Giáo án Phát triển ngôn ngữ - Nguyễn Thị Thuyền - Làm quen chữ cái v, r

* Trò chơi: Hái hoa

- Cách chơi: Trên đây cô có 1 lọ hoa có mang các kiểu chữ v cô sẽ gọi từng bạn lên hái hoa theo ý thích và theo yêu cầu, khi bạn nào hái được bông hoa có mang kiểu chữ cái gì thì bạn đó phải giơ bông hoa đó lên và nói tên kiểu chữ cái đó cho cô và cả lớp cùng nghe.

- Tiến hành: Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.

- Củng cố: Các con vừa được làm quen với chữ cái gì?

* Làm quen chữ r:

- Cho trẻ quan sát tranh có hình ảnh tháp rùa, hỏi trẻ:

+ Trong tranh có hình ảnh gì?

+ Tháp rùa nằm ở đâu?

- Tháp rùa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội là một địa danh đẹp và nổi tiếng của thủ đô.

- Dưới tranh có từ “Tháp rùa”.

- Cô đọc từ 2-3 lần.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 17364 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Phát triển ngôn ngữ - Nguyễn Thị Thuyền - Làm quen chữ cái v, r, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LVPT: NGÔN NGỮ
HĐ: LÀM QUEN CHỮ CÁI
Đề tài: Làm quen chữ cái v, r.
Người soạn - dạy: Nguyễn Thị Thuyền
Trường: Mầm Non Phố Cáo - Đồng Văn - Hà Giang
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ cái v, r. 
- Trẻ nhận ra âm và chữ cái v,r trong tiếng và từ trọn vẹn. 
- Phát triển khả năng tư duy, phân biệt, so sánh 
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua sử dụng kỹ năng vận động các trò chơi
- Trẻ biết hợp tác với bạn trong các trò chơi vận động . 	
- Trẻ biết tuân thủ các luật chơi .
- Trẻ biết yêu mến, quý trọng và nhớ ơn Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: thẻ chữ cái v, r, bảng gài chữ, que chỉ.
+ Tranh ảnh về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi.
+ Các tranh lăng Bác, Tháp rùa.
+ 1 lọ hoa có mang các kiểu chữ v.
+ Tranh và từ dưới tranh khuyết chữ cái r cho trẻ điền.
+ Tranh thơ chữ to bài “Em vẽ Bác Hồ”.
+ 2 tranh chữ v, r rỗng để trẻ chơi gắn hoa, 2 rổ hoa cho trẻ gắn.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé vui ca hát
- Cho trẻ hát bài “Nhớ ơn Bác” của tác giả Phan Huỳnh Điểu.
+ Các con vừa hát bài gì? Của tác giả nào?
+ Bài hát nói về ai?
+ Bài hát nói về điều gì?
=> Bài hát nói về tình cảm yêu quý, nhớ ơn của các em nhỏ đối với Bác Hồ.
- Cô mời các con cùng xem những hình ảnh về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi. (Mời trẻ lên)
+ Cho trẻ quan sát và nói nội dung của các hình ảnh.
+ Qua các hình ảnh các con vừa quan sát thấy vẻ mặt Bác Hồ như thế nào?
=> Trong các hoạt động bên cạnh các em thiếu nhi luôn thấy vẻ mặt Bác tươi cười, vui vẻ, một vẻ mặt toát lên sự nhân hậu, gần gũi đối với các em nhỏ.
