Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012

A-Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ

3. Thái độ:

- Giúp HS có ý thức học tiếng Việt, và sử dụng tốt tiếng Việt

B- Kĩ năng sống:

- Kĩ năng giao tiếp: Trình bày trao đổi về đặc điểm, vai trò cách sử dụng thuật ngữ trong tạo lập văn bản.

- Kĩ năng ra quyết định: lưa chon và sử dụng thuật ngữ phù hợp với đặc điểm giao tiếp.

C-Chuẩn bị cua

- GV: Bảng phụ, vốn thuật ngữ trong các ngành khoa học

- HS: Đọc thuộc bài, trả lời các câu hỏi

D. Tiến trình bài giảng:

1-Tổ chức:

 - GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp.

2-Kiểm tra:

- Phân biệt cách dẫn trực tiếp và gián tiếp ?

3-Bài mới:

- Giới thiệu bài:

 

doc23 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 9; Học kì I; Tuân 6:
Ngày soạn: 24 / 09 / 2011
Tiết 26: Truyện Kiều của nguyễn du
Ngày giảng
9C: 
Sĩ số
A-Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chủ yêu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng:
- Nắm được cốt truyện, những gia trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật của “ Truyện Kiều” từ đó thấy được “ Truyện Kiều” là một kiệt tác của vă học dân tộc.
3. Thái độ:
- Biết trân trọng một di sản văn hóa của dân tộc.
 B- Kĩ năng sống:
-Kĩ năng nhận thức: Hiểu, nhận thức được cái hay, cái đẹp của truyện Kiều
- Kĩ năng xác định giá trị: xác định các giá trị của truyện Kiều.
C- Chuẩn bị của thầy, trò:
- GV: ảnh lăng mộ ND + ảnh chụp các tập truyện Kiều khác. Những tư liệu về cuộc đời ND, lời bình cho tác phẩm “ Truyện Kiều”
- HS SGK, vở ghi, bài soạn, các tư liệu sưu tầm.
D. Tiến trình bài giảng:
1-Tổ chức:
 - GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. 
2-Kiểm tra:
- Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ
3-Bài mới: 
- Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
- HS đọc phần giới thiệu t/ giả Nguyễn Du?
- Đoạn trích cho em biết về những vấn đề gì trong cuộc đời của t/g?
( HV: nhấn mạnh những điểm quan trọng)
( XHPKVN khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân liên tục, Tây Sơn 1 phen thay đổi sơ hà- thất bại- Nguyễn )
( cha, anh đỗ tiến sỹ làm chức tể tướng.
“ Bao giớ Ngàn Hống..Sông Lam...quan”
( Phiêu bạt 10 năm đất Bắc, đói rét,bệnh,ở ẩn quê nghèo khổ- làm quan bất đắc dĩ)
(“ chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”
Mộng L.Đường “ Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột..Nếu không phải có con mắt thông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy” )
- Sự nghiệp VH của ND có những điểm gì đáng chú ý?
( GV giới thiệu thêm 1 số sáng tác lớn của ND)
- Thuyết trình cho HS hiểu về nguồn gốc t/p- khẳng định sự sáng tạo của ND 
( GV kể thêm sự sáng tạo ND: thêm, bớt)
Tự sự – kể chuyện bằng thơ; Nghệ thuật XD nhân vật miêu tả TN
- HS đọc phần tóm tắt?
- 3em lên tóm tắt 3 phần?
- 1 em tóm tắt toàn bộ 
( GV có thể đan xen những câu Kiều phù hợp)
- Theo em truyện Kiều có những giá trị lớn?
- Qua phần tóm tắt t/p em hình dung XH được p/a trong truyện Kiều là XH ntn?
