Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Võ Thị Thanh Lan

I. Tìm hiểu khái quá

 1/ Tác giả: Viễn Phương

 - Tên thật Phan Thanh Viễn (sinh 1928) quê ở An Giang.

 - Hoạt động văn nghệ ở chiến trường Nam Bộ.

 - Phong cách thơ bình dị, trữ tình, giàu cảm xúc.

 2/ Tác phẩm:

 - Thể thơ: 8 chữ (có xen 7, 9 chữ)

 - Xuất xứ: Sáng tác tháng 04/1976 – Trích tập thơ “như mây mùa xuân”.

 - Đại ý: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi đau xót khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

- Bố cục: 4 phần

II. Đọc – hiểu văn bản:

 1/ Khổ thơ 1: Từ xa

- Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

 + Gần gũi, thương yêu, kính trọng

 + Nỗi nhớ nhung, niềm khát khao được gặp Bác.

 => Một tấm lòng thành kính thiêng liêng tha thiết.

 - Hàng tre bát ngát

 - Ôi! Hàng tre xanh xanh VN. Bão táp thẳng hàng

 => + Điệp ngữ, ẩn dụ, từ cảm thán

 + Cảnh quan bên lăng: hàng tre thân thuộc của làng quê, đất nước VN.

 => Sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc.

 2/ Khổ thơ 2: Đến trước lăng

 - Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

  + Hình ảnh thực, ẩn dụ

 + Ca ngợi sự vĩ đại của Bác  niềm tôn kính của nhân dân.

 - Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

 + Hình ảnh thực, ẩn dụ

 + Tấm lòng thành kính, nhớ thương của nhân dân đối với Bác.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Võ Thị Thanh Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tuần: 24
2. Tiết: 111-112
MÙA XUÂN NHO NHỎ
Thanh Hải
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
A. Kiến thức cơ bản:
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: Thanh Hải (1930 – 1980) 
- Hoạt động văn nghệ TK kháng chiến chống Pháp, Mỹ.
- Cây bút xuất sắc của VH CM miền Nam những ngày đầu.
 2. Tác phẩm
 - Trích “Thơ VN 1945-1985” sáng tác tháng 11/1980 khi nằm trên giường bệnh.
 - Thể thơ: 5 chữ.
 - Bố cục: 4 phần
II. Đọc – hiểu văn bản:
1/ Mùa xuân của thiên nhiên:
 - Dòng sông xanh
 - Bông hoa tím
 - Tiếng chim hót
=> Vài nét phác họa gợi ra không gian rộng lớn, màu sắc tươi thắm, hài hòa, âm thanh vang vọng, vui tươi, nghệ thuật đảo ngữ.
 - Cảm xúc tác giả được miêu tả trực tiếp: “Từng giọt long lanh rơi” – Tôi đưa tay, tôi hứng” à Hiện tượng chuyển đổi cảm giác à Niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẽ đẹp thiên nhiên đất trời vào xuân.
 2/ Mùa xuân của đất nước:
 - Mùa xuân người cầm súng à chiến đấu
 - Mùa xuân người ra đồng à lao động
 - Lộc giắt đầy  Lộc trải dài
=> + Hình ảnh tượng trưng, đối xứng
 + Hai hình ảnh, hai nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc và sản xuất và xây dựng đất nước. Chính họ đem mùa xuân đến mọi nơi.
 - Sức sống của mùa xuân thể hiện trong nhịp điệu “hối hả”, âm thanh “xôn xao” với tương lai đẹp đẽ “như vì sao cứ đi lên phía trước”.
=> Hình ảnh so sánh rất đẹp, tin tưởng vào tương lai.
3/ Suy nghĩ, ước nguyện của nhà thơ : 
 - Chuyển ý tự nhiên vì suy ngẫm về mùa xuân của đất nước (Mùa xuân CM trong 2 nhiệm vụ: Chiến đấu – LĐSX).
 - Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống đất nước:
+ Ta làm con chim hót
+ Ta làm một cành hoa
+ Ta nhập vào hòa ca một nốt trầm
à Hình ảnh đẹp, cấu từ lặp (Điệp ngữ), đối xứng, mong muốn có ích, cống hiến cho đời.
 - Mùa xuân nho nhỏ: nhỏ bé, bình dị, khiêm nhường à Tâm niệm chân thành, tha thiết à Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.
 *Ý nghĩa văn bản: 
 Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời. 
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ (Sgk.58)
B. Bài tập thực hành :
 Viết một đoạn bình luận, cảm nhận khổ thơ trong bài mà em thích.
4. Củng cố, luyện tập: (2p)
 - Phát biểu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Thanh Hải
 - Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được bắt nguồn từ cảm xúc nào?
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:(3p)
a. Hướng dẫn tự học bài cũ: 
 - Học thuộc lòng bài thơ; Cảm nhận nội dung, nghệ thuật; 
 - Vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn nhà thơ;  
 - Phân tích, cảm thụ về một đoạn thơ em thích nhất).
 b. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 
Chuẩn bị bài Viếng lăng Bác.
Đọc bài thơ, chú thích.
Trả lời các câu hỏi phần đọc, hiểu văn bản.
Tham khảo phần ghi nhớ
1. Tuần: 24
2. Tiết: 113
VIẾNG LĂNG BÁC
 	Viễn Phương
HDĐT: CON CÒ
	 Chế Lan Viên
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
A. Kiến thức cơ bản
I. Tìm hiểu khái quá
 1/ Tác giả: Viễn Phương
 - Tên thật Phan Thanh Viễn (sinh 1928) quê ở An Giang.
 - Hoạt động văn nghệ ở chiến trường Nam Bộ.
 - Phong cách thơ bình dị, trữ tình, giàu cảm xúc.
 2/ Tác phẩm:
 - Thể thơ: 8 chữ (có xen 7, 9 chữ)
 - Xuất xứ: Sáng tác tháng 04/1976 – Trích tập thơ “như mây mùa xuân”.
 - Đại ý: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi đau xót khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Bố cục: 4 phần
II. Đọc – hiểu văn bản:
 1/ Khổ thơ 1: Từ xa
- Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
à + Gần gũi, thương yêu, kính trọng
 + Nỗi nhớ nhung, niềm khát khao được gặp Bác.
 => Một tấm lòng thành kính thiêng liêng tha thiết. 
 - Hàng tre bát ngát
 - Ôi! Hàng tre xanh xanh VN. Bão táp  thẳng hàng
 => + Điệp ngữ, ẩn dụ, từ cảm thán
 + Cảnh quan bên lăng: hàng tre thân thuộc của làng quê, đất nước VN.
 => Sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc.
 2/ Khổ thơ 2: Đến trước lăng
 - Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 
 à + Hình ảnh thực, ẩn dụ
 + Ca ngợi sự vĩ đại của Bác à niềm tôn kính của nhân dân.
 - Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
à + Hình ảnh thực, ẩn dụ
 + Tấm lòng thành kính, nhớ thương của nhân dân đối với Bác.
 3/ Khổ thơ 3: Vào trong lăng
 -  giấc ngủ bình yên.
 - vầng trăng sáng dịu hiền
 à + Diễn tả tinh tế, ẩn dụ
 + Khung cảnh thanh tĩnh, trang nghiêm nơi Bác yên nghỉ – Tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác.
 - Trời xanh là mãi mãi
 - Mà sao nghe nhói ở trong tim!
 à + Ẩn dụ, câu cảm thán.
 + Khẳng định Bác vẫn bất tử, trường tồn cùng non sông, đất nước – Nỗi đau xót vì sự ra đi của Người.
 4/ Khổ thơ 4: Trở về miền Nam
 -  thương tràn nước mắt
 - Muốn làm: – Con chim
 – Bông hoa
 – Cây tre
 à + Điệp ngữ, tượng trưng, ẩn dụ, kết cấu đầu cuối tương ứng.
 + Tâm trạng lưu luyến, muốn làm vui lòng Bác.
 => Kính yêu, trân trọng Bác.
* Ý nghĩa văn bản:
 Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào viếng lăng Bác.
III. Tổng kết:
 * Ghi nhớ: (Sgk.60)
B. Bài tập thực hành:
 Viết một đoạn văn phân tích khổ thơ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ.
HDĐT: CON CÒ
 Chế Lan Viên
A. Kiến thức cơ bản:
I. Tìm hiểu chung:
 1/ Tác giả: Chế Lan Viên (1920 – 1989)
 - Nhà thơ xuất sắc của thi ca hiện đại Việt Nam
 - Phong cách suy tưởng triết lý, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
 2/ Tác phẩm:
 - Xuất xứ: Trích tập 1 – Tuyển tập “Hoa ngày thường – Chim báo bão” (bài thơ sáng tác 1962).
 - Thể thơ: Tự do
 - Bố cục: 3 phần
II. Đọc – hiểu văn bản:
1/ Hình tượng con cò và ý nghĩa biểu tượng:
- Con cò trong ca dao hát ru:
+ Con cò bay la à còn vất vả trong hành trình cuộc đời bình yên của cuộc sống xưa.
+ Con cò đi ăn đêm à Tượng trưng cho người phụ nữ nhọc nhằn, lam lũ.
 - Hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức, đón nhận sự vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru à cảm nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ, em bé đón nhận hình ảnh con cò trong lời ru thật êm đềm như tuổi thơ của em.
=> Vận dụng sáng tạo ca dao, hình ảnh con cò trong lời hát ru đi vào lòng người một cách vô thức - là sự khởi đầu con đường cảm nhận điệu hồn dân tộc, nhân dân.
2/ Hình ảnh con cò gần gũi với tuổi thơ và từng chặng đường mỗi người:
 a) Khi còn trong nôi:
 - Cò vào trong tổ
 - Hai đứa đắp chung đôi
 - Con ngủ à cò cùng ngủ
=> Cò hóa thân trong người mẹ chở che, lo lắng cho con từng giấc ngủ
 b) Khi đi học:
 - Con theo cò đi học.
 - Cò chắp cánh những ước mơ cho con
=> Cò là hình tượng người mẹ quan tâm, chăm sóc, nâng bước con
 c) Khi con khôn lớn:
 - Con làm thi sĩ: Tâm hồn con được cò chấp cánh bao ước mơ, con viết tiếp hình ảnh cò trong những vần thơ cho con.
=> Con cò được xây dựng bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, sống trong tâm hồn con người và như thế, con cò là biểu tượng về lòng mẹ bền bỉ, âm thầm dìu dắt, nâng bước con suốt cuộc đời.
3/ Hình con cò gợi suy ngẫm và triết lý của Mẹ và lời ru:
 - Con cò là hình tượng người mẹ ở bên con suốt đời “Dù ở gần con”.
=> Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững rộng lớn và sâu sắc: Lòng mẹ luôn bên con làm chỗ dựa vững chắc suốt đời con.
 - Đoạn cuối bài thơ: Giọng điệu lời ru đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con Cò trong những lời ru.
à Tác giả khái quát tình thương của mẹ như 1 quy luật bất di, bất dịch, vĩnh cửu.
 * Ý nghĩa văn bản:
 Đề cao, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc sống của mỗi con người.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ (Sgk.48)
4. Củng cố, luyện tập: (2p)
 - Nghệ thuật nổi bật trong bài thơ là gì?
 - Hình ảnh con cò trong bài thơ trên có ý nghĩa biểu tượng gì?
 - Bài thơ “Con cò” là lời của ai? 	
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:(3p)
 a. Hướng dẫn tự học bãi cũ: 
 - Thuộc lòng bài thơ; Nội dung, nghệ thuật;	...
 - Cảm nhận về một đoạn thơ em yêu thích nhất trong bài thơ “Con cò”.
 b. Hướng dẫn soạn bài mới: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
Đọc văn bản.
Trả lời các câu hỏi.
Tham khảo phần ghi nhớ.
Định hướng làm phần luyện tập./.
1. Tuần: 24
2. Tiết: 114
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
A. Kiến thức cơ bản:
I. Tìm hiểu chung:
* Văn bản (S.61) (Quỳnh Tâm viết
1/ Vấn đề nghị luận: Những phẩm chất, đức tính đáng quý của anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long.
- Nhan đề:
+ Một vẻ đẹp nơi Sapa lặng lẽ.
+ Một lối sống đẹp
+ Anh thanh niên – vẻ đẹp của nhân cách và tình người.
 2/ VB có 5 đoạn văn: 
+ MB: Đ1
+ TB: Đ2, 3,4
+ KB: Đ5
*/ Các luận điểm:
Dàn 
bài
Văn bản
(Các câu mang luận điểm)
Các luận điểm
Lập luận
I- MB
- Nêu vấn đề 
- “Dù được  khó phai mờ”
Các phẩm chất cao quý 
Tổng
II- TB
- Giải quyết vấn đề
* Đặc điểm 1
- “trước tiên  gian khổ của mình” 
Lòng yêu đời, yêu nghề
Phân
* Đặc điểm 2
- “Nhưng anh thanh niên  chu đáo” 
Lòng hiếu khách
