Giáo án Nhà trẻ - Tổng hợp

Chủ đề : CÂY XANH

Đề tài : Bò cao – chui qua cổng – Bật ô

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Rèn luyện kỹ năng động tác Bò cao – chui qua cổng – Bật ô : Biết bò bằng bàn tay bàn chân, gối hơi khuỵu, mông nâng cao, biết phối hợp chân nọ, tay kia, bò không đụng cổng, bật qua ô không chạm mức.

 - Tiếp tục phát triển khả năng định hướng các cơ bắp và sự khéo léo của đôi chân.

- Giáo dục trẻ tinh thần đồng đội , biết phối hợp với bạn trong khi hoạt động tích cực tập luyện .

 

doc95 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Nhà trẻ - Tổng hợp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át để tham gia hội thi “ Xếp mâm quả “ 
- 4 bạn đại diện lên lấy bóng 
- Làm cách nào để đưa quả nhanh đến hội thi ? 
- Chở – chuyền đến 
- Bạn nào còn nhớ chuyền thế nào để nhanh nhất ?
- Mời nhóm lên làm thử 
Cô nhấn mạnh kỹ năng chuyền : Khi chuyền () nhớ không được làm rơi bóng.
- Trẻ thực hiện trò chơi theo yêu cầu của cô.
Lần 1 : Trẻ thực hiện theo nhóm / 2 cô quan sát 
- Trẻ chuyền theo hàng dọc 
Lần 2 : Cho trẻ đứng đội hình vòng tròn và chuyền 3 quả bóng liên tục 
Lần 3 : Cô mời các nhà vườn to khỏe nhất 
- Trẻ DC – BP yếu kỹ năng 
Thay đổi đội hình khi chuyền và kết hợp xếp quả (theo hình dạng, kích thước, màu sắc) sau mỗi lần chuyền. 
TCVĐ : Cây nào quả ấy
Yêu cầu :
- Trẻ phân biệt đúng lá nào có quả ấy .
Cách chơi :
- Cho trẻ đi nhanh, chậm theo bài hát “ Quả gì “ 
- Trẻ chơi theo nội dung trò
- Khi dứt nhạc trẻ chạy về đúng vị trí cây của quả đó.
- Trẻ sẽ nói được tên của quả đó .
chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2 , 3 lần.
- Cô có thể cho trẻ đổi quả sau mỗi lần chơi .
Bước 3 : Hồi tĩnh 
- Trò chơi “ Ngửi quả chín”
- Trẻ đi nhẹ nhàng ra vườn cây - làm động tác hít thở sâu (ngửi quả chín)
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
Chủ đề : MỘT SỐ LOẠI RAU 
Đề tài : Bật qua dây – chuyền bóng ( lần 1 )
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Giúp trẻ biết phối hợp và thực hiện thuần thục các động tác bật qua dây - chuyền bóng. 
- Phát triển cơ tay , vai , rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt, nhanh nhẹn. 
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, biết phối hợp với bạn .
II- CHUẨN BỊ :
- Địa điểm : Trong lớp
- Đồ dùng của trẻ 
	+ Bóng : 04 quả 
	+ (20 ) băng giấy trẻ xếp thành hai đường 
	+ Máy hát và băng TD nhạc không lời 
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Bước 1 : Khởi động
- Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ 
Cô đọc : Tôi mọc trong vườn 
 Tàu lá xanh xanh 
 Tôi để nấu canh 
 Để xào để luộc 
- Cô đố các con đó là cây gì ? 
- Cây rau cải
- Hôm nay bạn Mai mời lớp mình đến tham quan vườn rau của ba. Chúng ta cùng đi nhé . Trẻ kết hợp tập đi
với các kiểu chân : nhón gót, gót chân, chạy chậm, nhanh chạy chậm dần về đội hình BTPTC.
- Trẻ di chuyển vòng tròn và
thực hiện theo nhạc 
Bước 2 : Trọng động 
a) Bài tập phát triển chung : 
Động tác tay 4 : Hoa nở – hoa tàn ( TT ) 
- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh
2 tay đưa ra trước vẫy bàn tay 
 của cô .
Động tác chân 1 : Cỏ thấp – cây cao 
Trẻ ngồi xổm, tay thả xuôi – đứng thẳng 
Động tác bụng 3 : Chọn quả ( TT )
Đứng chân rộng bằng vai , 2 tay đưa ngang quay 
người sang trái – phải 
Động tác bật : Trẻ bật tại chỗ 
b) Vận động cơ bản : Chuyền bóng – Bật qua dây
- Đến nơi rồi, các cô chú đang thu hoạch rau chúng mình sẽ giúp các bác xếp rau vào rổ nhé. 
