Giáo án Ôn tập tiếng Việt 4 + 5

Dấu hai chấm là dấu câu gồm hai dấu chấm theo chiều thẳng đứng (:)dùng để:

Báo hiệu dùng (kèm dấu ngoặc kép)lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác được dẫn lại .

Ví dụ : Tôi chào rồi hỏi : “ Đi chợ huyện lối nào, ông làm ơn chỉ giúp tôi ”.

Báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích .

Ví dụ : Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya .

 

doc23 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ôn tập tiếng Việt 4 + 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu những trạng ngữ chỉ thời gian .
	Ví dụ : Buổi sáng, bố mẹ đi làm, em đi học, ông em ở nhà chăm bón mấy luống hoa.
	2/ Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi : Bao giờ?, Khi nào?, Mấy giờ?, 
	1/Để giải thích nguyên nhân của sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu những trạng ngữ chỉ nguyên nhân .
	Ví dụ : Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp .
	2/ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao?, Nhờ đâu ?, Tại đâu ?
	1/ Để nói lên mục đích tiến hành sự việc nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu những trạng ngữ chỉ mục đích .
	Ví dụ : Để tiêm phòng dịch cho trẻ, tỉnh ta cử nhiều đội y tế về các bản .
	2/ Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì?, Nhằm mục đích gì? 
	Vì cái gì ?... 
	Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng các từ : bằng, với và trả lời cho câu hỏi Bằng cái gì?, Với cái gì? ...
	Ví dụ : Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học bài, làm bài đầy đủ .
	*Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau .
	Ví dụ : siêng năng, chăm chỉ, cần cù, ...
	*Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau trong lời nói .
	Ví dụ : Hùm, cọp, hổ,...
	*Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn .Khi dùng những từ này ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng .
	Ví dụ : ăn, xơi, chén, ...( biểu thị thái độ )
	 mang, khiêng, vác, ...(biểu thị cách thức)
	* Từ trái nghĩa là những từ trái ngược nhau .
	Ví dụ : cao – thấp ; phải – trái; ngày - đêm ; sáng – tối . đen – trắng ...
	*Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,... đối lập nhau . 
	*Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa .
	Ví dụ : cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng ...
	* Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều ý nghĩa, gây bất ngờ, cho người đọc, người nghe. 
	Ví dụ : Ruồi đậu mâm xôi đậu. 
	 Kiến bò đĩa thịt bò.
	 Con ngựa đá con ngựa đá .
	* Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển .Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
	Ví dụ : - Đôi mắt của bé mở to .
	 - Quả na mở mắt .
	* Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ , động từ, tính từ, (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy .
	Ví dụ : Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ .
	*Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp : tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó, ...
	*Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thớ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà. anh, chị ...
	Ví dụ : Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế ? 
	*Khi xưng hô cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình và người nghe và người được nhắc tới .
	*Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau : và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,...
	Ví dụ : Lan học giỏi nhưng bạn ấy không tự cao , 
	*Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ .Các cặp quan hệ từ thường gặp là : Vì ...nên ...; do ...nên...; nhờ...mà...(biểu thị nguyên nhân - kết quả )
	Ví dụ : Vì trời mưa to nên đường phố lầy lội .
 Nếu ...thì... ; hễ ...thì.... ( Biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả . điều kiện - kết quả ).
 	Ví dụ : Nếu thời tiết đẹp thì em sẽ đi bơi .
	Tuy....nhưng...; mặc dù ..nhưng ...(biểu thị quan hệ tương phản )
	Ví dụ : Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi .
	Không những...mà ...: không chỉ...mà ... (biểu thị quan hệ tăng tiến )
	Ví dụ : Bạn Lan không những học giỏi mà còn hát hay 
1. Câu
* Câu có thể gồm một hoặc nhiều từ dùng để:
- Hỏi về một hay một vài sự việc, sự vật.
VD: Em làm gì?
- Kể hoặc tả một hay một vài sự việc, sự vật.
VD: Em làm bài.
- Yêu cầu người khác làm một hay một vài việc.
VD: Em làm bài đi!
- Bộc lộ tình cảm hoặc cảm xúc của người nói (người viết).
VD: Em làm bài tốt quá!
* Có nhiều dấu hiệu giúp ta nhận ra một câu:
1. Khi nói: hết câu phải nghỉ hơi.
2. Khi viết: 
- Chữ cái đầu câu phải viết hoa.
