Giáo án ôn tập hè - Tuần 8

I. Mục tiêu: Biết:

 Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

 HSKt ôn cách thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số

II. Hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: Gọi HS chữa bài 4 SGK.

B. Bài mới:

HĐ 1: Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0(nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân đó.

 

doc34 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ôn tập hè - Tuần 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rì rào, ì oạp, oàm oạp, lao xao, thì thầm...
 + Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, đập nhẹ lên...
 + Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, dữ dội...
IV. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS viết thêm vào vở BT những từ ngữ vừa tìm được; thực hành nói, viết những từ ngữ đó.
------------------------------------------------
Thứ tư, ngày 29 tháng 10 năm 2014
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Biết:
 - So sánh hai số thập phân;
 - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
 - HS KT ôn cách thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số
II. Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
- HS nêu cách so sánh hai số thập phân.
- GV nêu bài tập: Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé lớn:
 0,321; 0,197; 0,187; 0,4; 0,32.
- Gọi một HS làm ở bảng lớp,cả lớp làm vào vở nháp.
B-Bài mới:
HĐ 1: Củng cố kiến thức đã học
Cho HS nêu cách so sánh hai số thập phân đã học .
HĐ 2: HS làm bài tập
Bài 1: Tương tự như các bước của cách so sánh đã học
 Khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách so sánh
84,32 > 84,19(vỡ hàng phần mười cú 2>1)
47,5 = 47,500 (Vỡ tớnh chất bằng nhau của số thập phõn)
6,843 < 6,85(vỡ hàng phần trăm cú 4<5)
90,6 > 89,6(vỡ phần nguyờn cú 90>89)
Bài 2: Cho HS làm cỏ nhõn bài rồi chữa 
Kết quả : 4,23 ; 4,32 ; 5,3 ; 5,7 ; 6,02.
Bài 3: Cho HS làm bài cá nhân rồi chữa
+ Hai số cú:
 Phần nguyờn bằng nhau và bằng 9.
 Phần mười bằng nhau và bằng 
 Phần nghỡn bằng nhau và bằng 
 Vậy tỡm số x < 1 x = 0 Khi đú ta cú:
 9,708 < 9,718.
Bài 4: HS nêu miệng
a. Nếu x = 0 thỡ khụng thoả món điều kiện của bài toỏn.
Nếu x = 1 thỡ 0,9 < 1 và1<1,2 thoả món điều kiện của bài toỏn. Vậy x = 1
Khi đú ta cú: 0,9 < 1 < 1,2
 B*. x = 65 vì 64,97 < 65 < 65,14
III. Củng cố, dặn dò:
Hoàn thành các bài tập
-------------------------------------------
Kể chuyện
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- HS khá, giỏi kể lại được câu chuyện ngoài SGK; nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.
- HSKT luyện đọc bài Sự sụp đổ của chế độ A-pỏc-thai
II. Đồ dùng:
- Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên:Truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện thiếu nhi...
III. Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
 HS kể 1-2 đoạn câu chuyện Cây cỏ nước Nam.
B-Bài mới: HS kể chuyện:
a. Hướng dẫn HS hiểu đúng y/c của đề.
- Một HS đọc đề bài
- GV gạch dưới những chữ quan trọng: nghe, đọc, quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Một HS đọc gợi ý1, 2, 3 trong SGK.
- Một số HS nêu tên câu chuyện mình sẽ kể.
b. HS thực hành kể chuyện
- Từng HS kể chuyện 
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện
- Thi kể chuyện trước lớp
+ Các nhóm cử đại diện nhóm thi kể
+ Mỗi HS kể xong, trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa chuyện
- Cả lớp và GV nhân xét.
IV. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Đọc trước nội dung tiết KC tuần 9.
------------------------------------------
Tập đọc
 Trước cổng trời
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng ao nước ta.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp mơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. ( Trả lời được các câu hỏi 1,3,4; thuộc lòng những câu thơ mà em thích.)
BVMT: Giaựo duùc hoùc sinh yeõu thieõn nhieõn, coự nhửừng haứnh ủoọng thieỏt thửùc baỷo veọ thieõn nhieõn. 
- HSKT luyện đọc đoạn 1,2
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Tranh sưu tầm về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của người vùng cao.
III. Hoạt động dạy học
A-Bài cũ:
 HS đọc lại bài Kì diệu rừng xanh và trả lời câu hỏi sau bài đọc 
B-Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc
- HS khá đọc toàn bài.
- HS luyện đọc nối tiếp (2-3 lượt bài) theo đoạn
+ Đoạn 1: 4 dòng đầu.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến Ráng chiều như hơi khói...
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ: Nguyên sơ, vạt nương, triền, áo chàm, nhạc ngựa...
- HS luyện đọc theo cặp kết hợp hướng dẫn từ khó đọc: Vỏch đỏ, khoảng trời, ngỳt ngỏt, suối, sương giỏ..
b. Tìm hiểu bài: HS thảo luận N2 trả lời các cây hỏi
- Vì sao địa điểm diễn tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?( Vì cổng trời là một đỉnh núi cao. Di giữa 2 vách đá nhìn lại thấy một khoảng trời lộ ra có gió thoảng, có mây bay tạo cảm giác như đó là cổng đi lên trời)
ý 1: Giới thiệu cổng trời
- Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
- Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào ? Vì sao?
ý 2: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên
- Điều gì đã khiến cảnh sương giá ấy như ấm lên? (caỷnh rửứng sửụng giaự nhử aỏm leõn bụỷi coự hỡnh aỷnh con ngửụứi, ai naỏy baỏt baọt, roọn raứng vụựi coõng vieọc: ngửụứi Taứy tửứ khaộp caực ngaỷ ủi gaởt luựa, troàng rau, ngửụứi Giaựy, ngửụứu Dao ủi tỡm maờng, haựi naỏm, tieỏng xe ngửùa vang leõn suoỏt trieàn rửứng hoang daừ, nhửừng vaùt aựo chaứm nhuoọm xanh caỷ naộng chieàu...)
- Bức tranh trong bài thơ nếu thiếu vắng hình ảnh con người sẽ thế nào?
 ý 3: Vẻ đẹp của con người vùng cao trong lao động sản xuất
c. Hướng dẫn HS đọc diẽn cảm và HTL bài thơ.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc thuộc lòng một đoạn thơ.(đoạn 2: Nhìn ra xa ngút ngát....như hun khói)
- HS nhẩm đọc thuộc lòng những câu thơ các em thích
- HS thi đọc thuộc lòng nối tiếp.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- HTL cả bài thơ.
----------------------------------------
Địa lí
 Dân số nước ta
I. Mục tiêu: Sau bài học,HS có thể:
- Biết dựa vào bảng số liệu,biểu đồ để nhận biết số dân và đặc điểm tăng dân số của nước ta.
- Biết và nêu được:nước ta có dân số đông,gia tăng dân số nhanh.
- Nhớ và nêu được số liệu dân số nước ta thời điểm gần nhất.
- Nêu được một số hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh.
- Nhận biết được sự cần thiết của kế hoạch hoá gia đình.
II. Đồ dùng :
- Bảng số liệu dân số các nước Đong Nam á năm 2004.
- Biểu đồ gia tăng dân số VN.
III. Hoạt động dạy học :
A-Bài cũ:
- Chỉ và nêu vị trí,giới hạn nước ta trên bản đồ?
- Nêu vai trò của đất rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
- Nêu vai trò của biển đối với đời sống,sản xuất của nhân ta?
B-Bài mới:
HĐ 1: Dân số, so sánh dân số Việt Nam với dân số các nước Đông Nam á
- GV treo bảng số liệu số dân các nước Đông Nam á,HS đọc bảng số liệu
+ Đây là bảng số liệu gì?Theo em bảng số liệu này có tác dụng gì?
+ Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời gian nào?
+Số dân được nêu trong bảng thống kê theo đơn vị tính nào?
- HS làm việc cá nhân,trả lời câu hỏi.
+ Năm 2004,dân số nước ta là bao nhiêu?
+ Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam á?
+ Em rút ra đặc điểm gì về dân số Việt Nam?
- GV kết luận: Nước ta vào năm 2004 dõn số cú khoảng 82 triệu người. Dõn số nước ta là một trong những nước đụng dõn trờn thế giới.
HĐ 2: Gia tăng dân số Việt Nam.
- GV treo biểu đồ dân số Việt Nam và hỏi:
+ Đây là biểu đồ gì,có tác dụng gì?
+ Nêu giá trị được biểu hiện ở trục ngang và trục dọc của biểu đồ?
+ Như vậy số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện cho giá trị nào?
- HS thảo luận nhóm 2 để nhận xét tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam .
- Đại diện nhóm trả lời theo bảng số liệu
- Em rút ra điều gì về sự gia tăng dân số ở nước ta?
HĐ 3: Hậu quả của sự gia tăng dân số.
- HS thảo luận nhóm 4,tìm hiểu về hậu quả của sự gia tăng dân số.
- HS báo cáo kết quả
- GV và các nhóm bổ sung.
*Dân số tăng nhanh: + Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt vì bị sử dụng nhiều.
 + Trật tự xã hội có nguy cơ bị vi phạm cao.
 + Việc nâng cao đời sống gặp nhiều khó khăn.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Em biết gì về tình hình tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời sống của nhân ta?
- GV nhận xét.
- Bài sau: Các dân tộc, sự phân bố dân cư.
 ----------------------------------------------
Thứ năm, ngày 30 tháng 10 năm 2014
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích, yêu cầu:
- Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Dựa vào dàn ý(thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
- HSKT luyện đọc bài Trước cổng trời
II. Đồ dùng:
- Tranh, ảnh minh hoạ cảnh đẹp đất nước.
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 
- HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh sông nước, GV nhận xét, chấm diểm.
B-Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của cả lớp
- GV nêu yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: Sủ dụng tranh
- GV nhắc HS: + Dựa trên kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết luận.
 + Tham khảo hai bài Quang cảnh làng mùa ngày mùa và bài Hoàng hôn trên sông Hương.
Vớ dụ: Dàn ý về tả cảnh đẹp quờ hương.
*Mở bài: 
- Giới thiệu cảnh đẹp mà mỡnh muốn tả
+ Quờ hương em cú nhiều cảnh đẹp.
+ Cảnh đẹp em yờu thớch nhất là con sụng quờ em.
*Thõn bài: 
- Tả bao quỏt chung từng cảnh.
+ Sụng năm uốn khỳc quanh co giữa làng. 
+ Đõy là 1 con sụng lớn.
+ Hàng ngày sụng tấp nập nhộn nhịp với những đoàn thuyền đỏnh cỏ.
- Tả chi tiết từng cảnh:
+ Hai bờn bờ sụng là những hàng tre xanh mỏt.
+ Bỡnh minh, mặt trời vừa nhụ lờn, dũng sụng như được khoỏc một chiếc ỏo dỏt bạc...
+ Buổi trưa trẻ em ra vựng vẫy tắm rửa...
+ Chiều hố mọi người ra sụng để ngắm cảnh đẹp của hoàng hụn.
+ Buổi tối khi ỏnh trăng trũn vành vạnh vắt ngang ngọn tre soi búng xuống mặt sụng lượn súng lung linh....
+ Dũng sụng để lại cho em nhiều kỉ niệm ờm đềm.
+ Sụng là nguồn lợi lớn của quờ hương 
*Kết bài: 
+ Em yờu con sụng quờ hương.
+ Mai đõy dự cú đi xa em vẫn nhớ về quờ hương với một tuổi thơ bờn con sụng hiền hoà.
Bài tập 2: Làm việc cỏ nhõn – 1 em làm vào bảng phụ
- Nên chọn một đoạn trong thân bài để viết đoạn văn
- Mỗi đoạn có một câu mổ đầu bao trùm toàn đoạn văn.
- Đoạn văn phải thể hiện được cảm xúc người viết.
- HS viết đoạn văn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
- Cả lớp và GV nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS tiến bộ.
- Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
-----------------------------------------
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I. Mục đích, yêu cầu:
- Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1.
- Hiểu được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa(BT2); Biết đặt câu phân biệt nghĩa của một từ nhiều nghĩa.( BT3)
- HS khá, giỏi biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3
- HSKT tập viết bài Kì diệu rừng xanh
II. Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 
- HS làm lại BT 3,4 của tiết LTVC trước.
B-Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS làm BT trong VBT
Bài tập 1: Thảo luận N2
- Từ chín: hoa quả phát triển đến mức thu hoạch được; ở câu 1với từ chín (suy nghĩ kĩ càng); ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa.
- Từ đường: vật nối liền hai đầu: ở câu 2 với từ đường (lối đi); ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ đường chất kết tinh vị ngọt.
 - Từ vạt: mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi.; ở câu 1với từ vạt (thân áo); ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa.Chúng đồng âm với từ vạt (đẽo xiên)
Bài tập 2: Miệng
 - Từ xuân thứ nhất chỉ mùa đầu tiên trong 4 mùa, từ xuân thứ hai có nghĩa là tươi đẹp.
 - Từ xuân có nghĩa là tuổi
Bài tập 3: HS làm bài cỏ nhõn
Từ Nghĩa Đặt câu
Cao Có chiều cao hơn mức bình thường Em cao hơn hẳn bạn bè trong lớp 
 Có số lượng hoặc chất lượng hơn Mẹ cho em vào xem hội chợ 
 mức bình thường hàng VN chất lượng cao.
 Nặng Có trọng lượng lớn hơn mức bình Mỗi con voi thường cân nặng trên 
 thường	một tấn
 ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn	Cô ấy ốm nặng đã hơn hai tuần rồi
 mức bình thường. 
Ngọt Có vị như vị của đường, mật Loại sô-cô-la này rất ngọt
 Lời nói(dễ dàng, dễ nghe) Cu cậu chỉ ưa nói ngọt
 Âm thanh(nghe êm tai) Tiếng đàn thật ngọt.
III-Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ những kiến thức đã học.
-----------------------------------------
Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Biết:
- Đọc, viết, sắp xếp thứ tự các số thập phân.
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- HS KT biết cách thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có hai chữ số
II. Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
Gọi HS chữa bài 3,4 trong SGK.
B-Bài mới:
GV hướng dẫn HS tự làm các bài rồi chữa 
Bài 1: Cho HS đọc số, cả lớp nhận xét
- GV hỏi về giá trị của chữ số trong mỗi số.
7,5 : Bảy phẩy năm.
28,416 : Hai tỏm phẩy bốn trăm mười sỏu.
201,05 : Hai trăm linh một phẩy khụng năm.
0,187 : Khụng phẩy một trăm tỏm bảy.
36,2 : Ba sỏu phẩy hai.
9,001 : Chớn phẩy khụng khụng một.
84,302 : Tỏm mươi tư phẩy ba trăm linh hai.
0,010 : Khụng phẩy khong trăm mười.
Bài 2:
- HS làm bài vào vở
- Một HS viết lên bảng,cả lớp nhận xét.
Học sinh viết như sau :
5,7 b. 32,85 
 c. 0,01 d. 0,304
Bài 3: HS tự làm vào vở rồi chữa bài.
Học sinh xếp theo thứ tự từ bộ đến lớn:
41,538 < 41,835 < 42,358 < 42,538.
Bài 4: HS tự làm rồi chữa bài
VD: a. 
III. Củng cố, dặn dò: 
 - Hoàn thành bài tập
 - Ôn cách đọc,viết,so sánh STP 
Kĩ thuật
Nấu cơm (tiết 2)
I. Mục tiêu: HS cần phải:
 - Biết cách nấu cơm.
 - Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
 * Lưu ý: Không thực hành nấu cơm ở lớp.
 * Tiết kiệm năng lượng:
 - Khi nấu cơm, luộc rau bằng bếp củi cần đun lửa vừa phải ở mức độ cần thiết để tiết kiệm củi, ga.
- Sử dụng bếp đun đỳng cỏch để trỏnh lóng phớ chất đốt.
II. Đồ dùng: Tranh, ảnh SGK
III. Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
 - Có mấy cách nấu cơm chủ yếu?
 - Hãy nêu cách nấu cơm bằng soong , nồi trên bếp?
B-Bài mới:
HĐ 3: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
 - HS nhắc lại nội dung đã học ở tiết 1.
 - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 4 SGK.
 - HS so sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện và nấu cơm bằng bếp đun?
 - HS nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện:
+ Xác định lượng nước để cho vào nồi nấu cơm.
+ Cách san đều mặt gạo trong nồi.
+ Lau khô đáy nồi trước khi nấu cơm.
* Cần lưu ý học sinh an toàn trong việc sử dụng điện, tiết kiệm điện
HĐ 4: Đánh giá kết quả học tập.
IV. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét ý thức học tập của HS.
- Về nhà giúp gia đình nấu cơm.
- Đọc trước bài : Luộc rau.
---------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 31 tháng 10 năm 2014
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: Mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (BT1)
- Phân biệt được hai cách kết bài: Kết bài mở rộng; Kết bài không mở rộng (BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3).
- HSKT luyện tập viết được mở bài theo kiểu trực tiếp.
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1:
- HS đọc nội dung BT1.
- HS nhắc lại kiến thức đã hoc về hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp)
+ Mở bài trực tiếp: kể ngay vào việc (bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng tả (bài văn miêu tả)
 + Mở bài gián tiếp : nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc vào đối tượng) định kể (hoặc tả)
 - HS đọc thầm hai đoạn văn và nêu nhận xét.
Bài tập 2:
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng)
+ Kết bài không mở rộng: cho biết kết cục, không mở rộng thêm.
+ Kết bài mở rộng: sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu BT3: Tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
+ Mở bài gián tiếp: HS có thể nói về cảnh đẹp chung, sau đó giới thiệu về cảnh đẹp của địa phương mình.
+ Kết bài mở rộng: Có thể kể về những việc làm của mình nhằm giữ gìn tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương.
- Mỗi HS viết mở bài, kết bài theo yêu cầu.
III. Củng cố,dặn dò: 
- GV nhắc HS ghi nhớ hai kiểu bài (trực tiếp,gián tiếp); hai kiểu kết bà i(không mở rộng, mở rộng) trong bài văn tả cảnh.
- GV nhận xét tiết học; Dặn HS về nhà tập viết hai đoạn mở bài, kết bài chưa đạt.
------------------------------------------
Toán
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu: 
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.( trường hợp đơn giản) .
- HS làm bài 1,2,3.
II. Đồ dùng:Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn, để trống một số ô.
III. Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài.
a. GV cho HS nêu các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé.
b. HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
VD: 1 km = 10 hm 1 hm = km = 0,1 km.....
- HS phát biểu về quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
- GV cho HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
VD: 1 km = 1000 m 1 m =km = 0,001 km...
HĐ 2: Ví dụ:
- GV nêu ví dụ:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
 6 m 4dm =... m.
- HS nêu cách làm: 6 m 4 dm = 6m = 6,4 m.
Vậy: 6 m 4 dm = 6,4 m.
