Giáo án ôn luyện vào lớp 10 Ngữ văn

Bài 13

Bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn

 Đoạn văn diễn dịch

 1. Em hãy viết một đoạn văn theo kiểu diễn dịch (toàn thể - bộ phận) như đã được sử dụng trong đoạn văn sau:

 Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng. Thân cọ cao vút. Búp cọ dàinhư thanh kiếm sắc. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài.

 (Nguyễn Thái Vận)

 Gợi ý:

 Đoạn văn được viết theo kiểu toàn thể – bộ phận. Đó là đoạn văn câu đầu chỉ ý toàn thể, những câu sau chỉ bộ phận của toàn thể đó.

 Ví dụ:

 Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

 

doc45 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ôn luyện vào lớp 10 Ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu bởi nó là một yếu tố góp phần làm nên sự thành công của bản hoà ca. Điệp ngữ ta làm được lặp lại nhiều lần như càng nhấn mạnh những ước nguyện tuy đơn sơ, bình dị nhưng khong kém phần da diết, trăn trở của nhà thơ
 Nếu như ở khổ thơ trên, nhà thơ xưng tôi thì ở khổ thơ này nhà thơ lại xưng ta ; đó là biểu tượng cho sự gặp gỡ giữa cái tôi và cái ta, cái chung và cái riêng. Ta vừa là số ít (nhà thơ), vừa là số nhiều (tất cả). Dường như ước nguyện của mỗi cá nhân đã hoà vào dòng chảy của muôn người : tất cả đều muốn cống hiến một phần công sức nhỏ bé của mình cho quê hương đất nước!
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
 Một “mùa xuân nho nhỏ” hay phải chăng cũng là một ẩn dụ cho cuộc đời Thanh Hải: sống là cống hiến, cống hiến là mùa xuân cuộc đời nhà thơ? Nhà thơ khiêm nhường xin làm một “Mùa xuan nho nhỏ” và nếu mỗi người là một “mùa xuân nho nhỏ” thì sẽ có một mùa xuân lớn lao của dân tộc. Thế nhưng, có lẽ điều làm cho người đọc xúc động chính là sự khiêm nhường ấy đồng nghĩa với những hi sinh thầm lặng “lặng lẽ dâng cho đời” và sự hi sinh thầm lặng ấy là vô điều kiện, nó vượt qua mọi không gian, thời gian quy ước:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
 “Tuổi hai mươi” và “khi tóc bạc” ở đây là hai hình ảnh hoán dụ giàu sức gợi. Nó không những chỉ một đời người từ trẻ đến già mà còn chỉ mọi thế hệ: già cũng như trẻ, gái cũng như trai. Điệp ngữ “dù là” được láy lại như một lời hứa, lời khẳng định của nhà thơ: sống là phải cống hiến tuyệt đối! Phải chăng đó chính là lẽ sống đầy trách nhiệm mà Thanh Hải muốn nhắn gửi đến chúng ta?
________________________________________________________________
Bài 12
 Câu 1. Đoạn văn
	Sông được lúc dềnh dàng
	Chim bắt đầu vội vã
	Có đám mây mùa hạ
	Vắt nửa mình sang thu
 (Sang thu – Hữu Thỉnh)
 Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh “đám mây mùa hạ” trong khổ thơ trên.
 Gợi ý :
 Đoạn văn có thể gồm các ý:
 - Hình ảnh được cảm nhận tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng của nhà thơ
 - Diễn tả đám mây mùa hạ còn xót lại trên bầu trời mùa thu trong xanh, mỏng, kéo dài nhẹ trôi rất hững hờ như còn vương vấn, lưu luyến không lỡ rời xa, cảnh có hồn.
 - Đó là hình ảnh gợi rõ cảm giác giao màu, hạ đã qua mà thu chưa đến hẳn
 Câu 2. Đoạn văn
 Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, có câu đơn trần thuật (gạch chân câu đơn trần thuật đó), em hãy giới thiệu về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
 Gợi ý:
 Về nội dung, đoạn văn cần có các ý sau
 - Năm 1976, một năm sau khi đất nước được thống nhất, nhà thơ Viễn Phương – người con của miền Nam – ra thăm miền Bắc, vào viếng lăng Bác Hồ.
 - Bài thơ được sáng tác trong dịp đó và in trong tập “Như mấy mùa xuân” (1978).
 - Bài thơ có giọng điệu tha thiết, trang trọng; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngôn ngữ bình dị mà cô đúc
 - Bằng cảm xúc chân thành, Viễn Phương đã thể hiện được trong bài thơ lòng thành kính thiêng liêng, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác.
 Câu 3. Tập làm văn
 Giá trị nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
I/ Tìm hiểu đề
 - Đề yêu cầu phân tích một giá trị nội dung của tác phẩm – giá trị nhân đạo. Giá trị nhân đạo thể hiện trong tác phẩm văn chương còn gọi là giá trị nhân văn.
