Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 8 đến 10 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức: Nhớ được và hiểu sâu hơn, biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ Từ trái nghĩa, từ đồng âm sự phát triển của từ vựng) trong nói và viết.

b. Kĩ năng: Phân biệt được các laoij từ vựng, dùng từ dúng, chính xác, linh hoạt và hiệu quả.

c. Thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

2. Những năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực giao tiếp, tự học, hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ về hệ thống cấu tạo từ, các thành ngữ, nghĩa của từ.

2. Học sinh: Ôn tập các nội dung trong sách giáo khoa, thực hiện các bài tập.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động)

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 8 đến 10 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước, cĩ tâm thế tiếp nhận bài học mới.
- Kĩ năng: Trình bày được nội dung cơ bản của bài học trước. 
- Thái độ: Tập trung nghe, trình bày đúng yêu cầu của giáo viên.
- Năng lực: Giao tiếp.
2. Các bước tiến hành:
* PP- KTDH: Nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
GV nêu yêu cầu.
Đọc thuộc lịng đoạn trích 
“ Kiều ở lầu Ngưng Bích”? Tâm trạng của Kiều được diễn tả như thế nào qua 8 dịng thơ cuối? 
HS: thực hiện cá nhân, nhận xét, bổ sung
GV: nhận xét, cho điểm => chuyển ý
“Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm cĩ sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lịng Nhân dân, nhất là Nhân dân Nam Bộ. 
GV: giới thiệu đoạn trích trước đó: Lục Vân Tiên thấy nhân dân chạy vào rừng, hỏi thăm về bọn cướp Phong Lai, mọi người cho đó là nguy hiểm, chàng không nên chuốc họa vào thân.
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung tác giả, văn bản (25 phút)
1. Mục tiêu: 
- Kiến thức: Biết được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu; Nắm được nội dung và giá trị cơ bản của Lục Vân Tiên, cuộc đời của tác giả. 
- Kĩ năng: Thực hiện được việc tìm hiểu những thơng tin về tác giả và tác phẩm theo yêu cầu.
- Thái độ: Tuân thủ nhiệm vụ được giao, tich cục học tập.
- Năng lực: Giao tiếp, hợp tác
2. Các bước tiến hành:
* PP- KTDH: Giao nhiệm vụ, hoạt động nhĩm.
GV: yêu cầu HS đọc thầm phần nội dung giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu.
H: Cho biết đôi nét về tác giả? 
H: Những tác phẩm chính của ông? 
H: Truyện Lục Vân Tiên ra đời vào thời gian nào? Kết cấu ra sao? Nội dung chính là gì? 
H: Cuộc đời tác giả và nhân vật Lục Vân Tiên có nét gì tương đồng?
H: Đoạn trích nằm ở vị trí nào của tác phẩm? Nói về chuyện gì?
GV giao nhiệm vụ hoạt động nhĩm, thời gian 5 phút.
Nhĩm 1, 2, 3: Thực hiện câu hỏi 1,2
Nhĩm 4- 6 : Thực hiện câu hỏi 3,4,5
HS thực hiện thảo luận, các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
3. Chốt kiến thức:
Truyện thơ Nôm có 2.082 câu thơ lục bát, lưu truyền rộng rãi, có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong nhân dân.
- Cốt truyện 4 phần:
+ Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
+ Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp.
+ Kiều Nguyệt Nga gặp nạn mà vẫn giữ lòng chung thủy.
+ Lục Vân Tiên và Kiều Ngyệt Nga gặp lại nhau 
- Kết cấu ước lệ gần như khuôn mẫu.
- Có tính chất tự truyện.
- Đề cao đạo lý làm người 
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả, tác phẩm 
a. Tác giả
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888).
- Quê nội: Thừa Thiên - Huế, quê ngoại: Gia Định.
- Đỗ tú tài ở Gia Định năm1843
- Cuộc đời gặp nhiều trắc trở, có nghị lực sống cao đẹp.
- Chưa kịp đi thi tiếp thì mẹ mất, ông ốm nặng, bị mù, bị bội hôn.
- Tấm gương sáng ngời về lịng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm.
b. Tác phẩm chính 
 - Lục Vân Tiên, Dương Từ- Hà Mậu.
 - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,
 - Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
2. Truyện Lục Vân Tiên
a. Hồn cảnh: Truyện Lục Vân Tiên ra đời khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX (năm 1854, trước khi Pháp xâm lược, khi ấy tác giả đã mù lịa), thể hiện rõ lí tưởng, đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm qua tác phẩm. 
b. Thể loại: Là truyện thơ Nôm 
c. Bố cục: Cốt truyện 4 phần (SGK)
Chú trọng hành động nhân vật nên dễ nhớ, dễ thuộc.
3. Đoạn trích 
- Trên đường về nhà thăm cha mẹ trước khi lên kinh đô ứng thí gặp bọn cướp hoành hành, Lục Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
- Chia làm hai phần.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật Lục Vân Tiên (25 phút)
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết nhân vật Lục Vân Tiên là con người hào hiệp trượng nghĩa, có văn hóa ghét thói côn đồ, ức hiếp dân lành. Gặp kẻ yếu ra tay tương trợ. 
- Kĩ năng: Phân tích được cử chỉ, hành động... của nhân vật để rút tra nhận xét.
- Thái độ: Đề cao, kính trọng nhân cách hào hiệp trượng nghĩa.
- Năng lực: Giao tiếp, hợp tác.
2. Các bước tiến hành:
* PP- KTDH: Giao nhiệm vụ, hoạt động nhóm.
GV: giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm, đọc đoạn 1 trả lời các câu hỏi sau:
H: Khi thấy bọn cướp đường, Lục Vân Tiên đã làm gì? Em nhận xét thế nào về sự tương quan lực lượng? Theo em vì sao Lục Vân Tiên làm vậy? Có phải vì biết trong xe là người đẹp? 
H: Từ đó, em có nhận xét gì về nhân vậy Lục Vân Tiên?
HS: thảo luận, các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
GV: chốt ý chính, cho HS đọc nội dung tiếp theo và trả lời cá nhân
H: Khi gặp Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên đã có những lời nói, cử chỉ, hành động gì? 
H: Từ những chi tiết đĩ, em thấy Lục Vân Tiên bộc lộ thêm những phẩm chất gì đáng quý?
H: Từ hành động đánh cướp đến phong thái, ngôn ngữ, nội dung cuộc giao tiếp, em đánh giá thế nào về Lục Vân Tiên? 
HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung
3. Chốt kiến thức: 
- Hành động của con người vì nghĩa quên thân, cái tài của bậc anh hùng, sức mạnh bênh vực kẻ yếu.
- Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài. Đó là hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước mơ của mình.
- Nhấn mạnh thêm, giáo dục học sinh về tinh thần hào hiệp, vô tư cứu người khi hoạn nạn
II. Phân tích:
1. Nhân vật Lục Vân Tiên
a. Khi cứu Kiều Nguyệt Nga.
Hành động: Bẻ cây làm gậy, nhằm làng (thẳng hướng) xông vô, tả đột hữu xung.
-> Bộc lộ rõ tính cánh anh hùng, thể hiện tấm lòng vì nghĩa.
=> Hành động của con người vì nghĩa quên thân, cái tài của bậc anh hùng, sức mạnh bênh vực kẻ yếu.
b. Trị chuyện với Kiều Nguyệt Nga
“Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
-> Bộc lộ tư cánh người chính trực hào hiệp.
- Làm ơn há..
 “Kiến ngãi bất vi..
Phi anh hùng..”
-> Làm việc nghĩa là bổn phận là lẽ đương nhiên, đó là cách cư xử nghĩa hiệp của người anh hùng.
=> Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài. Đó là hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước mơ của mình.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Kiều Nguyệt Nga (20 phút)
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết được phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Kĩ năng: Biết cách tìm hiểu lời nói, cử chỉ, hành động rút ra nhận xét về nhân vật.