HĐ 3: Thực hành:
Bài 1: - Học sinh đọc yờu cầu của bài .
 - Học sinh làm bài và trỡnh bày cỏch làm:
Bài 2: Hs làm bài cá nhân: 
Bài 3: Hs làm bài và trỡnh bày kết quả :
IV. Củng cố, dặn dò: 
- Học thuộc và nhớ các đơn vị đo độ dài.
- Nhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
---------------------------------------
Khoa học
Phòng tránh HIV/AIDS.
I. Mục tiêu: 
 Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS
*BVMT Mối quan hệ giữa con người và mụi trường
* KNS:
 - Kĩ năng tỡm kiếm,xử lớ thụng tin,trỡnh bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cỏch phũng trỏnh bệnh HIV/AIDS.
- Kĩ năng hợp tỏc giữa cỏc thành viờn trong nhúm để tổ chức,hoàn thnàh cụng việc liờn quan đến triển lóm.
II. Đồ dùng:
- Hình minh hoạ trong SGK
- HS sưu tầm tranh, ảnh, thông tin về phòng tránh HIV/AIDS.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:- Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
 - Chúng ta làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm gan A?
 - Bệnh nhân mắc viêm gan A cần làm gì?
B-Bài mới:
HĐ 1: Chia sẻ kiến thức.
- GV kiểm tra việc sưu tầm tài liệu,tranh ảnh về HIV/AIDS
- Các em đã biết gì về căn bệnh nguy hiểm này? Hãy chia sẻ điều đó với bạn mình.
- Nhận xét, khen những HS tích cực học tập, ham học hỏi, sưu tầm tư liệu
HĐ 2: HIV/AIDS là gì? Các con đường lây truyền HIV/AIDS.
- Tổ chức cho HS trò chơi. “Ai nhanh, ai đúng”
- Chia lớp thành nhóm 4, thảo luận tìm câu trả lời tương ứng với các câu hỏi.
- Các nhóm làm xong, dán phiếu lên bảng
- Nhận xét, khen nhóm thắng cuộc.
- GV tổ chức cho HS thực hành hỏi đáp về HIV/AIDS.
+ HIV/AIDS là gì?
+ Vì sao người ta thường gọi HIV/AIDS là căn bệnh thế kỉ?
+ Những ai có thể nhiễm HIV/AIDS?
+ HIV có thể lây truyền qua con đường nào?
+ Hãy lấy VD về cách lây truyền qua đường máu của HIV?
+ Làm thế nào để phát hiện ra người bị nhiễm HIV /AIDS?
+ Muỗi đốt có lây nhiễm HIV không?
+ Dùng chung bàn chải đánh răng có bị lây nhiễm HIV không?
+ ở lứa tuổi chúng mình phải làm gì để có thể tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm HIV/AIDS?
- Nhận xét, khen những HS có hiểu biết về HIV/AIDS.
HĐ 3: Cách phòng tránh HIV/AIDS.
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK trang 35 và đọc các thông tin
- HS tiếp nối nhau đọc thông tin.
- Em biết những biện pháp nào để phòng tránh HIV/AIDS?
- HS viết lời tuyên truyền, vẽ tranh, diễn kịch để tuyên truyền, vận động phòng tránh HIV/AIDS.
- Tổ chức cho HS thi tuyên truyền.
- Tổng kết cuộc thi.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS.
_________________________
Hoạt động tập thể.
Sinh hoạt lớp – ca múa hát
I. Mục tiêu:
- Sơ kết tuần 8. 
- Kế hoạch tuần 9.
II. Hoạt động dạy học:
1, Sơ kết tuần 8
- Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần.
* Lớp trưởng :
- Đánh giá hoạt động của các tổ.
- Nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần.
- Đọc điểm đạt được của các tổ.
- GV nhận xét chung: 
Ưu điểm: 
- Thực hiện tốt nề nếp của lớp, của tr

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc