Giáo án ôn tập Tuần 2 Lớp 4 - Năm học 2020-2021

Tiếng Việt(TLV)

ÔN LUYỆN

I/ Mục đích, yêu cầu:

 HS luyện kể về một trận thi đấu thể thao, lời kể rõ ràng rành mạch và đủ ý về

trận thi đấu thể thao mà em biết.

 Viết lại được một tin thể thao qua báo, đài phát thanh truyền hình hoặc được xem.

II/ Hoạt động dạy học:

1.Gv nêu mục đích, yêu cầu giờ học:

2.Gọi HS đọc yêu cầu BT1 trang 88 sgk, cả lớp theo dõi.

- Gv ghi bảng các gợi ý trong sách.

Gợi ý: a) Đó là môn thể thao nào?

 b) Em tham gia hay chỉ xem thi đấu?

 c) Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu?

 d)Em cùng xem với những ai?

 e) Buổi thi đấu diễn ra như thế nào?

 g) Kết quả thi đấu ra sao?

- Vài hs đọc lại gợi ý.

- Gv nêu từng câu hỏi ở phần gợi ý để 1 HS khá, giỏi trình bày. HS cả lớp nghe.

- Gv cho hs hoạt động theo nhóm đôi, yêu cầu kể cho bạn nghe về trận thi đấu thể thao theo các gợi ý đã nêu.

- Gọi vài hs lần lượt trình bày trước lớp, gv và cả lớp nhận xét - ghi điểm.

3.Gv ghi đề bài lên bảng: Em hãy kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được đọc, nghe hoặc được xem

- Gọi hs đọc lại đề bài.

? Bài tập yêu cầu em làm gì? (Kể lại đươc một số nét chính của một trận thi đấu thể thao)

- HDHS: lời kể rõ ràng, rành mạch và đủ ý về trận thi đấu thể thao

HS viết bài vào vở, GV đi từng bàn kiểm tra và giúp đỡ thêm cho những HS yếu

HS viết bài xong, GV gọi vài HS đọc bài làm, nhận xét sau đó thu vở để chấm 4.Củng cố, dặn dò:

 

doc17 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ôn tập Tuần 2 Lớp 4 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hóa cây cối, sự vật và nắm được tác dụng của nhân hóa
- Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì?
- Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống.
I/Hoạtđộng dạy- học:
1/Giới thiệu bài:
2/Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Đọc đoạn văn sau:
Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những chim chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm
-Tìm từ ngữ trong đoạn trên để điền vào từng ô trống cho phù hợp. 
- GV đọc đoạn văn 1 lần.
- Gọi 2 HS đọc lại- HS làm bài. 
- Gọi Hs nêu bài làm- Hs và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Từ gọi chim như gọi người
Từ tả chim như tả người 
 thím, chú, anh, bác
Nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm
	
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau:
a) Đội đồng diễn thể dục đang tích cực tập luyện để chuẩn bị trình diễn ở Hội khỏe Phù Đổng.
b) Hưng chăm sóc con gà nòi để chuẩn bị cho cuộc thi chọi gà ngày mai.
c) Hai chị em ăn cơm sớm để đi xem đấu vật.
- 1 HS nêu lại yêu cầu bài 
- GVHDHS để đặt được câu hỏi cho bộ phận được gạch chân ta phải xác định bộ 
phận gạch chân trả lời cho câu hỏi nào?
- HS làm bài. 
a) Đội đồng diễn thể dục đang tích cực luyện tập để làm gì?
b) Hưng chăm sóc con gà nòi để làm gì?
c) Hai chị em Hoa ăn cơm sớm để làm gì?
Bài 3: Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than vào ô trống cho phù hợp: 
- Gọi 1 Hs đọc lại đoạn văn.
GV: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than được đặt ở cuối câu nào?
- HS xác định từng câu để điền dấu.
- Gọi HS trả lời – HS và GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng.
?
Em Tuấn hỏi chị:
- Chị Hồng ơi, có phải chiều nay có cuộc thi bơi ở ngoài sông không
- Đúng rồi (.)	
- Chị em mình đi xem đi 	(!)
- Được thôi. Nhưng em đã học bài xong chưa (?)
- Chị hãy giúp em làm bài tập làm văn nhé (!)
Bài 4: (HSNK) Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn dưới đâycho sinh động, gợi cảm.
a) Mặt Trời chiếu những tia nắng oi bức xuống cánh đồng khô hạn.
b) Mỗi khi có chị gió thổi, cây Bạch Đàn ở sân trường em lại xào xạc lá.
- Gọi 1HS đọc lại yêu cầu, nội dung bài tập.
- GVHDHS dùng hình ảnh nhân hóa để diễn đạt câu cho sinh đông hơn.
- HS làm bài 
Ví dụ: a)Ông Mặt Trời giận dữ ném những tia nắng lửa xuống cánh đồng khô hạn.
 b) Mỗi khi có chị Gió lướt thướt bay tới, anh Bạch Đàn lại rì rào bắt chuyện.
3/Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học
________________________
Thứ Ba ngày 15 tháng 9 năm 2020
Toán
ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA( T1)
I. Yêu cầu cần đạt:
Ôn luyện củng cố kiến thức về phép nhân, phép chia
II. Hoạt động dạy học:
1. Ôn luyện kiến thức:
GV gọi lần lượt một số học sinh lên bảng đọc các bảng nhân, bảng chia đã học( chủ yếu các bảng nhân 6,7,8,9 và bảng chia 6,7,8,9)
2. Bài tập vận dụng:
Gv cho học sinh làm các bài tập sau:
 Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 a. 84 x 7 316 x 9 b. 75 : 6 872 : 4
Học sinh tự làm bài vào vở, Gv gọi hai học sinh lên bảng làm bài, nhận xét bài làm, chốt kết quả đúng.
Bài 2: Tìm x:
 a. X : 6 = 121	b. 7 x X = 847 – 77
 c. 54 : X = 9	 	 d. 8 x X = 880
Bài 3: Giải bài toán sau:
Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 620 kg gạo. Ngày thứ hai bán được gấp đôi số gạo ngày thứ nhất. Hỏi cả hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?
Bài 4: Có 88 bạn được chia đều thành 2 đội, Mỗi đội xếp đều thành 4 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu bạn ?
Bài 5 : Một quyển truyện dày 132 trang, Lan đã đọc số trang đó. Hỏi còn bao nhiêu trang truyện nữa mà Lan chưa đọc?
3. Củng cố dặn dò: 
GV cho HS nhắc lại nội dung ôn luyện. Dặn học sinh về nhà làm đọc thuộc các bảng nhân, bảng chia.
________________________
Toán
ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA( T2)
I. Yêu cầu cần đạt:
 Củng cố kiến thức về chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.(Trường hợp chia có dư ). 
II. Hoạt động dạy- học: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập:
Bài 1: Tính:
- GV ghi 1 phép tính lên bảng, gọi 1 HS trình bày cách chia để GV ghi lên bảng. 
- Các phép chia còn lại HS tự làm vào vở sau đó GV gọi vài HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi, nhận xét:
VD : 15607 5 27068 6
 06 3121 30 4511
 10 06
 07 08
 2 2
Bài 2: Gv nêu bài toán: Thư viện có 32850 quyển vở phân đều cho 4 trường. Hỏi mỗi trường nhận được nhiều nhất bao nhiêu quyển vở và còn thừa mấy quyển vở?
- Một HS đọc bài toán, cả lớp đọc thầm.
- Bài toán cho biết gì? ( 32850 quyển vở phân đều cho 4 trường).
- Bài toán hỏi gì? (mỗi trường nhận nhiều nhất bao nhiêu quyển vở và còn thừa mấy quyển).
 + GV hướng dẫn HS trước hết phải thực hiện phép chia sau đó mới trả lời.
 + GV gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở rồi chữa bài.
 Bài giải
 Ta có: 32850 : 4 = 8212 (dư 2)
 Vậy mỗi trường được nhận nhiều nhất 8212 quyển vở và còn thừa 2 quyển.
 Đáp số: 8212 quyển vở và còn thừa 2 quyển vở.
Bài 3: Điền số:
GV kẻ bảng, gọi HS trình bày 1 hàng, GV ghi bảng. Các phần còn lại HS tự làm rồi chữa bài.
Số bị chia
Số chia
Thương
Số dư
12729
6
2121
3
21798
7