- Trẻ sẽ lấy băng giấy xếp thành luống rau. 
- Cô giới thiệu trước khi xếp rau vào đúng các loại ta chuyển theo hướng (trái – phải).
- Trẻ nói tên bài tập : Bật qua băng giấy 
- Cho trẻ nhắc lại cách thực hiện chuyền và bật qua dây . 
- Trẻ nói theo suy nghĩ trẻ
Trò chơi : Ai giỏi nhất 
- Cô cho từng nhóm thực hiện / 2 cô quan sát 
- Lần lượt từng nhóm thực hiện 
- Cô chú ý kỹ năng vận động tùy theo hạn chế của trẻ, mà cô nhấn mạnh kỹ năng yếu. 
Lần 2 : Từng nhóm trai – gái thi đua 
- Trẻ bật qua hai đường 
Lần 3 : Cá nhân thực hiện 
- Trẻ BP - DC – yếu ky õnăng
Cô quan tâm sửa sai cho trẻ ( nếu có )
Cô thay đổi hiệu lệnh trái – phải để chuyển rau (thay đổi tên gọi) sau đó bật qua 3-4 dây, sau đó xếp, đứng theo nhóm. Sau mỗi lần chơi cô và cháu cùng nhận xét.
Bước 3 : Hồi tĩnh 
- Trò chơi “ Trồng rau” (nội dung dựa theo TC “Gieo hạt”)
- Trẻ hít thở đi nhẹ nhàng 
* Ghi chú : Khi tổ chức dạy đề tài chuyền bóng – bật qua dây (lần 2), giáo viên nên thay đổi hình thức tập.
Ví dụ : Dây – vòng (số lượng tăng 4 – 5c)
 Rau ăn lá – ăn củ 
 Kết hợp củng cố phân loại rau theo đặc điểm riêng mà lần 1 không có.
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
Chủ đề : MỘT SỐ LOẠI RAU 
Đề tài : Bật qua dây – chuyền bóng ( lần 2 )
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Củng cố kỹ năng bật qua dây – chuyền bóng một cách thành thạo : Trẻ biết nhún chân, bật mạnh và chạm đất bằng hai chân đón và chuyền bóng không làm rơi bóng.
- Phát triển cơ tay , vai , rèn luyện sự khéo léo linh hoạt nhanh nhẹn . 
- Giáo dục trẻ tinh thần đồng đội , biết phối hợp với bạn trong khi hoạt động tích cực tập luyện .
II- CHUẨN BỊ :
- Địa điểm : Sân trường sạch thoáng, mát an toàn cho trẻ. 
- Đồ dùng của trẻ 
	+ Bóng ( xanh – đỏ ) đủ cho số trẻ 
	+ Máy hát và băng TD nhạc không lời 
	+ 20 băng giấy ( vàng - đỏ ) 
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Bước 1 : Khởi động
- Mỗi trẻ lấy một băng giấy 
- Trẻ cầm băng giấy, kết hợp tập đi với các kiểu chân, nhón gót, gót chân, chạy chậm , nhanh chậm dần về đội hình BTPTC.
- Trẻ khởi động theo nhạc bài : Quả gì 
Bước 2 : Trọng động 
a/ Bài tập phát triển chung : 
Động tác tay 4 : Hoa nở – hoa tàn ( TT ) 
- Trẻ thực hiện theo hiệu 
2 tay đưa ra trước vẫy bàn tay 
lệnh của cô .
Động tác chân 1 : Cỏ thấp – cây cao 
Trẻ ngồi xổm, tay thả xuôi – đứng thẳng 
Động tác bụng 3 : Chọn quả ( TT )
Đứng chân rộng bằng vai , 2 tay đưa ngang quay 
Người sang trái – phải 
Động tác bật : Trẻ bật tại chỗ 
b/ Vận động cơ bản : Bật qua dây – chuyền bóng 
- Tay con cầm gì nè ? Có màu gì ? 
- Băng giấymàu (đỏ-vàng )
- Chúng ta sẽ chơi gì với những băng giấy này ? 
- Trẻ nói theo suy nghĩ trẻ 
- Cô cho trẻ xếp băng giấy thành 2 hàng màu đỏ – vàng. 
- Hỏi trẻ con vừa xếp gì ? 