- Hết câu phải có một trong các dấu: chấm, chấm hỏi, chấm cảm, chấm lửng, hoặc hai chấm.
2. Các bộ phận chính của câu (nòng cốt câu)
Các bộ phận chính là những phần quan trọng nhất trong câu, không thể bỏ đi được, nếu không có hoàn cảnh đặc biệt.
VD: trong câu Sáng nay, cô giáo em chữa bài tập Tiếng Việt thì cô giáo và chữa bài tập là hai bộ phận chính, không thể thiếu được.
Để trả lời câu hỏi Bao giờ cô giáo em chữa bài tập Tiếng Việt?, ta có thể nói vắn tắt là: Sáng nay. Nhưng, những câu vắn tắt kiểu như vậy chỉ hiểu được khi đặt cạnh câu hỏi.
 Muốn tìm các bộ phận chính của một câu ta hãy thử lược bỏ dần từng bộ phận của câu đó. Những bộ phận không lược bỏ được là các bộ phận chính của câu. VD: Trên cánh đồng, đàn trâu thung thăng gặm cỏ, ta thấy:
- Giữa hai bộ phận lớn là Trên cánh đồng và đàn trâu thung thăng gặm cỏ, ta chỉ lược bỏ được Trên cánh đồng. 
- Giữa các bộ phận nhỏ hơn như đàn và trâu hay thung thăng và gặm cỏ, ta chỉ lược bỏ được các bộ phận đàn, thung thăng.
 Các bộ phận chính của câu trên là trâu và gặm cỏ.
 Câu đơn bình thường có hai bộ phận chính là chủ ngữ và vị ngữ. VD:
 Bên ngoài cửa sổ, mưa vẫn rơi.
 CN VN
 Trong câu ghép bình thường, mỗi vế câu đều có chủ ngữ và vị ngữ. VD:
 Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
 CN VN CN VN
 Còn trong câu đơn đặc biệt và trong câu ghép đặc biệt chỉ có một bộ phận chính. Bộ phận ấy không phải là chủ ngữ, cũng không phải là vị ngữ. VD: Hôm qua mưa cả ngày.
3. Chủ ngữ
Chủ ngữ (viết tắt là C) là bộ phận chính của câu, nêu lên người, vật, sự việc được miêu tả, nhận xét trong câu. VD:
Sáng nay, cô giáo em chữa bài tập Tiếng Việt.
 Muốn biết bộ phận nào là chủ ngữ của câu, ta cần biết hai việc như sau:
Tìm các bộ phận chính của câu; tức là bộ phận quan trọng nhất trong câu, không thể bỏ đi được (theo cách đã hướng dân). VD:
Sáng nay cô giáo em chữa bài tập Tiếng Việt.
Cô giáo chữa bài tập.
Tìm bộ phận chính và trả lời câu hỏi "Ai" hoặc "Cái gì". Bộ phận ấy là chủ ngữ. VD:
+ Ai chữa bài tập ?
+ Cô giáo chữa bài tập.
 CN
*Có nhiều loại chủ ngữ:
Xét theo từ loại (làm chủ ngữ):
Ta thấy chủ ngữ thường là danh từ. (VD: Cô giáo chữa bài tập) hoặc là đại từ chỉ ngôi. (VD: Nó học rất chăm). Đôi khi chủ ngữ còn là động từ. (VD: Học tập là niềm vui) hay tính từ nữa (VD: Khỏe mạnh là mong ước của mọi người.
Đứng trong câu, các từ nói trên còn không thêm định ngữ hay bổ ngữ của chúng. VD: Cô giáo em chữa bài tập. Học Tiếng Việt rất vui. Khi không cần phân tích quá chi tiết, cũng có thể coi toàn bộ kết hợp của các từ ấy với định ngữ và bổ ngữ là chủ ngữ: VD:
Phân tích chi tiết: Cô giáo em chữa bài tập.
C	 Đ
Phân tích sơ lược: Cô giáo em chữa bài tập
C
Xét theo chỗ đứng (của chủ ngữ trong câu):
Ta thấy chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Nhưng trong điều kiện nhất định, chủ ngữ có thể đứng sau. VD:
Từ cửa, trịnh trọng tiến vào một anh Bọ Ngựa.
	V	 C
3. Xét theo số lượng bộ phận song song (làm chủ ngữ).
Ta thấy bên cạnh trường hợp chủ ngữ là một từ, một nhóm từ, còn có những trường hợp chủ ngữ do hai hoặc nhiều từ, nhóm từ kết hợp bình đẳng với nhau tạo thành. VD: Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa.