 - Văn học trung đại Việt Nam thường biểu hiện tiếng nói nhân văn ở sự trân trọng mọi phẩm giá con người, đồng tìh thông cảm với khát vọng của con người, đồng cảm với số phận bi kịch của con người và lên án những thế lực bạo tàn chà đạp lên con người
 - Dựa vào những điều cơ bản trên,người viết soi chiếu và “Chuyện người con gái Nam Xương” để phân tích những biểu hiện cụ thể về nội dung nhân văn trong tác phẩm. Từ đó đánh giá những đóng góp của Nguyễn Dữ vào tiếng nói nhân văn của văn học thời đại ông.
 - Tuy cần dựa vào số phận bi thương của nhân vật Vũ Nương để khai thác vấn đề, nhưng nội dung bài viết phải rộng hơn bài phân tích nhân vật, do đó cách trình bày phân tích cũng khác.
II/ Dàn bài chi tiết
 A- Mở bài:
 - Từ thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng, vấn đề số phận cong người trở thành mối quan tâm của văn chương, tiếng nói nhân văn trong các tác phẩm văn chươngngày càng phát triển phong phú và sâu sắc.
 - Truyền kì mạn lục cảu Nguyễn Dữ là một trong số đó. Trong 20 thiên truyện của tập truyền kì, “chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Dữ.
 B- Thân bài:
 1. Tác giả hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của Vũ Nương, một phụ nữ bình dân
 - Vũ Nương là con nhà nghèo (“thiếp vốn con nhà khó”), đó là cái nhìn người khá đặc biệt của tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ.
 - Nàng có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: thuỳ mị, nết na. Đối với chồng rất mực dịu dàng, đằm thắm thuỷ chung; đối với mẹ chồng rất mực hiếu thảo, hết lòng phụ dưỡng; đói với con rất mực yêu thương.
 - Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất về cảm hứng nhân văn, nàng là nhân vật để tác giả thể hiện khát vọng về con người, về hạnh phúc gia đình, tình yêu đôi lứa:
 + Nàng luôn vun vén cho hạnh phúc gia đình.
 + Khi chia tay chồng đi lính, không mong chồng lập công hiển hách để được “ấn phong hầu”, nàng chỉ mong chồng bình yên trở về.
 + Lời thanh minh với chồng khi bị nghi oan cũg thể hiện rõ khát vọng đó: “Thiếp sở dĩ nương tựa và chàng vì có cái thú vui nghi gai nghi thất”
 Tóm lại : dưới ánh sáng của tư tưởng nhân vănđã xuất hiện nhiều trong văn chương, Nguyễn Dữ mới có thể xây dựng một nhân vật phụ nữ bình dân mang đầy đủ vẻ đẹp của con người. Nhân văn là đại diện cho tiếng nói nhân văn của tác giả.
 2. Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương bao nhiêu thì càng đau đớn trước bi kịch cuộc đời của nàng bấy nhiêu.
 - Đau đớn vì nàng có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tuỵ vun đáp cho hạnh phúc đó lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng:
 + Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất vu vơ (Người chồng chỉ dựa vào câu nói ngây thơ của đứa trẻ đã khăng khăng kết tội vợ).
 + Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng “Nay đã bình rơi trâm gãy, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, cái én lìa đàn” mà người chồng vẫn không động lòng.
 + Con người ttrong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan khuất
 à Bi kịch đời nàng là tấn bi kịch cho cái đẹp bị chà đạp nát tan, phũ phàng.
 3. Nhưng với tấm lòng yêu thương con người, tác giả không để cho con người trong sáng cao đẹp như nàng đã chết oan khuất.
 - Mượn yếu tố kì ảo của thể loại truyền kì, diễn tả Vũ Nương trở về để được rửa sạch nỗi oan giữa thanh thiên bạch nhật, với vè đẹp còn lộng lẫy hơn xưa.
 - Nhưng Vũ Nương được tái tạo khác với các nàng tiên siêu thực : nàng vẫn khát vọng hạnh phúc trần thế (ngậm ngùi, tiếc nuối, chua xót khi nói lời vĩnh biệt “thiếp chẳng thể về với nhân gian được nữa”.
 - Hạnh phúc vẫn chỉ là ước mơ, hiện thực vẫn quá đau đớn (hạnh phúc gia đình tan vỡ, không gì hàn gắn được).
 4. Với niềm xót thương sâu sắc đó, tác giả lên án những thế lkực tàn ác chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người.