- Những nhân vật: MGS, HTH, BBà, BHạnh, Sở Khanh...là những kẻ ntn?
- Cảm nhận của em về c/s, thân phận của TK cũng như của người phụ nữ trong XH cũ?
- Theo em giá trị nhân đạo của 1 t/p thường được thể hiện qua những nội dung nào?
Việc khắc hoạ nhân vật MSG, HTH trong cách miêu tả nhà thờ biểu hiện thái độ ntn?
( GV: Đưa 1 số VD miêu tả về HTH, MGS)
- ND xây dựng trong t/p 1nhân vật AH, là ai? Mục đích?
- Cảnh TK báo ân, báo oán thể hiện T2 gì của t/p?
( Gv thuyết trình 2 thanh tựu lớn về nghệ thuật)
GV minh hoạ cách sử dụng ng2, tả cảnh TN..
( Đặc trưng thể loại truyện thơ )
Đọc ghi nhớ?
- Học sinh tóm tắt
- Học sinh khác nhận xét
1-Tác giả Nguyễn Du: ( 1765-1820)
+, Sinh trưởng trong 1 thời đại có nhiều biến động dữ dội đ tác động tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du đhướng ngòi bút vào hiện thực 
+, Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học; Nhỏ sống vinh hoa phú quý đ 9 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ đ Tácđộng lớn đến sáng tác
+, Bản thân: Học giỏi nhưng nhiều lận đận bôn ba nhiều nơi, tiếp xúc nhiêù vùng văn hoá khác, nhiều cảnh đời số phận khácđẩnh hưởng đến sáng tác.
+, Là người có trái tim giàu yêu thương
2,Những sáng tác văn học.
- Chữ Hán: 243bài với 3tập thơ
“Thanh Hiên Thi tập”
“ Nam trung tạp ngâm”
“ Băc hành tạp lục”
- Chữ nôm:
- “ Truyện Kiều” ( Đoạn trường tân thanh)
“ Văn chiêu hồn”
II- Truyện Kiều 
1, Nguồn gốc tác phẩm
-Từ 1 tác phẩm văn học Trung Quốc” Kim Vân Kiều truyện” Nguyễn Du đã sáng tạo nên kiệt tác văn học Việt Nam
2, Tóm tắt tác phẩm : 3 phần
- Gặp gỡ và đính ước
- Gia biến và lưu lạc
- Đoàn tụ.
3, Giá trị nội dung và nghệ thuật.
a,Giá trị nội dung
+Giá trị hiện thực
- Phản ánh xã hội đương thời qua những bộ mặt tà bạo của tầng lớp thống trị:
( Bọn quan lại, tay chân, buôn thịt bán người Sở Khanh, Hoạn Thư..) tán ác , bỉ ổi...
- P/a số phận những con người bị áp bức đau khổ đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
+, Giá trị nhân đạo
- Cảm thương sâu sắc trước những khổ đau của con người.
- Lên án, tố cáo những thế lực tà bạo 
- Trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đ ước mơ khát vọng chân chính.
b Giá trị nghệ thuật:( ngôn ngữ và thể loại )
- ngôn ngữ : Tiếng Việt đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng biểu đạt + biểu cảm + thẩm mỹ
( Vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ: Giàu, đẹp)
- Nguyễn kể chuyện : trực tiếp( lời nhân vật), gián tiếp ( lời tác giả), Nửa trực tiếp( lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật )
- Khắc hoạ nhân vật: Dáng vẻ bên ngoài, đời sống nội tâm bên trong,
- Miêu tả thiên nhiên đa dạng: Cảnh chân thực sinh động tả cảnh ngụ tình.
III.Tổng kết
Ghi nhớ: SGK- 80
IV. Luyện tập
- Tóm tắt ngắn gọn truyện Kiều.
- Vì sao nói Nguyễn Du có công sáng tạo lớn trong truyện Kiều?
4.Củng cố
- Chốt lại những nội dung chính
- Học bài. Nắm chắc nội dung, nghệ thuật truyện Kiều.
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà:
