Giáo án Nhà trẻ - Chủ đề: Luật giao thông - Đề tài: Đèn giao thông

* Hoạt động 1: Gây hứng thú:

Hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”

- Bài hát nói đến điều gì?

- Cho trẻ kể một số biển báo giao thông trẻ biết

* Hoạt động 2: Đọc diễn cảm bài thơ

Giới thiệu: Có một loại biển báo ở ngã tư đường phố báo hiệu đèn giao thông. Đó là nội dung bài thơ “Đèn giao thông” mà hôm nay cô sẽ dạy cho các con

- Cô đọc lần 1: không tranh

- Cô vừa đọc bài thơ “Đèn giao thông” của tác giả Mỹ Trang

- Cô đọc lần 2 có tranh minh hoạ

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Nhà trẻ - Chủ đề: Luật giao thông - Đề tài: Đèn giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
CHỦ ĐỀ: LUẬT GIAO THễNG.
Đề tài: Đốn giao thụng.
Lứa tuổi: 24 – 36 thỏng.
Số lượng: 12 – 15 trẻ.
Thời gian: 15 – 20 phỳt.
Người soạn: Phương Thanh Huyền
Người dạy: Phương Thanh Huyền
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ đọc thuộc thơ, biết tên bài thơ, tên tác giả,
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, cảm nhận được âm điệu trong bài thơ
2. Kí năng.
- Trẻ đọc thơ diễn cảm,
- Trẻ biết ngắt nghĩ đúng câu thơ
3. Thái độ.
- Trẻ trẻ thực hiện đúng luật lệ giao thông quy định : Đèn xanh được đi, đèn vàng đi chậm, đèn đỏ dừng lại
II. Chuẩn bị.
- Tranh minh hoạ nội dung bài thơ “Đèn giao thông”
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú: 
Hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Bài hát nói đến điều gì?
- Cho trẻ kể một số biển báo giao thông trẻ biết
* Hoạt động 2: Đọc diễn cảm bài thơ
Giới thiệu: Có một loại biển báo ở ngã tư đường phố báo hiệu đèn giao thông. Đó là nội dung bài thơ “Đèn giao thông” mà hôm nay cô sẽ dạy cho các con
- Cô đọc lần 1: không tranh
- Cô vừa đọc bài thơ “Đèn giao thông” của tác giả Mỹ Trang
- Cô đọc lần 2 có tranh minh hoạ
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?
* Trích dẫn giảng giải đàm thoại
- Bài thơ nói về gì ?
- Đó là 3 đèn gì ?
“Đèn xanh đèn đỏ đèn vàng
 Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông”
+ Giảng từ: “Tín hiệu” báo hiệu 1 điều sắp sẽ xảy ra sau đó
“Đèn tín hiệu”: Có nghĩa là báo hiệu của của đèn giao thông bật sáng ở ngã tư đường phố
- Khi bé đi đường phải như thế nào? 
- Khi nào thì bé mới được đi?
“Đi đường bé nhớ nghe không
Đèn xanh bật sáng đã thông đường rồi”
Giảng từ: “Thông đường”: có nghĩa là trên đường phố đã cho phép các loại phương tiện giao thông và người đi bộ được phép đi
- Khi đèn vàng bật thì như thế nào?
- Đèn đỏ bật sáng thì phải làm sao?
“Đèn vàng đi chậm lại thôi
Đèn đỏ dừng lại kẻo rồi đâm nhau”
Giảng từ: “Đâm nhau” có nghĩa là các phương tiện tham gia giao thông va vào nhau bị ngã
- Bé ngoan phải như thế nào?
- Khi tham gia giao thông các con phải như thế nào?
* Giáo dục: Khi các con đi đường tại ngã tư đường phố phải chú ý đèn tín hiệu giao thông, khi nào đèn xanh bật sáng thì mới được đi qua, đèn đỏ bật sáng thì phải dừng lại
+ Cho trẻ đọc từ khó trong bài thơ: “tín hiệu”; “giao thông”; “thông đường”; “đâm nhau”
- Cô đọc 1 lần để trẻ nhẩm đọc theo
* Hoạt động 3: Dạy trẻ cách đọc thơ diễn cảm
- Cả lớp đọc bài thơ 3 lần (giọng đọc to - nhỏ, đọc theo tay cô)
- Tổ cá vàng đọc thơ
( cô chú ý sữa sai cho trẻ)
- 4 trẻ (nữ) đọc thơ
( cô chú ý sữa sai cho trẻ)
- Tổ thỏ nâu đọc thơ
- 3 trẻ (nam) đọc thơ
- Tổ chim non đọc thơ
- 1 trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc bài thơ 1 lần
* Kết thúc: Cho cả lớp hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” đi ra ngoài.
- Trẻ hát cùng cô
- Bài hát nói em chơi giao thông trên sân trường
- Trẻ kể một số biển báo giao thông mà trẻ biết
- Trẻ chú ý lắng nghe cô
- Trẻ chú ý lắng nghe cô
- Bài thơ “Đèn giao thông” của tác giả Mỹ Trang
- Nói về đèn giao thông
- Đèn xanh đèn đỏ đèn vàng
- Trẻ chú ý lắng nghe cô
- Khi đi đường bé phải chú ý đèn tín hiệu giao thông
- Đèn xanh bật sáng
- Trẻ chú ý lắng nghe cô
- Đèn vàng bật thì đi chậm
- Đèn đỏ dừng lại
- Trẻ chú ý lắng nghe cô
- Bé nhớ đèn tín hiệu
- Chú ý đèn tín hiệu giao thông
- Trẻ chú ý lắng nghe cô
- Trẻ đọc từ khó
- Trẻ đọc nhẩm theo cô
- Cả lớp đọc thơ 3 lần
- Tổ cá vàng đọc thơ
- 4 trẻ (nữ) đọc thơ
- Tổ thỏ nâu đọc thơ
- 3 trẻ (nam) đọc thơ
- Tổ chim non đọc thơ
- 1 trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc bài thơ 1 lần
- Cả lớp hát và đi ra ngoài

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_tho_den_giao_thong.doc