1. Không nên nói, viết thiếu chủ ngữ . Vì những câu như thế rất khó hiểu.
2. Không nên hỏi hoặc trả lời người trên, người lạ bằng những câu thiếu chủ ngữ. vì như thế là thiếu lễ độ.
Bài tập áp dụng
Xác định các chủ ngữ trong những câu sau:
- Một số chiến sĩ ca hát, thổi sáo.
- Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
- Long và Bình cùng ở một phố.
- Đi câu vào mùa hè rất thích.
- Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại.
- Hướng chính lăng, cạnh hàng dừa nước thẳng tắp, những đóa hoa ban đã nở lứa đầu.
- Những trưa đồng đầy nắng, 
 Trâu nằm nhai bóng râm.
 Tre bần thần nhớ gió.
 Chợt về đầy tiếng chim.
Vị ngữ:
Vị ngữ (viết tắt là V) là bộ phận chính của câu, nói rõ chủ ngữ là gì, làm gì, như thế nào. VD:
Sáng nay cô giáo em chữa bài tập Tiếng Việt.
 V
Bạn Hoa là lớp trưởng lớp 5C.
Muốn biết bộ phận nào là vị ngữ của câu, ta cần làm hai việc như sau:
Tìm các bộ phận chính của câu, tức là bộ phận quan trọng nhất của câu, không thể bỏ đi được (theo các đã hướng dẫn). VD: Sáng nay, cô giáo em chữa bài tập Tiếng Việt - Cô giáo chữa bài tập.
Tìm bộ phận chính trả lời cho câu hỏi "Làm gì" hoặc "Như thế nào"? Bộ phận ấy là vị ngữ. VD:
Cô giáo làm gì?
Cô giáo chữa bài tập.
 V
*Có nhiều loại vị ngữ:
Xét theo từ loại (làm vị ngữ).
Ta thấy vị ngữ thường là động từ (VD: Cô giáo chữa bài tập), hoặc tính từ. (VD: Nó rất ngoan).
Khi làm vị ngữ, động từ và tính từ thường có bổ ngữ đi kèm. VD: Cô giáo em chữa bài tập, Nó rất ngoan. Nếu phân tính sơ lược, cũng có thể coi toàn bộ kết hợp của các từ ấy với bổ ngữ là vị ngữ. VD:
+ Phân tích chi tiết: Cô giáo em chữa bài tập.
	 V B
+ Phân tích sơ lược: Cô giáo em chữa bài tập.
	V
Vị ngữ còn có thể là danh từ hay đại từ chỉ ngôi, VD:
+ Nó chẳng rượu chè bao giờ.
+ Hai đứa cứ mày tao với nhau.
Xét theo chỗ đứng (của vị ngữ trong câu) ta thấy nó thường đứng sau chủ ngữ. nhưng trong điều kiện nhất định, vị ngữ cũng có thể đứng trước. VD:
Giữa hồ nổi lên một hòn đảo nhỏ.
	V	C
3. Xét theo số lượng bộ phận song song (làm vị ngữ)
Ta thấy bên cạnh trường hợp vị ngữ là một từ, một kết hợp từ, còn có những trường hợp vị ngữ do hai hay nhiều từ, hai hay nhiều kết hợp từ bình đẳng với nhau tạo thành. VD:
+ Chữ bạn Khanh sạch và đẹp.
+ Trần Quốc Toản nhỏ mà anh hùng.
 Bài luyện tập
Xác định vị ngữ trong những câu văn sau:
- Gió bấc thổi ào ào ngoài cửa sổ.
- Nón trắng nhấp nhô trên cánh đồng.
- Ngày mùa, cánh đồng lúa thật là đẹp mắt.
- Những đợt sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, tung bọt trắng xóa.
Các bộ phận phụ trong câu:
Các bộ phận phụ trong câu là những phần thêm vào câu để bổ sung ý nghĩa cho cả khối chủ ngữ - vị ngữ (nòng cốt câu) hoặc cho từng danh từ, động từ và tính từ trong câu. VD: Trong câu: Sáng nay, cô giáo em chữa bài tập Tiếng Việt,
Sáng nay bổ sung ý nghĩa cho cả khối chủ ngữ - vị ngữ. Nó cho biết sự việc nói trong câu xảy ra lúc nào.