49687
8


30672
9



Bài 4: (HSNK) Cần phải có bao nhiêu xe taxi để chở 37 du khách? Biết rằng mỗi xe taxi chỉ chở được 4 du khách.
Ta có 37 : 4 = 9 (dư 1)
Nếu dùng 9 xe taxi để chở thi còn dư 1 du khách, nên phải dùng thêm 1 xe taxi nữa để chở 1 du khách còn lại.
Vậy cần có:
9 + 1 = 10 (taxi)
	Đáp số: 10 taxi
Bài 5. Tính nhanh:
(140 – 20 x 7) : (45 + 12 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10).
HS trình bày cách làm, 1 HSNK lên bảng làm bài. Nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò:
 GV nhắc lại nội dung ôn luyện, dặn HS về nhà xem lại các bài tập đã làm và thực hành làm nhiều bài tập về chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số.
________________________
Tiếng Việt(LTVC)
ÔN LUYỆN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Ôn luyện kiến thức về từ chỉ đặc điểm, câu theo mẫu Ai ?Thế nào?( làm gì?)- So sánh.
- Luyện tập viết đoạn văn ngắn theo chủ đề đã cho.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết ôn luyện
2. Bài tập vận dụng: GV cho học sinh lần lượt làm các bài tập sau:
Bài 1: Gạch dưới từ chỉ đặc điểm của hai sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:
 a)Giữa thành phố có Hồ Xuân Hương mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu.
 b) Đường mềm như dải lụa
 Uốn mình dưới cây xanh
 c) Cánh đồng trông đẹp như một tấm thảm. 
Bài 2: Điền từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật trong ngoặc đơn vào chỗ thích hợp .
 Đất trung du nhiều nắng, gió. Nơi ấy có rừng cọ ..; những quả đồi đất đỏ..; những đồi hoa sim, hoa mua bạt ngàn một màu .Vào mùa hè, nắng.,gió .., bầu trời vời vợi ..
( vàng óng, nhấp nhô, lộng lẫy, cao xanh, biếc xanh, tím biếc)
Bài 3: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi”Ai (cái gì, con gì)?,gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?”
 a) Nước hồ mùa thu trong vắt.
 b) Trời cuối đông lạnh buốt.
 c) Dân tộc Việt Nam rất cần cù và dũng cảm.
Bài tập 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành những câu có hình ảnh so sánh:
a) Trưa hè, mặt hồ sáng lóa như
b) Giờ ra chơi, sân trường ồn ào như
c) Ông em tóc bạc trắng như..
d) Người đi đông như.
Bài tập 4: Đặt 3 câu có hình ảnh so sánh.
a)
b)
c)
Bài tập 5: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong những câu sau:
Khi còn bé, Anh-xtanh rất tinh nghịch.
Mô-da là một nhạc sĩ thiên tài.
Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng rất điêu luyện.
Bài tập 6: Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt câu theo mẫu Ai làm gì?: bác nông dân, con gà trống, đàn gà con.
Bài tập 7: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 5-7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Bài tập 8 :Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7-10 câu ) kể về việc học tập của em trong học kì I.
________________________
Tiếng Việt: (TLV)
ÔN LUYỆN
I. Mục đích, yêu cầu: Rèn kĩ năng viết thư cho học sinh:
- HS biết viét một bức thư cho bạn nhỏ người nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
- Yêu cầu lá thư trình bày đúng thể thức, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng, thể hiện tình cảm với người nhận thư.
II. Hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, ghi đề bài lên bảng.
2. Hướng dẫn hs làm bài:
- Một HS đọc yêu cầu bài tập.	
- Một HS giải thích yêu cầu bài tập theo gợi ý. GV chốt lại: Có thể viết thư cho một bạn nhỏ ở nước ngoài mà em biết qua báo chí, ti vi hoặc một người bạn trong tưởng tượng của em.
- Nội dung thu phải thể hiện:
 + Mong muốn làm quen với bạn.
 + Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: Trái đất.
- Một HS đọc các gợi ý GV đã ghi trên bảng, cả lớp đọc thầm.