 - XHPK với những hủ tục phi lí (trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu,) gây bao nhiêu bất công. Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu.
 - Thế lực đồg tiền bạc ác (Trương Sinh con nhà hào phú, một lúc bỏ ra 100 lạng vàng để cưới Vũ Nương). Thời này đạo lí đã suy vi, đồng tiền đã làm đen bạc tình nghĩa con người.
 à Nguyễn Dữ tái tạo truyện cổ Vợ chàng Trương, cho nó mạng dáng dấp của thời đại ông, XHPKVN thế kỉ XVI.
 C- Kết bài:
 - “Chuyện người con gái Nam Xương” là một thiên truyền kì giàu tính nhân văn. Truyện tiêu biểu cho sáng tạo của Nguyễn Dữ về số phận đầy tính bi kịch của người phị nữ trong chế độ phong kiến.
- Tác giả thấu hiểu nỗi đau thương của họ và có tài biểu hiện bi kịch đó khá sâu sắc.
___________________________________________________________
Bài 13
Bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn
 Đoạn văn diễn dịch
 1. Em hãy viết một đoạn văn theo kiểu diễn dịch (toàn thể - bộ phận) như đã được sử dụng trong đoạn văn sau:
 Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng. Thân cọ cao vút. Búp cọ dàinhư thanh kiếm sắc. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài.
 (Nguyễn Thái Vận)
 Gợi ý:
 Đoạn văn được viết theo kiểu toàn thể – bộ phận. Đó là đoạn văn câu đầu chỉ ý toàn thể, những câu sau chỉ bộ phận của toàn thể đó.
 Ví dụ:
 Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
 (Nguyễn Thế Hội)
 Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non, thế mà nay đã thành cây rung rung trước gió. Những lá ngô rộng, dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà. Núp trong cuống lá, những bắp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình nó có nhiều khía vàng và những sợi râu ngô được bọc trong làn áo mỏng óng ánh.
 (Nguyễn Hồng)
 Đoạn văn quy nạp
 Cho câu chủ đề sau đây đứng ở cuối đoạn. Em hãy viết những câu khác vào trước câu chủ đề này để tạo thành một đoạn văn theo kiểu quy nạp.
 Trong thơ Bác, ánh trăng luôn luôn tràn đầy.
 Gợi ý:
 Trăng đã đi vào rất nhiều bài thơ của mọi thế hệ thi sĩ. Trăng cũng đã đi vào thơ Bác ở nhiều bài thơ thuộc những giai đoạn khác nhau. Trăng đã là ánh sáng, là thanh bình, là hạnh phúc, là ước mơ, là niềm an ủi, là người bạn tâm tình của Bác. ánh trăng làm cho cái đẹp của cảnh vật trở nên êm đềm, sâu sắc, làm cho cảm nghĩ của con người thêm thâm trầm, trong trẻo. Trong thơ Bác, ánh trăng luôn luôn tràn đầy.
 Hoặc
 Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo tiền.
 Đoạn văn tổng – phân – hợp
Vì sao đoạn văn sau đây được gọi là đoạn văn có kiểu kết cấu tổng phân hợp
 Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp: đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như chúng ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chuiúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời của cácnhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. 
 (Phạm Văn Đồng)
 2. Dựa vào nội dung gợi ý sau đây, em hãy viết thành một đoạn văn theo kiểu kết cấu tổng phân hợp.
 - “Bình Ngô đại cáo” là một áng văn chương bất hủ.
 Gợi ý:
 “Bình Ngô đại cáo” là áng văn chương yêu nước bất hủ của Nguyễn Trãi, là niềm tự hào của văn học cổ Việt Nam. Tư tưởng chủ đạo của toàn bộ áng văn chương này là niềm tự hào dân tộc của một đất nước đã giàng được thắng lợi vẻ vang, đem lại hoà bình, độc lập cho toàn dân sau cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh đầy gay go, gian khổ nhưng cũng đầy những chiến công hiển hách. Lời lẽ của bài cáo vừa rắn rỏi mạnh mẽ, vừa sống động, cụ thể, vừa hào hùng khoáng đạt. “Bình Ngô đại cáo” đúng là một “thiên cổ hùng văn” có một không hai trong nền văn học yêu nước truyền thống của dân tộc.
________________________________________________________
Bài 14
 Câu 1. Đoạn văn
 Hãy tóm tắt truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” bằng một đoạn văn khoảng 20 câu. Trong đó có câu dùng thành phần tình thái (gạch chân thành phần tình thái đó).
 Gợi ý:
 Đoạn tóm tắt gồm các ý:
 - Tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm ba nữ thanh niên xung phong rất trẻ là Phương Định, Nho và tổ trưởng là chị Thao.
 - Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom.
 - Công việc của họ nguy hiểm, thường xuyên đối mặt với thần chết.
 - Cuộc sống của họ gian khổ, hiểm nguy nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những phút thanh thản mơ mộng và dù mỗi người một tính, họ vẫn rất yêu thương nhau.
 - Phương Định là cô gái mơ mộng, hồn nhiên và dũng cảm.
 - Phần cuối truyện kể về hành động,các nhân vật trong lúc chăm sóc Nho bị thương khi phá bom.
 Câu 2. Đoạn văn 
 Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ xuất hiện nhiều yếu tố kì ảo.
 Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo ấy và cho biết tác giả muốn thể hiện điều gì khi đưa ra những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc ?
 Gợi ý:
 * Về nội dung :
 - Đề bài yêu cầu phân tích một nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện nhằm mục đích làm rõ ý nghĩa chi tiết đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm và tư tưởng của tác giả
 - Cần chỉ ra được các chi tiết kì ảo trong câu chuyện :
 + Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa
 + Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương, được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
 + Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến mất.
 - ý nghĩ của các chi tiết huyền ảo:
 + Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, khao khát được phụ hồi danh dự.
 + Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
 + thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân
 + Tăng thêm ý nghĩa tố cáo hiện thực của xã hội.
 * Về hình thức:
 - Câu trả lời ngắn gọn, giải thích làm rõ yêu cầu của đề bài.
 - Các ý có sự liên kết chặt chẽ.
 - Trình bày rõ ràng, mạch lạc.
 Câu 3. Đoạn văn
 Tình huống nào bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai? Nhận xét về nghệ thuật xây dựng tình huóng truyện của tác giả?
 Gợi ý:
 Tình huống làm bộc lộ sâu sắc lòng yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai là khi ở nơi tản cư lúc nào cũng da diết nhớ về làng và tự hào về nó thì bỗng nghe được tin làng mình đã lập tề theo giặc. Chính tình huống ấy đã cho thấy lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến đã bao trùm và chi phối tình cảm quê hương ở ông Hai, đồng thời làm bộc lộ sâu sắc và cảm động tình yêu làng, yêu nướcc ở ông.
 - Đánh giá nghệ thuật xây dựng tình huống:
 Câu 4. Tập làm văn
	...“Ta làm con chim hót
	Ta làm một cành hoa
	Ta nhập vào hoà ca
	Một nốt trầm xao xuyến
	Một mùa xuân nho nhỏ
	Lặng lẽ dâng cho đời
	Dù là tuổi hai mươi
	Dù là khi tóc bạc”
 Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải: muốn được cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung - cho đất nước.
 Gợi ý:
 A- Mở bài :
 - Giới thiệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, và đoạn trích hai khổ thơ trên.
 - Giới thiệu nhận xét về hai khổ thơ trên (như đề bài đã nêu)
 B- Thân bài :
 * Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đát nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha, làm “mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời.
 1. Ước nguyện được sống đẹp, sống có ích cho đời.	
 Muốn làm con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca à Phân tích các hình ảnh này để thấy vẻ đẹp ước nguyện của Thanh Hải.
 - Điệp ngữ “Ta làm...”, “Ta nhập vào...” diễn tả một cách tha thiết khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước.
 - Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên giản dị.
 + “Con chim hót”, “một cành hoa”, đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. ở khổ thơ đầu, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh “một bông hoa tím biếc”, bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện “hót chi mà vang trời”. ở khổ thơ này, tác giả lại mượn những hình ảnh ấy để nói lên ước nguyện của mình : đem cuộc đời mình hoà nhập và cống hiến cho đất nước.
 2. Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường
 - Nguyện làm những nhân vật bình thường nhưng có ích cho đời
 + Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả xin làm một “con chim hót”, làm “Một cành hoa”. Giữa bản “hoà ca” tươi vui, đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ xin làm “một nốt trầm xao xuyến”. Điệp từ “một” diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé, khiêm nhường. 
 - ý thức về sự đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh tuý, cao đẹp của tâm hồn mình góp cho đất nước.
 - Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: chỉ xin làm một nốt trầm khiêm nhường trong bản hoà ca chung.
 + Những hình ảnh con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một hình ảnh thật đặc sắc: “Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời”. Tất cả là những hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, thể hiện thật xúc động điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ.
 + Bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc, và lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người phải mang đến cho cuụoc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh tuý, dù nhỏ bé, cho đất nước, và phải không ngừng cống hiến “Dù là tuổi hai mươi - Dù là khi tóc bạc”. Đó mới là ý nghĩa cao đẹp của đời người.
 - Sự thay đổi trong cách xưng hô “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của nhiều người.
 - Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc: đặt cái vô hạn của trời đất bên cạnh cía hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội.
 - Ước nguyện dâng hiến ấy thật lặng lẽ, suốt đời, sống đẹp đẽ.
 GV mở rộng:
 Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình “tôi” sang “ta”. Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật, thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ “tôi” trong câu thơ “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ đầu vừa thể hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ vừa thể hiện sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương. Còn trong phần sâu, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh tuý của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ “ta” lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ là của riêng nhà thơ, cái “tôi” của tác giả đã nói thay cho nhiều cái tôi khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái ta. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô hình mà nhận ra được một giọng riêng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải : muốn được làm một nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca một cách lặng lẽ chứ không phô trương, ồn ào.
 * Khổ thơ thể hiện xúc động một vấn đề nhân sinh lớn lao.
 Đặt khổ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, ta càng hiểu hơn vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.
 C- Kết bài :
 - Tất cả đều thật đáng yêu, đáng trân trọng, đáng khâm phục.
 - Chỉ một “mùa xuân nho nhỏ” nhưng ý nghĩa bài thơ lại rất lớn lao, cao đẹp.
_______________________________________________________________
Bài 15
 Câu1 . Tập làm văn
 Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
I/ Tìm hiểu đề
 * Nội dung:
 - Bài thơ thể hiện lòng thành kính đối với Bác Hồ khi nhà thơ từ Miền Nam ra Hà Nội thăm và viếng lăng Bác.
 - Mạch cảm xúc và suy nghĩ của bài thơ: thương tiếc và tự hào khi nhìn thấy lăng; khi đến bên lăng; khi vào lăng và cũng là niềm ước muốn thiết tha được hoá thân để được gần Bác.
 * Nghệ thuật:
 - Âm điệu thiết tha, sâu lắng (giọng điệu), hình ảnh ẩn dụ, từ ngữ gợi cảm.
Dàn bài
 I/ Mở bài:
 - Nhân dân miền Nam tha thiết mong ngày đất nước được thống nhất để được đến MB thăm Bác
“ Miền Nam mong Bác nỗi mong cha” 
 (“Bác ơi!” Tố Hữu)
 - Bác ra đi để lại nỗi tiếc thương vô hạn với cả dân tộc. Sau ngày thống nhất, nhà thơ ra Hà Nội thăm lăng Bác, với cảm xúc dâng trào à sáng tác thành công bài thơ “Viếng lăng Bác”.
 II/ Thân b

File đính kèm:

  • docGiáo án ôn luyện vào lớp 10 Ngữ văn .doc