Em bổ sung ý nghĩa cho danh từ cô giáo. Nó cho biết đây là cô giáo nào (cô giáo lớp em, chứ không phải là cô giáo lớp khác).
Bài tập bổ sung ý nghĩa cho động từ chữa. nó cho biết đối tượng của hoạt động là gì (chữa bài tập, chứ không phải là chữa bàn ghế)
Tiếng Việt bổ sung ý nghĩa cho bài tập. Nó cho biết đây là loại bài tập gì (bài tập Tiếng Việt, chứ không phải bài tập Toán).
Muốn biết đâu là các bộ phận phụ trong câu, trước hết ta phải tìm chủ ngữ, vị ngữ theo cách đã hướng dẫn. Những bộ phận này không phải chủ ngữ hoặc vị ngữ sẽ là bộ phận phụ.
Các bộ phận phụ trong câu chia là hai loại:
Loại bổ sung ý nghĩa cho cả khối chủ ngữ - vị ngữ:
VD: Nhóm từ sáng nay trong câu đã phân tích.
Loại bổ sung ý nghĩa cho từng danh từ đồng từ hoặc tính từ trong câu. VD: Các từ em, bài tập và nhóm từ Tiếng Việt trong câu đầu đã phân tích.
Trạng ngữ:
Trạng ngữ (viết tắt là Tr) là bộ phận phụ, bổ sung ý nghĩa tình huống cho câu (cho biết thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích .... diễn ra sự việc nói trong câu). VD:
Trạng ngữ chỉ thời gian: Sáng nay, cô giáo em chữa bài tập Tiếng Việt.
Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trên mặt biển rộng, các đoàn thuyền đang lướt nhanh.
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Nhờ siêng năng, cần cù, Bắc vượt lên đầu lớp.
Trạng ngữ chỉ mục đích: Để phòng bệnh viêm họng, em cần phải giữ gìn vệ sinh răng miệng.
*Muốn tìm trạng ngữ, ta cần lưu ý phân biệt nó với các bộ phận phụ khác trong câu, cụ thể là:
Phân biệt với hô ngữ. Cũng như trạng ngữ, hô ngữ có quan hệ với cả khối chủ ngữ - vị ngữ. Nhưng hô ngữ là những lời thưa gọi hoặc là tiếng kêu và thường chứa những từ chuyên dùng vào mục đích này như: a, ơi, ôi, hỡi, nhỉ ...
Phân biệt với bổ ngữ, định ngữ. Khác với trạng ngữ, đây là những bộ phận phụ không có quan hệ gì với cả khối chủ ngữ - vị ngữ, mà chỉ bổ sung ý nghĩa cho từng từ trong câu.
Các hình thức thể hiện của trạng từ rất phong phú:
Trạng ngữ có thể là:
Danh từ đứng một mình hoặc kèm thêm định ngữ. VD: Sáng, cô giáo em chữa bài tập Tiếng việt. Sáng nay, cô giáo em chữa bài tập Tiếng việt. 
Động từ đứng một mình hoặc có kèm thêm bổ ngữ. VD: Làm, bạn ấy giỏi nhất lớp. Làm toán, bạn ấy giỏi nhất lớp.
Tính từ đứng một mình hoặc kèm thêm bổ ngữ. VD: Dịu dàng, cô giáo đến bên em. Dịu dàng như người mẹ, cô giáo đến bên em.
Phía trước các từ làm trạng ngữ trên, thường có thêm những từ chỉ quan hệ như lúc, khi, hồi; trên, dưới, trước, sau; ở, tại ,v ề vì , để, muốn, do, nhờ, bằng, với .... VD: Về làm toán, bạn ấy giỏi nhất lớp.
Trạng ngữ cũng có thể do nhiều bộ phận song song ghép lại tạo thành.
VD: ở vùng này, lúc hoàng hôn và lúc tảng sáng, phong cảnh rất nên thơ.
Trạng ngữ có thể đứng ở nhiều chỗ khác nhau trong câu:
Đứng đầu câu. VD: Nhờ siêng năng, cần cù, Bắc đã vượt lên đứng đầu lớp.
Đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ. VD: Bắc nhờ siêng năng, cần cù đã vượt lên đầu lớp.
