Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 6 đến 8 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái dộ:

a. Kiến thức: Nhớ được những nét cơ bản về tác giả và các đoạn trích đã học, làm được các bài tập liên quan.

b. Kĩ năng: Thực hiện được việc trình bày những kiến thuwcslieen quan đến tác giả, tác phẩm mà giáo viên yêu cầu.

c. Thái độ: Tuân thủ, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ học tập.

2. Những năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:

1. GV: Đọc lại tư liệu SGK, đọc một số sách tham khảo

2. HS: Đọc TT SGK, tìm hiểu thêm trên mạng internet về tác giả, tác phẩm.

III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh:

1. Hoạt động khởi động

 

doc15 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 6 đến 8 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công. Vũ Nương không có quyền tự bảo vệ.
Hạnh phúc gia đình tan vỡ. Thất vọng tột cùng, Vũ Nương tự vẫn. Đó là hành động quyết liệt cuối cùng.
- Lời than thống thiết, thể hiện sự bất công đối với người phụ nữ đức hạnh.
*Tình huống 4: Khi ở dưới thuỷ cung.
Đó là một thế giới đẹp từ y phục, con người đến quang cảnh lâu đài. Nhưng đẹp nhất là mối quan hệ nhân nghĩa.
- Cuộc sống dưới thuỷ cung đẹp, có tình người.
Tác giả miêu tả cuộc sống dưới thuỷ cung đối lập với cuộc sống bạc bẽo nơi trần thế nhằm mục đích tố cáo hiện thực.
- Vũ Nương gặp Phan Lang, yếu tố ly kỳ hoang đường.
- Nhớ quê hương, không muốn mang tiếng xấu.
Thể hiện ước mơ khát vọng một xã hội công bằng tốt đẹp hơn, phù hợp với tâm lý người đọc, tăng giá trị tố cáo.
- Thể hiện thái độ dứt khoát từ bỏ cuộc sống đầy oan ức. Điều đó cho thấy cái nhìn nhân đạo của tác giả.
- Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan - còn tình nghĩa với chồng, nàng cảm kích, đa tạ tình chàng nhưng không thể trở về nhân gian được nữa. Vũ Nương muốn trả ơn nghĩa cho Linh Phi, muốn trở về với chồng con mà không được. Mặt khác cũng là lời lên án tố cáo XHPK, mong muốn XH có sự thay đổi về cách nhìn, tư tưởng trọng nam khinh nữ...
BT2: Nhân vật Trương Sinh
- Con nhà giàu, ít học, có tính hay đa nghi.
- Cuộc hôn nhân với Vũ Nương là cuộc hôn nhân không bình đẳng.
- Tâm trạng Trương Sinh nặng nề, buồn đau vì mẹ mất.
- Nghe lời nói của Đản.
- Lời nói của Đản kích động tính ghen tuông, đa nghi của chàng.
- Xử sự hồ đồ, độc đoán, vũ phu thô bạo, đẩy vợ đến cái chêt oan nghiệt.
- Mắng nhiếc vợ thậm tệ, không nghe lời phân trần.
- Không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng.
Hoạt động 2: Củng cố( 2 phút)
1. Mục tiêu: 
- Kiến thức: Khắc sâu những điều cơ bản nổi bật về tác giả, tác phẩm.
- Kĩ năng: Trình bày được một cách đầy đủ những kiến thức GV yêu cầu.
- Thái độ: Tích cực học tập, biết trân trọng tài năng, vẻ đẹp TN, vẻ dẹp con người...
- Năng lực: Tự học, đánh giá.
2. Các bước tiến hành:
* PP- KTDH: Vấn đáp, nêu câu hỏi.
GV: Qua tiết học em cần nhớ những gì về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái nam Xương?
HS: Trình bày cá nhân, nhận xét, bổ sung
3. Chốt kiến thức:
- Cần nhớ những nét cơ bản về tác giả: năm sinh, năm mất, quê quán, cuộc đời và sự nghiệp.
- Giá trị cơ bản của tác phẩm: Hiện thực và nhân đạo.
- Tài năng, tấm lòng của tác giả.
* Dặn dò: Đọc lại các nội dung của Truyện, nghiên cứu nội dung bài tt: Truyện Kiều của Nguyễn Du”.
4. Hoạt động vận dụng( nếu có)
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng( nếu có)
IV. Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khánh Bình Tây Bắc, ngày....tháng....năm 2019
 KÍ DUYỆT
Ngày soạn: 5/10/2019
Tuần 7, 8
Tiết 7, 8
CỦNG CỐ KIẾN THỨC 
VỀ TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái dộ:
a. Kiến thức: Nhớ được những nét cơ bản về tác giả và các đoạn trích đã học, làm được các bài tập liên quan.
b. Kĩ năng: Thực hiện được việc trình bày những kiến thuwcslieen quan đến tác giả, tác phẩm mà giáo viên yêu cầu.
c. Thái độ: Tuân thủ, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ học tập.	
2. Những năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
GV: Đọc lại tư liệu SGK, đọc một số sách tham khảo
HS: Đọc TT SGK, tìm hiểu thêm trên mạng internet về tác giả, tác phẩm.
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh:
Hoạt động khởi động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
 Hoạt động kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài( CV 1479)- 5 phút
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày những kiến thức đã học về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
- Kĩ năng: Trình bày dược nội dung theo yêu cầu.
- Thái độ: Tập trung trình bày đúng theo yêu cầu.
- Năng lực: Giao tiếp.
2. Các bước tiến hành:
GV nêu câu hỏi:
1. Hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm truyện Kiều?
2. Đọc thuộc lòng một đoạn truyện Kiều, nêu nội dung chính của nó?
HS: Thực hiện cá nhân, nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét cho điểm.
Chuyển ý: Trong tiết học chính khóa không có thời gian để nói kĩ, tìm hiểu kĩ về tác giả cũng như các đoạn trích. Trong tiết tự chọn này thầy trò ta sẽ tìm hiểu, khắc sâu hơn về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
CỐ KIẾN THỨC 
VỀ TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động củng cố kiến thức về tác giả, tác phẩm( 25 phút)
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nhớ được những nét chính về tác giả, giá trị tác phẩm, nội dung và nghệ thuật chính của các đoạn trích.
- Kĩ năng: Thực hiện được việc tổng hợp trình bày nội dung theo yêu cầu.
- Thái độ: Tích cực trình bày, tìm hiểu.
- Năng lực: Giao tiếp, hợp tác
2. Các bước thực hiện:
* PP- KTDH: Vấn đáp, tự học.
GV yêu cầu HS trình bày lại những vấn đề sau:
- Tác giả Nguyễn Du? 
- Nguồn gốc truyện Kiều?
- Thể loại? 	
- HS: Trình bày cá nhân, bổ sung
- GV khắc sâu.	
- GV: Cho HS tìm hiểu giá trị nghệ thuật của truyện Kiều.
GV: Qua việc tóm tắt tác phẩm em hình dung xã hội được phản ánh trong Truyện Kiều là xã hội như thế nào?
- Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện Kiều.
- Giáo viên để học sinh tự do phát biểu, sau đó bổ sung, chốt kiến thức.
- Về nghệ thuật” Truyện Kiều” thành công về những khía cạnh nào?
- HS: Trình bày cá nhân, giáo viên khắc sâu.
GV yêu cầu HS: Nhắc lại kiến thức về các đoạn trích trong truyện Kiều
- Vị trí?
- Kết cấu
- Nội dung
- Nghệ thuật
HS hoạt động cặp đôi, trình bày, nhận xét, bổ sung.
3. Chốt kiến thức:
- Tác giải Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới
- Tài năng của tác giả là nghệ thuật miêu tả cảnh tả người, tả tâm trạng..., ngôn ngữ có sự chắt lọc, bác học.
- Nhờ Nguyễn Du, tiếng Việt được vang xa, nhiều nước biết đến.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: 
- Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
2. Tác phẩm
a. Nguồn gốc 
Truyện Kiều có nguồn gốc cốt truyện từ một tác phẩm văn học Trung Quốc: “Kim Vân Kiều truyện” của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.
b. Thể loại: Chuyển thể văn xuôi thành thơ lục bát - thể thơ truyền thống của dân tộc.
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
 Ngôn ngữ: Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật.
d. Tóm tắt: 3 phần với 3254 câu thơ lục bát.
II. Giá trị của Truyện Kiều.
1. Nội dung :
* Giá trị hiện thực :
-Truyện Kiều là một bức tranh về mọt xã hội bất công, tàn bạo.
- Số phận bất hạnh của một người phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong xã hội phong kiến.
* Giá trị nhân đạo sâu sắc :
- Truyện Kiều đề cao tình yêu tự do khát vọng công lý và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người.
-Truyện Kiều là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người.
Hoài Thanh : " Đó là một bản án, một tiếng kêu thương, một ước mơ và một cái nhìn bế tắc "
2. Giá trị nghệ thuật :
- Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật, với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài, là sự kết tinh thành tựu văn học dân tộc trên hai phương diện ngôn ngữ và thể loại. Thành công của Nguyễn Du là trên tất cả các phương diện mà đặc sắc nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật.
-Truyện Kiều là tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc.
III. Các đoạn trích
1. Chị em Thúy Kiều:
* Nội dung
 a. Giới thiệu chung về hai chị em
- Khái quát vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng.
 b.Chân dung Thuý Vân
- Hình tượng NT mang tính ước lệ 
- Vẻ đẹp của TV hoà hợp với xung quanh “mây thua” “Tuyết nhường” nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng, suôn sẻ
c. Chân dung Thuý Kiều
- Nghệ thuật đòn bẩy: Lấy Thúy Vân làm nền làm nổi bật chân dung Thúy Kiều.
- Vẻ đẹp của sắc-tài-tình
 * Nghệ thuật
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Bút pháp lý tưởng hoá nhân vật
- Dùng h/ảnh ước lệ tượng trưng
- Sử dụng điển cố, biện pháp đòn bẩy.
2. Cảnh ngày xuân
* Kết cấu: theo trình tự thời gian của cuộc du xuân.
* Nội dung:
a. Khung cảnh ngày xuân
- Bức tranh xuân tuyệt đẹp : mới mẻ tinh khôi giàu sức sống, khoáng đạt trong trẻo và nhẹ nhàng thanh khiết.
b. Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
- Cảnh rộn ràng, tấp nập, nhộn nhịp.
c. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về
- Cảnh vật đẹp nhưng vắng lặng, nhẹ nhàng nhuộm màu tâm trang
- Tâm trạng bâng khuâng xao xuyến, linh cảm buồn buồn, man mác tiếc nuối.
* . Nghệ thuật
- Bút pháp ước lệ cổ điển kết hợp tả và gợi, mtả chấm phá.
- Ngôn ngữ ghép láy giàu chất tạo hình.
- Tả cảnh ngụ tình → tâm trạng nhân vật
3. Kiều ở lầu ngưng Bích
* Kết cấu
- 6 câu : hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp 
- 8 câu : nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ
- 8 câu : Tâm trạng đau buồn lo âu của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.
* Nội dung
 a. Sáu câu đầu : Hoàn cảnh thực tại
- Không gian mênh mông hoang vắng 
- Hoàn cảnh đơn độc trơ trọi 
- Tâm trạng buồn tủi, cô đơn, bẽ bàng.
 b. Tám câu tiếp theo : Những nối nhớ
- Nhớ chàng Kim
- Nhớ cha mẹ
- Kiều là con người thủy chung sâu sắc, rất mực hiếu thảo và có tấm lòng vị tha đáng trọng.
 c. Tám câu cuối : Những nỗi buồn lo
* Nghệ thuật :
- Miêu tả nội tâm nhân vật; Tả cảnh ngụ tình; Ngôn ngữ độc thoại; Điệp ngữ, từ láy điêu luyện.
3. Hoạt động luyện tập( củng cố) 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạtđộng 1: Luyên tập ( 55 phút)
1. Mục tiêu: 
- Kiến thức: Thực hiện được các bài tập liên quan đến Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Kĩ năng: Thực hiện được việc đọc thuộc lòng, đọc diễn cảm, viết đoạn văn nêu nhận xét đánh giá về nhân vật qua các đoạn trích.
- Thái độ: Trân trọng, yêu quý những điều tốt đẹp, chữ hiếu, chữ nghĩa.trong cuộc sống.
- Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẫm mĩ.
2. Các bước tiến hành:
* PP- KTDH: Động não, chia sẻ nhóm đôi.
GV yêu cầu HS:
1. Đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh ngày xuân?
- HS thực hiện, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Viết đoạn văn ngắn theo kiểu quy nạp, nêu cảm nhận của em về cái hay của bốn câu thơ vừa chép.
HS thực hiện cá nhân, đọc cho cả lớp nghe, HS nhận xét, GV nhận xét, cho điểm
3. Phân tích 6 câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.
HS: Hoạt động nhóm đôi, thực hiện viết, trình bày cho các nhóm khác nghe, nhận xét, sửa chữa.
GV nhận xét, cho điểm nhóm đôi có đoạn phân tích hay nhất.
4. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau:
“ Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
 ..
 “ Sè sè nấm đất bên đường
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”
5. GV yêu cầu HS xem lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều, đưa ra bài tập.
Bài tập 1:
Câu 1: 
Một đoạn trích trong sách Ngữ văn 9 – tập 1, có câu: “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”.
a. Hãy chép lại 9 câu thơ nối tiếp câu thơ trên.
b. Đoạn thơ em vừa chép có trong tác phẩm nào, do ai sáng tác? Kể tên nhân vật được nói đến trong đoạn thơ.
Câu 2: 
Từ “hờn” trong câu thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ.
Bài tập 2
- Hai câu sau, mỗi câu nói về nhân vật nào?
“ Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
“ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
- Hai cách miêu tả sắc đẹp của hai nhân vật ấy có gì giống và khác nhau? Sự khác nhau ấy có liên quan gì đến tính cách và số phận của mỗi nhân vật?
Bài tập 3
 Từ câu chủ đề sau: “Khác với Thúy Vân, Thuý Kiều có vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả tài lẫn sắc”. Hãy viết tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp.
HS lần lượt thực hiện các bài tập theo yêu cầu, trình bày nội dung bài tập, nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, cho điểm.
6. GV yêu cầu HS quan sát lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Bài tập 1
Câu 1: Chép chính xác đoạn thơ: “Tưởng người..... vừa người ôm”. 
Câu 2: Giải nghĩa từ và cụm từ sau: “chén đồng”, “quạt nồng ấp lạnh”.
Câu 3: Viết khoảng 10 câu văn nối tiếp câu mở đoạn sau để hoàn thành một đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp cụ thể:
“Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Kiều hiện lên là người con gái thuỷ chung, hiếu thảo, vị tha.”
HS thực hiện theo yêu cầu, trình bày cá nhân, nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, sửa chữa, cho điểm. 
Bài tập 2
Phân tích 8 câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
HS thực hiện bằng cách nói.
HS khác nhận xét
GV nhận xét, hỗ trợ, khuyến khích.
3. Chốt kiến thức:
Qua các bài tập, cần khắc sâu thêm về:
- Nội dung các đoạn trích
- Tài năng của tác giả trong việc tả cảnh, tả người, tả cảnh để tả tình.
- Biết trình bày ý kiến bằng cả 2 cách: Nói và viết theo yêu cầu.
III. Luyện tập 
* Đoạn trích: Cảnh ngày xuân
Bài 1: Học sinh đọc thuộc lòng
Bài 2:
a. Chép chính xác 4 câu thơ đầu như trong SGK.
b. Viết đoạn văn quy nạp từ 9 đến 12 câu, 
- Về nội dung: Bốn câu thơ là bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân - trên bầu trời, trong ánh nắng vàng dịu nhẹ của mùa xuân, những cánh én chao liệng rộn ràng như thoi đưa. Dưới mặt đất, cỏ non xanh trải rộng tới tận chân trời, điểm xuyết vào đó là cành lê với những bông hoa trắng muốt => Cảnh vừa sống động (chim én bay, cỏ non xanh) vừa khoáng đạt (bầu trời, mặt đất), lại thanh khiết (hoa trắng) và hài hòa (màu vàng của nắng, màu xanh non của cỏ, màu trắng của hoa). Cái tài của Nguyễn Du là vừa tả khung cảnh mùa xuân vừa gợi được cả thời gian mùa xuân (hai câu đầu).
- Về nghệ thuật: Lối ẩn dụ (én đưa thoi) gợi cảnh sắc rộn ràng, tươi vui, sống động. Ngôn ngữ giàu chất tạo hình làm sống dậy trước mắt người đọc màu sắc, đường nét lẫn cái hồn của cảnh. Chữ “điểm” làm cho hoa cỏ vốn vô tri, vô giác trở nên sống động, có hồn. Đảo ngữ “trắng điểm” tạo cho sắc trắng của hoa lê trở thành điểm nhấn nổi bật trên nền cỏ xanh non. 
Bài 3
Sáu câu thơ cuối miêu tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.
- Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân, rất êm dịu: ánh nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang. Mọi cử động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Một bức tranh thật đẹp, thanh khiết.
- Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và không gian:Không còn bát ngát, trong sáng, không còn cái không khí đông vui náo nhiệt của lễ hội, tất cả đang nhạt dần, lặng dần.
- Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Đặc biệt, hai chữ “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Hai chữ “thơ thẩn” có sức gợi rất lớn, chị em Kiều ra về trong sự bần thần nuối tiếc, lặng buồn. “dan tay” tưởng là vui nhưng thực ra là chia sẻ cái buồn không thể nói hết. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đã hé mở vẻ đẹp của một tâm hồn thiếu nữ tha thiết với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng.
[ Đoạn thơ hay bởi đã sử dụng các bút pháp cổ điển: tả cảnh gắn với tả tình, tả cảnh ngụ tình, tình và cảnh tương hợp.
Bài 4
- Các từ láy: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu.
 - Tác dụng:
+ Các từ láy “nao nao”, “rầu rầu” thường được dùng để diễn tả tâm trạng của con người. Trong đoạn thơ các từ này đã biểu đạt được sắc thái cảnh vật và bộc lộ rõ nét tâm trạng của con người.
+ Nao nao à góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh tao, trong trẻo, nhẹ nhàng tĩnh lặng với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tàð Thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc xao xuyến về một buổi du xuân, sự linh cảm về những điều sắp xảy ra: Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên và gặp Kim Trọng.
+ Rầu rầu à gợi sự ảm đạm màu sắc úa tàn của cỏ trên nấm mồ Đạm Tiên.
ð Thể hiện nét buồn, sự thương cảm của Kiều khi đứng trước nấm mồ vô chủ.
+ Các từ: “nho nhỏ”, “sè sè” gợi tả hình ảnh nấm mồ lẻ loi, cô đơn lạc lõng giữa những ngày lễ tảo mộ gợi sự thương cảm.
+ Các từ láy được đảo lên đầu câu thơ có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng con người.
+ Các từ láy vừa chính xác tinh tế, vừa gợi nhiều cảm xúc trong lòng người đọc à Thấy được sự tài hoa tinh tế của thi hào Nguyễn Du.
* Đoạn trích: Chị em Thúy Kiều
Bài tập 1
Câu 1:
a. Chép chính xác 9 câu thơ nối tiếp đã cho đúng bản in trong sách Ngữ văn 9 – tập 1 
b. Nêu đúng tên tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, tên nhân vật trong đoạn thơ: Thuý Kiều.
Câu 2: 
Nói được ý: Từ “buồn” không diễn tả được nỗi uất ức, đố kỵ, tức giận như từ “hờn”; do đó chưa phù hợp với ý nghĩa dự báo số phận Kiều trong câu thơ của Nguyễn Du.
Bài tập 2
- Hai câu thơ trên, câu đầu nói về Thúy Vân, câu sau nói về Thuý Kiều.
- Giống nhau: Tả nhan sắc hai nàng như vậy là Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, một bút pháp quen thuộc của thơ ca cổ điển – dùng để tả nhân vật chính diện – lấy cái đẹp của tự nhiên để so sánh hoặc ngầm ví với cái đẹp của nhân vật. Từ đó tôn vinh cái đẹp của nhân vật. Ta dễ dàng hình dung nhan sắc của mỗi người. Thúy Vân tóc mượt mà, óng ả hơn mây, da trắng hơn tuyết. Còn Thuý Kiều, vẻ tươi thắm của nàng đến hoa cũng phải ghen, đến liễu phải hờn.
- Khác nhau:
* Tác giả miêu tả Thúy Vân cụ thể từ khuôn mặt, nét mày, màu da, nước tóc, miệng cười, tiếng nói Þ để khắc họa một Thúy Vân đẹp, đoan trang, phúc hậu.
* Tả Kiều: Nêu ấn tượng tổng quát (sắc sảo, mặn mà), đặc tả đôi mắt. Miêu tả tác động vẻ đẹp của Thuý Kiều. Vẻ đẹp sắc sảo, thông minh của Thuý Kiều làm cho hoa, liễu phải hờn ghen, làm cho nước, thành phải nghiêng đổ Þ tác giả miêu tả nét đẹp của Kiều là để gợi tả vẻ đẹp tâm hồn Thúy Kiều.
Bài tập 3
- Dùng câu chủ đề trên làm câu mở đoạn.
- Viết nối tiếp bằng những gợi ý sau:
+ Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ” (nước mùa thu), “xuân sơn” (núi mùa xuân), hoa, liễu. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.
+ Vẻ đẹp ấy được gợi tả qua đôi mắt Kiều, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người.
+ Hình ảnh ước lệ “làn thu thuỷ” - làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt. Còn hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn” - nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.
+ “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” - Vẻ đẹp quá hoàn mĩ và sắc sảo của Kiều có sức quyến rũ lạ lùng khiến thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng đố kỵ, ghen ghét ð báo hiệu lành ít, dữ nhiều.
+ Không chỉ mang một vẻ đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành”, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa:
+ Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, gồm đủ cả cầm (đàn), kỳ (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ). Đặc biệt nhất vẫn là tài đàn của nàng, đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt).
+ Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng: Cung đàn “bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết buồn thương, ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.
+ Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc - tài - tình. Tác giả dùng thành ngữ
“nghiêng nước, nghiêng thành” để cực tả giai nhân, đồng thời là lời ngợi ca nhân vật.
+ Chân dung của Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, phải đố kị “hoa ghen, liễu hờn” nên số phận nàng sẽ éo le, đau khổ.
[ Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được nhân vật mà còn dự báo được trước số phận của nhân vật; không những truyền cho người đọc tình cảm yêu mến nhân vật mà còn truyền cả nỗi lo âu

File đính kèm:

  • docTC Ngu van 9 tuan 678_12691403.doc
Giáo án liên quan