vai: Bác sĩ. - Trẻ tham gia chơi và thể hiện các hành động phù hợp với vai chơi như: Bác sĩ, siêu thị, nông dân… - Trẻ tự phân vai chơi trong nhóm chơi. - Biết liên kết, giao lưu phát triển ngôn ngữ, giao tiếp ở các góc chơi nhằm phát triển khả năng giao tiếp, ứng xử cho trẻ. - Trẻ biết nhường nhịn bạn trong khi chơi. - Biết thiết lập mối quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi. b. Chuẩn bị: - Ghế, bàn, trống lắc, vở, bút, đồ dùng gia đình, nấu ăn các đồ dùng, đồ chơi liên quan đến góc chơi như: + Một số đồ dùng đồ chơi cho cửa hàng siêu thị: Hoa, thiệp, sách vở, các dụng cụ phục vụ các nghề…. + Một số đồ dùng đồ chơi cho nhóm chơi bác sĩ: Đồ chơi bác sĩ, ống nghe, thuốc, ống tiêm… c. Tổ chức chơi: - Trò chuyện về chủ đề mới, trẻ chọn góc chơi, vai chơi, nội dung chơi - Cô hướng dẫn trẻ về góc chơi và gợi ý trẻ phân vai chơi trong góc chơi của mình. - Trẻ tự phân vai chơi, hợp tác, thỏa thuận các vai chơi. Trẻ phân vai chơi trong nhóm của mình: bác sĩ chữa bệnh cho bệnh nhân. - Cô giáo cùng tham gia chơi cùng trẻ, dẫn dắt trẻ liên kết các góc chơi, nhắc nhở trẻ hành động phù hợp với vai chơi. 2. Góc xây dựng: Xây doanh trại bộ đội a. Yêu cầu: - Hướng dẫn trẻ biết tận dụng nguyên vật liệu để lắp ghép cũng như sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng một cách phong phú. - Rèn các kĩ năng lắp ghép, sắp xếp bố cục hợp lý, phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ. - Trẻ biết cùng bạn hợp tác trong khi chơi. Qua góc chơi giáo dục trẻ biết bảo vệ và giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. - Giáo dục trẻ biết giúp đỡ bạn, phối hợp với bạn để hoàn thành sản phẩm, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định. - Trẻ biết hợp tác cùng bạn trong khi chơi. b.Chuẩn bị: - Khối xốp, lon bia, hộp nhựa các loại cổng, cây xanh thảm cỏ,… các nguyên vật liệu cần thiết cho việc xây dựng. c. Tổ chức chơi: - Hướng dẫn trẻ phân vai chơi: Kỹ sư trưởng, người đi mua vật liệu, trò chuyện để bổ sung ý tưởng cho trẻ, phối hợp với trẻ ở các góc, tạo tình huống để trẻ giải quyết. Trẻ giới thiệu công trình của mình. Nhận xét – tuyên dương, thu dọn đồ dùng đồ chơi. - Cô hướng dẫn trẻ về góc chơi và gợi ý trẻ phân vai chơi trong góc chơi của mình. - Cô hỏi trẻ về ý đồ xây dựng. Hướng dẫn trẻ tận dụng nguyên vật liệu để xây dựng khu doanh trại. - Trẻ nhận vai chơi và vào góc chơi. Thực hiện đúng vai chơi của mình. 3. Góc học tập và sách: Trẻ xem sách, tranh chuyện, làm sách tranh về các nghề như: Bộ đội, công an, bác sĩ… a. Yêu cầu: - Trẻ biết lựa chọn, sắp xếp các hình ảnh về các nghề trong xã hội, biết trò chuyện để nói lên những nội dung của chủ đề. - Rèn kỹ năng cắt, dán, vẽ, tô màu… - Phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, sự sáng tạo. - Giáo dục trẻ tính kiên trì, cẩn thận. b. Chuẩn bị - Tranh lôtô về các nghành nghề khác nhau, đồ dùng đồ chơi, sách tranh ảnh về các nghành nghề, kéo, album, hồ dán, kéo, bút