- Khi còn sống tuy Bác bận rất nhiều công việc nhưng Bác vẫn luôn dành thời gian quan tâm, chăm sóc các em nhỏ, Bác luôn mong muốn cho các em có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ngoài ra Bác còn thương yêu tất cả những người dân trên đất nước ta. Ai Bác cũng quan tâm, chăm sóc từ trẻ em đến người già, phụ nữ, người lao công,…Vì vậy các con phải biết yêu thương, kính trọng, nhớ ơn Bác.
2. Hoạt động 2: Bé học chữ
- Cô giới thiệu tên bài: Làm quen chữ cái v, r.
* Làm quen chữ v:
- Cô cho trẻ quan sát tranh có hình ảnh lăng Bác, hỏi trẻ:
+ Bức tranh có hình ảnh gì đây?
+ Lăng Bác nằm ở đâu?
+ Khi các con ra đời Bác Hồ còn sống không?
- Bác Hồ đã mất từ rất lâu rồi, nhưng công ơn của Bác đối với dân tộc, Đất nước ta vẫn còn lưu lại mãi muôn đời sau, lăng này là nơi Bác yên nghỉ sau khi mất để cho nhân dân ta được đến viếng và nhớ về Bác như Bác vẫn còn sống mãi trong mỗi chúng ta.
- Dưới tranh có từ “lăng Bác”.
- Cô đọc từ 2-3 lần.
- Cho trẻ đọc từ 3 lần.	
- Cô ghép thẻ chữ rời thành từ “lăng Bác”.
- Hỏi trẻ: Từ cô ghép và từ dưới tranh có giống nhau không?
- Cho trẻ đọc từ “lăng Bác” bằng thẻ chữ rời 1-2 lần.
- Gọi trẻ lên rút chữ cái chưa học trong từ.(1 trẻ)
- Cô đem thẻ chữ v to hơn ra, hỏi trẻ: Chữ v của cô có giống chữ v trong từ dưới tranh không?
- Cô phát âm mẫu chữ v 2-3 lần
- Cả lớp phát âm 1-2 lần
- Tổ phát âm (3 tổ)
- Cá nhân phát âm 4-5 trẻ.
- Cô giới thiệu: Đây là chữ v in thường- Các con hãy quan sát và cho cô biết chữ “v” in thường được cấu tạo như thế nào?
- Cô nói: Chữ v in thường được cấu tạo bởi 2 nét xiên gặp nhau ở điểm cuối.
- Cá nhân trẻ nhắc lại (1-2 trẻ).
- Vừa rồi cô đã giới thiệu cho các con chữ v in thường và chữ v in thường thì có ở trong sách báo, truyện…ngoài ra chữ v còn có các kiểu chữ v viết thường có ở trong vở tập tô trong giờ góc cô sẽ dạy cho các con tô, đây là chữ v in hoa và chữ v viết hoa dùng để viết tên riêng và danh từ riêng.
- Cô nói: Các kiểu chữ v này tuy có cách viết khác nhau nhưng cách phát âm giống nhau.
- Cho trẻ phát âm.
* Trò chơi: Hái hoa
- Cách chơi: Trên đây cô có 1 lọ hoa có mang các kiểu chữ v cô sẽ gọi từng bạn lên hái hoa theo ý thích và theo yêu cầu, khi bạn nào hái được bông hoa có mang kiểu chữ cái gì thì bạn đó phải giơ bông hoa đó lên và nói tên kiểu chữ cái đó cho cô và cả lớp cùng nghe.
- Tiến hành: Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Củng cố: Các con vừa được làm quen với chữ cái gì?
* Làm quen chữ r:
- Cho trẻ quan sát tranh có hình ảnh tháp rùa, hỏi trẻ:
+ Trong tranh có hình ảnh gì?
+ Tháp rùa nằm ở đâu?
- Tháp rùa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội là một địa danh đẹp và nổi tiếng của thủ đô.
- Dưới tranh có từ “Tháp rùa”.
- Cô đọc từ 2-3 lần.
- Cho trẻ đọc từ 3 lần.	
- Cô ghép thẻ chữ rời thành từ “tháp rùa”.
- Hỏi trẻ: Từ cô ghép và từ dưới tranh có giống nhau không?
- Cho trẻ đọc từ “tháp rùa” bằng thẻ chữ rời 1-2 lần.