Đứng cuối câu. VD: Bắc đã vượt lên đầu lớp, nhờ siêng năng, cần cù. Giữa trạng từ đứng ở cuối câu với khối chủ ngữ - vị ngữ có một quãng nghỉ hơi được ghi bằng dấu phẩy. Đây chính là dấu hiệu giúp ta phân biệt trạng ngữ đứng cuối câu với bổ ngữ đứng cuối câu. So sánh:
Trạng ngữ đứng ở cuối câu. VD: Bắc đã vượt lên dẫn đầu lớp, nhờ siêng năng, cần cù. (có dấu phẩy ngăn cách với khối chủ ngữ - vị ngữ).
Bổ ngữ đứng ở cuối câu. VD: Bắc đã vượt lên đứng đầu lớp nhờ siêng năng, cần cù. (Không có dấu phẩy ngăn cách nên bị gộp vào vị ngữ).
Không phải câu nào cũng cần có trạng ngữ. nhưng trong những trường hợp sau đây thì bắt buộc phải có:
Thêm trạng ngữ để chuyển ý từ câu này sang câu khác. VD:
Trước đây Bắc học rất kém. Nhờ siêng năng, cần cù, Bắc đã vượt lên đứng đầu lớp.
Nếu bỏ trạng ngữ ở câu thứ hai thì chuỗi câu trở nên vô nghĩa.
Thêm trạng ngữ để nói một điều mới mẻ hoặc cần được nhấn mạnh. VD:
Nhờ đâu Bắc đã vượt lên đứng đầu lớp?
Bắc đã vượt lên đứng đầu lớp, nhờ siêng năng, cần cù.
Thêm trạng ngữ để làm cho nội dung của câu đầy đủ hơn, chính xác hơn. VD: Về mùa đông, lá bàng thường đỏ như màu đồng hun.
Nếu bỏ trạng ngữ ở câu này thì nhận xét nêu trong câu sẽ trở thành một nhận xét sai.
Hô ngữ.
Hô ngữ (viết tắt là H) là những lời thưa gọi hoặc tiếng kêu trong câu, dùng để gây sự chú ý ở người nghe hay để bộc lộ cảm xúc, vui, buồn, sợ, ngạc nhiên ... VD:
Hô ngữ là lời thưa gọi làm người nghe chú ý:
Anh ạ, sáng nay cô giáo em chữa bài tập Tiếng Việt.
Thưa thầy, em có ý kiến.
Hô ngữ là tiếng kêu bộc lộ cảm xúc:
Eo ơi, nước lạnh quá!
Muốn biết bộ phận nào đó có phải là hô ngữ không, em phải xem nó có hoặc có thẻ thêm các từ chuyên dùng để thưa gọi hoặc kêu (thưa, kính thưa, hỡi, ạ, nhỉ, hả, ôi, hỡi, ôi, ái, eo ơi ... ) không. VD:
Trong câu Phương, bạn đi đâu đấy? thì Phương là hô ngữ, vì có thể thêm vào phía sau nó từ ơi.
Các hình thức thể hiện của hô nhữ khá phong phú:
Hô ngữ có thể là:
Các từ chuyên dùng để thưa gọi hoặc kêu đứng một mình. VD: Eo ơi, nước lạnh quá!
Danh từ hoặc đại từ chỉ ngôi thứ hai đứng một mình làm lời thưa gọi. VD: Phương, bạn đi đau đấy?
Các bạn, sao lớp bẩn thế?
Danh từ hoặc các đại từ chỉ ngôi thứ hai đi kèm với các từ chuyên dùng để thưa gọi hoặc kêu. VD: Hà Nội ơi, Hà Nội đẹp vô cùng!
Thừa ngài, đây có phải là nhà ông Giắc- ca không?
Hô ngữ cũng có thể do nhiều bộ phận song song ghép lại tạo thành. VD: Hoa ơi, Hiền ơi, bố về rồi!
Hô ngữ thường đứng ở đầu hoặc cuối câu, VD:
Bà ơi, cái gì sáng thế?
Cái gì sáng thế, bà ơi?
Đôi khi hô ngữ đứng chỗ nào, giữa nó và các bộ phận khác trong câu cũng có một quãng nghỉ hơi được ghi bằng dầu phẩy. khi cần, ta có thể tách hô ngữ thành một câu riêng. VD:
Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!
Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười.
	* Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau .
	* Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước . 
	* Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở trong câu đứng trước để tạo mối quan hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần .
	* Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như : nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,...
	Ví dụ: Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái câymà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc . Vì vậy ngay khi quan sát để miêu tả người viết phải tìm cái mới cái riêng .
 	 Quang cảnh buổi sáng ở miền núi quê tôi thật là đẹp. Trời vừa hửng sáng từng đám mây trắng mây hồng nhởn nhơ nô giỡn trên đỉnh núi .Mấy bông lau trắng muốt như đang vẫy chào các chị mây. Từng làn gió nhẹ đang mơn man đùa với lá. Rừng cây thì thầm trò chuyện với nhau về một ngày mới bắt đầu .
	Ông mắt trời ló đầu lên khỏi đỉnh núi , rọi ánh nắng vẫy chào mây và gió ,
Từ
1. Từ
Từ có nghĩa và dùng để đặt câu.
VD: Biển là từ, vì: - Có nghĩa: Biển chỉ vùng nước mặn rộng mênh mông.
- Dùng đặt câu được. Biển có sóng. Tàu đi trên biển.
Không có nghĩa thì không thể là từ.
Có nghĩa mà không dùng để đặt câu được thì cũng không phải là từ.
VD: hải (trong hải quân) có nghĩa là "biển", nhưng không dùng đặt câu được (không nói: Hải có sóng. Tàu đi trên hải.) nên không phải là từ.
Từ có thể gồm một hoặc nhiều tiếng.
2. Từ đơn
Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
VD: mây, gió, sông hồ
3. Từ ghép
Từ ghép là từ gồm hai, ba tiếng có nghĩa ghép lại.
VD: giáo viên, Tổ quốc, xe đạp, hợp tác xã
4. Các kiểu từ ghép
Từ ghép phân thành hai kiểu: từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp.
 Từ ghép có nghĩa phân loại là từ ghép có sự phân biệt về nghĩa so với những từ cùng loại ( tức là có chung một tiếng nào đó).
VD: hạt thóc là từ ghép có nghĩa phân loại (vì phân biệt với hạt ngô, hạt đỗ, hạt kê)
Từ ghép có nghĩa tổng hợp là từ ghép mà nghĩa của nó là nghĩa của các tiếng gộp lại.
VD: sách vở là từ ghép có nghĩa tổng hợp(vì ta hiểu nghĩa là sách và vở, tài liệu học tập, nghiên cứu)
5. Từ láy
Từ láy là từ gồm hai hoặc ba, bốn tiếng láy lại với nhau ( nghĩa là cả tiếng hoặc một bộ phận của tiếng được lặp lại).
VD: xinh xinh (lặp lại cả tiếng).
 Rộn ràng ( lặp lại âm đầu r).
 Bồn chồn ( lặp lại vần ôn).
6. Các kiểu từ láy
Từ láy gồm có bốn kiểu: láy tiêng, láy âm, láy vần, láy cả âm và vần.
 Từ láy tiếng có các tiếng lặp lại nguyên vẹn. VD: ngời ngời, xinh xinh, trùng trùng điệp điệp
 Từ láy âm là từ láy trong đó bộ phận phụ âm đầu được lặp lại. VD: khó khăn, đỡ đần, sạch sành sanh
 Từ láy vần là từ láy trong đó bộ phận vần được lặp lại. VD: bồn chồn, lẩm bẩm
 Từ láy cả âm và vần là từ láy trong đó bộ phận phụ âm đầu và bộ phận vần được lặp lại VD: ngoan ngoãn, nho nhỏ.
7. Các dạng từ láy
Từ láy gồm ba dạng khác nhau là láy đôi, láy ba và láy tư
Từ láy đôi là từ gồm có hai tiếng VD: tan tành, lủng củng, xanh xanh.
Từ láy ba là từ gồm có ba tiếng. VD: sạch sành sanh, sát sàn sạt
Từ láy tư gồm có bốn tiếng. VD: hớt hơ hớt hải, đi đi lại lại.
	*Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau .
	Ví dụ : siêng năng, chăm chỉ, cần cù, ...
	*Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau trong lời nói .
	Ví dụ : Hùm, cọp, hổ,...
	*Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn .Khi dùng những từ này ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng .
	Ví dụ : ăn, xơi, chén, ...( biểu thị thái độ )
	 mang, khiêng, vác, ...(biểu thị cách thức)
	* Từ trái nghĩa là những từ trái ngược nhau .
	Ví dụ : cao – thấp ; phải – trái; ngày - đêm ; sáng – tối . đen – trắng ...
	*Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có 

File đính kèm:

  • docon tap tieng viet.doc
Giáo án liên quan