màu, bút chì. - Tranh lô tô đồ dùng học tập, các thẻ chữ cái, thẻ số. c. Tổ chức chơi: - Trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện về nội dung các tranh ảnh, cô hướng dẫn trẻ lựa chọn tranh ảnh thích hợp để làm album. Trẻ chọn lựa và sắp xếp theo kinh nghiệm và hiểu biết của trẻ. Cô hướng dẫn để trẻ sắp xếp theo 1 trình tự logic. - Rèn cho trẻ phát âm chính xác trong giao tiếp 4. Góc nghệ thuật : Trẻ xé dán, tô màu tranh ảnh về các nghề, hát, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch về chủ đề nghề nghiệp. a. Yêu cầu: - Trẻ nhận biết các đồ dùng phục vụ cho các nghành nghề khác nhau và cắt dán, nặn chúng theo ý thích của trẻ. - Rèn luyện những kỹ năng: cắt, dán, nặn, hát, múa về chủ đề… - Phát triển tính sáng tạo, tính thẩm mĩ. - Biết yêu quý và thích tạo ra các sản phẩm đẹp. - Trẻ biết sử dụng màu vẽ, đất nặn thể hiện được các sản phẩm. Trẻ tô, vẽ, nặn …các loại đồ dùng, đồ chơi tranh ảnh về các nghành nghề. - Hát múa về các bài hát về Nghề nghiệp b. Chuẩn bị: - Giấy vẽ, bút màu và các dụng cụ âm nhạc. - Trang phục cho hội diễn văn nghệ. c. Tổ chức chơi: - Cô gợi ý và hướng dẫn trẻ nhận vai chơi. - Trẻ chọn đồ dùng đồ chơi và nội dung: Tô màu, vẽ, nặn các đồ dùng trong lớp. - Cô quan sát, hướng dẫn và thường xuyên gợi ý cho trẻ thực hiện ý tưởng của mình. Đặc biệt cô giúp đỡ cho những trẻ chưa có kỹ năng nặn, kỹ năng tô…để trẻ có cơ hội luyên tập. Đồng thời gợi ý cho trẻ có những ý tưởng sáng tạo. - Cô chú ý liên kết trẻ các góc lại với nhau. 5. Góc thiên nhiên: Thử nghiệm vật chìm nổi trong nước. a. Yêu cầu: - Trẻ nghiêm túc thực hiện nội dung, yêu cầu của hoạt động. - Phát triển trí tuệ, trí tò mò của trẻ. - Giúp trẻ hoà mình vào thế giới tự nhiên, thiên nhiên. - Trẻ chơi gọn gàng, sạch sẽ. b. Chuẩn bị:: Thau đựng nước, sỏi, đá, xốp, giấy, chậu, đất cát, hạt đậu. c. Tổ chức chơi: - Trẻ thả các vật vào nước và nhận xét, trẻ thử giải thích. Nếu trẻ không giải thích được, cô giải thích, nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh. Chú ý tạo tình huống để trẻ liên kết với trẻ các nhóm khác * Thỏa thuận vai chơi: - Trẻ trò chuyện về chủ đề, tự chọn góc chơi, thảo luận nội dung chơi, vai chơi. Cô nhắc nhở trẻ trước lúc về góc chơi. * Quá trình chơi: - Cô quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ chơi.Cô tạo tình huống ở các góc chơi… * Kết thúc: - Cô nhận xét các góc chơi – Trẻ nhận xét góc chơi. - Trẻ thu dọn đồ chơi vào các góc chơi gọn gàng. Hoạt động chiều -Ôn lại kiến thức đã học trong ngày -Tập hát“tía má em” -làm quen tá phẩm văn học: hai anh em -chơi tự do -Nhận xét bé ngoan trong tuần Trả trẻ Dặn dò trẻ những công việc của ngày hôm sau Trao đổi với phụ huynh về việc học tập của trẻ Quảng Tâm ngày 30 tháng 11 năm 2013 Duyệt của chuyên môn người thực hiện Lê Thị Thương ....................................................... Thứ hai ngày 2 tháng 12 năm 2013 Lĩnh vực phát triễn: PTNT Môn: KPKH ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ NGHỀ NÔNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1/ Kiến thức: Trẻ biết được trong xã hội có nhiều nghề trong đó có nghề nông, nghề nông làm ra nhiều sản phẩm. 2/ Kỹ năng: Trẻ biết được công việc và sản phẩm của nghề nông làm ra. 3/ Giáo dục: Trẻ biết yêu quý cô bác nông dân. II/ CHUẨN BỊ: Cô: Tranh vẽ về nghề nông, dụng cụ nghề nông, sản phẩm của nghề nông. Trẻ: Đồ dùng của trẻ giống của cô nhưng kích thước nhỏ hơn. Tranh vẽ dụng cụ và sản phẩm của nghề nông cho trẻ tô màu. III/ PHƯƠNG PHÁP - Đàm thoại, Quan sát.. IV / TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1, Mở đầu: Cô cho trẻ đọc thơ “Hạt gạo làng ta” 2,Trọng tâm Cô hỏi trẻ vừa đọc bài thơ có tên là gì? (Hạt gạo làng ta) - Ai đã làm ra hạt gạo? (Ba mẹ, cô bác nông dân) - Cô tóm ý và nói cho trẻ biết ba mẹ cô bác nông dân vất vả một nắng hai sương mới làm ra hạt gạo. Trò chuyện đàm thoại qua tranh. - Cô gợi hỏi trẻ ba mẹ trẻ làm nghề gì? - Thế trong lớp mình có ba mẹ bạn nào làm nghề nông? - Cô gợi hỏi ba mẹ làm nghề nông thường làm những công việc gì? * Cô cho trẻ xem tranh để xem có đúng không? - Cô cho trẻ xem tranh vẽ về nghề nông. - Cô gợi hỏi trẻ trong tranh vẽ về ai? - Bác nông dân đang làm gì? (Đang cày ruộng) - Ngoài việc cày bừa ra thì nghề nông còn làm những công việc gì nữa? - Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về công việc của cô bác nông dân. - Cô tóm ý và nói cho trẻ thêm về công việc của nghề nông. - Cô gợi hỏi trẻ cô bác nông dân làm việc vất vả như vậy để làm ra những sản phẩm gì? - Cô tóm ý và nói cho trẻ biết cô bác nông dân vất vả để làm ra gạo, rau, quả cho chúng ta ăn và còn nhiều sản phẩm khác như đậu, cây mía, khoai…….. vì thế trẻ phải biết yêu quý những người làm nghề nông (Bác nông dân). - Yêu quý bác nông dân trẻ phải làm gì? - Để làm ra những sản phẩm đó thì cô bác nông dân cần có một số dụng cụ nào? - Cô cho trẻ xem tranh một số dụng cụ của nghề nông. - Cô gợi hỏi để trẻ trả lời đó là những dụng cụ gì? - Cô tóm ý và nói cho trẻ biết nhờ có những dụng cụ đó mà cô bác nông dân đã làm ra những các sản phẩm cho con ăn. * Trò chơi: Kể đủ ba thứ - Cách chơi: Cho trẻ ngồi xuống sàn kể đủ 3 thứ đồ dùng theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Cô yêu cầu kể đủ 3 thứ sản phẩm nghề nông. - Luật chơi: Trẻ kể đúng được cô tuyên dương. * Trò chơi: Nhà nông đua tài. - Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội lần lượt từng trẻ mỗi đội bật qua 2 vạch chạy đến chọn một sản phẩm hoặc dụng cụ của nghề nông ngắn lên xong chạy vễ cuối hàng bạn khác tiếp tục bật lên chọn và gắn khi nào có hiệu lệnh hết giờ thì dừng lại. - Luật chơi: Đội nào chọn được nhiều nhóm đúng đội đó sẽ thắng. 3,Kết thúc -Nhận xét lớp học. Cho trẻ hát bài nghề nào cũng quý HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn lại bài học buổi sáng Chơi tự do ở các góc ĐÁNH GIÁ: 1.Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày 1.1Nội dung dạy chưa được và lý do…………………………………………… …………………………………………………………………………………… 1.2.Những thay đổi cần thiết:……………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 2.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục). ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… .......................................... Thứ ba ngày 3 thán 12 năm 2013 Lĩnh vực phát triển:PTTC ĐỀ TÀI: Chuyền bóng bên trái , bên phải I: MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.Kiến thức - Trẻ biết phối hợp giữa tay và chân để chuyền bắt bóng bên phải , bên trái khéo léo. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng vân động, sự khéo léo của tay và chân, phát triển cơ tay và chân. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ yêu thích môn học ,có ý thức trong giờ học, II:CHUẨN BỊ - sân bãi bằng phẳng, vạch mức, bóng III: PHƯƠNG PHÁP -Thực hành IV: TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1,Khởi động: Cô cho trẻ ra sân đi nối đuôi nhau và hát bài hát “ Cháu yêu chú bộ đội”. Cô cho trẻ đi vòn tròn kết hợp đi kiễng chân, sau đó xếp thành 3 hàng ngang khởi động các khớp tay, khớp chân, bả vai, hông…. 2,Trọng động : + Bài tập phát triển chung : - Động tác cơ tay : hai tay thay nhau đưa lên cao. - Động tác cơ chân: ngồi xuống đứng lên . - Động tác cơ bụng lườn: hai tay đưa lên cao, cúi gập thân. - Động tác bật nhảy : bật tại chỗ. + Vận động cơ bản: chuyền bắt bóng bên phải, bên trái. Cô làm mẫu 2 lần . Lần 2 có giải thích động tác . TTCB : Tổ chức cho trẻ đứng hàng dọc theo tổ, trẻ đứng đầu hàng chuyền bóng bằng hai tay về bên phải cho trẻ đứng sau, trẻ đứng sau đón bóng bằng 2 tay và chuyền tiếp về bên phải cho trẻ tiếp theo…cho tới cuối hàng. Trẻ đứng cuối hàng cầm bóng chạy lên đầu hàng và chuyền bóng về bên trái cho trẻ đứng sau, tiếp tục như khi chuyền về bên phải. Mời 1 đến 2 trẻ lên thực hiện thử để kiểm tra sự lĩnh hội của trẻ Trẻ thực hiện: Cô cho trẻ hực hiện cho đến khi hết. Cô đứng gần trẻ, bao quát, sửa sai, động viên trẻ kịp thời. Cô nhận xét chung, chuyển hoạt động + Trò chơi : “ tổ nào nhanh”. - Cô phổ biến cách chơi, luật chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, bao quát , động viên trẻ kịp thời. 3, Hồi tĩnh: Cô cho trẻ vừa đi vừa thả lỏng chân tay nhẹ nhàng vừa đọc bài thơ “ chú bộ đội hành quân trong mưa”. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Cho trẻ làm quen với bài hát “ tía má em” - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát cho trẻ nghe 2-3 lần . - Cho trẻ hát bài hát. ĐÁNH GIÁ: 1.Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày 1.1Nội dung dạy chưa được và lý do…………………………………………… …………………………………………………………………………………… 1.2.Những thay đổi cần thiết:…………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 2.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ................................................ Thứ tư ngày
File đính kèm:
- Nghe nghiep lop 5 tuoi.docx