Giáo án Phát triển ngôn ngữ - Hồ Thị Thuận - Thơ "Mèo đi câu cá"
- Hai anh em phân công nhau như thế nào?
- Nó thể hiện ở khổ thơ nào?
- Khi đi đến nơi điều gì đã xảy ra với mèo anh?
+ Giải thích “ hiu hiu” có nghĩa là gió nhẹ nhàng
- Mèo em có câu được cá không? Vì sao?
- Đoạn thơ nào miêu tả tâm trạng ỉ lại của mèo em?
- Theo các con “ hớn hở” có nghĩa là gì?
- Hớn hở là rất phấn khởi vui vẽ
- Chuyện gì đã xảy ra khi hai anh em trở về nhà?
- Đoạn thơ nào thể hiện sự thất vọng của 2 anh em mèo?
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐỀ TÀI: THƠ “ MÈO ĐI CÂU CÁ” ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI GIÁO VIÊN: HỒ THỊ THUẬN I. Mục đích ,yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, đọc diễn cảm -Trẻ thuộc lời kịch thơ để đóng vai 2. Kỹ năng: - Trẻ đọc thơ thể hiện âm điệu, nhịp điệu của từng câu thơ - Trẻ nhập vai thể hiện đúng vai của từng nhân vật 3. Thái độ: - Trẻ biết tự giác lên làm việc không ỉ lại - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động trong khi chơi II. Chuẩn bị: - Giáo án điện tử - Trang phục của trẻ khi đóng kịch III. Tiến hành hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: ổn định lớp - Các con ơi lại đây với cô nào, trước khi vào học cô trò mình cùng hát bài “ ai cũng yêu chú mèo” * Trò chuyện: - Các con vừa hát bài hát nói về con vật gì nào? - Mèo là con vật nuôi ở đâu vậy các con? - Ai giỏi kể tên các con vật được nuôi ở trong nhà? - Ai biết con mèo nó thích ăn gì nhất? - Đúng rồi con mèo và các con vật được nuôi trong nhà đều có giúp ích cho chúng ta, vì vậy các con phải biết chăm sóc chúng. - Cô có bức tranh các con cùng đi xem bức tranh có gì? - Đúng rồi, bức tranh “ mèo đi câu cá’ - Hôm nay cô sẽ dạy các con đọc bài thơ” mèo đi câu cá” do chú Thành Hòa sáng tác. 2. Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm - Bây giờ các con lắng nghe cô đọc bài thơ: + Lần 1: đọc diễn cảm và làm điệu bộ minh họa - Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì? - Bài thơ do ai sáng tác vậy các con? + Lần 2: Đọc thơ kết hợp chỉ vào chữ to * Đàm thoại trích dẫn - Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? - Trong bài thơ mèo anh và mèo em rủ nhau đi đâu? - Hai anh em phân công nhau như thế nào? - Nó thể hiện ở khổ thơ nào? - Khi đi đến nơi điều gì đã xảy ra với mèo anh? + Giải thích “ hiu hiu” có nghĩa là gió nhẹ nhàng - Mèo em có câu được cá không? Vì sao? - Đoạn thơ nào miêu tả tâm trạng ỉ lại của mèo em? - Theo các con “ hớn hở” có nghĩa là gì? - Hớn hở là rất phấn khởi vui vẽ - Chuyện gì đã xảy ra khi hai anh em trở về nhà? - Đoạn thơ nào thể hiện sự thất vọng của 2 anh em mèo? Vì sao hai anh em mèo đều không câu được cá các con? * Giáo dục: Vì tính ỉ lại trông chờ của mèo em và mèo anh nên đã không câu được con cá nào? Vì sao? - Khi các con làm việc gì phải tự mình làm không ỉ lại chờ vào ba mẹ anh chị. Khi đến lớp tự cất dọn đồ dùng của bản thân mình không được chờ đợi ba mẹ làm thay. 3. Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ - Cả lớp đọc cùng cô 2 lần - Đọc thơ theo tổ- nhóm – cá nhân - Cô theo dõi trẻ đọc và sữa sai cho trẻ + Trò chơi 1: - Cô thấy lớp ai cũng đọc thơ hay và giỏi cả.Cô sẽ tổ chức cho các con chơi trò chơi “ đọc thơ nối tiếp” - Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi - Cho trẻ chơi 2 lần + Trò chơi 2: cho trẻ đóng kịch - Cô hướng dẫn cho trẻ chơi - Cô nhận xét 4. Hoạt động 4: kết thúc - Cho trẻ hát bài “ vì sao mèo rửa mặt” - Trẻ tập trung và hát - Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ - Trẻ xem - Trẻ lắng nghe cô đọc - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe cô đọc - Trẻ trả lời những câu hỏi của cô theo suy nghĩ của trẻ - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ - Vì ham chơi - Dạ - Trẻ đọc thơ - Trẻ chú ý lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi - Trẻ tham gia chơi đóng kịch - Trẻ hát và nghỉ.
File đính kèm:
- tieu luan.doc