- Soạn : “ chị em Thuý Kiều”
Ngày soạn: 24 / 09 / 2011
Tiết 27: Chị em thuý Kiều
(trích truyện kiều- nguyễn du)
Ngày giảng
9C: 
Sĩ số
A-Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của ND: khắc hoạ những nét riêng về nhân sắc, tài năng, tích cách, số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vậtđ hình thành kỹ năng miêu tả nhân vật trong văn tự sự
3. Thái độ:
- Biết trọng và đánh giá cáI đẹp.
B- Kĩ năng sống:
-Kĩ năng nhận thức: Hiểu, nhận thức được cái hay, cái đẹp của hai nhân vật chi em Thúy Kiều
- Kĩ năng xác định giá trị: xác định các giá trị của truyện Kiều. Cuả cái đẹp trong cuộc sống
C- Chuẩn bị của thầy, trò:
- GV: Tranh minh hoạ chị em Thuý Kiều, GN,tài liệu co liên quan
- HS: SGK, bài soạn, các taì liệu sưu tâm khác
D. Tiến trình bài giảng:
1-Tổ chức:
 - GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. 
2-Kiểm tra:
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều
3-Bài mới: 
-Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Gv đọc mẫu, nêu yêu cầu đọc: Miêu tả 2nhân vật bằng thái độ ngợi ca( giọng trân trọng )
- Gọi HS đọc ? Vị trí đoạn trích?
- Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích ở 1 số chú thích:1,2,5,9,14?
- Đoạn trích chia làm mấy phần ?
 Trình tự miêu tả ?
- Nêu đại ý của đọan trích?
- Đọc đoạn 1? Vẻ đẹp 2 chị em TK được gt bằng h/a nào? T/g sd ngt gì khi miêu tả, giới thiệu nhân vật?
- Nhận xét câu thơ cuối đoạn ?( câu thơ ngắn gọn có t/d gì?)
- Nhận xét về cách gt 2 chị em của t/g?
- Đọc đoạn 2 : 4 câu tiếp?
- Những h/a ngt nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân?
- Từ “ trang trọng” gợi vẻ đẹp ntn?
- Những đường nét nào của TV được t/g nhắc tới?
- BP ngt nào được sd khi miêu tả TV?
- Nhận xét về những h/a AD ? Diễn xuôi ý 2 câu thơ. Vì sao tả TV trước.
- Cảm nhận về vẻ đẹp của TV qua những yếu tố ngt đó? Chân dung Thuý Vân gợi tính cách, số phận ntn?
( Mây thua, tuyết nhưỡng).
- Đọc đoạn 3?
- Câu thơ đầu tiên thể hiện ý gì?
- Khi gợi tả vẻ đẹp TK t/g cũng sd những ngt mang tính ước lệ, có những điểm nào giống và khác khi miêu tả TV? ( Tại sao: Mắt?)
( thể hiện phần tinh anh của tâm hồn,trí tuệ)
- H/a AD “ làn thu thuỷ” gợi vẻ đẹp?
- “ Nét xuân sơn” gợi tả vẻ đẹp?
- T/g tả bao nhiêu câu thơ cho sắc của nàng? Còn tả vẻ đẹp gì của TK? Những tài của Kiều? Mục đích miêu tả tài của TK? Tài nào được tả sâu, kỹ? 
Chân dung của K dự cảm sp ntn? Dựa vào câu thơ nào?
( “ ghen, hờn; Bạc mệnh” )
Em nhận xét gì về vẻ đẹp của TK?
Cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích ?
( Cảm hứng nhân đạo của t/p TK: đề cao giá trị con người; nhân phẩm, tài năng, khát vọng, ý thức về thân phận cá nhân 
NT ước lệ cổ điển mang đặc điểm gì?
Thái độ t/g khi miêu tả 2 nhân vật?
-Đọc ghi nhớ
Đọc BT 1?
Cho hs thảo luận 
Gv hướng dẫn trả lời câu 2
I. Tiếp xúc văn bản
1, Đọc.
2, Tìm hiểu chú thích .
- Vị trí đoạn trích : phần đầu t/p
( giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại)
3, Bố cục 
4 câu đầu : giới thiệu khái quát 2 chị em 