- GV hỏi: Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? 
 Lí do để em viết thư là gì? 
 Người bạn mà em biết là ai? Gặp ở đâu?
 Nội dung bức thư là gì?
- GV hướng dẫn HS về cách trình bày của một lá thư: đầu thư, nội dung, cuối thư.
+ Lưu ý HS cách trình bày 1 lá thư: 
 - Dòng đầu thư.
	- Lời xưng hô.
 - Nội dung thư.
 - Cuối thư: Lời chào, chữ ký, họ tên.
+ Nhắc HS chú ý về dùng từ và cách đặt câu.
3. Học sinh viết thư:
- GV đi từng bàn để kiểm tra và hướng dẫn thêm cho những HS còn yếu.
- HS viết bài xong, GV cho vài HS đọc bài truớc lớp, cả lớp và GV nhận xét, GV
 ghi điểm.
III. Củng cố, dặn dò:
 GV thu vở để chấm bài cho HS, dặn HS về nhà viết lại cho hay hơn.
________________________
Thứ Tư ngày 16 tháng 9 năm 2020
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I. Yêu cầu cần đạt:
Ôn luyện củng cố các kiến thức về đơn vị đo độ dài, đo khối lượng, đo diện tích, đo thời gian đã học.
II. Hoạt động dạy học:
1. Củng cố kiến thức:
HS nhắc lại các đơn vị đo độ dài đã học? Mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài?
( Lớn hơn mét? Nhỏ hơn mét?)
Hs nhắc lại đơn vị đo khối lượng đã học? (kg, g)
HS nhắc lại đơn vị đo thời gian đã học?
Hs nhắc lại đơn vị đo diện tích đã học? 
2. Bài tập vận dụng:
Gv cho học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống
1km = hm	1m = dm
1km = m	1m = cm
1 hm = m 1 dm = cm
8 hm = m 6 m = cm
3 dam = m 4 dm = mm.
4 m 7 cm = cm	 9 m 3 dm = dm
Bài 2: Tính
 8 dam + 5 dam = 	57 hm – 28 hm = 
12 km x 4 = 	27 mm : 3 = 
403 cm – 52 cm = 	720 m + 43 m =
Bài 3: Em hãy nêu tên các tháng trong một năm có 30 ngày? 31 ngày? 28 hoặc 29 ngày? 
HS trình bày miệng. GV ghi bảng
- Các tháng có 30 ngày: Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11
- Các tháng có 31 ngày: tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12.
- Tháng có 28 hoặc 29 ngày: tháng 2( năm thường 28 ngày; năm nhuận 29 ngày)
Bài 4: Một hình chữ nhật có chiều dài 12 cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích hình chư nhật đó?
HS nêu cách làm bài:
-Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào? ( biết chiều dài và chiều rộng)
- Chiều dài hình chữ nhật biết chưa?
-Chiều rộng hình chữ nhật đã biêt chưa?
-Muốn tính chiều rộng ta làm thế nào?
- Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật?
HS làm bài vào vở, 1 học sinh làm bảng phụ. Cả lớp nhận xét, chốt bài giải đúng.
________________________
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG( T2)
I. Yêu cầu cần đạt:
 Tiếp tục ôn luyện củng cố các kiến thức về đơn vị đo độ dài, đo khối lượng, đo diện tích.
II. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu nội dung ôn luyện
2. Bài tập vận dụng:
Bài 1: Tính 
a. 163 g + 28 g = 	b. 50 g x 2 = 
 42 g – 25 g = 	 96 g : 3 = 
100 g + 45 g – 26 g = 	 22 g + 47 g + 34 g =
Bài 2: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
a. 744 g ....... 474 g 	b.305 g ........ 350 g
 400 g + 8 g ............480 g 450 g ..........500 g – 40 g
 1 kg .........900 g + 5 g	760 g + 240 g ........ 1kg
Bài 3. Cô Lan có 1 kg đường, cô đã dùng làm bánh hết 400 g. Sau đó cô chia đều số đường còn lại vào 3 túi . Hỏi mỗi túi có bao nhiêu kg đường?
Bài 4: Cho đoạn thẳng AB có độ dài 20 cm. Hãy vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB.
HS vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 20 cm sau đó tính và vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB.
HS làm bài vào vở,GV cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài làm của bạn.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhắc lại nội dung ôn luyện . Dặn HS về nhà làm các bài toán có liên quan.
