Giáo án Phát triển ngôn ngữ - Trần Thị Thùy Linh - Làm quen chữ cái "H-K"
* Trò chơi: “Giải mã ô số”
- Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội ngồi thành vòng tròn, nhóm trưởng ghép còn các bạn trong tổ tìm chữ cái tương ứng với số đưa cho nhóm trưởng. Trẻ tìm chữ số của hàng dọc chứa chữ cái nào thì lấy chữ cái đó gắn vào chữ số hàng ngang ghép thành tiếng.
+ Ghép được tiếng “khử”, “máy”, “mùi”
- Luật chơi: Khi kết thúc đoạn nhạc trẻ phải đem lên bảng dán.
* Trò chơi: “Kết bạn”
- Cách chơi: 3 bạn cùng kết thành nhóm với nhau và mỗi bạn chọn cho mình một thẻ chữ cái rồi nắm tay lại với nhau, sao cho những chữ cái trẻ trẻ cầm ghép lại thành tiếng “khử”, “mùi”, “máy”, “kéo”, “kẹp”, .
+ Cô giải thích tiếng trẻ ghép và cho trẻ chọn bạn lên ghép thành câu.
- Luật chơi: 3 bạn lấy 1 rổ chữ cái và ghép thành tiếng có ý nghĩa.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LẤP VÒ TRƯỜNG MẦM NON MỸ AN HƯNG B ******************* GIAÙO AÙN TOAØN DIEÄN CHỦ ĐIỂM: NGÔI NHÀ THÂN YÊU LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG: LQCV ĐỀ TÀI: LÀM QUEN CHỮ CÁI “H – K” GIÁO VIÊN: TRẦN THỊ THÙY LINH LỚP: LÁ 2 NGÀY DẠY: 21/10/2014 Chỉ số đánh giá trẻ: - Chỉ số 91: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt - Chỉ số 88: Bắt chước hành vi viết và sao chép chữ cái I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của chữ h – k (CS 91). - Trẻ biết chữ cái đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. 2/ Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng nghe và phát âm chuẩn. Phân tích, so sánh và sao chép chữ cái theo thứ tự từ trái sang phải. - Đặc điểm và cấu tạo của chữ cái h – k. - Cầm bút viết đúng cách (MC 1 – CS 88). - Biết sao chép các từ trật tự cố định trong các hoạt động (MC 2 – CS 88). - Nhận dạng được chữ cái viết thường hoặc viết hoa và phát âm đúng các âm của các chữ cái đã học. (MC 1 – CS 91). 3/ Thái độ: - Trẻ tích cực hoạt động, biết hợp tác với bạn khi tham gia các trò chơi. II/ Chuẩn bị: 1/ Không gian tổ chức: Trong lớp học/ngoài sân 2/ Cô: - Máy tính, máy chiếu, bài dạy powerpoint chữ cái h – k. - Nhạc chủ điểm gia đình. - Băng từ “Máy khử mùi” trên máy tính. 3/ Trẻ: Đất nặn, bảng con, rổ. Chữ cái rời cho 3 tổ: “a, u, ư, y, i, m, k, h” ghép thành tiếng. Những từ “khử”; “máy”; “mùi” ghép thành câu. Băng từ “Máy khử mùi” chấm mờ. Bút lông Lô tô hình đồ dùng trong gia đình có chứa chữ cái h – k. III/ Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, quan sát, thực hành, trực quan bài tập thực hành. IV/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ Hát và vận động “Bé quét nhà” - Bài hát nhắc đến cái gì trong gia đình? - Cây chổi có tác dụng gì? - Ngoài chổi ra còn có gì để làm sạch các mùi hôi trong gia đình? 2/ Làm quen chữ cái “H – K”. - Xem tranh máy khử mùi - Cho trẻ đặt tên tranh. - Cô và trẻ thống nhất đặt tên tranh “Máy khử mùi”. - Xuất hiện băng từ “Máy khử mùi”. - Cho trẻ đọc “Máy khử mùi” - Băng từ có mấy tiếng? - Cô đọc câu đố. (MC 1 – CS 91). “Những từ cô gắn bên trên Cùng nhau quan sát nhặt dùm giúp cô Chữ nào chưa học để nguyên Chữ nào đã học nhấp liền mũi tên” - Tìm chữ cái mới có cùng 1 nét thẳng bên trái * Giới thiệu chữ cái H: - Đây là chữ cái gì? (MC 1 – CS 91). - Cho trẻ phát âm + Chữ H gồm có mấy nét? Nét nào? - Cho trẻ nhắc lại - Xuất hiện H in thường, in hoa, viết thường. + Đây là chữ H gì? * Giới thiệu chữ cái K: - Đây là chữ cái gì? (MC 1 – CS 91). - Cho trẻ phát âm + Chữ K gồm có mấy nét? Nét nào? - Cho trẻ nhắc lại - Xuất hiện K in thường, in hoa, viết thường. + Đây là chữ K gì? * So sánh chữ cái H – K: - Giống nhau: Chữ H – K đều có nét thẳng bên trái - Khác nhau: + Chữ H có 1 nét móc trái ở bên phải nét thẳng. + Chữ K có 2 nét xiên ngắn ở giữa nét thẳng. * Trò chơi: “Ai khéo tay” - Cách chơi: Mỗi trẻ một cái rổ có 2 thỏi đất nặn và 1 cái bảng con. Khi cô đọc yêu cầu chữ cái nào thì trẻ phải nặn được chữ cái đó và nói được đó là chữ cái gì và giơ lên. Luật chơi: Khi mở 1 đoạn nhạc trẻ nặn chữ cái theo yêu cầu. khi kết thúc đoạn nhạc trẻ phải giơ bảng lên. * Trò chơi: “Đi tìm kho báu” - Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm, bạn đầu hàng lên chọn một lô tô hình đồ dùng trong gia đình xem lô tô có chữ cái nào có chứa chữ cái h – k thì trẻ đính vào cột có chữ h hoặc k. Khi đính xong về cuối hàng đứng. - Luật chơi: Mỗi bạn chỉ đính 1 hình, khi kết thúc bài hát trẻ ngừng lại. * Trò chơi: “Giải mã ô số” - Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội ngồi thành vòng tròn, nhóm trưởng ghép còn các bạn trong tổ tìm chữ cái tương ứng với số đưa cho nhóm trưởng. Trẻ tìm chữ số của hàng dọc chứa chữ cái nào thì lấy chữ cái đó gắn vào chữ số hàng ngang ghép thành tiếng. + Ghép được tiếng “khử”, “máy”, “mùi” - Luật chơi: Khi kết thúc đoạn nhạc trẻ phải đem lên bảng dán. * Trò chơi: “Kết bạn” - Cách chơi: 3 bạn cùng kết thành nhóm với nhau và mỗi bạn chọn cho mình một thẻ chữ cái rồi nắm tay lại với nhau, sao cho những chữ cái trẻ trẻ cầm ghép lại thành tiếng “khử”, “mùi”, “máy”, “kéo”, “kẹp”,…... + Cô giải thích tiếng trẻ ghép và cho trẻ chọn bạn lên ghép thành câu. - Luật chơi: 3 bạn lấy 1 rổ chữ cái và ghép thành tiếng có ý nghĩa. * Trò chơi: “Ai khéo tay” (MC 1,2 – CS 88). - Cách chơi: Với băng từ vừa ghép thành tiếng “Máy khử mùi” được viết bằng chữ chấm mờ, lần lượt từng bạn lên sao chép lại. - Luật chơi: Lần lượt chỉ một bạn lên sao chép. Kết thúc bản nhạc là trẻ ngừng lại. 3/ Kết thúc: - Con vừa học xong chữ cái gì? - Đặc điểm của chữ cái H – K? - Hát “Bé quét nhà”. - Cây chổi - Quét nhà sạch sẽ - Tùy trẻ - Trẻ quan sát - Trẻ đặt tên - Cả lớp cùng đọc - 3 tiếng - Trẻ tìm “a” - Chữ h – k. - Chữ H - Cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân. - Có 2 nét. 1 nét thẳng bên trái và nét móc trái ở bên phải nét thẳng. - Trẻ trả lời - Chữ K - Cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân. - Có 3 nét. 1 nét thẳng bên trái và 2 nét xiên ngắn ở giữa nét thẳng. - Trẻ trả lời - Chữ H – K đều có nét thẳng bên trái. + Chữ H có 1 nét móc trái ở bên phải nét thẳng. + Chữ K có 2 nét xiên ngắn ở giữa nét thẳng. - Trẻ nặn chữ cái - Trẻ thực hiện - Hợp tác cùng bạn - Trẻ ghép chữ cái thành tiếng. - Trẻ tô - Chữ cái H – K. - Chữ H có 2 nét. 1 nét thẳng bên trái và nét móc trái ở bên phải nét thẳng + Chữ K có 3 nét. 1 nét thẳng bên trái và 2 nét xiên ngắn ở giữa nét thẳng. - Trẻ hát cùng cô. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LẤP VÒ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ******************* GIAÙO AÙN HOẠT ĐỘNG: GIÁO DỤC DINH DƯỠNG ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC BỮA ĂN GIÁO VIÊN: TRẦN THỊ THÙY LINH LỚP: LÁ 2 NGÀY DẠY: 21/10/2014 I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Trẻ biết được tên món ăn và chất dinh dưỡng có trong thức ăn để cung cấp cho cơ thể. - Biết rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn. - Trẻ kể được tên thức ăn có trong bữa ăn (CS19). 2/ Kỹ năng: - Trẻ nói được tên thức ăn có trong bữa ăn (MC1 – CS19). - Trẻ phân biệt được thức ăn theo nhóm: nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo,... (MC2 – CS19). - Trẻ tự múc thức ăn, cơm, canh, mặn vào tô. - Trẻ ngồi ăn ngay ngắn, tự múc cơm ăn. - Trẻ cầm muỗng bằng tay phải, tay trái vịn tô, xúc cơm ăn gọn không để rơi vãi ra ngoài. - Nhặt thức ăn rơi để vào dĩa. 3/ Thái độ: - Trẻ có ý thức ăn hết xuất ăn, không đùa giỡn, tranh giành nhau trong giờ ăn. - Trẻ biết đánh răng, rửa mặt, uống nước sau khi ăn. - Thể hiện hành vi văn minh trong ăn uống. II/ Chuẩn bị: 1/ Không gian tổ chức: Hành lang trước lớp học. 2/ Đồ dùng của cô: - Khẩu trang, tạp dề, mũ, khăn. - Chén, muỗng thử thức ăn. - Thố chia thêm thức ăn, cơm, canh cho trẻ. 3/ Đồ dùng của trẻ: - 24 cái tô inox. - 24 cái muỗng inox. - 04 hộp khăn giấy. - 01 cái thùng rác nhỏ để khăn giấy. - Bàn, ghế đủ cho 24 cháu. - 04 tấm thảm. - 04 bình hoa. - 04 cái dĩa để muỗng. - 05 thố cơm, 05 thố canh, 04 thố để thức ăn. III/ Phương pháp: - Trò chuyện. - Quan sát. - Thực hành. IV/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Trước khi ăn: - Cô chuẩn bị trang trí sắp xếp bàn ăn. - Sắp xếp cho trẻ ngồi vào bàn ăn. - Cô kiểm tra thức ăn. - Cô chia thức ăn mặn, cơm, canh ra thố và mang lại cho các tổ (để lại vài suất ăn). - Cho trẻ khám phá các thố thức ăn: cơm, canh, mặn. - Trò chuyện với trẻ về tên thức ăn và các nhóm chất dinh dưỡng. - Tiếp theo, con quan sát xem trên bàn ăn cô có chuẩn bị gì? - Đúng rồi! Khi ăn nếu có bị sặc hoặc thức ăn dính miệng thì lấy khăn lau. Còn nếu có thức ăn, cơm, canh rơi ra ngoài con sẽ dùng khăn giấy gom lại và để vào hộp nhựa trên bàn rồi lau sạch tay. - Cho trẻ tự xúc thức ăn và cơm. Nhắc trẻ khi ăn ngồi ngay ngắn, tay phải cầm muỗng, tay trái vịn tô. Mỗi bạn sẽ xúc 01 muỗng đầy thức ăn mặn. Còn cơm và canh thì con nhớ múc vừa đủ ăn. Khi chia thức ăn phải biết chờ đến lượt, không được tranh lượt. Khi các tổ đã chia thức ăn và cơm xong cô cho trẻ trộn đều cơm và thức ăn. - Các con nhớ ăn từ từ, nhai cho kĩ, cố gắng ăn hết xuất ăn của mình. - Cô chúc các con ăn ngon miệng và ăn hết xuất của mình nha! Cô mời các con! 2/. Trong khi ăn: - Cô tạo không khí vui vẻ, thoải mái, động viên trẻ ăn hết xuất. - Cô chú ý, quan tâm trẻ ăn chậm, biếng ăn. - Cô quan sát, châm thêm cơm, canh cho các tổ. 3/. Sau khi ăn: - Nhắc trẻ dẹp tô, muỗng để vào rổ. Dẹp ghế để đúng nơi quy định và đi đánh răng, rửa mặt vào lớp uống nước, không chạy giỡn nhiều. - Cô thu dọn đồ dùng và vệ sinh nơi ăn. - Trẻ lắng nghe và làm theo cô. - Ngồi im lặng chờ cô chia thức ăn. - Trẻ cầm muỗng bằng tay phải, tay trái vịn tô và xúc thức ăn với cơm. - Khăn giấy. - Trẻ lắng nghe cô nói. - Trẻ ngồi ăn ngay ngắn. - Trẻ dẹp tô, muỗng, ghế và đi đánh răng,.....
File đính kèm:
- Ngay cuoi tuan cua gia dinh toi.doc