- Thaí độ: Trân trọng đề cao những nét tốt đẹp của người phụ nữ.
- Năng lực: Giao tiếp, hợp tác.
2. Các bước tiến hành:
* PP- KTDH: Nêu vấn đề, đặt câu hỏi, hoạt động cặp đôi
GV: nêu câu hỏi:
H: Sau khi được cứu, Kiều Nguyệt Nga đã có những cử chỉ hành động, lời nói gì? Em có nhận xét gì về Kiều Nguyệt nga qua những lời nói đó? 
HS: trao đổi cặp đôi, trình bày.
H: Nguyệt Nga cũng hiểu rõ được việc chịu ơn của mình, khâm phục sự khảng khái, hào hiệp của Lục Vân Tiên, cụ thể qua lời văn nào?
H: Thông qua cách xưng hô, nói năng, cư xử của Kiều chứng tỏ Kiều Nguyệt Nga là người như thế nào?
HS: trình bày 
3. Chốt kiến thức:
- Cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ điều thăm hỏi của Lục Vân Tiên vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình. Là người trọng ân nghĩa, thủy chung....
- Kiều Nguyệt Nga sau này tự nguyện gắn bó cuộc đời với Lục Vân Tiên, không chịu lấy con của thái sư, dám liều mình để giữ trọn ân tình thủy chung với chàng. Nếu Lục Vân Tiên là chàng trai trọng nghĩa khinh tài “làm ơn há dễ mong người trả ơn” thì Nguyệt Nga là người con gái trọng tình trọng nghĩa “ơn ai một chút chẳng quên”. 
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga
Cách xưng hô, cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu, cách thức diễn đạt, thực hiện hành động: 
- Thưa rằng..
 - Làm con
- Quân tử..
- Tiện thiếp..
- Chút tôi..
=> Cách xưng hô khiêm nhường, cách nói năn văn vẻ, dịu dàng, mực thước. Cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ điều thăm hỏi của Lục Vân Tiên vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình. Là người trọng ân nghĩa, thủy chung....
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuật miêu tả nhân vật và ngơn ngữ (10 phút)
1. Mục tiêu: 
- Kiến thức: Biết được nghệ thuật miêu tả nhân vật, cách xây dựng mô tuýp nhân vật.
- Kĩ năng: Nhận ra được cách miêu tả nhân vật, sử dụng ngôn ngữ kể chuyện độc đáo, mang màu sắc Nam Bộ qua từ ngữ xưng hô của các nhân vật.
- Thái độ: Tập trung nghe, trình bày.
- Năng lực: Tự học, giao tiếp.
2. Các bước tiến hành:
* PP- KTDH: Nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
- GV nêu câu hỏi.
H: Em cĩ nhận xét gì về cách miêu tả nhân vật của Tác giả?
H: Cách sử dụng từ ngữ kể chuyện có gì đặc biêt? Đọc truyện em thấy câu chuyện này diễn ra ở miền nào? Vì sao em biết?
- Học sinh trình bày cá nhân, nhận xét, bổ sung 
3. Chốt kiến thức: 
- Miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hành động lời nói. Ít khắc hoạ ngoại hình cũng ít miêu tả nội tâm.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp với diễn biến truyện. Nhiều từ ngữ mang tính khẩu ngữ.
3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật và ngôn ngữ.
- Miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hành động lời nói. Ít khắc hoạ ngoại hình cũng ít miêu tả nội tâm.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp với diễn biến truyện. Nhiều từ ngữ mang tính khẩu ngữ.
III. Tổng kết: Ghi nhớ - SGK/115
1. Nội dung.
2. Nghệ thuật.
3. Hoạt động luyện tập (củng cố) 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động: Củng cố (5phút)
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Khái quát kiến thức bài học về nội dung, nghệ thuật, cốt truyện.
- Kĩ năng: Trình bày được một cách ngắn gọn những vấn đề cơ bản từ bài học.
- Thái độ: Tập trung nghe, ghi nhớ.