- Trẻ đặt băng giấy xuống đất xếp theo màu đỏ – vàng 
- 2 con mương 
Trò chơi : Ai nhanh nhất 
Mời một nhóm trẻù thực hiện lại động tác bật qua ( con mương ) băng giấy. 
- Nhóm trẻ thực hiện 
- Gợi ý trẻ nhận xét thực hiện động tác của bạn. 
- Nhấn mạnh kỹ năng :Bật qua băng giấy là dùng sức của đôi chân nhún bật qua không chạm vào băng giấy.
- Thực hiện theo các kỹ thuật của động tác .
Tổ chức cho trẻ thực hiện theo nhóm / 2 cô quan sát 
- Trẻ bật qua hai băng giấy 
Lần 2 : Thi đua giữa các nhóm trai - gái 
Lần 3 : Quan tâm trẻ yếu kỹ năng – BP – DC 
c/ Trò chơi : Thi chuyền bóng ( quả ) 
- Kỹ năng chuyền bóng : Trẻ chuyền bóng cho bạn bên trái ( phải, phía sau ) và không làm rơi bóng. 
Lần 1 : - Trẻ đứng đầu hàng lấy quả chuyền theo hàng dọc, trẻ cuối hàng bỏ bóng (quả) vào rổ, khi hết giờ đội nào nhiều quả là thắng
- Trẻ chuyền bóng theo hàng dọc 
Lần 2 : Cho trẻ chuyền theo vòng tròn 
- Trẻ chuyền theo vòng tròn 
Lần 3 : Chú ý trẻ to khỏe nhất, trẻ yếu kỹ năng.
- Trẻ BP- DC - yếu kỹ năng 
Cô quan tâm theo dõi sửa sai cho trẻ ( nếu có )
- Cho trẻ xếp quả vào rổ theo loại quả sống – quả chín. 
- Trẻ cất bóng xanh vào rổ xanh – bóng đỏ vào rổ đỏ. 
Hồi tĩnh :
- Trò chơi “Ngửi hoa ”
- Trẻ hít thở đi nhẹ nhàng 
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
Chủ đề : CÂY XANH 
Đề tài : Bò cao – chui qua cổng – Bật ô 
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Rèn luyện kỹ năng động tác Bò cao – chui qua cổng – Bật ô : Biết bò bằng bàn tay bàn chân, gối hơi khuỵu, mông nâng cao, biết phối hợp chân nọ, tay kia, bò không đụng cổng, bật qua ô không chạm mức. 
	- Tiếp tục phát triển khả năng định hướng các cơ bắp và sự khéo léo của đôi chân.
- Giáo dục trẻ tinh thần đồng đội , biết phối hợp với bạn trong khi hoạt động tích cực tập luyện .
II- CHUẨN BỊ :
- Địa điểm : Trong lớp 
- Đồ dùng của trẻ 
	+ 8 cổng chui - Rổ tròn – rổ vuông 
	+ Máy hát và băng TD nhạc không lời 
	+ Túi cát ( xanh – đỏ ) đủ cho số trẻ 
	+ Thẻ hình tròn – vuông đủ cho số trẻ 
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Bước 1 : Khởi động
Hôm nay cô sẽ tặng cho các con mỗi bạn 1 thẻ vào tham quan rừng Quốc gia Nam Cát Tiên, các con nhớ đi theo đoàn để không bị lạc nhé. 
- Mỗi trẻ lấy thẻ đính lên áo 
- Trẻ kết hợp đi các kiểu chân, nhón gót, gót chân, chạy nhanh chậm dần về TTCB
Bước 2 : Trọng động 
a/ Bài tập phát triển chung : 
- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh 
Động tác tay 6 : Hứng quả 
của cô .
2 tay thay nhau đưa thẳng lên cao 
Động tác chân 1 : Cỏ thấp – cây cao ( TT )
Trẻ ngồi xổm, tay thả xuôi – đứng thẳng 
Động tác bụng 4 : khoe quả ( TT )
Ngồi duỗi chân tay chống phía sau đầu không cúi ngón tay chạm ngón chân. 
Động tác bật : Trẻ bật tiến về phía trước 
b/ Vận động cơ bản : Bò cao – chui qua cổng – Bật ô 
Xin mời đoàn đến tham quan khu sinh thái nhé. 
- Trẻ xem một số tranh về cây xanh, thú 
Cô đố các con trong rừng có con gì đi chậm chạp thân hình to lớn, thích ăn mật ong. 
- Con Gấu... 
Bạn nào còn nhớ Gấu đi tìm mật ong, đi như thế nào không ? 
