Giáo án Nhà trẻ - Chủ đề: Trường mầm non của bé - Chủ đề nhánh 1: Lớp học của bé

Hoạt động có chủ đích

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

Đề Tài: ĐI HỌC

I/ MĐYC:

 KT :Cháu lắng nghe và hiểu được nội dung thơ, tên câu thơ, tên tác giả. Cảm nhận được tình cảm của cô và mẹ đối với bé và niềm vui của bé khi đến trường.

KN :Rèn kỷ năng nghe hiểu thơ, diển cảm, phát âm rõ lời. Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ

 TĐ : GD trẻ biết yêu thương vâng lời mẹ và cô. Yêu thích cảnh đẹp xung quanh trẻ.

II/ CHUẨN BỊ:

 -Tranh khổ to : “đi học”

 

doc20 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 5879 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Nhà trẻ - Chủ đề: Trường mầm non của bé - Chủ đề nhánh 1: Lớp học của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 suy ghĩ
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Tuần:1
Chủ đề: Lớp học của bé
Thời gian: 05/09/2011 đến09/09/2011
I/MĐYC
 - KT: Biết tên, đặc điểm, hình dáng của cây bàng và các loài cây xanh khác.
 -Biết quan sát cây xanh và nói lên điều đã biết.
 - KN: Rèn kỹ năng quan sát và tập trung chú ý có chủ định.
 -Rèn cháu biết nhặt lá vàng, úa để vào sọt rác.
 - TD: GD cháu bảo vệ môi trường, chăm sóc cây trồng trên sân trường được tươi tố II. CHUẨN BỊ:
 - Sân rộng mát. Các câu hỏi, kiến thức về cây bàng và các loài cây khác.
 -Trẻ mang dép, đội nón khi ra sân và chú ý theo sự hướng dẫn của cô.
 -Đồ chơi: Quầy bán cây kiểng, đồ dùng đồ chơi, bán hoa, bóng, xe, boolin, lá cây, ném vòng. 
III/ TIẾN HÀNH:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
1/ Hoạt động 1: Trò chuyện nêu mục đích ra sân quan sát:
Cô cho cháu biết đi ra sân quan sát cây bàng.
* Quan sát cây bàng.
* Vận động : kéo cưa lừa xẻ.
* Dân gian : bịt mắt bắt dê.
* Chơi tự do. 
 - Cô giao nhiệm vụ cho trẻ, sau đó dặn dò cháu chơi như thế nào?
-Tập trung cháu ra sân vừa đi vừa hát bài “em đi mẫu giáo”. Cháu tự do quan sát xung quanh sân trường.
- Cô gợi ý cháu quan sát phát hiện, mô tả lại và trả lời câu hỏi của cô.
- Đây là gì vậy con ? ( Cây bàng). Các con thấy cây bàng này như thế nào ? Trái có màu gì? Lá nó có màu gì? Cây bàng này có những bộ phận nào? Lá và trái có dạng hình gì? hoa thì ra sao? Thân cây như thế nào? Con sờ thử xem? 
- Trồng cây giúp ích gì cho ta, muốn cây được tốt chúng ta phải làm gì?
- Tương tự cho trẻ quan sát và so sánh cây bàng và cây sung. Khác nhau và giống nhau ở chổ nào?
- GD cháu muốn có nhiều cây xanh cho không khí trong trường thoáng mát sạch đẹp thì chúng ta phải làm gì?Phải trồng nhiều cây phải chăm sóc và bảo vệ giữ gìn cây trồng. tưới nước, không ngắt lá bẻ cành.
2/ Hoạt động 2: Trò chơi dân gian “kéo cưa lừa xẻ”
-Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi, cho cháu chơi
-Cháu tham gia chơi hứng thú
3/ Hoạt động 3: Trò chơi vận động “ bịt mắt bắt dê”
-Cô nói cách chơi và luật chơi cho cháu chơi.
-Cháu tham gia chơi hứng thú
 4/Hoạt động 4: Chơi tự do:
 - Cô giới thiệu một số trò chơi mới.Gợi ý cháu vào HĐ tự chọn theo ý thích
- Nhận xét kết thúc.Gợi ý trẻ nêu lên trẻ đã chơi được gì?
- Nhắc nhở cháu vệ sinh, rửa tay, rửa mặt khi vào lớp.
1/ HĐ 1:
-cả lớp hát
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-cháu tự do kể theo suy nghĩ của trẻ
-Trẻ so sánh.
-Trẻ lắng nghe.
-Lắng nghe
2/HĐ2
- Cả lớp nhắc lại tên trò chơi.
- Chú ý nghe cô nói cách chơi
3/HĐ3:
-Cháu chơi thử
-Cho cháu chơi
4/HĐ4:
- Cháu tham gia hoạt động tích cực
-Cháu tự nêu công việc đã làm và chơi với của mình
 Thứ ba ngày 06/ 09/ 2011
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Thơ bàn tay cô giáo
 I. M ĐYC:
-KT: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, trẻ thuộc được nội dung bài thơ.
-KN: Trẻ thuộc bài thơ, đọc thơ một cách diễn cảm, Cháu qua sát và trả lời những câu hỏi của cô.
-T Đ: Tích cực vào việc học, trẻ yêu quý và kính trọng cô giáo.
II. CB:
-Tập tranh khổ to, chổ ngồi.
-Nhạc: Cô giáo em –Tác giả: Đổ mạnh thường.
III. Thực hiện:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu
1.H Đ1: Trò chuyện
-Hát: Cô Giáo- Nhạc và lời của Đổ mạnh thường
-Các con vừa hát bài gì? Trong bài hát nhắc đến ai?
-Cô giáo dạy con những điều tốt đẹp và chăm sóc con như thế nào. Hôm nay cô sẽ cho các con biết về công việc của các cô giáo mầm non thông qua bài thơ”Bàn tay cô giáo”- Tác giả: 
2 H Đ2: Dạy đọc thơ
-Lần 1:Cô đọc diễn cảm
-Lần 2:Cô đọc kết hợp xem tranh khổ to.
Giải thích từ khó: kéo chỉ, khâu áo..
*Đàm thoại:
-Cô vừa đọc bài thơ gì?
-Các cháu thấy bài thơ như thế nào?
-Cô giáo dùng tình cảm của mình đối với bé ra sao?
-Cô giáo ví như ai?
-CC làm gì để biết ơn cô giáo?
-Con suy nghỉ như thế nào về cô của mình? Tại sao?
* Dạy trẻ đọc thơ:
Cô cho cháu đọc theo nhiều hình thức, tổ nhóm, cá nhân, đọc to, nhỏ, nối tiếp.
Cô chư ý sữa lỗi trong phát âm, lời bài thơ của trẻ
GD: Biết kính trọng ,yêu quý cô giáo
3.H Đ3: Luyện tập
-Chia lớp thành 2 nhóm thi đua xem ai đọc thơ diễn cảm và hay nhất
Cho cháu chơi thử một lần, sau đó cho cháu chơi 2-3 lần
H ĐTT: Cô cho trẻ sưu tầm tranh ảnh làm allbum chủ đề
1
-Cháu hát và trả lời
-Cháu lắng nghe.
2.
-Cháu lắng nghe.
-Cháu quan sát tranh
-Cháu trả lời
-Cháu đọc dưới nhiều hình thức khác nhau
-Cháu lắng nghe.
3.
-Cháu chơi 2-3 lần
-Cháu thực hiện.
Nhận xét:
Thứ tư ngày 07/ 09/2011
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển thể chất
Đề tài: Bò dích dắc qua 7 điểm
I.M ĐYC:
-KT: Trẻ biết tên vận động và cách thực hiện vận động bò dích dắc qua 7 điểm. Mỗi khoảng cách 1m
-KN: Biết phối hợp chân, tay nhịp nhàng khi bò chân và bàn tay luôn sát sàn, bò theo đúng hướng dích dắc không chạm chướng ngại vật.Phát triển tố chất nhanh nhẹn ,khéo léo cho trẻ. Rèn cho trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh.
-T Đ: Biết phối hợp với bạn,trẻ hứng thú thực hiện, chơi đúng luật và lấy đúng theo yêu cầu.
II. CB:
Vach chuẩn, trang phục cô và trẻ gọn gàn, sân sạch rộng.
Dụng cụ: Vòng thể dục 4 chiếc, 3 chiếc họp. Xếp theo đường dích dắc.
III. Thực hiện:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
1. H Đ1: Khởi động
-Cháu tập hợp thành 3 hàng dọc chuyển đội hình đi các kiểu chân, chạy định hướng về phía cô tập hợp thành 3 hàng ngang.
2.H Đ2: Trọng động
Bài tập phát triển chung:
-Tay: Đưa ra trước lên cao
- chân:Ngồi khụy gối
-Bung: Đứng nghiêng người sang hai bên
-Bật: tai chỗ.
Vận động cơ bảng:
Để cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta sẽ làm gì? Bây giờ cô sẽ dạy cho các con bài tập “ bò dích dắc qua 7 điểm”, mõi khóng cách các điểm là 1m, và không chạm vào chướng ngại vật nhé
+ Lần 1: Cô thực hiện và giải thích
Đầu tiên ta đứng trước vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh của cô:” Chuẩn bị!, Thì chống bàn tay sát vạch và cẳng chân sát sàn, lưng thẳng, mắt nhìn phía trước. Bò phối hợp chân nọ, tay kia theo đường dích dắc qua 7 điểm, không chạm vật. Bò đến vạch thì đứng lên về cuối hàng.
+Lần 2: cô thực hiện không giải thích
-Cháu thực hiện cô chú ý đến kỹ năng
-Cô bao quát, quan sát, chú ý sữa sai cho cháu.
-Cho cháu thi đua với nhiều hình thức: Tổ, nhóm, cá nhân.
3. H Đ3: Hồi tĩnh
-Cháu đi tự do xung quanh lớp hít thở nhẹ nhàng
H ĐTT: Cho trẻ chơi với các đồ chơi trong góc.
1.
-Cháu thực hiện theo hiệu lệnh của cô
2.
-Cháu quan sát và thực hiện
-2 lần 8 nhịp
-Cháu lắng nghe
-Cháu quan sát cô thực hiện
-Cháu thực hiện
-Cháu thi đua với nhiều hình thức
3.
-Cháu thực hiện
-Cháu vào góc hoạt động
Nhận xét:
Thứ năm ngày 08 tháng 9 năm 2011
Tổ chức hoạt động có chủ đích
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
Đề tài: Vẽ chân dung cô giáo
I. MĐYC:
 - KN : Cháu biết được đặc điểm nổi bật của cô giáo.
 - KN: Rèn kỹ năng vẽ các đặc điểm nổi bât của cô giáo, vẽ sáng tạo.
 - TD: Cháu tích cực hoạt động, biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.
. II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh mẫu của cô, bàn ghế cho trẻ, bút màu, giấy..
III/.TIẾN HÀNH: 
Hoạt động của Cô
Hoạt động của Trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu đề tài
 -Cô cho cháu hát bài cô và mẹ. Đàm thoại nội dung bài hát.
* Bài hát nói về gì? Cô giống như ai? Hàng ngày cô đến lớp làm những công việc gì? Con có yêu cô giáo mình không? Vì sao?
- Vậy con có quí trọng cô giáo mình không, hôm nay cô sẽ cho con vẽ về cô giáo của mình.
2. Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu+Trẻ thực hiện:
*cho trẻ chơi :trời tối trời sáng.
Cô đưa tranh mẫu ra và đàm thoại trên tranh là ai?
- Có những đặc điểm gì trên tranh,
-Cô giáo như thế nào,
-Bố cục của bức tranh ra sao.
- Được tạo nên từ nét gì
- Cô vẽ mẫu cho cháu xem.cô vừa vẽ vừa hỏi trẻ muốn vẽ được đầu thì mình vẽ nét gì?mình thì vẽ nét gì? 
-Cô cho cháu thực hiện. Nhắc nhỡ tư thế ngồi cách cầm bút.
- Cô nhắc nhở chú ý quan sát hướng dẫn cháu thực hiện với những cháu yếu cô lại giúp đỡ cháu.
- Khuyến khích cháu tích cực vẽ và tô màu cho đẹp.
3. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
 - Tập trung sản phẩm cháu lại. Hỏi cháu vừa làm gì? Vẽ ai? 
- Gọi 2-3 cháu đứng lên nhận xét sản phẩm đẹp, sản phẩm cháu thích? Vì sao đẹp? cô nhận xét sản phẩm đẹp cùng cháu.
- Giáo dục cháu chăm ngoan vâng lời cô biết kính trọng và yêu quí cô.
H ĐTT: đem tranh đẹp trưng bày vào góc sản phẩm của bé.
 1.Hoạt động 
-Cháu cùng hát theo cô.
-Cùng trò chuyện với cô.
- Cháu chú ý lắng nghe.
2. Hoạt động 2:
 - Cháu chú ý lên cô và nghe cô nói.
- Cháu nhận xét tranhcó những gì theo suy nghĩ của trẻ.
- Cháu chú ý xem cô vẽ mẫu.
- Cháu cùng thực hiện vẽ.
3. Hoạt động 3: 
 - Nhắc lại đề tài.
- Cháu biết sản phẩm nào đẹp, vì sao đẹp. 
- Cháu hiểu và biết làm theo cô
Nhận xét
 Thứ sáu ngày 09/ 09/2011
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ
 Dạy Hát: Ngày vui của bé-TG: Hoàng Văn Yến
 NH: Ngày đầu tiên đi học
I.M ĐYC:
-KT:Trẻ thuộc bài hát” Ngày vui của bé”, Hát đúng lời, nhớ tên tác giả.
-KN:Biết thể hiện cảm xúc của mình qua bài hát, biết chú ý nghe cô hát, cảm nhận được giai điệu bài hát” Ngày đầu tiên đi học”. Biết tham gia các trò chưi phối hợp với bạn trong khi chơi. Trẻ nhận ra giọng nói của bạn trong lớp và tả bạn theo trí nhớ.
-T Đ: Trẻ hứng tú tham gia các hoạt động.
II. CB
-Dàn, băng đĩa nhạc, phách tre, khăn bịt mặt.
III Thực hiện:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu
1. H Đ1: Ổn định
Cô sướng âm la bài hát” Ngày vui của bé” Và cho trẻ đoán cô vừa hát bài gì?
- Muôn biết bài gì hôm ngay cô cháu mình cùng nghe và cho cô biết đây là bài gì? Ai là tác giả?
2.H Đ2: dạy cháu hát “ Ngày Vui Của Bé”
+ Lần 1: Cô hát diễn cảm kết hợp với đàn Sau đó trò chuyện qua nội dung bài hát.
+ Lần 2: Cô hát kết hợp với vận động.
Trẻ hát
-Cô chú ý đến kỹ năng
-Trẻ hát với nhiều hình thức: tổ, nhóm, cá nhân, hát to, nhỏ, hát nối tiếp.
3. H Đ3: Nghe hát
+ Lần 1: cô hát cho trẻ nghe một lần kết hợp với vận động
+ Lần 2: Cho trẻ xem ca sĩ hát trên máy.
4.H Đ4:TCAN:
-CC: Chơi tập thể cả lớp.
Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Cô gọi một trẻ lên và bịt mắt trẻ đó. Cô vẫy 1 trẻ khác lên không gọi tên. Trẻ được cô vẫy lên nói :Cốc, cốc, cốc giả làm tiếng gõ cửa.Trẻ bịt mắt hỏi: Ai đấy?. Trẻ gõ cửa nói: bạn đoán xem tôi là ai? Và hát một bài hát bất kỳ. Trẻ bịt mắt chú ý lắng nghe và nói dúng tên bạn.
-LC: Bạn bị đoán sẽ lên thế vào chỗ bạn bịt mắt.
-Cho trẻ chơi thử một lần. Sau đó trẻ choei 2-3 lần.
H ĐTT: cho trẻ vào góc dùng phách tre đánh nhịp và hát lại bài hát cô vừa dạy
1.
- Cháu suy nghỉ và trả lời
-Cháu lắng nghe
2.
-Cháu lắng nghe
-Cháu suy nghỉ và trả lời câu hỏi của cô.
- Cháu thực hiện với nhiều hình thức khác nhau.
3.
-Cháu lắng nghe
-Cháu vận động theo lời bà hát.
4.
-Cháu lắng nghe cô nêu luật chơi và cách chơi.
-cháu trả lời.
-Cháu chơi thử 1 lần
-trẻ chơi 2-3 lần.
-Cháu vào góc hoạt động.
	Nhận xét:
Ngày: 
Tổ trưởng duyệt
BAN GIÁM HIỆU
PHT
Thứ ba ngày 07 tháng 09 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Đề Tài: ĐI HỌC
I/ MĐYC:
 KT :Cháu lắng nghe và hiểu được nội dung thơ, tên câu thơ, tên tác giả. Cảm nhận được tình cảm của cô và mẹ đối với bé và niềm vui của bé khi đến trường.
KN :Rèn kỷ năng nghe hiểu thơ, diển cảm, phát âm rõ lời. Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ
 TĐ : GD trẻ biết yêu thương vâng lời mẹ và cô. Yêu thích cảnh đẹp xung quanh trẻ.
II/ CHUẨN BỊ: 
 -Tranh khổ to : “đi học”
III/TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU 
1/HĐ 1: Ổn định gây hứng thú:
- Cô cháu cùng hát bài : Em đi mẫu giáo.
- Đàm thoại về nội dung bài hát.
- Bài hát nói về gì vậy? 
- Đến trường mẫu giáo chúng ta được gặp ai?
- Cô giáo dạy bé đều gì? Bé có thích được đi học không?
- Hôm nay cô có 1 bài thơ nói mới giới thiệu với các con đó về đề tài đi học nữa đó! Đó là bài thơ “ đi học” sáng tác: 
- Gợi ý cho cháu xem tranh khổ to, kết hợp tri giác tranh 1 lần và nêu nhận xét. 
- Cô cho cháu xem kết hợp đàm thoại nội dung tranh với trẻ.
-Hỏi cháu lại tên bài thơ? 
-Chuyển tiếp trò chơi “Trời nắng, trời mưa”
2/HĐ2: Đọc thơ diển cảm:
-Cô đọc lần 1: diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ
- Cô vừa đọc thơ gì? Trong bài thơ nói về ai?
- Cô tóm tắt nội dung bài thơ: bài thơ nói về ngôi trường mà bé đang học, tình cảm của mẹ và cô giáo đối với bé, mẹ rất yên tâm đi làm vì đã có cô chăm sóc dạy dỗ bé.
-Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh và giải thích từ khó: lên nương, hương rừng, đồi, thầm thì, cọ xòe ô.
- Dạy đọc thơ:
+ Lớp: Rèn cháu đọc rõ lời.
+ Tổ, nhóm: Rèn cháu đọc diển cảm với nhiều hình thức khác nhau.
+ Cá nhân: Đọc chú ý sửa sai cách phát âm cho trẻ.
- Chuyển tiếp: “Bắt bướm”
3/HĐ3: Đàm thoại :
- Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác?
-Trong bài gồm những ai? 
- Em bé đến trường với ai vào hôm qua? 
- Vậy còn hôm nay? 
- Trường của em nằm ở đâu?
- Cô giáo em là người như thế nào?
- Cảnh vật trên đường em tới lớp ra sao?
- GD cháu phải biết yêu thương mẹ và cô, yêu thích việc đi học. Chúng ta phải ngoan, nghe lời người lớn. 
4/HĐ 4: Hoạt động nối tiếp: tô màu tranh:
- Cô hướng dẫn trẻ tô màu cảnh bé đến trường. Chia trẻ làm 3 nhóm cùng thực hiện.
- Trẻ đem sản phẩm của nhóm và tự nhận xét giữa các nhóm với nhau.
- Cô tổng kết ý kiến và nhận xét chung.
1/HĐ 1
-Trẻ hát cùng cô!
-Cháu trò chuyện và trả lời theo suy nghĩ 
-Cháu quan sát và cùng đàm thoại cùng cô
-1-2 cháu trả lời 
-Cháu tham gia chơi
2/HĐ 2
-Cháu lắng nghe
-Cháu tham gia đối thoại cùng cô qua nội dung thơ.
-Trẻ lắng nghe và quan sát
-Trẻ đọc thơ
3/HĐ 3:
-Cháu tham gia trả lời Các câu hỏi của cô theo suy nghĩ của trẻ
4.HĐ 4:
-Cháu lắng nghe.
- Tiến hành chơi.
- Cháu tự do nhận xét các nhóm với nhau.
Thứ tư ngày 08 tháng 09 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài: TRANG TRÍ LỒNG ĐÈN
I/MĐYC:
- KT : Trẻ biết cách sử dụng các hình ảnh hoa lá, hình ảnh trong họa báo để sắp xếp cắt dán trang trí lồng đèn theo nguyên tắc xen kẻ.
- KN : Rèn luyện trẻ sắp xếp các hình ảnh: Hình hoa lá, ảnh đẹp xen kẻ nhau để trang trí lồng đèn theo đúng nguyên tắc
- TĐ : GD trẻ tích cực tham gia trang trí cùng bạn, thích tạo ra sản phẩm đẹp. Biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
II/ CHUẨN BỊ: 
-1 lồng đèn đã trang trí.1 lồng đèn chưa trang trí. 
-Mỗi trẻ 1 lồng đèn chưa trang trí, giấy màu đề can, kéo, chổ ngồi thích hợp, máy hát. 
III/TIẾN HÀNH :
Hoạt động cô
Hoạt động cháu 
1/ HĐ1: Trò chuyện:
- Cô cháu cùng hát bài: “rước đèn dưới ánh trăng”
- Các con vừa hát bài gì vậy?
- Chúng ta cần có gì để rước đèn dưới trăng trong ngày trung thu vậy các con? Hàng ngày khi đi học các con nhìn thấy lồng đèn hay bán ở đâu vây? Các con thấy lồng đèn đó như thế nào? Hình dạng và cách trang trí lồng đèn đó ra sao?Các con trang trí những chiếc lồng đèn đẹp như vậy không?
- Vậy hôm nay cô sẽ cho các con cùng nhau trổ tài xem ai trang trí lồng đèn đẹp hơn nghe các con!
* Quan sát mẫu: Cô đưa mẩu lồng đèn đã trang trí và gợi hỏi trẻ cô có gì đây? Lồng đèn này như thế nào? Tại sao nó đẹp? Cô đã trang trí nó ra sao? Màu sắc của những hình đó như thế nào? Con cắt hoa lá ra sao? Sau đó dán như thế nào? Dán ở đâu?
* Cô trang trí mẩu:
- Để trang trí lồng đèn này thì trước tiên cô dùng kéo cắt giấy màu gì? hình gì? Cắt như thế nào ? Dán ở đâu? Vậy hình hoa cánh tròn cô cắt giấy màu gì? Hình hoa cánh dài màu gì? Con có thể cắt thêm lá nữa nè. Con còn muốn cắt thêm hình gì nữa không? Dán vào như thế nào? 
-Vậy bạn nào nhắc lại dùm cô, cô đã trang trí lồng đèn này theo bố cục gì?
2/ HĐ2: Tạo sản phẩm:
- Cho cháu hát bài : “ngày vui của bé”.Chia thành 4 nhóm đi về bàn tạo sản phẩm.
- Cô cho cháu về bàn nhắc lại tư thế ngồi.
- Cô đến từng bàn gợi ý hướng dẫn cho trẻ còn lúng túng, động viên và khuyến khích cháu cắt dán hình thật đẹp cho lồng đèn.
- Cô mở nhạc nhẹ trong quá trình trẻ thực hiện. 
- Gần hết giờ cô thông báo cho cháu kết thúc và đem sản phẩm lên chỗ trưng bày.
3/ HĐ 3: Đánh giá sản phẩm:
- Chia trẻ thành nhiều nhóm, mỗi nhóm chọn một góc và trưng bày các lồng đèn của mình, các nhóm lần lượt tham quan lồng đèn của nhóm bạn và cùng xem và nhận xét các lồng đèn.
Khuyến khích trẻ nói lên cảm nhận của mình trước các lồng đèn, khuyến khích trẻ giới thiệu tác phẩm của mình với các bạn.
1/HĐ 1:
-Cả lớp cùng hát
-Trẻ quan sát
-Cháu trả lời theo hiểu biết của mình.
- Trẻ trả lời cô.
- Lắng nghe.
2 /HĐ 2:
-Cháu hát và đi về bàn.
- Cháu nhắc lại
- Trẻ thực hiện.
 3/ HĐ 3:
-Cháu trưng bày sản phẩm
- Cháu tự do nhận xét theo ý nghĩ
Thứ năm ngày 09 tháng 09 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực: phát triển thể chất
Đề tài: BÒ BẰNG BÀN TAY, BÀN CHÂN 4-5M
I/ MĐYC:
- KT: Trẻ biết vận động: bò bằng bàn tay bàn chân 4-5m. Trẻ biết bò phối hợp chân tay nhịp nhàng, thở đều.
- KN: Trẻ biết bò đúng cách, phối hợp chân, tay và mắt.
 Biết cách chơi trò chơi, chơi đúng luật.
 Rèn luyện thể lực vận động khéo léo, mạnh dạn, tự tin, bền bỉ.
-TĐ: Trẻ hứng thú thích tham gia vận động.
 Rèn luyện ý thức tổ chức kỹ luật tính tự tin, kiên trì.
II/ CHUẨN BỊ:
-Sân bãi thoáng mát, vạch mức.
III/ TIẾN HÀNH:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu 
1/ Hoạt động 1: 
*Khởi động: 3 hàng dọc chuyển sang vòng tròn đi các kiểu chân, đi gót chân, chạy nhanh, chạy chậm.sau đó về đổi hình hai hàng dọc.(Dãn cách đều)
2/ Hoạt động 2: Trọng động: 
- Tay: đưa ra trước lên cao.
- Chân: đưa từng chân ra trước.
- Bụng: cúi người về trước tay chạm chân.
-Bật:Bật tại chỗ.
*Động tác nhấn mạnh: 
.+ Tay:2 tay đưa ra trước lên cao.
 + Chân: đưa từng chân ra trước.
-Chuyển đội hình thành 2 hàng ngang.
*Vận động cơ bản:bò bằng bàn tay, bàn chân 4-5m
-Cô giới thiệu tên VĐCB
 -Cô làm mẫu 2 lần:Lần 1 làm mẫu không giải thích
-Lần 2 kết hợp giải thích cách vận động:TTCB: Đứng trước vạch xuất phát, trẻ ngồi xuống đất 2 bàn tay và 2 bàn chân chạm đất nhổm người lên cao khi nghe hiệu lệnh cô trẻ bò hướng thẳng về vạch đích cách mức 5m.
-Mời 1-2 cháu lên thực hiện thử.Cô nhận xét
-Trẻ thực hiện lần 1: Cô chú ý sửa sai và khuyến khích trẻ hoạt động hứng thú. 
-Lần 2: Dưới hình thức thi đua giữa 2 đội lần lượt lên thực hiện.
-Cô hỏi lại đề tài.Gọi 2 cháu khá lên thực hiện
.* TCVĐ: “nhảy lò cò”:
- Cô giới thiệu tên tró chơi, luật chơi, cách chơi cho trẻ nắm.
- Cho trẻ chơi thử 1 lần.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 lần.
- Cô nhận xét chung.
3/HĐ 3: Hồi tĩnh:
-Cháu đi tự do hít thở nhẹ nhàng
-Cháu đi và gợi hỏi trẻ khi tập thể dục cần luyện như thế nào
1/ HĐ 1:
-1-2 cháu trả lời
-1-2 cháu trả lời
2/HĐ2:
2 lần 4 nhịp
3 lần 8 nhịp
2 lần 4 nhịp
2 lần 4 nhịp
3 lần 8 nhịp
-Cháu di chuyển
 -Xem cô thực hiện
-1-2 cháu trả lời
-Chú ý xem cô thực hiện
-Cháu lên thực hiện 
-Cháu khá lên thực hiện
 -Cho cháu chơi thử
-Tiến hành cho cháu chơi 2-3 lần.
3/HĐ3:
-Cháu đi tự do hít thở nhịp nhàng.
Thứ sáu ngày 10 tháng 09 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực:Phát triển thẫm mỹ
Đề tài: ĐƯỜNG VÀ CHÂN
-KT: Trẻ nhớ được tên bài hát, nhớ tên nhạc sĩ, thuộc lời bài hát.
-KN: Trẻ biết vận động theo nhạc và bài hát của cô, biết chơi trò chơi vận động.
 -TĐ: Hiểu được ý nghĩa trong ca từ bài hát thể hiện tình cảm bạn bè gắn bó thân thiết với nhau.
II/ Chuẩn bị:
-Đàn, máy hát và bài nhạc đường và chân.
-Tranh về con đường và chân.
-Nhạc cụ như trống lắc, phách tre.
III/ Tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu 
1/ HĐ 1: Làm quen giai điệu bài hát mới.
Trốn cô! trốn cô!
Cô đâu? Cô đâu? – Cô lấy bức

File đính kèm:

  • docngay hoi den truong.doc
Giáo án liên quan