Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 8

- Quan niệm về người anh hùng:

"Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng"

-> thấy việc nghĩa mà bỏ qua không làm thì không phải là người anh hùng.

=> Với Vân Tiên làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, không coi đó là công trạng - đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.

 

* Lục Vân Tiên: anh dũng, tài năng, có tấm lòng vị nghĩa vong thân, hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu

-> Hình ảnh lớ tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng.

 

doc18 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Cho biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích ?
III. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Đọc chú thích phần giới thiệu về tác giả ?
- GV bổ xung (SGV-114) từ cuộc đời của NĐC -> đánh giá như thế nào về con người này ?
? Dựa vào chú thích 1, nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ?
? Đặc điểm kết cấu và t/c truyện có gì khác so với truyện Kiều?
(Truyện để kể -> dễ dàng biến thành hình thức sinh hoạt VHDG: kể nói, hát thơ Vân Tiên, chú trọng đến hành động nhân vật hơn miêu tả nội tâm-> tính cách nhân vật thường bộc lộ qua lời nói cử chỉ, qua nhiệt tình ngợi ca hay phê phán của tác giả -> nhân vật)
- Đọc phần tóm tắt tác phẩm ?
? Vị trí đoạn trích ?
- Tóm tắt lại ngắn gọn ?
- Tác phẩm là 1 thiên tự truyện, hãy tìm những tình tiết của truyện trùng với cuộc đời NĐC ?
- Sự khác biệt ở cuối truyện như thế nào ? ý nghĩa gì ?
? Nêu đại ý 
? Xác định bố cục của đoạn trích ?
I- Tiếp xúc văn bản.
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
a) Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)
- Quê nội: Thừa thiên Huế – quê ngoại Gia Định.
- Đỗ tú tài 1843 chưa kịp thi tiếp thì mẹ mất, ốm nặng bị mù, bị bội hôn.
- Về quê mẹ làm thầy thuốc chữa bệnh, mở lớp dạy học cho dân, sáng tác nhiều thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước, cuộc đời ông là tấm gương lớn về nghị lực sống: Sống là cống hiến cho đời.
- Gánh vác 3 trọng trách: Làm thầy giáo, Thầy thuốc, Nhà thơ 
 + Là thầy giáo danh tiếng, khắp miền lục tỉnh (khi ông mất cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang của các thế hệ học trò)
 + ở cương vị thầy thuốc, hết lòng cứu nhân độ thế.
 + Để lại cho đời bao trang thơ bất hủ, được lưu truyền rộng rãi: "Lục Vân Tiên", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"
- Là người có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm
 + Kiên quyết giữ vững lập trường kháng chiến, tích cực tham gia kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc đánh giặc, viết văn thơ khích lệ tinh thần kháng chiến của nhân dân.
 + Khi cả Nam kì rơi vào tay giặc, vẫn nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù "thua cuộc rồi lưng vẫn thẳng, đầu vẫn ngẩng cao, ngay kẻ thù cũng phải kính nể", giữ trọn lòng trung thành với Tổ Quốc, với nhân dân cho tới lúc mất.
b) Tác phẩm: 
"Truyện Lục Vân Tiên"
- Truyện thơ nôm: kể nhiều hơn để đọc, để xem.
- Sáng tác khoảng đầu những năm 50 - trước thế kỉ XIX.
- Được lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian như "kể thơ", "nói thơ vân Tiên", "hát Vân Tiên"…
- Có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn quốc.
- Gồm 2082 câu thơ lục bát
- Truyện được kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyện phương đông: theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến của các nhân vật chính.
- Truyện được viết ra nhằm mục đích trực tiếp là truyện dạy đạo lí làm người:
+ Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong XH: tình cha mẹ, con cái, vợ chồng, tình yêu.
+ Đề cao tinh thành nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
*Vị trí đoạn trích: Phần đầu tác phẩm (sau phần giới thiệu về gia đình Vân Tiên, Vân Tiên đi thi)
*Tóm tắt tác phẩm: 2082 câu lục bát 4 phần
- LVT đánh cướp cứu KNN
- LVT gặp nạn và được cứu giúp
- KNN gặp nạn mà vẫn giữ lòng chung thuỷ
- LVT và KNN gặp lại nhau
=> Tác phẩm là 1 thiên tự truyện
- Phần cuối nói mơ ước và khát vọng cháy bỏng của NĐC
* Đại ý: Kể về việc Vân Tiên đi thi gặp bọn cướp, chàng đánh tan cứu được 2 cô gái. N.nga cảm kích muốn tạ ơn nhưng Vân Tiên từ chối
c) Thể loại:
- Thơ lục bát
d) Từ khó:
SGK (113, 115)
3. Bố cục: 
2 phần:
- 14 câu đầu : LVT đánh cướp.
- Còn lại: Cuộc trò chuyện với KNN 
IV. Củng cố:
- Hệ thống lại kiến thức bài.
- Mục đích trực tiếp của “LVT” mà NĐC muốn truyền dạy điều gì ?
- Đạo lý làm người: “Trai thời trung hiếu... gái thời tiết hạnh...”
+ Xem trọng tình nghĩa con người – con người; tình cha con, nghĩa vợ chồng, tình bè bạn, tình yêu thương cưu mang người hoạn nạn.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy: VT, HM
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân -> công bằng những điều tốt đẹp trong cuộc đời 
(Kết thúc có hậu: Thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà)
-> ở thời điểm đó, chế độ phong kiến ¯, kỷ cương, trật tự xã hội lỏng lẻo, đạo đức suy vi -> đáp ứng nguyện vọng của nhân dân -> được nhân dân Nam Bộ đón nhận..
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, soạn bài tiếp theo
- Tìm đọc thêm về tác phẩm NĐC
- CM: tác phẩm là thiên tự truyện ?
Ngày soạn: 04 / 10 / 2013
tiÕt 37: Lôc v©n tiªn cøu kiÒu nguyÖt nga (tiÕp)
A. MỤC TIÊU :
I. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. 
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
- Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhânvật Lục Vân Tiên và Nguyệt Nga.
II. Kĩ năng:
	- Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ. 
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ đại phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích
- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng nhân vật theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích	
III. Thái độ:
- HS biết quý trọng nhân nghĩa và biết làm việc thiện..
B. CHUẨN BỊ:	
I. Giáo viên: 
- Sgk, sgv, phiếu học tập.
II. Học sinh: 
Đọc, soạn bài mới. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp: 
- Gv kiểm tra sĩ số, ổn định lớp
Lớp:
9A
9B
Ngày giảng:
…. / 10 / 2013 
…. / 10 / 2013 
Sĩ số:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
? Nêu những nét chính về tác giả NĐC và tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên ? 
III. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Trước đoạn trích này là cảnh Vân Tiên thấy nhân dân đau khổ bèn hỏi thăm và được biết ở đó bọn cướp Phong Lai hung hãn đang hoành hành. Mọi người khuyên chàng không nên tự chuốc lấy nguy hiểm.
? Nhận xét gì về NT của T/g trong đoạn này?
? H/ảnh Lục Vân Tiên hiện lên ntn ?
? Nhân vật Lục Vân Tiên gợi cho nhớ tới hình ảnh những nhân vật nào trong truyện cổ Trung Hoa, trong truyện dân gian ?
? Sau trận đánh, Lục Vân Tiên có thái độ, cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên ntn ? (thể hiện qua những câu thơ nào?)
? Qua đây em còn hiểu thêm được gì về tính cách và phẩm chất cuả Lục Vân Tiên ?
? Quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện ở những câu thơ nào ? giải thích ý nghĩa quan niệm đó ? 
* Đây cũng là quan niệm của Ng. Du qua nhân vật Từ Hải "Anh hùng ... bất bằng mà tha"
-> Xuất phát từ câu nói của Mạnh Tử "Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã" (thấy việc nghĩa mà không làm không phải là người anh hùng)
? Nhận xét chung về Lục Vân Tiên ?
theo em T/g gửi gắm gì qua nhân vật này ?
? H/ảnh Nguyệt Nga được hiện lên qua những lời lẽ mà nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, hãy tìm những lời lẽ của nàng qua đoạn trích ?
? Em có nhận xét gì về lời lẽ của nàn?
? Qua đây em hiểu được điều gì ở Kiều Nguyệt Nga?
? Nguyệt nga suy nghĩ gì về việc làm của Lục Vân Tiên đối với mình ? thể hiện cụ thể qua lời nói nào ?
? Em hiểu những câu nói này có ý nghĩa gì ?
? Nhận xét chung về nhân vật Kiều Nguyệt Nga ?
? Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật ?
II. Phân tích tác phẩm:
1. Hình ảnh Lục Vân Tiên:
- “ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
…chớ quen…hại dân
…tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”
-> Sử dụng cỏc động từ, so sỏnh, từ lỏy
=> dũng cảm, anh hựng và tấm lũng vị nghĩa vong thõn (vỡ việc nghĩa, quờn thõn mỡnh)
- Hình ảnh Lục Võn Tiờn được so sỏnh với dũng tướng Triệu tử Long - trận Đương Dang - truyện "Tam quốc diễn nghĩa"
- Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ theo một mô típ quen thuộc ở truyện nôm truyền thống: 1 chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu.
-> Niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhõn dõn (trong thời buổi hỗn loạn, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời).
- Sau khi đánh thắng bọn cướp Phong Lai
"Hỏi: ai than khóc ở trong xe này?
 …nghe nói động lòng
Đáp rằng: Ta đã trừ dòng lâu la
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
…
Nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn"
-> Vân Tiên: hỏi -> động lòng -> tìm cách an ủi -> ân cần hỏi han -> nghe nói muốn được lạy tạ vội gạt đi ngay
-> từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cho nàng đền đáp công ơn (đoạn sau còn từ chối nhận chiếc châm vàng của nàng…)
=> hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu, (sẵn sàng giúp đỡ người khác, có lòng thương người, ngay thẳng…)
- Quan niệm về người anh hùng:
"Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng"
-> thấy việc nghĩa mà bỏ qua không làm thì không phải là người anh hùng.
=> Với Vân Tiên làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, không coi đó là công trạng - đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
* Lục Vân Tiên: anh dũng, tài năng, có tấm lòng vị nghĩa vong thân, hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu
-> Hình ảnh lớ tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng.
b.Nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
-" Thưa rằng…
làm con đâu dám cãi cha
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành
…trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa?"
-> Cách xưng hô khiêm nhường, nói năng dịu dàng, mực thước, trình bày vấn đề rõ ràng, khúc triết, đáp ứng đầy đủ niềm thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.
=> Lời lẽ của một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức.
- Lâm nguy chẳng gặp giải ngay
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi"
…"lấy chi cho phí tấm lòng cùng ngươi"
-> Nàng là người chịu ơn, Lục Vân Tiên đã cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng, nàng áy náy, băn khoăn, tìm cách đền đáp, dù nàng hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng)
*Người con gái nết na, đức hạnh theo quan niệm truyền thống.
III- Tổng kết:
1. Nghệ thuật: Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị mang màu sắc địa phương NB
- Ngôn ngữ đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết (phần đầu sôi sục, phần 2 lời lẽ mềm mỏng, xúc động chân thành)
2. Nội dung: Thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả qua việc khắc hoạ phẩm chất đẹp đẽ của 2 nhân vật chính.
IV. Củng cố:
- Đọc diễn cảm đoạn trích
- Tập trình bày miệng những nhận xét về nhân vật
- Đọc ghi nhớ
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng, học bài
- Bình luận câu “Làm ơn há dễ... ơn”
- Tìm đọc thêm về tác giả - tác phẩm
- Soạn bài sau: “Miêu tả nội tâm trong VBTS”
Ngày soạn: 05 / 10 / 2013
TiÕt 38: miªu t¶ néi t©m trong v¨n b¶n tù sù
A. MỤC TIÊU :
I. Kiến thức:
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
-Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
II. Kĩ năng:
	- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 	- Kết hợp kể chuyện với miêu ta nội tâm nhân vật khi lm bài văn tự sự.
III. Thái độ:
 	- Giáo dục HS có ý thức thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, thái độ tình cảm của mình qua sự việc thích hợp phong phú. 
B. CHUẨN BỊ:	
I. Giáo viên: 
- Sgk, sgv, tranh ảnh.
II. Học sinh: 
- Soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp: 
- Gv kiểm tra sĩ số, ổn định lớp
Lớp:
9A
9B
Ngày giảng:
…. / 10 / 2013 
…. / 10 / 2013 
Sĩ số:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
? Đọc thuộc lòng đoạn trích: “Cảnh ngày xuân”. Khái quát cảnh lễ hội?
III. Bài mới: 
- Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- HS đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích .
- Thảo luận nhóm
? Tìm những câu thơ tả cảnh, tả nội tâm nhân vật TK ?
? Dấu hiệu nào cho biét đó là đoạn tả cảnh hay tả nội tâm nhân vật ?
Đại diện nhóm trình bày
Lớp nhận xét bổ sung.
GV chốt lại ý chính.
(GV lưu ý cho HS: Dấu hiệu để phân biệt chỉ là tương đối vì tả TN đã gửi gắm tình cảm và ngược lại) 
? Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật ?
? Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật ?
- HS đọc VD2- SGK
? Cách miêu tả nội tâm nhân vật ở đoạn văn này là gì?
(trực tiếp hay gián tiếp)
? VD1 tả nội tâm NV Kiều – Tác giả tả trực tiếp hay gián tiếp ?
? Thế nào là miêu tả nội tâm nhân vật?
? Có mấy cách miêu tả nội tâm nhân vật.
- Hs đọc ghi nhớ – SGK.
- Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn ?
- Tìm phân tích những đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật, những đoạn văn tả cảnh, ngoại hình bộc lộ tâm trạng nhân vật trong tác phẩm Lão Hạc
I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong VB
1. Ngữ liệu:
2. Nhận xét:
VD1: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
a. Những câu tả cảnh :
Trước lầu … dặm kia.
Buồn trông… ghế ngồi.
b. Những câu tả nội tâm:
Bên trời góc bể …
Xót người tựa cửa…
Có khi gốc tử…
- Dấu hiệu nhận biết :
+ Câu tả cảnh : Tả cảnh TN, ngoại hình con người, sự vật -> quan sát trực tiếp được.
+ Câu tả nội tâm: tả những suy nghĩ của NV về thân phận, quê hương, cha mẹ.
-> Những câu tả cảnh có quan hệ chặt chẽ với tả nội tâm NV vì :
Qua tả ngoại hình cảnh sắc TN để gửi gắm tình cảm và miêu tả nội tâm cũng có yếu tố miêu tả ngoại cảnh, ngoại hình đan xen.
-> Miêu tả nội tâm: Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc, diễn biến tâm trạng nhân vật.
VD2 : 
Miêu tả nội tâm nhân vật bằng gián tiếp qua nét mặt, hình dáng cử chỉ nhân vật.
VD1 :
Tả nội tâm nhân vật Kiều -> trực tiếp.
3. Kết luận:
- Miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự : tái hiện ý nghĩ, cảm xúc diễn biến tâm trạng NV.
- Miêu ntả nội tâm bằng :
+ Trực tiếp: diễn tả ý nghĩ, cảm xúc
+ Gián tiếp: tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục.
II- Luyện tập
1. Bài tâp 3:
- HS tự bộc lộ tâm trạng.
2. Bài tâp:
IV. Củng cố:
 - Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài
 - Đọc lại ghi nhớ.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài.
- Tìm phân tích những đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật, những đoạn văn tả cảnh, ngoại hình bộc lộ tâm trạng nhân vật trong tác phẩm đã học.
- Chuẩn bị: Tổng kết từ vựng (từ đơn, từ phức...từ nhiều nghĩa)
Ngày soạn: 05 / 10 / 2013
Tiết 39: ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
A. MỤC TIÊU :
I. Kiến thức:
- Giúp HS củng cố kiến thức về văn bản nhật dụng và một số điểm lưu ý khi tiếpcận văn bản nhật dụng.Tích hợp các văn bản trong SGK, tư liệu trên báo chí, truyền hình.
II. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa,so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.
- K năng t duy phê phán. K năng ra quyt định. K năng t duy sáng tạo.
III. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức văn hóa.
B. CHUẨN BỊ:	
I. Giáo viên: 
- Sgk, sgv, bảng phụ.
II. Học sinh: 
- Soạn bài mới. Chuẩn bị bài. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp: 
- Gv kiểm tra sĩ số, ổn định lớp
Lớp:
9A
9B
Ngày giảng:
…. / 10 / 2013 
…. / 10 / 2013 
Sĩ số:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Giáo viên gọi Hs đọc mục I SGK 
Hs cho biết văn bản nhật dụng có phải là khái niệm thể loại không?
? Những đặc điểm cần lưu ý về khái niệm này?
? VBND viết về đề tài gì?
? Chức năng của VBND là gì ?
Hs hiểu thế nào về tính cập nhật ?
Hs những văn bản nhật dụng đã học có phải chỉ có tính cập nhật hay không vì sao?
Hs đọc mục II SGK 
? Hs hệ thống hoá các văn bản đã học, nội dung chính của văn bản nhật dụng là gì?
Hs tất cả các văn bản nhật dụng đã học có mang tính cập nhật không ? Vì sao? Có ý nghĩa lâu dài và giá trị văn học không?
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại một số nội dung cơ bản của các văn bản đã học
- Giáo viên giúp học sinh tụ khái quát một số kiến thức cơ bản
I. KHÁI NIỆM VĂN BẢN NHẬT DỤNG.
1. Khái niệm văn bản 
- Không phải là khái niêm thể loại.
- Không chỉ kiểu văn bản .
- Chỉ đề cập chức năng, đề tài, tính cập nhật.
2. Đề tài 
- Rất phong phú : thiên nhiên môi trường, văn hóa, chính trị, xã hội...
3. Chức năng 
Bàn luận, thuýết minh, tường thuật, đánh giá.. những vấn đề đời siống xã hội.
4 . Tính cập nhật 
Tính thời sự, đáp ứng yêu cầu với đòi hỏi hàng ngày, gắn liền với cuộc sống , cộng đồng xã hội.
5 . Yêu cầu 
văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng vẫn là yêu cầu quan trọng. Bởi nó sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu loại văn bản .
II. NỘI DUNG VĂN BẢN NHẬT DỤNG.
- Hệ thống hoá các văn bản nhật dụng.
- Nội dung các văn bản nhậ dụng đều gắn.liền với cuộc sống xã hội. Dề tài phong phú.
- Tất cả văn bản nhật dụng đều đạt yêu cầu văn bản nhật dụng: Vừa có tính cập nhật, vừa có tính lâu dài. Một số văn bản không hoặc ít có giá trị văn học : tuyên bố...
* Ghi nhớ(SGK)
IV. Củng cố:
	? Trình bày hiểu biết của em về văn bản nhật dụng
	- Giáo viên khái quát lại nội dung của bài
V. Hướng dẫn về nhà:
	- Về nhà học bài theo phần I và II
- Chuẩn bị: Phần III, IV .Yêu cầu: Đọc – Tìm hiểu các ví dụ
- Trả lời các câu hỏi trong SGK
Ngày soạn: 05 / 10 / 2013
Tiết 40: Ôn tẬp các văn bẢn trung đẠi (t1)
A. MỤC TIÊU :
I. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức về phần văn học trung đại.
II. Kĩ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng hệ thống, phân tích và so sánh, trình bày vấn đề dưới nhiều hình thức khác nhau, trả lời câu hỏi, viết bài tự luận ngắn, trắc nghiệm…
III. Thái độ:
 	- Giáo dục HS ý thức tích cực tự giác ôn tập củng cố kiến thức về văn học trung đại.
B. CHUẨN BỊ:	
I. Giáo viên: 
- Sgk, sgv, bảng phụ.
II. Học sinh: 
- Soạn bài mới. Chuẩn bị bài. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp: 
- Gv kiểm tra sĩ số, ổn định lớp
Lớp:
9A
9B
Ngày giảng:
…. / 10 / 2013 
…. / 10 / 2013 
Sĩ số:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Y/C học sinh kể tên các tác phẩm, đoạn trích văn học trung đại đã học.
- GV yêu cầu HS lập bảng thống kê các tác giả - tác phẩm văn học trung đại đã học
I- Lý thuyết:
1. Chuyện người con gái Nam Xương
2. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
3. Hoàng Lê nhất thống chí - hồi 14
4. Truyện Kiều 
5. Chị em Thúy Kiều
6. Cảnh ngày xuân
7. Kiều ở lầu Ngưng Bích
8. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
II- Luyện tập:
bảng thống kê các tác giả - tác phẩm văn học trung đại:
STT
Tên văn bản, đoạn trích 
Tác giả
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
Chuyện người con gái Nam Xương
( Truyền kỳ mạn lục)
Nguyễn Dữ
(Thế kỷ 16)
- Khẳng định vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Cảm thương trước số phận bi kịch của họ dưới chế độ Phong kiến
- Thái độ của tác giả 
- Viết bằng chữ Hán.
- Khai thác vốn văn học dân gian
- Kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố truyền kì.
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
(Vũ trung tùy bút - Tùy bút viết trong những ngày mưa)
Phạm Đình Hổ
(Thế kỷ 18)
- Cuộc sống xa hoa, vô độ của bọn vua Lê - Chúa Trịnh
- Thái độ bất bình của tác giả
- Tùy bút bằng chữ Hán, kể chuyện, miêu tả sinh động, cụ thể, lựa chọn sự việc tiêu biểu , có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc – con người.
3
 Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)
Ngô Gia Văn Phái (Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du)
(Thế kỷ 18)
- Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ 
- Sự thất bại thảm hại của quân Thanh và bè lũ bán nước.
- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán, cách kể nhanh gọn, khắc họa nhân vật qua hành động
4
Truyện Kiều
Nguyễn Du
(Nửa cuối thế kỷ 18 đầu 19)
- Cuộc đời và sự nghiệp
- Vai trò, vị trí trong lịch sử văn học dân tộc
- Tóm tắt truyện Kiều.
- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện Kiều
- Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát
- Tóm tắt nội dung, cốt truyện
5
Chị em Thúy Kiều
(Truyện Kiều)
Nguyễn Du
- Ca ngợi vẻ đẹp chị em Thúy Kiều
+ Thúy Vân: vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, dự báo cuộc đời êm đềm, trôi chảy
+ Thúy Kiều: vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, dự báo cuộc đời lênh đênh, sóng gió
- Ước lệ, tượng trưng, điển cố - điển tích….
- Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp của con người
- Giá trị nhân đạo sâu sắc.
6
Cảnh ngày xuân
(Truyện Kiều)
Nguyễn Du
- Bức tranh thiên nhiên và qua

File đính kèm:

  • doctuan 8.doc