- Mời một trẻ lên thực hiện 
Trò chơi 1 : Đi tìm mật ong 
Yêu cầu : Bò cao : bàn tay, bàn chân áp sát sàn, gối khuỵu mông nâng cao phối hợp chân nọ tay kia. 
- Trẻ thực hiện đúng kỹ năng 
Lần 1 : Trẻ thực hiện theo nhóm / 2 cô quan sát 
- Lần lượt từng nhóm thực hiện 
Lần 2 : Trẻ thực hiện theo nhóm trai – gái 
- Trẻ thực hiện theo nhóm thẻ hình tròn – vuông. 
Lần 3 : Mời những bạn to – khỏe nhất. 
- Trẻ BP – DC, yếu kỹ năng 
Trò chơi 2: Vào hang lấy mật 
Đường vào hang này rất khó đi, các con nhớ cẩn thận 
Yêu cầu : Khi đến cổng hang, ngồi chui qua nhớ không được đụng cổng, lấy túi mật (túi cát) bỏ vào giỏ. 
- Trẻ thực hiện đúng kỹ năng chui qua cổng 
Lần 1 : Trẻ sẽ vào hang lấy túi mật ong bỏ vào giỏ theo đúng yêu cầu của cô. 
- Túi cát đỏ bỏ vào rổ tròn 
- Túi cát xanh bỏ vào rổ vuông 
Lần 2 : Chia trẻ theo nhóm thẻ hình tròn – vuông 
Lần 3 : Trẻ nhút nhát – BP – DC Yếu kỹ năng 
- Cô chú ý sữa sai cho trẻ ( nếu có ) 
Trò chơi 3 : Ai khéo léo 
Muốn vào được khu vui chơi, chúng ta sẽ kê thêm những hòn đá cho dễ đi nhé, đến những hòn đá con nhớ bật qua để không rơi xuống suối .
- Chúng ta sẽ chơi gì với những hòn đá kia ? 
- Trẻ lấy băng giấy xếp những tảng đá ( 5 ô ) 
- Trẻ trả lời theo ý trẻ 
- Cho trẻ chơi từ 2 đến 3 lần 
- Quan tâm theo dõi sửa sai cho trẻ ( nếu có ) 
Hồi tĩnh :
Đi dạo khu sinh thái 
Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng 
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
Chủ đề : CÂY XANH 
Đề tài : Bò thấp – chui qua cổng – chạy nhanh 
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Củng cố kỹ năng phối hợp : Bò thấp – chui qua cổng – chạy nhanh chính xác và thành thạo.
	- Phát triển các cơ tay- chân, sự phối hợp nhịp nhàng của cơ thể khéo léo, nhanh nhẹn.
- Giáo dục trẻ tinh thần đồng đội , tính kỷ luật .
II- CHUẨN BỊ :
- Địa điểm : Sân trường – trong lớp 
- Đồ dùng của trẻ 
	+ 8 cổng chui 
	+ 2 rổ đựng quả 
	+ 2 lon cờ làm đích 
	+ Máy hát và băng TD nhạc không lời 
	+ Vạch xuất phát 
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Bước 1 : Khởi động
Trò chuyện với trẻ vào những ngày nghĩ tết , các con thường được ba mẹ chở đi đâu ? 
Thế bao giờ các con được ba mẹ chở đi TCV chưa ? 
Hôm nay cô dẫn các con đi chơi TCV nhé. 
- Trẻ kết hợp đi các kiểu chân, nhón gót, kiễng bàn chân, chạy nhanh chậm dần.
Bước 2 : Trọng động 
a/ Bài tập phát triển chung : 
Đường đi đến TCV xa lắm vậy chúng ta vận động cho khỏe nha. 
- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh 
của cô. 
Động tác tay 4 : 
Đưa 2 tay ra trước xoay cổ tay 
Động tác chân 1 : ( TT )
Trẻ ngồi xổm, tay thả xuôi – đứng thẳng 
Động tác bụng 2 : ( TT )
Nghiêng người sang 2 bên 
Động tác bật : Trẻ bật tiến về phía trước 
b) Vận động cơ bản : Bò thấp – chui qua cổng – chạy nhanh 
Các con nghĩ xem với những ĐD này chơi được những trò chơi gì ? ( cổng chui – nhiều quả đính trên tường)
- Thế ai biết, làm thử cho các bạn xem 
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ trẻ.