________________________
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN
I/ Mục đích, yêu cầu: 
- Ôn luyện củng cố kiến thức về đặt câu hỏi và tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi
 Bằng gì ?
 - Luyện tập dùng dấu hai chấm bằng bài tập cụ thể.
II/ Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn HS làm các bài tập sau vào vở:
Bài 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân:
a. Bố em hằng ngày đi làm bằng xe máy.
b. Thầy giáo viết bảng bằng phấn trắng.
c. Ông ấy cắt vải bằng một chiếc kéo to.
d. Anh ấy đón mọi người bằng xe ô tô.
- GVghi đề bài lên bảng, gọi 1 HS đọc lại yêu cầu đề rồi cả lớp tự làm vào vở.
- HS làm bài xong, GV gọi lần lượt từng HS đọc câu mình đã đặt, HS khác nhận xét, GV chốt lại ý đúng.
Bài 2: GV ghi đề bài lên bảng:
Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho thích hợp.
a. Chúng em đón tết trung thu bằng .
b. Rạp hát thông báo chương trình biểu diễn xiếc bằng .
c.Trường em báo giờ vào lớp bằng .
d. Lớp em đi tham quan bằng ..
 ( một hồi trống dài, một mâm cỗ nhiều hoa quả, ô tô du lịch, một bản quảng cáo)
GV cho 1 HS làm mẫu câu a sau đó HS tự làm bài vào vở 
- GV gọi vài HS lần lượt lên bảng làm bài rồi chữa bài, chốt lại ý đúng.
Bài 3: Hãy đặt dấu câu vào vị trí có ô trống.
a.Trước lúc đi làm mẹ dặn tôi “ Con ở nhà nhớ học bài nhé !”
b.Vườn nhà bà ngoại có rất nhiều cây bưởi, nhãn, na, mít, ổi ,.
c.Trên sàn nhà bé bày đủ thứ đồ chơi búp bê, gấu bông, giỏ hoa, 
HS đọc yêu cầu bài rồi làm bài vào vở, GV chấm chữa bài chốt lại lời giải đúng.
Bài 4: (HSKG) Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”trong đoạn văn sau:
 Gà trống kiêu hãnh ngẩng đầu, cái mũ đỏ chói, tấm áo nhung đen pha màu đỏ biếc hài hòa. Bằng những bước đi đĩnh đạc, Gà tiến lên. Không nói, Gà mở đầu khúc nhạc nhan đề “Bình minh” bằng tiết tấu nhanh khỏe đầy hứng khởi “tờ-
réctờ-re-te-te-te..”
- Gọi 1 Hs đoc lại đoạn văn trên
- HDHS : Đọc kĩ đoạn văn, chú ý các bộ phận câu mở đầu bằng chữ “ bằng”.
- HS làm bài - Gọi 1 số HS nêu bài làm của mình
- Nhận xét - chốt lại lời giải đúng. 
Đó là các bộ phận câu sau:
Câu 2: Bằng những bước đi đĩnh đạc..
Câu 3: bằng tiết tấu nhanh khỏe đầy hứng khởi “tờ- réctờ-re-te-te-te..”
3.Củng cố, dặn dò:
 Gv nhắc lại nội dung ôn luyện, dặn HS về nhà xem lại các bài tập đã làm để ghi nhớ kiến thức đã học. 
________________________
Thứ Năm ngày 17 tháng 9 năm 2020
Toán
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I.Yêu cầu cần đạt:
-Ôn luyện các kiến thức đó học về tính chu vi, diện tích hình đã học.
- Giải bài toán có nội dung hình học bằng hai phép tính .
II. Hoạt động dạy học
1.Củng cố kiến thức:
 GV cho hs nhắc lại về cách tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật
 2 .Gv hướng dẫn hs làm các bài tập:
 Bài 1: Tính diện tích hình vuông có cạnh 9cm; 7cm.
 - Gọi hs nhắc lại cách tính diện tích hình vuông.
 - HS đọc bài toán và tự giải vào vở.
 - GV gọi 2 HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét.
 Bài 2: Để ốp thêm một mảng tường người ta dùng hết 8 viên gạch men, mỗi viên gạch men là hình vuông cạnh 10cm. Hỏi mảng tường được ốp thêm có diện tích là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
- Một hs đọc bài toán, cả lớp đọc thầm.
- Gv hỏi: Muốn tính diện tích bức tường ta phải tính gì? (Tính diện tích mỗi 
viên gạch hình vuông có cạnh 10 cm).
 - Cả lớp làm bài vào vở, 1 hs giải vào bảng phụ sau đó chữa bài.
Bài giải
Diện tích mỗi viên gạch là:
10 10 = 100 (cm2)
Diện tích bức tường là:
100 8 = 800 ( cm2)
 Đáp số: 800 cm2
Bài 3: Một HS đọc yêu cầu bài toán, GV vẽ hình lên bảng để hướng dẫn HS làm bài.
