Giáo án Phát triển nhận thức - Bé làm gì để bảo vệ mình
* Giáo dục: Mưa rất có ích cho con người và vật nhưng khi mưa to, sấm chớp, cây đỗ ngã. Các con không nên trú mưa ngoài gốc cây mà phải chạy nhanh vào nhà.
+ Cho trẻ xem trên máy chiếu ( cảnh mưa bão, gió thổi cây nghiên sấm chớp.)
- Các con thấy trời mưa như thế nào? ( mưa rất to)
- Thế gió thổi như thế nào? ( thổi mạnh ào ào.)
- Con thấy cây như thế nào? ( ngã nghiên.)
- Bé còn thấy gì nữa ( sấm chớp)
- Thế khi trời mưa các con phải làm gì? (Trốn mưa ở trong nhà)
- Thế khi trời mưa mà các con đi ngoài đường thì các con phải làm gì để bảo vệ mình không bị ướt ( che dù, mặc áo mưa.)
GIÁO ÁN THAO GIẢNG VÒNG CỤM ( chủ đề " Hiện tượng tự nhiên ") LĨNH VỰC: PTNT ( Tích hợp kỹ năng sống) ĐỀ TÀI: BÉ LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ MÌNH ĐỘ TUỔI: 4-5 TUỔI I. MỤC TIÊU: - Trẻ nhận biết một số hiện tượng tự nhiên xảy ra trong cuộc sống mà trẻ thường gặp - Trẻ có kỹ năng nhận biết một số dụng cụ và biết tự bảo vệ mình trước biến đổi khí hậu trả lời theo ý tưởng của trẻ về hiện tượng tự nhiên - Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường và bảo vệ bản thân mình và tích cực tham gia các hoạt động II. CHUẨN BỊ: - Máy chiếu ( hình ảnh trời nắng, bé đội nón, bé che dù, ruộng khô cạn, trận sóng thần, cảnh mưa gió sấm sét...) - Tranh lô tô ( nón lá, dù, áo mưa, găng tay, đôi tất, mũ len, quạt... mỗi loại 2 cái) - Cây xanh: 10 cây - Bình tưới: 3 cái - Nón lá 10 cái, dù 10, áo mưa 5, quạt 5... - Đường hẹp III. HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Trò chuyện về thời tiết - Hát vận động bài: Cho tôi đi làm mưa Nhìn xem, nhìn xem! + Cho trẻ xem máy chiếu ( tranh trời nắng) - Con thấy thời tiết như thế nào? ( nắng nóng) - Khi đi nắng con thấy bạn làm gì? (đội nón) - Khi đi nắng thì người chúng ta như thế nào? ( Đổ mồ hôi) + Cho trẻ xem tranh ( bé che dù) - Con thấy đi nắng bạn dùng gì để che nắng? ( cây dù) - Vậy bé che dù để làm gì? ( tránh nắng, không bị đen da, không bị cảm nắng) * Giáo dục: Trời nắng cũng rất có ích cho con người và sự vật nhưng khi đi nắng các con phải đội nón hoặc che dù để phòng tránh đen da và cảm nắng nhé. + Cho trẻ xem tranh cánh đồng nứt nẽ - Con thấy đồng ruộng như thế nào? ( Khô không có nước) - Bác nông dân đang làm gì? ( Gánh nước tưới lúa) - Vì sao có nhiều nắng và hạn hán kéo dài? ( Do ô nhiễm môi trường) Hoạt động 2: Nhận biết một số hiện tượng tự nhiên * Cô nói: Do con người khai thác bừa bãi, chặc phá rừng, các khí thảy của nhà máy đổ xuống dòng sông gây nên ô nhiễm môi trường dẫn đến khí hậu biến đổi. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường? ( Trồng cây) + Cho trẻ chơi trò chơi trồng cây ( 1 nhóm trẻ trồng cây - 3 trẻ tưới kết hợp bài hát trồng cây) * Bổng có tiếng gió thổi cây rung chuyển báo hiệu trời sắp mưa trẻ chạy hoảng loạn nấp vào nhà, cây...cô thực hiện cùng trẻ và đưa trẻ vào trú mưa an toàn. * Giáo dục: Mưa rất có ích cho con người và vật nhưng khi mưa to, sấm chớp, cây đỗ ngã. Các con không nên trú mưa ngoài gốc cây mà phải chạy nhanh vào nhà. + Cho trẻ xem trên máy chiếu ( cảnh mưa bão, gió thổi cây nghiên sấm chớp...) - Các con thấy trời mưa như thế nào? ( mưa rất to) - Thế gió thổi như thế nào? ( thổi mạnh ào ào...) - Con thấy cây như thế nào? ( ngã nghiên...) - Bé còn thấy gì nữa ( sấm chớp) - Thế khi trời mưa các con phải làm gì? (Trốn mưa ở trong nhà) - Thế khi trời mưa mà các con đi ngoài đường thì các con phải làm gì để bảo vệ mình không bị ướt ( che dù, mặc áo mưa...) * Giáo dục: Mưa rất có ích cho con người và sự vật giúp cho cây cối xanh tươi, nhưng khi trời mưa các con không nên đi ra ngoài mưa một mình. - Cho trẻ xem máy chiếu: Trận sống thần ở Nhật Bản ( trò chuyện để trẻ nói tự do những hình ảnh trẻ thấy...) * Nội dung: Qua đoạn phim các con thấy hình ảnh sống thần: mưa to gió lớn nước dâng lên ngập đường phố, nhà cửa cuốn theo nhà, xe, thuyền và rất nhiều người bị nhận chìm theo con sóng thần gây thiệt hại đến tài sản ảnh hưởng đến sức khỏe con người * Giáo dục: Những hiện tượng tự nhiên như mưa, nắng, gió rất có ích cho con người nhưng khi con người không biết bảo vệ môi trường như chặt phá rừng, các chất thải của nhà máy, tàu thuyền, cố ý đổ thải rác, nước sinh hoạt đổ xuống dòng sông...gây biến đổi khí hậu dẫn đến xảy ra lũ lụt sống thần làm thiệt hại đến tài sản và tính mạng của con người Hoạt động 3: Trò chơi + Đọc thơ " Mưa" ( duy chuyển đội hình đội trai ngồi bên tay trái, đội gái bên tay phải) + Trò chơi: Tìm đồ vật để bảo vệ mình ( đội trai, gái) - Luật chơi: Tìm đúng đồ vật và nhiều số lượng là thắng - Cách chơi: Xếp đội hình 2 hàng dọc đứng trước đường hẹp khi có hiệu lệnh thì lần lượt từng trẻ đi trong đường hẹp nhặt lô tô dán lên bảng. Kết thúc bài hát đội nào gắn đúng yêu cầu và nhiều nhất là thắng cuộc. Cô theo dõi, nhận xét động viên khen trẻ. + Trò chơi kết thúc: Đi mua hàng - Luật chơi: Trẻ mua những đồ dùng tự bảo vệ mình ( Nón, áo mưa, dù, quạt) - Cách chơi: Cho trẻ vừa đi vừa hát kết hợp mua đồ dùng và trẻ tự đội nón, che dù, mặc áo mưa đi vòng tròn. - Cô tham gia chơi với trẻ và nhận xét trẻ khi chơi.
File đính kèm:
- giao an hien tuong tu nhien.doc