- Năng lực: Giao tiếp.
2. Các bước tiến hành.:
* PP- KTDH: Vấn đáp, nêu câu hỏi.
GV nêu câu hỏi: Truyện Lục Vân Tiên có mấy phần? Nội dung câu chuyện Lục Vân Tiên có cấu trúc theo kiểu nào? Em nêu ý kiến của mình về cách xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trong truyện? Ý nghĩa của nĩ?
HS: trình bày cá nhân
3. Chốt kiến thức:
 - Truyện LVT là một truyện thơ Nôm, được viết bằng thể thơ dân tộc; Nội dung gần gũi, tư tưởng là ước nguyện của nhân dân về cuộc sống....
- Ngôn ngữ giản dị, mang tính khẩu ngữ, đặc trưng Nam Bộ.
* Dặn dò: 
- Học thuộc đoạn trích. Tìm hiểu lời trò chuyện của Vân Tiên với Nguyệt Nga.
- Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu.
4. Hoạt động vận dụng (nếu có)
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (nếu có)	
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 16/10/2019 
Tuần 9
Tiết 39 	
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (TT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức: Nhớ được và hiểu sâu hơn, biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ Từ trái nghĩa, từ đồng âm sự phát triển của từ vựng) trong nói và viết.
b. Kĩ năng: Phân biệt được các laoij từ vựng, dùng từ dúng, chính xác, linh hoạt và hiệu quả.
c. Thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
2. Những năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực giao tiếp, tự học, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ về hệ thống cấu tạo từ, các thành ngữ, nghĩa của từ.
2. Học sinh: Ôn tập các nội dung trong sách giáo khoa, thực hiện các bài tập.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài (3 phút)
1. Mục tiêu: 
- Kiến thức: Tạo tâm thế đón nhận bài học mới có liên quan về từ vựng.
- Kĩ năng: Thực hiện được việc nêu những nội dung cũ, tiếp thu nội dung mới.
- Thái độ: Tích cực học tập, trình bày.
- Năng lực: Giao tiếp
2. Các bước tiến hành:
* PP- KTDH: Vấn đáp, nêu câu hỏi.
GV giới thiệu bài : Hãy nhắc lại những nội dung đã tổng kết ở tiết trước?
HS trình bày, bổ sung, GV chuyển ý.
Tiết trước chúng ta đã tổng kết 6 nội dung về từ vựng hôm nay chúng ta tiếp tục tổng kết từ vựng: các nội dung (tt )
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (TT)
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ơn về từ trái nghĩa (7 phút)
1. Mục tiêu:
-Kiến thức: Nhớ khái niệm, xác định và nêu được ví dụ về cặp từ trái nghĩa.
- Kĩ năng: Thực hiện đúng theo yêu cầu câu hỏi, bài tập.
- Thái độ: Nghiêm túc thực hiện nội dung GV nêu
- Năng lực: Giao tiếp.
2. Các bước tiến hành:
* PP- KTDH: Vấn đáp, nêu câu hỏi, cơng não.
GV: HDHS ơn về từ trái nghĩa.
H: Thế nào là từ trái nghĩa?
HS trả lời, các em khác bổ sung .
GV cho bài tập. Yêu cầu HS làm các bài tập.
HS: Lên bảng điền, HS khác nhận xét (1 phút)
HS nào ghi được nhiều , đúng từ trái nghĩa nhất sẽ cho điểm.
Ví dụ: Xấu - đẹp, xa-gần, rơng-hẹp, to-nhỏ.
3. Chốt kiến thức: 
 Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau như: chẵn- lẽ, sống- chết; nông - sâu, giàu - nghèo,...
 Sử dụng đúng từ trái nghĩa có tác dụng cao trong diễn đạt, nổi bật hình ảnh.
VII. Từ trái nghĩa:
1. Khái niệm( SGK, Ngữ văn 7)
2. Bài tập:
- Những cặp từ trái nghĩa: Xấu-đẹp, xa- gần, rộng - hẹp, to-nhỏ.