- GV cho HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông; diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
 - HS làm bài vào vở, GV gọi 2 HS lên bảng, mỗi em làm một ý sau đó chấm và chữa bài.
 Giải
 a.Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
 (7 + 3 ) 2 = 20 (cm) 
 Chu vi hình vuông CDEG là:
 5 4 = 20 cm
 b.Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:
 7 3 = 21 (cm2)
 Diện tích hình vuông CDEG là:
 5 5 = 25 ( cm2)
 Đáp số: a) 20 cm; 20cm; 
 b)21 cm2 ; 25 cm2
Bài 4: (HSNK): Một hình chữ nhật có nửa chu vi 28 cm, chiều dài hơn chiều rộng 2 cm. Tính diện tích của hình chữ nhật đó.
- 1 HS đọc bài toán.
- HDHS giải
- Bài toán cho biết gì? (HCN có nửa chu vi 28 cm, chiều dài hơn chiều rộng 2 cm)
- Bài toán hỏi gì?(Diện tích hình chữ nhật đó)
- Để tính được diện tích hình chữ nhật trước tiên ta phải biết gì?(chiều dài và chiều rộng)
- GV vẽ sơ đồ cho HS thấy chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.
 Chiều dài
 Chiều rộng 2cm 28cm
- HDHS nhìn vào sơ đồ để có thể tính chiều dài hoặc chiều rộng trước.
- HS làm vào vở - 1 HS làm vào bảng phụ.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
(28 + 2) : 2 =15 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật là: 
15- 2 = 13(cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
 15 13 = 195 (cm2)
4.Củng cố, dặn dò:	
 GV nhắc lại nội dung ôn luyện, dặn HS về nhà ôn lại cách tính chu vi và diện tích các hình đã học, xem lại các bài tập đã làm.
________________________
Toỏn
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC( T2)
I.Yêu cầu cần đạt:
-Ôn luyện các kiến thức đó học về tính chu vi, diện tích hình đã học.
- Giải bài toán có nội dung hình học bằng hai phép tính .
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết ôn luyện.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Gv ghi đề bài 
Tính chu vi hình tam giác cú độ dài các cạnh là 35cm, 26cm, 40 cm.
Hs nêu cách tính và làm vào nháp. Gọi hs trình bày baì làm trên bảng. Cả lớp cùng GV nhận xét.
Bài 2: Hình chữ nhật có chiều dài 12 cm, chiều rộng 6 cm. Hình vuông có cạnh là 9 cm.
Tính chu vi mỗi hình. So sánh chu vi hai hình đó.
Tính diện tích mỗi hình. So sánh hai diện tích đó.
HS nhắc lại cách tính chu vi , diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
HS tự làm bài vào vở, đổi chéo vở kiểm tra bài làm sau đó gọi 1 HS đọc bài làm.
Bài 3. Một hình chữ nhật có chu vi là 48 cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
GV hỏi: Bài toán cho biết gì?
	Bài toán cần tìm gì?
	Muốn tính diện tích hình chữ nhật đó ta làm thế nào?
HS giải bài vào vở,1 HS làm bảng phụ sau đó chữa bài.
Bài 4. Tính chu vi ,diện tích của một hình vuông có độ dài cạnh là 9 cm.
HS trình bày bài làm vào vở rồi chữa bài.
3. Củng cố dặn dũ:
GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn tập các kiến thức đó ôn luyện.
________________________
Tiếng Việt ( LTVC)
ÔN LUYỆN
I/ Mục đích, yêu cầu:
 - Ôn luyện củng cố và mở rộng vốn từ ngữ về thiên nhiên.
 - Củng cố về dấu chấm, dấu phẩy.
II/ Các hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài:
 2.Củng cố kiến thức:
 Gv cho hs nhắc lại nội dung bài1: Thiên nhiên đem lại cho con người những lợi ích gì? ( HS nêu các ý về trên mặt đất, trong lòng đất.)
 Con người đã làm gì để thiên nhiên ngày càng giàu đẹp? 
 Hs nêu xong gv cho hs khác nhận xét sau đó gv củng cố lại.
 3. Hướng dẫn hs làm các bài tập sau vào vở:
Bài 1: Gv ghi bài tập lên bảng, gọi vài hs đọc yêu cầu bt sau đó làm bài vào vở 
 Điền từ ngữ thích hợp vào từng ô trống:
Từ ngữ chỉ các con vật có ích cho con người ở rừng 
Từ ngữ chỉ các con vật có ích cho con người ở biển 
VD: cây, chim rừng, thú rừng, mật ong 
VD : Cá, tôm ,cua ,  