* Đặc điểm 3
- “Công việc vất vả  khiêm tốn”
Tính khiêm tốn
III- KB
 - Nhận định chung
- Cuộc sống  tin yêu? 
Nghĩ về cuộc sống, về anh thanh niên
Hợp
*/ Lập luận trong vb:
+ Luận điểm được phân tích, chứng minh rõ ràng, ngắn gọn gợi được sự chú ý và nhằm thuyết phục người đọc.
+ Luận cứ được sử dụng xác đáng bới đó là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm.
=> + Phần MB: nêu luận điểm khái quát
 + Phần TB: PT, CM 3 luận điểm
 + Phần KB: nhận định chung
 * Ghi nhớ: Sgk/63. 
II. Luyện tập: 
- Vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn sống và chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật lão Hạc. trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao
- Ý chính: Từ việc miêu tả  từ đầu.
- Cách lập luận: Bằng sự phân tích cụ thể nội tâm, hành động của nhân vật Lão Hạc, bài viết đã làm sáng tỏ một nhân cách đáng kính trọng, một tấm lóng hi sinh cao quý.
B. Bài tập thực hành:
Viết một đoạn văn bước đầu cảm nhận về tình yêu làng, yêu nước của ông hai trong truyện ngắn Làng- Kim Lân.
4. Củng cố, luyện tập: (2p)
- Nhắc lại yêu cầu của bài nghị luận về tác phẩm truyện? (về nhân vật văn học).
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:(3p)
 a. Hướng dẫn tự học: 
 - Học ghi nhớ để nắm khái niệm; Yêu cầu về nội dung, hình thức.
 - Viết đoạn văn nghị luận về kiểu bài này: nhận định về một tác phẩm hoặc một nhân vật em yêu thích.
 b. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 
 Chuẩn bị bài Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
	+ Đọc kỹ 4 đề bài (S.64) trả lời theo yêu cầu (S.65)
	+ Tìm hiểu các bước làm bài (S.66)
 + Viết đoạn văn mở bài, kết bài với một trong các đề bài trong sgk.
	+ Tham khảo trước phần ghi nhớ./
1.Tuần: 24
2. Tiết: 115
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ
TÁC PHẨM TRUYỆN (hoặc ĐOẠN TRÍCH)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
A. Kiến thức cơ bản:
I . Tìm hiểu chung:
 1/ Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích): 
* 4 đề bài: 
a/ Những vấn đề nghị luận:
 + Nhân vật
 + Diễn biến cốt truyện
 + Một vấn đề tư tưởng trong tác phẩm
 b/ “Suy nghĩ”: Yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm ở 1 vấn đề.
 “Phân tích”: yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu nhận xét.
 2/ Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) (S.65)
 * Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
 a/ Tìm hiểu đề – tìm ý (S.65)
 - Tìm hiểu đề: yêu cầu nêu suy nghĩ về tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai.
 - Tìm ý: 
 + Đặc điểm nổi bậc nhất ở ông Hai
 + Tình yêu làng, yêu nước bộc lộ trong tình huống nào?
 + Thử thách thế nào trong hòan cảnh kháng chiến chống Pháp?
 + Chi tiết nghệ thuật về tâm trạng, cử chỉ, hành động, lời nói?
 b/ Lập dàn bài (S.66)
 * MB: Giới thiệu truyện ngắn “Làng” – NV ông Hai – thời kỳ chống Pháp
 * .TB: 
 - Nhận định về NV ông Hai: Tình yêu làng, yêu nước là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện:
 + Tản cư: nhớ làng, theo dõi tin kháng chiến.
 + Tâm trạng đau buồn,tủi hổ tin làng chợ Dầu theo Tây.
 + Vui mừng khi tin đồn được cải chính
 - Nghệ thuật xây dựng nhân vật
 + Chọn tình huống
 + Miêu tả tâm trạng
 + Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại
 *. KB
 - Nhân vật thu hút – thành công của nhà văn
 - Ý nghĩa giáo dục
 - Liên hệ: bản thân, xã hội
 c/ Viết bài (S.66,67)
 *. MB: 
 - Từ khái quát à cụ thể
 - Nêu trực tiếp suy nghĩ người viết
 *.TB: 
 - Nêu ý kiến, nhận xét về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.
 - Nêu nhận xét về cách thể hiện đặc sắc của Kim Lân.
 - Ở cácluận điểm đoạn văn:
 + Phân tích, chứng minh cụ thể
 + Liên kết, chuyển tiếp
 *. KB
 - Xây dựng nhân vật sinh động
 - Ý nghĩa giáo dục
 d/ Đọc lại bài viết – sửa chữa.
* Ghi nhớ (S.68)
II. Luyện tập- Bài tập thực hành
 * Đề bài: Suy nghĩ về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao
 - Viết phần mở bài
 - Viết 1 đoạn phần thân bài
4. Củng cố, luyện tập: (2p)
- Tiến trình làm bài văn nghị luận gồm có những bước nào?
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:(3p)
 a. Hướng dẫn tự học: 
 - Ôn lại các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích ).
 - Nắm chắc yêu cầu của từng phần MB, TB, KB.
 - Làm các bài tập còn lại.
 b. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 
- Chuẩn bị Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) (S.68)
+ Đọc truyện “Chiếc lược ngà”
+ Lập dàn ý chi tiết – Viết lên bảng phụ.
+ Viết đoạn văn MB, TB, KB hoàn chỉnh.

File đính kèm:

  • docBai 23 Mua xuan nho nho_12807168.doc
Giáo án liên quan