- Cho một nhóm trẻ thực hiện 
Trò chơi : Vào hang lấy quả 
Cô nhắc nhở kỹ năng trẻ còn vướng. Bò bàn tay cẳng chân áp sát sàn. Khi chui không được đụng cổng. Sau đó chạy đến lấy một quả gắn vào áo và chạy về hàng.
- Trẻ thực hiện đúng kỹ năng
- Trẻ lấy quả có dạng tròn(dài ) gắn lên áo mình . 
Lần 1 : Cả lớp thực hiện 1 - 2 lần/1 lần 3-4 trẻ. 
Lần 2 : Chia nhóm thực hiện (theo tổ/ ký hiệu)
- Trẻ chui qua 2 cổng 
Lần 3 : Mời những bạn to khỏe nhất lên thi đua với nhau. 
- Trẻ nhút nhát – BP – DC Yếu kỹ năng.
+ Cho trẻ (nhóm) phân nhóm các quả của đội theo ký hiệu.
- Cô quan sát chú ý động viên sửa sai cho trẻ .
Bước 3 : Hồi tĩnh 
- Trò chơi “ Uống nước trái cây ”
- Trẻ hít thở đi nhẹ nhàng 
* Ghi chú : Tổ chức thực hiện bài tập tổng hợp (lần 2) 
- GV có thể thay đổi kỹ năng vận động : Bò thấp – bò cao hay chạy – bật ô 
- Cách tiến hành như lần 1 : Động tác chui có thể trẻ ngồi xổm chui qua hoặc bò chui qua sao cho không đụng cổng.
------------------------//---------------------
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
 Chủ đề : MÙA XUÂN 
 Đề tài : Rèn kỹ năng ca hát “ Con chim non ”
 Nghe bài hát : “ Mùa xuân đến rồi “
 Trò chơi âm nhạc : “ Làm cánh chim bay ”
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
Đa số cháu thuộc bài hát , hát đúng giai điệu và rõ lời bài hát “ Con chim non ”. Thể hiện được phong cách vui tươi, hồn nhiên
Nghe và cảm nhận được tính chất vui tươi, nhộn nhịp của bài“Mùa xuân đến rồi ” Phát triển tai nghe , làm động tác chim bay theo tốc độ nhanh, chậm.
Cháu hiểu nội dung bài hát “ Con chim non”. Tiếng chim hót véo von thật là hay và bé rất yêu mến chú chim.
Giáo dục trẻ biết yêu quí chăm sóc những con vật gần gũi.
II - CHUẨN BỊ: 
Trước hoạt động : Trẻ tô màu mũ có màu xanh, đỏ, vàng.
Đồ dùng của cô : Đàn Organ , máy cassette, băng nhạc có lời bài hát “ Mùa xuân đến rồi ”.
Đồ dùng của trẻ : Mỗi trẻ 1 mũ chim có biểu tượng 3 màu xanh, đỏ, vàng.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Đố bé ?
Cho trẻ quan sát tranh vẽ về chú chim đang hót trên cành cây để đàm thọai cùng trẻ.
- Trẻ cùng quan sát
 + Tranh vẽ gì ?
- Tranh vẽ con chim
 + Những chú chim đang làm gì ?
- Những chú chim đang hót
- À! những chú chim đang hót trên cành cây rất là hay. Hôm nay cô cũng có 1 bài hát nói về con chim, 
cô hát cho các con nghe. Đố các con biết là bài hát 
gì ?
- Trẻ đoán bài “ Con chim non ”
- Cô giới thiệu bài hát “ Con chim non ” của nhạc sĩ Lý Trọng.
Hoạt động 2 : Dạy hát “ Con chim non ”
- Cô hát mẫu lần 1 
- Trẻ chú ý nghe 
- Đàm thoại :
 + Bài hát nói về con gì?
- Bài hát nói về con chim
 + Bạn nhỏ đối với chim như thế nào ?
- Bạn nhỏ rất yêu quí con chim
À ! bài hát nói về con chim non hót rất hay, bạn nhỏ
rất yêu quí con chim và các con cũng vậy phải biết 
yêu quí và chăm sóc cho những con chim nhé !
- Cô đánh nhịp cho cả lớp hát chung vài lần (cô chú 
 ý sửa sai cho trẻ nếu có. Chú ý phát âm từ véo von)
- Lớp cùng hát với cô
Trò chơi : “ Chim vui ca hát “
-Yêu cầu: Mỗi trẻ chọn cho mình 1 mũ có biểu 
tượng chim xanh, đỏ, vàng. Sau đó kết thành nhóm
có biểu tượng giống nhau và chơi theo yêu cầu của 
cô.
- Trẻ kết nhóm bạn có mũ chim cùng màu với nhau
+ Lần 1 : Các chú chim cùng hát
- Lớp cùng hát
+ Lần 2 : Từng nhóm chim hát
- Từng nhóm trẻ hát
+ Lần 3 : Một số chú chim thích hát lên biểu diễn. Động viên trẻ hát diễn cảm, rõ lời, đúng nhịp bài hát ( chú ý sửa sai nếu có )
- Một số trẻ hát
Trò chơi : “ Đàn chim hòa ca “
- Yêu cầu : Trẻ hát to, nhỏ nối đuôi theo dấu hiệu 
tay cô. Cô đánh nhịp ở trên cao thì trẻ hát to, cô 
đánh nhịp ở dưới thấp thì trẻ hát nhỏ.
- Trẻ hát theo yêu cầu của cô
+ Lần 1 : Trẻ hát to, nhỏ theo sự chỉ huy của cô.
+ Lần 2 : Hát nối đuôi
Trò chơi âm nhạc : “ Làm cánh chim bay ”
- Cho trẻ nghe tiếng chim hót của chim ( cô gài sẵn trong đàn )
+ Khi cô đàn nhanh, trẻ nghe và làm động tác chim bay nhanh.
+ Khi cô đàn chậm, trẻ nghe và làm động tác chim bay chậm.
Hoạt động 3: Nghe hát bài “Mùa xuân đến rồi ”
- Các con hát hay quá, bây giờ cô sẽ hát tặng các con bài hát “ Mùa xuân đến rồi ” của nhạc sĩ Phạm Thị 
Sửu.
- Cô hát diễn tả động tác minh họa.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Đàm thoại :
 + Cô vừa hát cho con nghe bài gì ?
- Bài “ Mùa xuân đến rồi ”
 + Bài hát nói về mùa gì ?
 + Mùa xuân đến thì các con thấy cây, hoa như thế 
 nào ?
- À! đúng rồi bài hát nói về cảnh vật khi mùa xuân đến thì rất đẹp trời nắng, bướm bay trong vườn. Các bạn nhỏ cùng nhau hát múa để đón chào mùa xuân. 
- Cho trẻ nghe băng casstte có lời bài “ Mùa xuân đến rồi ”
- Trẻ chú ý nghe
Kết thúc :
Bạn nào thích hát bài “Con chim non” thì giờ vui chơi 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Chủ đề : MÙA XUÂN
	 Đề tài : Dạy kỹ năng vận động bài hát “ Con chim non”
 Nghe bài hát : “ Mùa xuân đến rồi ”
 Trò chơi âm nhạc : “ Chim hót theo điệu nhạc ”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ hát thuộc lời và hát đúng giai điệu bài hát, vận động múa nhịp nhàng theo nội dung bài hát.
Phát triển khả năng âm nhạc thông qua trò chơi. Phát triển khả năng vận động sáng tạo.
Hiểu sâu hơn nội dung, sắc thái, giai điệu bài hát và bài nghe.
Giáo dục trẻ biết yêu quí, chăm sóc những con vật gần gũi.
II- CHUẨN BỊ :
- Đồ dùng của cô :
	+ Đàn Organ, máy Casstte
	 	+ Băng nhạc không lời bài “ Mùa xuân đến rồi”
- Đồ dùng của trẻ:
+ Mỗi trẻ mũ chim có các hình học ¨¡ê màu
+ Đồ dùng để trẻ hóa trang khi biểu diễn : cánh chim, nơ, hoa.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 : Dạy kỹ năng vận động
- Giới thiệu qua trò chơi “ Tiếng kêu các con vật ”
- Trẻ cùng chơi
- Cô nói : Bồ ơi bồ
 Con gà nó gáy làm sao ?
 Con vịt nó kêu làm sao ?
 Con chim nó hót thế nào ?
- Trẻ làm động tác gáy : ò, ó, o
- Trẻ làm động tác chim hót
- Hôm trước cô đã dạy các con bài hát gì mà nói về con chim ?
- Bài hát “ Con chim non ”
- Yêu cầu lớp hát lại 1 – 2 lần (chú ý sửa sai kỹ năng và nhắc trẻ thể hiện tình cảm khi hát ).
- Trẻ cùng hát lại cả bài
- Để bài hát thêm hay hơn nữa, hôm nay cô sẽ dạy các con vừa hát vừa vận động múa nhé !
- Cô làm mẫ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tao_hinh.doc