Hs điền xong gv gọi vài em đọc bài làm , cả lớp nhận xét bổ sung.
Bài 2: Điền tiếp vào chỗ trống các từ ngữ em biết:
a.Từ ngữ chỉ các vật làm đẹp bầu trời: mây, sao, trăng,
b.Từ ngữ chỉ các vật làm đẹp biển cả: Đảo, cá, sóng, 
 Hs đọc yêu cầu bài sau đó làm bài vào vở, gv gọi 2 hs lên bảng viết các từ vào từng dòng . mỗi em viết 1 dòng sau đó gọi hs nhận xét và bổ sung thêm.
 Bài 3: Gv ghi đoạn văn lên bảng, vài hs đọc nội dung bài tập sau đó làm bài vào vở. Đoạn văn sau có dấu chấm nào sai? Em thay dấu này bằng dấu gì? Chép lại đoạn văn đã sửa dấu vào vở.
 Trong bài địa lí tuần này. Chúng em đã biết vị trí của đại dương trên Trái Đất.
 Qua quan sát quả địa cầu, chúng em biết Việt Nam giáp với biển đông thuộc Thái Bình Dương.
 HS làm bài xong, gv gọi 1 hs lên bảng làm, cả lớp nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Dấu chấm sau từ “này” dùng sai, thay vào đó là dấu phẩy.
4.Củng cố, dặn dò:
 Gv nhắc lại nội dung ôn luyện, dặn hs về nhà xem lại các bài tậ

File đính kèm:

  • docgiao_an_on_tap_tuan_2_lop_4_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan