Giáo án Ngữ văn Thanh Hóa (2)

LỚP 9:

TIẾT 36: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THANH HÓA.

THANH HOÁ TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

- Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc tại Thanh Hóa , chúng không từ

một thủ đoạn nào nhằm vơ vét tiền của, bòn rút sức lao động của nhân dân.

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Thanh Hoá diễn ra sôi nổi.

- Sự ra đời của Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hoá mở ra thời kỳ phát triển của phong trào cách mạng trong tỉnh, đưa phong trào đấu tranh lên giai đoạn mới.

- Khi thời cơ cách mạng đến, nhân dân Thanh Hoá nhanh chóng vùng dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền đưa nhân dân các dân tộc Thanh Hoá từ địa vị nô lệ, thoát khỏi ách thống trị của bọn thực dân phong kiến và trở thành người chủ thực sự của quê hương.

 

doc48 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Thanh Hóa (2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịch sử: Thanh Hoá là một trong những trung tâm phát triển
manh mẽ của phong trào Cần Vương. Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của
nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thanh Hoá.
+ Phong trào đã gây cho Pháp những tổn thất nặng nề, góp phần với phong
trào của cả nước làm chậm quá trình “bình định’’của Pháp.
+ Tuy thất bại nhưng phong trào đã nêu một tấm gương sáng ngời về tinh
thần đoàn kết của nhân dân, sự hết lòng của nhân dân Thanh Hoá tham gia ủng hộ
kháng chiến. Nêu những tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, phong trào; 37
để lại nhiều bài học quý báu và xây dựng và tổ chức lực lượng, phát triển phong
trào cách mạng, tiến tới giải phóng dân tộc sau này
LỚP 9: 
TIẾT 36: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THANH HÓA.
THANH HOÁ TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức
- Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc tại Thanh Hóa , chúng không từ
một thủ đoạn nào nhằm vơ vét tiền của, bòn rút sức lao động của nhân dân. 
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Thanh Hoá diễn ra sôi nổi. 
- Sự ra đời của Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hoá mở ra thời kỳ phát triển của phong trào cách mạng trong tỉnh, đưa phong trào đấu tranh lên giai đoạn mới.
- Khi thời cơ cách mạng đến, nhân dân Thanh Hoá nhanh chóng vùng dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền đưa nhân dân các dân tộc Thanh Hoá từ địa vị nô lệ, thoát khỏi ách thống trị của bọn thực dân phong kiến và trở thành người chủ thực sự của quê hương.
- Cuộc khởi nghĩa tháng Tám ở Thanh Hoá đã góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng tám, đưa tới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc.
2. Về tư tưởng, tình cảm
- Khắc sâu lòng biết ơn sâu sắc đối với những đồng chí cán bộ cách mạng
của tỉnh đã có công lạo đóng góp cho phong trào cách mạng Thanh Hoá
- Hình ảnh nhân dân Thanh Hóa: yêu nước, dũng cảm, thức thiết tha với độc
lập dân tộc, tự do của nhân dân, đoàn kết một lòng chống giặc.
- Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu quê hương, đất nước. Tự hào, trân trọng và
biết ơn những vị anh hùng dân tộc. Tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc
trong tỉnh.
3. Về kỹ năng
- Sử dụng các kỹ năng tổng hợp, phân tích, mô tả .
- Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng học bài, trả lời câu hỏi, các tri thức phụ trợ
(tranh ảnh) với lối so sánh, nhận xét, liên hệ thực tế (gắn di tích lịch sử ở địa
phương) tham khảo các tài liệu để bổ sung, trả lời các câu hỏi cho bài học.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Tài liệu lịch sử địa phương lớp 9.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 9.
- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá - 1930-1939 Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ.
- Một số tranh ảnh, đồ dùng, thiết bị theo yêu cầu của chương trình.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trong những năm 1919 đến năm 1945 thực dân Pháp đã thi hành chính sách bóc lột nhân dân ta như thế nào?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1 : Tìm hiểu phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hoá từ năm 1919 đến năm 1939.
? Em hãy cho biết phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hoá từ sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất đến trước thành lập Đảng bộ diễn ra như thế nào?
? Em hãy nêu sự thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hoá và phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ (1930 - 1939).
HĐ2 : Tìm hiểu cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945.
I. Phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hoá từ năm 1919 đến năm 1939.
1. Phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hoá từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước thành lập Đảng bộ.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản độc quyền Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa .
- Tại Thanh Hóa, chúng không từ một thủ đoạn nào nhằm vơ vét tiền của, bòn rút sức lao động của nhân dân.
- Phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hoá diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu là cuộc vận động đòi trả tự do cho nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu tiêu biểu như: Ở Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc đã cử đại biểu về thị xã Thanh Hoá đón tiếp cụ Phan khi Cụ bị nhà cầm quyền giải đi qua Thanh Hoá.
- Năm 1925 đồng chí Lê Hữu Lập được cử về nước và hoạt động cách mạng ở Thanh Hoá. Tháng 5 năm 1926, đồng chí đã thành lập ra “Hội đọc sách báo cách mạng” (tại số nhà 25 phố hàng Than, thị xã Thanh Hoá), nhằm tập hợp những thanh niên tiên tiến để truyền bá chủ nghĩa MácLê - nin và tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, nhất là Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Đông Sơn. 
- Cuối năm 1926 một tổ chức yêu nước của tầng lớp tiểu tư sản trí thức Thanh Hoá ra đời, đó là Phục Việt tức Tân Việt cách mạng Đảng ở vùng Thiệu Hoá. 
2. Sự thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hoá và phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ (1930 - 1939).
- Sau khi Đảng ra đời, Xứ uỷ Bắc kỳ rất quan tâm đến việc thành lập tổ chức Cộng
sản ở Thanh Hoá. Được sự chỉ đạo của Xứ uỷ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã về
Thanh Hoá bắt mối liên lạc với các hội viên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
ở các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, Thọ Xuân và xúc tiến việc thành lập các chi bộ
cộng sản.
- Cuối tháng 6 năm 1930 chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hàm Hạ (nay thuộc xã Đông Tiến- Đông Sơn).
- Đầu tháng 7 năm 1930, chi bộ cộng sản thứ hai ra đời ở Phúc Lộc, Thiệu Hoá (nay là xã Thiệu Tiến).
- Giữa tháng 7 năm 1930 tại làng Yên Trường (Thọ Lập- Thọ Xuân) chi bộ cộng sản thứ 3 ra đời.
- Ngày 29 tháng 7 năm 1930 dưới sự chỉ đạo của Xứ uỷ Bắc kỳ, Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản tỉnh Thanh Hoá được tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Doãn Chấp tại nhà đồng chí Lê Văn Sĩ (làng Yên Trường - Thọ Xuân).
- Sau khi Đảng bộ thành lập, cùng với Nông hội đỏ đã phát động quần chúng đấu tranh và treo cờ búa liềm ở phủ lỵ Quảng Hoá (Vĩnh Lộc), phủ lỵ Thọ Xuân, những cuộc đấu tranh của quần chúng công nông diễn ra mạnh mẽ.
- Tháng 8 năm 1930 công nhân đồn điền Vạn Lại đấu tranh đòi chủ tăng lương giảm giờ làm. Công nhân đồn điền Yên Mỹ, công nhân nhà máy diêm Hàm Rồng đấu tranh đòi tăng tiền công khoán, giảm định mức khoán.
- Tại các tổng Quảng Thì (Thọ Xuân), Xuân Lai (Thiệu Hoá)...các cuộc đấu tranh của nông dân được tổ chức kịp thời đòi chia công điền công thổ, chống phù thu lạm bổ, chống cường hào sách nhiễu. Sôi nổi nhất là cuộc đấu tranh ở làng Yên Trường, Chỉ Tín (Thọ Xuân).
- Ngày 1 tháng 5 năm 1931 cờ đỏ búa liềm được treo ở ga Thanh Hoá, truyền đơn được rải nhiều nơi kêu gọi ủng hộ Xô Viết- Nghệ Tĩnh; kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, tạo nên một không khí cách mạng sôi động khiến chính quyền địch phải lo tìm cách đối phó. Cuộc khủng bố đánh phá ác liệt của địch kéo dài nhằm bóp chết Đảng bộ, tiêu diệt phong trào nhưng không diệt được sức sống
mãnh liệt của cách mạng. Vào những năm 1936 đến 1939 phong trào đấu tranh lại
diễn ra sôi nổi trong tỉnh.
- Tháng 8 năm 1936 phong trào “Đông Dương đại hội” diễn ra sôi nổi trong
cả nước. Đảng bộ đã tiến hành vận động nhân dân hưởng ứng phong trào một cách
rộng rãi. Khắp nơi Uỷ ban hành động được thành lập, đẩy mạnh việc tập hợp yêu
sách, kiến nghị của nhân dân gửi lên Công sứ tỉnh yêu cầu giải quyết những quyền 44
lợi tối thiểu về sinh hoạt dân chủ. Phong trào Đông dương Đại hội đã hình thành một mặt trận nhân dân thống nhất rộng rãi.
- Năm 1937 phong trào cách mạng trong tỉnh phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, các hội tương tế ái hữu ra đời ở nhiều nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, ở các làng, xã, huyện. Đặc biệt năm 1937 Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi to lớn
trong cuộc vận động bầu cử Viện dân biểu trung kỳ. Sang năm 1938 phong trào phát
triển thành cao trào cách mạng. cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương giảm
giờ làm, chống cúp phạt nổ ra liên tiếp ở các nơi: Mỏ sắt, Thanh xá, núi Bần, Nhà
máy rượu Nam Đổng ích, đồn điền Yên Mỹ, nhà máy diêm Hàm Rồng.
- Tháng 2 năm 1938, ba nghìn quần chúng của bốn huyện Yên Định, Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc tổ chức mít tinh tại làng Chiềng với những khẩu hiệu đòi tự do dân chủ, ủng hộ Liên Xô. Chỉ tính riêng trong năm 1938 đã có hàng trăm cuộc đấu tranh của nông dân, trong đó cuộc đấu tranh chống dự án thuế mới của chính quyền thực dân đã giành thắng lợi.	
II. Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945.
1. Phong trào cách mạng từ năm 1939 đến trước Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1945)
- Tháng 11 năm 1940 tại làng Thuần Hậu (Hậu Lộc), các đồng chí Đảng viên lãnh đạo khu vực đã tiến hành Hội nghị, thành lập cơ quan lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ và đề ra biện pháp phát triển phong trào cách mạng. Để tập hợp quần chúng tham gia phong trào cứu quốc, mặt trận phản đế cứu quốc đã được thành lập.
- Mặt trận phản đế cứu quốc nhanh chóng phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh như Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định. Các đội tự vệ cứu quốc được thành lập ở các tổng, xã và trở thành lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh.
- Năm 1941 cao trào phản đế cứu quốc đã dâng lên cuồn cuộn: Phong Lộc, Xá Lê, Long Linh (Thiệu Hoá) Trường Xuân (Hậu Lộc). Tiêu biểu nhất là Ngọc Trạo, chiến khu- trái tim cách mạng của tỉnh nhà. Đêm ngày 19 tháng 9 năm 1941 tại hang Treo- một địa điểm nằm sâu trong rừng Ngọc Trạo, đội du kích Ngọc Trạo đã ra đời với 21 đội viên. Từ đây trở đi công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền càng thêm khẩn trương.
- Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 8, mặt trận Việt Minh được xây dựng ở nhiều phủ, huyện. 
- Tháng 6 năm 1944 công nhân nhà máy diêm Hàm Rồng đình công đòi chủ phải giải quyết yêu sách. Phối hợp với phong trào sôi nổi rộng lớn ở bên ngoài, cuộc đấu tranh của tù chính trị ở nhà lao Thanh Hoá cũng quyết liệt.
- Tại Hoằng Hoá ngày 24 tháng 7, phát xít Nhật cho lính bảo an phối hợp với chi phủ tiến hành khủng bố, đánh phá cơ sở cách mạng. Chi bộ Đảng ở đây đã tổ chức và lãnh đạo quần chúng và lực lượng tự vệ chặn đánh địch. Bị truy kích, địch bỏ chạy, tri phủ Hoằng Hoá bị bắt. Phát huy thắng lợi của cuộc đấu tranh chống khủng bố, Nhân dân Hoằng Hoá tiến về bao vây, giải tán triệt để bộ máy quyền bù nhìn ở các tổng, làng xã. Uỷ ban dân tộc giải phóng được thành lập
quản lý mọi công việc ở địa phương.
2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá tháng tám năm 1945
- Ngày 14 tháng 8 năm 1945 chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện. Lúc này phong trào cách mạng ở Thanh Hoá đang phát triển mạnh mẽ, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Hoằng Hoá đã thắng lợi.
- Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ đã triệu tập Hội nghị mở rộng vào ngày 14/8/1945 tại làng Mao Xá (Thiệu Toán). Hội nghị nhận định tình hình cách mạng trong tỉnh, quyết định chủ trương biện pháp sẵn sàng phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền.
- Hội nghị Tỉnh uỷ đã quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa và Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh, phủ, huyện. Đồng chí Lê Tất Đắc được cử làm chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa và Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh. 
- Ngày 17 tháng 8, Chỉ thị khởi nghĩa của tỉnh được triển khai rộng khắp cơ
sở. 
- Dưới sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng và mặt trận Việt minh, quần chúng
nhân dân các huyện đã rầm rộ xuống đường khởi nghĩa giành chính quyền.
- Tính đến rạng sáng ngày 19-8-1945, quần chúng khởi nghĩa đã làm chủ các huyện Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Quảng Xương, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Thiệu Hoá, Yên Định, Thọ Xuân.
- Chiều ngày 19 tháng 8 cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở Đông Sơn.
- Ngày 20 tháng 8 lực lượng khởi ở Tĩnh Gia giành chính quyền về tay nhân
dân.
- Ngày 21 tháng 8 hai huyện Nông Cống và Cẩm Thuỷ cũng giành được thắng lợi trong khởi nghĩa.
- Đúng 8 giờ sáng, lực lượng quần chúng tuần hành cùng bốn chiếc xe khách
chở Ban chỉ đạo và lực lượng tự vệ. Từ Lò Chum, lên đến Trường Thi, lực lượng
khởi nghĩa đổ về chùa Hai Voi và toả đi chiếm trại Bảo an binh, dinh tỉnh trưởng...
đi tới đâu lực lượng khởi nghĩa thu hút thêm lực lượng nhân dân tới đó, kẻ thù hoàn toàn bị áp đảo trước sức mạnh của quần chúng khởi nghĩa. Chiều ngày 20
tháng 8 thị xã Thanh Hoá hoàn toàn thuộc về cách mạng. Uỷ ban nhân dân cách
mạng lâm thời thị xã Thanh Hoá ra mắt nhân dân.
- Đến ngày 21- 8 về cơ bản cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh
Hoá đã giành được thắng lợi.
- Ngày 23 tháng 8 năm 1945, trong không khí tưng bừng phấn khởi của hàng
vạn nhân dân thị xã và các phủ huyện lân cận, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm
thời tỉnh đã ra mắt đồng bào, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của công cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền của tỉnh nhà.
- Đảng bộ đã xây dựng được một đội quân cách mạng đông đảo ở nhiều địa
phương, bao gồm lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang qua các
thời kỳ mặt trận phản đế cứu quốc, mặt trận Việt minh và cao trào kháng Nhật cứu
nước. Nhờ vậy khi thời cơ cách mạng đến, nhân dân Thanh Hoá nhanh chóng vùng
dậy giành chính quyền. Thắng lợi to lớn này là kết quả của truyền thống đấu tranh
yêu nước của nhân dân được Đảng lãnh đạo.
- Chính quyền cách mạng nhân
dân đã được thành lập. Thắng lợi to lớn này đã đưa nhân dân các dân tộc Thanh
Hoá từ địa vị nô lệ, thoát khỏi ách thống trị của bọn thực dân phong kiến và trở
thành người chủ thực sự của quê hương. 
IV: CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
Nắm vững những đóng góp của nhân dân Thanh Hóa từ 1919 đến 1945
Sưu tầm các tài liệu nói về phong trào cách mạng ở Thanh Hóa.
LỚP 9: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
TIẾT 47: THANH HOÁ TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN 1975
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức
- Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá
xây dựng hậu phương Thanh Hoá vững mạnh trên các lĩnh vực về chính trị, kinh
tế- văn hoá, an ninh quốc phòng để kịp thời cung cấp đầy đủ sức người, sức của
cho chiến trường, đồng thời tổ chức chiến đấu tốt để bảo vệ hậu phương trong mọi tình huống.
- Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ Thanh Hoá, của Uỷ ban kháng chiến
quân và dân Thanh Hoá đã kiên quyết giáng trả đánh bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù.
- Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quân dân Thanh Hoá
luôn chắc tay súng bảo vệ vững chắc quê hương, khôi phục sản xuất, hàn gắn vết
thương chiến tranh, giữ vững mạch máu giáo thông và chi viện sức người sức của cho hai cuộc kháng chiến.
2. Về tư tưởng, tình cảm
- Tự hào về truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp giữ nước của quê hương
Thanh Hoá.
- Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu quê hương, đất nước. Tự hào, trân trọng và
biết ơn những vị anh hùng, liệt sĩ. Tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc
trong tỉnh.
3. Về kỹ năng
- Sử dụng các kỹ năng tổng hợp, phân tích, mô tả những nét chính về cuộc
kháng chiến kiến quốc.
- Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng học bài, trả lời câu hỏi, các tri thức phụ trợ
(tranh ảnh) với lối so sánh, nhận xét, liên hệ thực tế (gắn di tích lịch sử ở địa
phương) tham khảo các tài liệu để bổ sung, trả lời các câu hỏi cho bài học.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Tài liệu lịch sử địa phương lớp 9.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 9.
- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá - 1945-1975 Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ.
- Những sự kiện lịch sử của đảng bộ tỉnh Thanh Hoá.
- Một số tranh ảnh, đồ dùng, thiết bị theo yêu cầu của chương trình
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu Thanh Hóa từ sau CM đến năm 1954.
? Nêu công cuộc xây dựng của nhân dân Thanh Hóa sau CM tháng Tám.
? Nhân dân Thanh Hoá đã làm gì để đánh bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù?
? Nêu những đóng góp của nhân dân Thanh Hoá trong 9 năm kháng chiến.
HĐ2: Tìm hiểu Thanh Hóa trong thời kì 1954 -1975 
? Thanh Hóa hàn gắn vết thương chiến tranh như thế nào?
? Nhân dân Thanh Hóa đã làm gì chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ?
? Nhân dân Thanh Hóa đã chi viện cho miền Nam sức người, sức của như thế nào?
I. THANH HOÁ TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NĂM 1954
1.Xây dựng hậu phương mọi mặt
- Ngày 20-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm Thanh Hoá và người đã căn dặn: “Thanh Hoá phải trở thành một tỉnh kiểu mẫu...phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu” làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến.
- Thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân Thanh
Hoá đã quyết tâm “xây dựng Thanh Hóa thành hậu phương vững mạnh để kịp thời cung cấp đầy đủ sức người, sức của cho chiến trường, đồng thời tổ chức chiến đấu tốt để bảo vệ hậu phương trong mọi tình huống”.
- Về chính trị, coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Đảng bộ Thanh Hoá đã tiến hành 4 kỳ đại
hội. 
- Về quân sự, tích cực xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân: tiêu thổ
kháng chiến, rào làng kháng chiến, đào đắp chiến hào, xây dựng lực lượng vũ
trang, xây dựng các xưởng quân giới... 
- Về kinh tế, Đảng bộ phát động toàn dân khai hoang, phục hoá, chống thiên
tai, xây dựng tổ đổi công Các ngành thủ công nghiệp mở rộng, xây dựng nhiều cơ sở thương nghiệp Nhà nước.
- Về văn hoá, Tỉnh uỷ phát động phong trào bình dân học vụ và mở rộng hệ
thống giáo dục phổ thông các cấp. Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá mới làm thay đổi
bộ mặt nông thôn Thanh Hoá.
2. Nhân dân Thanh Hoá đánh bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù
- 9- 1945 thực dân Pháp tiến hành
cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. 
- Sang năm 1948, thực dân Pháp tấn công vào Thanh Hoá toàn diện và ác
liệt hơn.
- Từ năm 1950- 1953, bị thua đau ở Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, địch
hung hãn phá hoại Thanh Hoá trên mọi phương diện: Kinh tế, chính trị, quân sự.
- Trước tình hình đó quân và dân Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo của Tỉnh
Đảng bộ, của Uỷ ban kháng chiến đã kiên quyết giáng trả mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù. Lực lượng vũ trang chủ lực của Tỉnh, lực lượng tự vệ của các huyện, xã với vũ khí ít ỏi đã sát cánh bên nhau lập nên những chiến công oanh liệt ngay trên quê hương. Cuộc chiến đấu ác liệt của nhân dân Nga Sơn trong những năm 1951,1952, 1953 thực sự là tinh thần “Ba Đình” quật khởi. Điển hình là trận đánh chìm
chiến hạm Ô- đanh vin diệt 200 viên sĩ quan và binh lính trên biển Sầm Sơn.
- Chín năm kháng chiến, quân dân Thanh Hoá luôn chắc tay súng bảo vệ
vững chắc quê hương, giữ yên “kho hậu cần” cho cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.
3. Những đóng góp của nhân dân Thanh Hoá trong 9 năm kháng chiến
- Thanh Hoá đã giúp đỡ hàng vạn đồng bào tản cư, các đơn vị bộ đội, các cơ
quan Trung ương, các cơ quan khu 3, khu 4, bộ đội Pa Thét, Chính phủ kháng chiến và vùng giải phóng Bắc Lào.56
- Nhân dân Thanh Hoá đã chi viện cho miền Nam 2 đại đội bộ đội địa phương, bổ sung cho bộ đội chủ lực 2 tiểu đoàn, 36 đại đội, 6 trung đội, 500 chiến
sĩ du kích, huy động gần 57 ngàn thanh niên tham gia bộ đội và thanh niên xung phong, huy động hàng triệu dân công phục vụ các chiến dịch.
-Trong những năm 1948-1950: Thanh Hoá đã quyên góp và thu mua luá
khao quân, ủng hộ bộ đội địa phương được 26.612 tấn.
-Từ năm 1951 đến năm 1954, Thanh Hoá đã thu góp được 261.728 tấn thóc
thuế nông nghiệp góp phần cung ứng cho cuộc kháng chiến.
-Năm 1953 Thanh Hoá cung cấp cho Việt Bắc 3000 thếp giấy và hàng vạn
tấn giấy in báo.
- Năm 1953 Thanh Hoá nhập kho nhà nước 1495 tấn muối.
- Từ năm 1951- 1953 lò cao Như Xuân đã sản xuất được 500 tấn gang phục
vụ công cuộc kháng chiến.
- Dù ở đâu và trên chiến trường nào, con em Thanh Hoá cũng hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ. Do vậy, 5 chiến sĩ ưu tú đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
- Vào thăm Thanh Hoá lần thứ 2 (1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen
ngợi: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện biên phủ đến đó; tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hoá cũng có một phần vinh dự đến đó”
II. THANH HOÁ TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)
a. Thanh Hoá khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
- Tháng 9- 1954, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các địa phương tu sửa nâng cấp đê Bái
Thượng, hệ thống thuỷ nông sông Chu, tu sửa đường 1A, đường thị xã- Bái Bái Thượng- Eo Lê- Bá Thước và làm mới 460 km đường nội tỉnh, 340 cầu, 34 phà.
- Tháng 11-1955, xây dựng tuyến đường 217A, sau đó xây dựng tuyến đường 217B giúp nước bạn Lào... khôi phục lại thị xã Thanh Hoá và các trung tâm huyện, thị trong tỉnh.
- Xây dựng HTX nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp , đưa 96 hộ tư sản công- thươn

File đính kèm:

  • docthuyenhalan_20150726_125914.doc