- Chẵn- lẽ, sống - chết; Nông - sâu, giàu - nghèo
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tổng kết về cấp độ khái quát nghĩa của từ (7 phút)
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nêu được khái niệm, xác định được cấp độ khái quát nghĩa của từ (sơ đồ).
- Kĩ năng: Trình bày được nội dung bài cũ, biết thực hiện bài tập để củng cố bài.
- Thái độ: Tích cực trong ơn luyện.
- Năng lực: Giao tiếp, hợp tác.
2. Các bước tiến hành:
* PP- KTDH: Giao nhiệm vụ, hoạt động cặp đôi
GV: Hướng dẫn ôn luyện cấp độ khái quát nghĩa của từ.
H: Thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ?
HS: trả lời, các em khác bổ sung .
 GV giao nhiệm vụ gọi học sinh làm bài tập 
 HS: Hoạt động cặp đôi, xác định nội dung nào là chưa đúng; Điền các nội dung vào ô trống trong sơ đồ và trình bày nó.
HS: Thực hiện, trình bày, nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, cho điểm
- Nhận định a, b, d là không đúng, bởi vì sự vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác là nhu cầu tự thân của mỗi ngôn ngữ, vay mượn để thỏa mãn nhu cầu trao đổi thông tin, trao đổi tư tưởng tình cảm . để đáp ứng nhu cầu phá triển kinh tế, xẫ hội 
H: Điền vào mô hình, sơ đồ SGK, lớp nhận xét 
GV: Nhận xét, bổ sung.
3. Chốt kiến thức: 
- Nhận định a,b, d là không đúng, bởi vì sự vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác là nhu cầu tự thân của mỗi ngôn ngữ, vay mượn để thỏa mãn nhu cầu trao đổi thông tin, trao đổi tư tưởng tình cảm . để đáp ứng nhu cầu phá triển kinh tế, xẫ hội 
-Từ đơn-> Từ phức (Từ ghép: Chính phụ, đẳng lập; Từ láy: láy bộ phận âm, láy vần)
VIII. Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
1. Khái niệm:
2. Sơ đồ:
 Từ đơn-> Từ phức (Từ ghép: Chính phụ, đẳng lập, Từ láy: láy bộ phận âm, láy vần. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết trường từ vựng (5 phút)
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nhớ và trình bày được khái niệm về trường từ vựng. 
- Kĩ năng: Trình bày được và đúng nội dung khái niệm theo yêu cầu của giáo viên.
- Thái độ: Tích cực ôn tập.
- Năng lực: Giao tiếp.
2. Các bước tiến hành:
* PP- KTDH: Vấn đáp, động não.
GV: Hướng dẫn ơn luyện về trường từ vựng.
H: Thế nào là trường từ vựng?
H: Phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ của Hồ Chủ Tịch?
HS: Trình bày ý kiến cá nhân.
3. Chốt kiến thức: 
- Chú ý khái niệm về trường từ vựng( SGK, Ngữ văn 8)
- Dùng từ tắm cho thấy tội ác dã man của kẻ thù đối với nhân dân ta.
IX. Trường từ vựng:
1. Khái niệm:
2. Bài tập: Phân tích từ “tắm” 
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết phần từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ (7 phút)
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nhớ và hệ thống lại kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Kĩ năng: Thực hành làm được các bài tập củng cố.
- Thái độ: Tập trung vào giải quyết bài tập để trình bày ghi nhớ.
- Năng lực: Giao tiếp.
2. Các bước tiến hành:
* PP- KTDH: Vấn đáp, nêu câu hỏi, hoạt động nhĩm.
GV: Hướng dẫn học sinh ôn tập về sự phát triển của từ vựng
H: Từ Vựng được phát triển theo những cách nào? 
HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
H: Hãy cho biết thế nào là từ mượn? Bộ phận chủ yếu từ ngữ chúng ta mượn là của nước nào? 
H: Em có nhận xét gì về ý kiến nêu trong bài tập 2 mục II. SGK Trang 135? 
H: Hãy cho một số ví dụ cụ thể ? 
HS: Thảo luận nhóm ( 3 phút), cử đại diện lên bảng trình bày. Các nhĩm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. 
3. Chốt kiến thức: 
Để phát triển từ vựng tiếng Việt có các cách sau :
a. Phát triển nghĩa của từ, có 2 phương thức: Hoán dụ, ẩn dụ (Thêm nghĩa mới)
b. Phát triển số lượng của từ ngữ .
- Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài (Hán, Nga, Pháp, Anh)
X. Sự phát triển của từ vựng: 
1. Các cách phát triển của từ vựng 
a. Phát triển nghĩa của từ 
 có 2 phương thức: Hoán dụ, ẩn dụ
(Thêm nghĩa mới)
b. Phát triển số lượng của từ ngữ .
- Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài (Hán, Nga, Pháp, Anh)
2. Dẫn chứng minh họa:
- Tạo từ ngữ mới 
+ Dựa trên cơ sở các tiếng cĩ sẳn, ví dụ: Thiên + thạch = Thiên thạch 
+ Dựa trên cơ sở một tiếng có sẵn và tìm thêm một tiếng chưa có để tạo thành từ mới. Ví dụ : x + minh 
( x: bình + minh = bình minh) 
3. Không. Vì nếu nhiều từ mà
không có nghĩa, tối nghĩa thì cũng không có kết quả gì. 
3. Hoạt động luyện tập (củng cố)
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung cần đạt
Hoạt động: củng cố, dặn dị (3 phút)
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nhớ và nắm được nội dung cốt lõi của các vấn đề vừa tổng kết.
-Kĩ năng: Trình bày khái quát được vấn đề.
- Thái độ: Tập trung nghe câu hỏi và trả lời.
- Năng lực: Giao tiếp.
2. Các bước tiến hành:
* PP- KTDH: Vấn đáp, trả lời 1 phút.
GV nêu câu hỏi: Nhắc lại các nội dung đã ơn? Mỗi nội dung ta cần nhớ, phân biệt nó như thế nào? 
HS: trình bày, bổ sung.
3. Chốt kiến thức: Qua phần ôn tập cần nắm kĩ lại các kiến thức đã học về từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, sự phát triển từ vựng, trau dồi vốn từ Cần sử dụng đúng nơi, đúng chỗ để tăng thêm ý nghĩa, giá trị của sự diễn đạt
* Dặn dò: 
- Ôn lại toàn bộ phần từ vựng đã tổng kết. Làm lại các bài tập đã hướng dẫn.
- Xem lại đề bài của bài kiểm tra tập làm văn số 2.
	4. Hoạt động vận dụng (nếu có)
	5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (nếu có)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Ngày soạn: 16/10/2019 
Tuần 10
Tiết 40 
ĐỒNG CHÍ
 (Chính Hữu)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức: 
- Hiểu được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng thể hiện trong bài thơ.
- Biết được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
b. Kĩ năng: Cảm thụ và phân tích được các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
3. Thái độ: Yêu mến kính trong anh bộ đội cụ Hồ.
* Lồng ghép giáo dục QPAN: Những khó khăn vất vả, những sáng tạo của người lính trong chiến tranh.
2. Những năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Giao tiếp, hợp tác, tự học.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: Nghiên cứu hình ảnh người lính thời kì chống Pháp thể hiện trong văn chương giáo án SGK, SGV.
2. Học sinh: Đọc kĩ bài thơ, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, trả lời các câu hỏi SGK.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài( Cv 1479- PGD)(5 phút)
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: Trình bày được kiến thức bài cũ, tạo tâm thế đón nhận bài học mới.
- Kĩ năng: Thực hiện tốt việc trình bày nội dung kiến thức bài học cũ.
- Thái độ: Tuân thủ, tích cực học tập.
- Năng lực: Giao tiếp.
2. 

File đính kèm:

  • docNgu van 9 moi tuan 8_12691407.doc