4câu tiếp: Tả vẻ đẹp Thuý Vân
12 câu tiếp tả vẻ đẹp của Thuý Kiều
4 câu cuối: nhận xét về cuộc sống 2 chị em 
4, Đại ý: : giới thiệu vẻ đẹp của 2 chị em Thuý. Kiều
II- Phân tích văn bản
1, Giới thiệu vẻ đẹp 2 chị em 
“ Tố Nga” cô gái đẹp
“ Mai tuyết”: Ước lệ đ vẻ đẹp thanh cao, duyên dáng, trong trắng.
“ Mười phân..” khái quát vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng “ mỗi người một vẻ”
đ Cách giới thiệu ngắn gọn nhưng nổi bật đặc điểm của 2 chị em
2,Vẻ đẹp của Thuý Vân
- “ trang trọng” gợi cao sang, quí phái.
- Các đường nét: khuôn mặt, mái tóc, làn da,nụ cười, giọng nói đ so sánh ( hình ảnh ẩn dụ) với cao đẹp nhất của tự nhiên: Trăng, mây, hoa,tuyết, ngọc.
- Vẻ đẹp trung thực, phúc hậu, quý phái
- Vẻ đẹp hài hoà êm đềm với xung quanhđ cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
3,Vẻ đẹp Thuý Kiều
- Khái quát đặc điểm nhân vật: sắc sảo. mặn mà.
( So sánh về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn)
- Thu thuỷ.. xuân sơn” : ước lệ( giống)
+, Không miêu tả tỉ mỉ đ tập trung đôi mắt
+, Hình ảnh làn nước mùa thu dợn sóng đ gợi lên sống động vẻ đẹp đôi mắt sáng trong, long lanh, linh hoạt
+, Hình ảnh “ nét xuân sơn” ( nét núi mùa xuân) gợi đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung
+,“ Một hai..thành” điển cố(thành ngữ)đgiai nhân
đ vẻ đẹp sắc sảo, trẻ trung, sống động.
- Tài: Đa tài đ đạt đến mức lí tưởng
+, Cầm, kỳ, thi, hoạ đ đều giỏi đ ca ngợi cái tâm đặc biệt của Thuý Kiều.
+, Đặc biệt tài đàn: là sở trường, năng khiếu
( Nghề riêng): Vượt lên trên mọi người ( ăn đứt)
+, Cung “ Bạc mệnh” Kiều sáng tác đ ghi lại tiếng lòng 1 trái tim đa sầu đa cảm.
đ Dự báo số phận éo le, đau khổ.
KL: Kiều đẹp toàn diện cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn 
4,Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du
- Trân trọng,đề cao vẻ đẹp của con người 
( Nghệ thuật lí tưởng hóa phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca con người)
III. Tổng Kết-Ghi nhớ
- Nghệ thuật: lấy vẻ đẹp thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp con người
- Nguyễn Du Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp con người ; gửi gắm quan niệm “ Tài - mệnh”
*ghi nhớ : SGK - 83 
IV. Luyện tập:
Cảm hứng nhân văn
+ Tả vẻ đẹp TVân
+ Tả vẻ đẹp TKiều
đTrân trọng đề ca gợi con người
 4.Củng cố
-Đọc thêm; đọc ghi nhớ 
-Nắm chắc NT ước lệ cổ điển
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà:
-Học thuộc lòng, học bài
-Soạn: “ Cảnh ngày xuân”
Ngày soạn: 24 / 09 / 2011
Tiết 28: Cảnh ngày xuân
(Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du)
Ngày giảng
9C: 
Sĩ số
A-Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du, kết hợp bút pháp tả và gợi, SD từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. Tác giả miêu tả mà nói lên được tâm trạng của nhân vật. 
2. Kĩ năng:
- Vận dụng bài học để viết văn tả cảnh, Rèn kĩ năng cảm thụ văn bản trữ tình.
3. Thái độ:
Trân trọng sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ.
B- Kĩ năng sống:
-Kĩ năng nhận thức: Hiểu, nhận thức được cái hay, cái đẹp về viêc khác họa hai nhân vật chi em Thúy Kiều
- Kĩ năng xác định giá trị: xác định các giá trị của truyện Kiều. Cuả cái đẹp trong cuộc sống
- Kĩ năng tìm kiếm cơ hội: 
- Kĩ năng giao tiếp: cách giao tiếp đầy văn hóa..
C.Chuẩn bị:
- GV: Truyện Kiều
- HS: Đọc và soạn bài
D. Tiến trình bài giảng:
1-Tổ chức:
 - GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. 
2-Kiểm tra:
- Phân tich doan “Chị em Thuý Kiều”, những nét nghệ thuật đặc sắc
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc
I-Tiếp xúc văn bản:
Nhẹ nhàng, sang sửa chú ý ngắt nhịp phù hợp). Đọc mẫu 4 dòng đầu. Gọi HS đọc tiếp? Hỏi một số chú thích? so với đoạn Chị em Thuý Kiều đoạn này nằm ở vị trí nào?
Nội dung chính của đoạn trích?
Đoạn trích chia làm mấy đoạn? Nội dung?
Đọc 4 câu đầu? Cách nói về thời gian của Nguyễn Du bằng 2 câu thơ đầu tiên?
én thường xuất hiện? én đưa thư gợi tưởng? Thiều quang ? ý cả câu thơ?
Chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên là tín hiệu ngày xuân?
Những hình ảnh ấy gợi ấn tượng gì về mùa xuân? (So sánh “cỏ non như khói...”Nguyễn Trãi)
Từ “Điển” động từ khiến bức tranh tự nhiên như thế nào?
Đọc tiếp 8 câu tiếp theo?
Những hoạt động lễ hội được nhắn tới trong đoạn thơ?
Lễ tạo mộ? Hồi Đạp Thanh?
1.Đọc
2.Tìm hiểu chú thích
3.Xuất xứ: Sau đoạn “Chị em Thuý Kiều”
4.Đại ý: Tả cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân trong tiết thanh minh
5.Bố cục: 3 phần
II.Phân tích văn bản
1.Bức tranh thiên nhiên mùa xuân
én đưa tin	
Mùa xuân trôi mau -> 3 tháng
Chín chục -> ngoài 60 
(Gợi hình ảnh sống động, thời gian mau)
- Hình ảnh:
+ Chim én đưa tin
+ Thiều quang :ánh sáng
+ Cỏ non xanh -> chân trời
+ Cành lê trắng...
Không gian khoáng đạt; cảnh mùa xuân trong trẻo tinh khôi đầy sức sống
Cảnh như bức tranh màu hài hoà
“Điểm” -> bức tranh sinh động, có hồn.
2.Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh:
- Lễ tảo mộ: Dọn dẹp, sửa sang phần mộ của người thân, thắp hương...
- Hội đạp thanh: chơi xuân ở chốn đồng quê
Hệ thống từ ghép sử dụng phong phú hãy phân chia theo từ loại và nêu ý nghĩa của từng loại?
Từ ý nghĩa các từ ngữ đó đã thể hiện cảnh lễ hội như thế nào?
(Quan cuộc du xuân , tác giả khắc hoạ 1 truyền thống văn hoá lễ hội xưa)
Đọc 6 câu cuối? Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu cuối có gì khách so với 4 câu đầu ?
- Các từ láy có ý nghĩa biểu đạt như thế nào?
(Linh cảm điều sắp xảy ra: Gặp mộ đạm Tiên, gặp Kim Trọng)
- Các từ ghép:
+ Gần xa, nô nức (TT) -> tâm trạng náo nức
+ Yến anh, tài tử, giai nhân (DT): gợi sự đông vui náo nhiệt
+ Sắm sửa, dập dìu (ĐT): không khí rộn ràng, náo nhiệt
=> Không khí lễ hội: vui vẻ, tấp nập, nhộn nhịp
3.Cảnh chị em Kiều du xuân trở về:
- Bóng ngả về tây: Thời gian, không gian thay đổi? (yên lặng dần, không còn nhộn nhịp tưng bừng)
- Tà tà, thanh thanh, nao nao, thơ thẩn
-> Khoảng cách thiên nhiên:
-> Tâm trạng người bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đã hết, linh cảm điều gì sắp xảy ra.
Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích?
Cảm nhận sâu sắc của em về cảnh trong đoạn trích?
Đọc ghi nhớ?
4.Tổng kết Ghi nhớ
- Nghệ thuật: Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc bằng bút pháp tả, gợi. Sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình
- Nội dung: Bức tranh thiên nhiên lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng
* Ghi nhớ: SGK – 87
III.Luyện tập
So sánh cảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ cổ và 2 câu thơ Kiều?
- Sự tiếp thu thi cổ: Cỏ, chân trời, cành lê...
- Sự sáng tạo: “Xanh tận chân trời” -> Không gian bao la. “Cành lê trắng điểm”. Bút pháp đặc tả, điểm nhấn, gợi sự thanh tao, tinh khiết.
4.Củng cố
- Đọc lại bài thơ - Ghi nhớ
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà:
- 1. HTL, làm tiếp BT
- 2. Chuẩn bị bài “Thuật ngữ”
Ngày soạn: 25 / 09 / 2011
Tiết 29: Thuật ngữ
Ngày giảng
9C: 
Sĩ số
A-Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ
3. Thái độ:
- Giúp HS có ý thức học tiếng Việt, và sử dụng tốt tiếng Việt
B- Kĩ năng sống:
- Kĩ năng giao tiếp: Trình bày trao đổi về đặc điểm, vai trò cách sử dụng thuật ngữ trong tạo lập văn bản.
- Kĩ năng ra quyết định: lưa chon và sử dụng thuật ngữ phù hợp với đặc điểm giao tiếp.
C-Chuẩn bị cua
- GV: Bảng phụ, vốn thuật ngữ trong các ngành khoa học
- HS: Đọc thuộc bài, trả lời các câu hỏi
D. Tiến trình bài giảng:
1-Tổ chức:
 - GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. 
2-Kiểm tra:
- Phân biệt cách dẫn trực tiếp và gián tiếp ?
3-Bài mới: 
- Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
- 2 HS đọc 2 ví dụ mục 1
- So sánh 2 cách giải thích?
Cách giải thích nào mà người không có kiến thức chuyên môn về hoá học không hiểu? (Cách 2 phải qua nghiên cứu khoa học -> không có kiến thức chuyên môn -> người tiếp nhận không thể hiểu được)
I. Thuật ngữ là gì?
Ví dụ 1:
a. Cách giải thích dựa vào đặc tính bên ngoài của sinh vật -> cảm tính
b. Giải thích dựa vào đặc tính bên trong của SV -> Nghiên cứu khoa học -> Môn hoá
Đọc VD2: Các câu định nghĩa?
Những định nghĩa đó ở những bộ môn nào?
- Thế nào là thuật ngữ?
Ví dụ 2:
- Thạch nhũ 	-> Địa lý
- Bazơ	-> Hoá học
- ẩn dụ	-> Tiếng việt
- Phân số thập phân -> Toán
=> KL: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kỹ thuật, công nghệ
Các thuật ngữ trên có nghĩa khác không?
GV đọc VD - nêu câu hỏi
-> HS thảo luận, trả lời
- Đặc điểm của thuật ngữ là gì?
II.Đặc điểm:
a. Muối -> 1 thuật ngữ không có sắc thái biểu cảm chính xác đặc điểm của muối
b. Ca dao có sắc thái biểu cảm
-> những đắng cay, vất vả
=>Kết luận:
+ Mỗi thuật ngữ biểu thị 1 khái niệm, ngược lại
+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm
Đọc ghi nhớ chung
* Ghi nhớ: SGK – 88, 89
	 III.Luyện tập
- Chia 2 nhóm tìm thuật ngữ?
- HS làm và trình bày
Bài 1:
- Lực	 - Di chỉ
- Xàm thực	 - Thụ phấn
- Hiện tượng hoá học	 - Lưu lượng
- Trường từ vựng	 - Trọng lực
	 - Khí áp
Yêu cầu giải nghĩa từ “phương trình”, xác định có phải thuật ngữ không?
Bài 2:
- Phương trình -> ẩn dụ
Nghĩa: chỉ mối liên hệ giữa dân số và các vấn đề xã hội
HS dựa vào gợi ý trong SGK để phát biểu thuật ngữ “Cá”
Bài 3:
a. Hỗn hợp -> Thuật ngữ
b. Nghĩa thường:
VD: Chè thập cẩm là 1 món ăn hỗn hợp nhiều thứ
Gọi HS lên bảng viết thuật ngữ và khái niệm của thuật ngữ.
Bài 4:
Cá: Loại động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không có thở bằng mang
 4.Củng cố
-Khái quát ý cơ bản; đọc ghi nhớ 
- Học bài; hoàn thành BT còn lại
- Nắm đặc điểm thuật ngữ, sưu tầm
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà:
-Giờ sau: Trả bài TLV số 1
Ngày soạn: 24 / 09 / 2011
Tiết 30: Trả tập làm văn số 1
Ngày giảng
9C: 
Sĩ số
A-Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm,sửa chữa các sai sót về các mặt: ý từ, bố cục, câu, từ ngữ, chính tả
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng diễn đạt sửa lỗi.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác làm bài cho học sinh.
B. Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng ra quyết định.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo
C.Chuẩn bị:
GV: Chấm bài; bài viết của HS
HS: Làm dàn ý lại bài viết văn số 1
D. Tiến trình bài giảng:
1-Tổ chức:
 - GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. 
2-Kiểm tra:
- Nêu cao phương pháp thuyết minh? Vai trò của miêu tả và các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh?
3-Bài mới:
- Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hướng dẫn tìm hiểu đề, nêu đáp án chung
Đọc đề? -> GV chép đề
Nêu những ưu điểm của HS trong bài viết ở nhiều phương diện. Có dẫn chứng cụ thể (một số bài viết khá, tốt...)
1.Đề bài:
Thuyết minh, cây lúa Việt Nam
2.Đáp án
3.Nhận xét
a.Ưu điểm:
- Nắm được đặc trưng phương pháp thuyết minh
- Bố cục 3 đoạn rõ ràng
- Nêu được các đặc điểm của cây lúa Việt Nam
- Diễn đạt có tính nghệ thuật, cảm xúc
- Sắp xếp các ý thuyết minh khoa học
- Chỉ ra những nhược điểm: Nội dung bài thuyết minh, cách sắp xếp các ý thuyết minh như thế nào?
- Chỉ ra những lỗi về hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu với vấn đề thuyết minh
b.Nhược điểm:
- Diễn đạt còn vụng
- Nội dung 1 số bài còn sơ sài, thiếu ý -> sự hiểu biết ít
- Một số chưa có ý thức vận dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả trong bài viết
- Viết câu chưa chuẩn?
GV thống kê những lỗi của HS ở những dạng khác nhau
Hướng dẫn phân tích nguyên nhân mắc lỗi -> cho HS sửa chữa dựa vào những nguyên nhân của từng loại lỗi
HS chữa lỗi riêng
4.Chữa lỗi chung:
- Lỗi diễn đạt: Do sắp xếp, dùng từ không chuẩn
- Lỗi dùng từ: Dùng không trúng ý
- Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu
- Trả bài: HS sửa lỗi
-Phương pháp làm bài văn thuyết minh. 
4.Củng cố
- Một số lưu ý cần sửa
-Sửa lỗi còn lại
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà:
- Soạn bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích”	
Kí duỵêt của tổ trưởng
Nhận xét của BGH

File đính kèm:

  • docTUAN 6.doc