- Gọi trẻ lên rút các chữ cái đã học trong từ.(1 trẻ)
- Cô đem thẻ chữ r to hơn ra, hỏi trẻ: Chữ r của cô có giống chữ r trong từ dưới tranh không?
- Cô phát âm mẫu chữ r 2-3 lần
- Cả lớp phát âm 1-2 lần
- Tổ phát âm (3 tổ)
- Cá nhân phát âm 4-5 trẻ.
- Cô giới thiệu: Đây là chữ r in thường- Các con hãy quan sát và cho cô biết chữ “r” in thường được cấu tạo như thế nào?
- Cô nói: Chữ r in thường được cấu tạo bởi 1 nét xổ thẳng và một nét cong nhỏ.
- Cá nhân trẻ nhắc lại (1-2 trẻ).
- Vừa rồi cô đã giới thiệu cho các con chữ r in thường và chữ r in thường thì có ở trong sách báo, truyện…ngoài ra chữ r còn có các kiểu chữ r viết thường có ở trong vở tập tô trong giờ góc cô sẽ dạy cho các con tô, đây là chữ r in hoa và chữ r viết hoa dùng để viết tên riêng và danh từ riêng.
- Cô nói: Các kiểu chữ r này tuy có cách viết khác nhau nhưng cách phát âm giống nhau.
- Cho trẻ phát âm.
* Trò chơi: Điền chữ cái vào từ còn khuyết.
- Cách chơi: Cô có các bức tranh với những hình ảnh và có các từ tương ứng dưới tranh còn khuyết cô sẽ gọi các con lên tìm điền chữ cái vào từ còn khuyết tạo thành từ có nghĩa.
- Tiến hành: tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Củng cố: Các con vừa được làm quen với chữ cái gì?
3. Hoạt động 3: Bé vui chơi
* Trò chơi 1: Chữ gì biến mất
- Cách chơi: Cô gắn các kiểu chữ v và r trên bảng cho trẻ quan sát thật kỹ, khi cô nói “Trời tối” thì trẻ nhắm mắt lại đồng thời cô cất thẻ chữ cái bất kỳ khi cô nói “Trời sáng” trẻ mở mắt ra quan sát và nói chữ gì biến mất.
- Tiến hành: Tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lần.
- Củng cố tên trò chơi?
* Trò chơi 2: Xem bé nào tinh
- Cách chơi: trên bảng cô có dán tranh thơ chữ to bài “Em vẽ Bác Hồ” của tác giả Thy Ngọc(Cô chỉ cho trẻ đọc theo cô hết bài thơ) cô sẽ mời từng trẻ lên tìm và gạch chân chữ cái v, r có trong bài thơ.
- Tiến hành: Tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lần
- Củng cố tên trò chơi?
* Trò chơi 3: Thi xem đội nào nhanh
- Cách chơi: Cô dán 2 bức tranh chữ cái v, r rỗng tương đương 2 đội, bên dưới có 2 rổ hoa, cho 2 đội đứng thành 2 hàng dọc, khi cô hô “Bắt đầu” thì 2 đội thi đua nhau lên dán hoa vào 2 chữ cái (Chữ v dán hoa màu hồng, chữ r dán hoa màu vàng), trẻ đầu hàng lên trước thực hiện xongchạy về cuối hàng đứng trẻ thứ hai mới được lên, mỗi lần mỗi trẻ dán 2 bông.
- Luật chơi: Hết thời gian đội nào dán hoa được kín chữ, dán đẹp hơn là đội thắng cuộc, đội thua cuộc phải nhảy lò cò.
- Tiến hành: Tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét kết quả sau khi chơi, động viên tuyên dương trẻ.
- Củng cố tên trò chơi?
* Kết thúc:
- Củng cố tên bài?
- Giáo dục.
- Nhận xét chung.
- Cho trẻ đọc bài thơ “Ảnh Bác” ra chơi.

File đính kèm:

  • docBai soan Chu cai v r.doc