Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 21

-Tác giả đi sâu bàn nội dung văn nghệ tư tưởng, tình cảm của nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm, tác giả đã so sánh với lời nhắn gửi bên ngoài => nội dung văn nghệ tập trung khám phá, miêu tả chiều sâu, tính cách số phận con người, đó là nội dung hiện thực khách quan mang tính hình tượng cụ thể là đời sống tư tưởng, tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm cá nhân người nghệ sĩ.

=>Nội dung văn nghệ tập trung khám phá chiều sâu số phận, tính cách của con người.

 

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2474 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi, hiểu thêm cách viết một bài văn nghị luận.
II. Kĩ năng:
 -Rèn kĩ năng đọc, hiểu và phân tích văn bản nghị luận.
III. Thái độ:
 -Giáo dục thái độ, ý thức học văn cho học sinh.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
	- Kĩ năng tư duy phê phán
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
C. CHUẨN BỊ:
 - Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.
 - Trò: vở soạn, vở ghi, sgk.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh; kiểm tra bài soạn...
 ?Chu Quang Tiềm đã khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào? Em đã học theo lời khuyên ấy đến đâu?
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu: giọng mạch lạc, rõ ràng, đọc diễn cảm các dẫn chứng thơ.
-GV gọi học sinh đọc, nhận xét.
?Giới thiệu những nét cơ bản về nhà văn?
-Năm 1996 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
?Nêu vài nét về tác phẩm?
-Sáng tác 1948.
?Giải thích vài từ khó trong sgk.
-Phật giáo diễn ca: bài thơ dài nôm na dễ hiểu về nội dung đạo phật.
-Phẫn khích: kích thích căm thù, phẫn nộ.
?Xác định kiểu văn bản và PTBĐ?
-Nghị luận.
?Tìm hệ thống luận điểm trong đoạn trích?
-Từ đầu đến tâm hồn: phản ánh thực tại lạc quan, lời gửi, lời nhắn nhủ của nhà nghệ sĩ tới người đọc, người nghe.
-Còn lại: sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
-HS đọc đoạn từ đầu đến chung quanh.
?Tìm luận điểm ở đoạn này?
-Văn nghệ không chỉ phản ánh khách quan.
?Để chứng minh cho nhận định trên, tác giả đã phân tích những dẫn chứng nào?
- 2 câu tả mùa xuân với những lời bình làm cho chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã miêu tả.
-Cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn tái sinh.
=>Đó chính là lời gửi, lời nhắn một trong những nội dung của “Truyện Kiều”
-Đó là lời nhắn, lời gửi, là nội dung tư tưởng độc đáo của tác phẩm văn học.
I-Đọc và tìm hiểu chú thích.
1-Đọc.
2-Chú thích.
*Tác giả.
-Nguyễn Đình Thi (1924- 2003) ở Hà Nội.
-Hoạt động văn nghệ của ông khá đa dạng: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình.
*Tác phẩm.
-“Tiếng nói văn nghệ” viết 1948 in trong cuốn “Mấy vần đề văn học”.
*Từ khó: sgk.
II-Tìm hiểu văn bản.
1-Kiểu văn bản và PTBĐ.
-Nghị luận về một vấn đề văn nghệ.
-Lập luận, giải thích, chứng minh.
2-Bố cục: 2 phần.
-Từ đầu đến tâm hồn.
-Còn lại.
3-Phân tích.
a-Nội dung của văn nghệ.
*Văn nghệ không chỉ phản ánh khách quan mà còn biểu hiện cái chủ quan của người sáng tạo.
-Tác giả nêu 2 dẫn chứng tiêu biểu:
+Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân tươi đẹp trong “Truyện Kiều”
+Cái chết thảm khốc của An-na-ca-rê-nhi-na làm cho người đọc bâng khuâng thương cảm.
IV-Củng cố
 ? Nêu những luận điểm chính?
 - Nội dung của văn nghệ.
 - Sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
V. Hướng dẫn học về nhà:
 - Học bài, giờ sau học tiếp.
 - Bài tập: văn bản này sử dụng PTBĐ giống văn bản nào sau đây?
A-Làng. B-Chuyện cũ trong phủ.. C-Bàn về phép học. D-Những đứa trẻ.
Ngày soạn: 04 - 01 - 2013
TIẾT 97 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
 Nguyễn Đình Thi
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
 - Hiểu được sức mạnh, khả năng kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi, hiểu thêm cách viết một bài văn nghị luận.
II. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng đọc, hiểu và phân tích văn bản nghị luận.
III. Thái độ:
 - Giáo dục thái độ, ý thức học văn cho học sinh.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
	- Kĩ năng tư duy phê phán
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
C. CHUẨN BỊ:
 - Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.
 - Trò: vở soạn, vở ghi, sgk.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh; kiểm tra bài soạn...
 ? Kiểm tra bài cũ: Qua bµi “Tiếng nói văn nghệ” Nguyễn Đình Thi ®· kh¼ng ®Þnh ND p/a, thÓ hiÖn cña VN lµ gì ?
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Học sinh theo dõi đoạn “Lời gửi....tâm hồn”.
?Vì sao tác giả viết lời gửi của nghệ sĩ cho nhân loại, cho đời sau phức tạp hơn, phong phú hơn, sâu sắc hơn những bài học luân lí, triết lí đời người?
-Nguyễn Đình Thi đi sâu bàn nội dung văn nghệ tư tưởng, tình cảm của nghệ sĩ.
?Tóm lại, nội dung văn nghệ là gì?
-Khám phá số phận con người...
?Vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ?
-Giúp con người nhận thức đầy đủ cuộc sống của chính mình.
?Văn nghệ đối với quần chúng có ý nghĩa như thế nào?
-Đối với số đông nhiều người cần lao, nhiều người bị tù chung thân...khi thưởng thức và tiếp nhận văn nghệ, họ hình như biến đổi hẳn.
+Văn nghệ không thể xa rời cuộc sống nhất là cuộc sống nhân dân lao động, như một món ăn tinh thần bổ ích không thể thiếu: giúp con người biết sống và mơ ước vượt lên bao khó khăn gian khổ hiện tại
?Trong đoạn văn, không ít lần tác giả đưa ra quan niệm của mình về bản chất của văn nghệ.Bản chất văn nghệ là gì?
-Là tiếng nói tình cảm của con người..
*Thảo luận nhóm: từ bản chất ấy, tác giả đã diễn giải và làm rõ con đường đến với người tiếp nhận tạo nên sức mạnh kì diệu của nghệ thuật là gì?
-Phân biệt văn nghệ thực hiện các chức năng đó một cách tự nhiên có hiệu quả lâu bền và sâu sắc vì nó tác động đến tình cảm và bằng tình cảm mà đến nhận thức và hành động tự giác.
 Đó chính là khả năng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
?Tóm lại, văn bản đề cập đến tiếng nói của văn nghệ, vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào?
-Gọi HS đọc ghi nhớ sgk.
?Gọi hs làm bài tập trắc nghiệm (bảng phụ)
3-Phân tích( tiếp).
a-Nội dung của văn nghệ (tiếp).
-Tác giả đi sâu bàn nội dung văn nghệ tư tưởng, tình cảm của nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm, tác giả đã so sánh với lời nhắn gửi bên ngoài => nội dung văn nghệ tập trung khám phá, miêu tả chiều sâu, tính cách số phận con người, đó là nội dung hiện thực khách quan mang tính hình tượng cụ thể là đời sống tư tưởng, tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm cá nhân người nghệ sĩ.
=>Nội dung văn nghệ tập trung khám phá chiều sâu số phận, tính cách của con người.
b-Sức mạnh và ý nghĩa kì diệu của văn nghệ.
-Văn nghệ giúp chúng ta từ nhận thức chính bản thân mình giúp ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn cuộc sống của chính mình.
-Mỗi tác phẩm lớn rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng.
-Văn nghệ đối với quần chúng nhân dân:
+Làm cho họ biến đổi hẳn.
+Là món ăn tinh thần không thể thiếu...giúp họ vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
-Bản chất văn nghệ là:
+Tiếng nói của tình.
+Chỗ đứng của người nghệ sĩ.
+Chỗ giao nhau giữa tâm hồn con người với cuộc sống sản xuất và chiến đấu là ở tình yêu, ghét, nỗi buồn vui trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội.
-Sức mạnh kì diệu của văn nghệ:
+Văn nghệ là kết tinh tâm hồn người sáng tác là sợi dây truyền sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.
+Nghệ sĩ không đứng ngoài chỉ đường mà là người đốt lửa trong lòng.
+Văn nghệ giúp con người tự nhận thức, tự xây dựng nhân cách và cách sống của bản thân con người cá nhân và xã hội.
4-Tổng kết.
a-Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, cảm xúc.
b-Nội dung (ghi nhớ sgk)
III-Luyện tập.
1-Bài 1: Nhận định nào sau đây nêu đầy đủ nhất về nội dung của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”?
A-Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống con người.
B-Văn bản nêu vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống xã hội.
C-Văn bản phân tích những nội dung tạo nên tiếng nói văn nghệ và cách thể hiện rất độc đáo của văn nghệ.
D-Văn bản phân tích nội dung thể hiện cũng như sự khẳng định cách nói độc đáo và sức mạnh to lớn của văn nghệ đối với đời sống con người.
IV-Củng cố: (thảo luận nhóm)
 ?Nếu không có văn nghệ thì đời sống tinh thần của chúng ta sẽ ra sao?
 -Nếu không có văn nghệ thì đời sống con người âm thầm, tối tăm, tẻ nhạt..
V. Hướng dẫn học về nhà:
 -Về nhà học bài.
 - Làm bài tập sgk/17.
 - Gợi ý: +HS lấy được một tác phẩm văn học cụ thể, phân tích ý nghĩa, tác dụng của tác phẩm ấy đối với mình.
 +VD: bài Bếp lửa gợi cho em tình cảm về bà như thế nào ?
Ngày soạn: 05 - 01 - 2013
TIẾT 98 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
 - Nắm được khái niệm các thành phần biệt lập của câu.
II. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng thành phần biệt lập trong văn nói và viết.
III. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
	- Kĩ năng tư duy phê phán
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
C. CHUẨN BỊ:
 - Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.
 - Trò: vở soạn, vở ghi, sgk.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh; kiểm tra bài soạn...
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài:
 ?Thế nào là khởi ngữ? Đặt câu có khởi ngữ? Chữa bài tập sgk.
C-Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-HS đọc bài tập sgk/ 18.(bảng phụ)
?Các từ in đậm trong những câu ở bài tập thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào?
 -Chắc...
 -Có lẽ..
?Nếu không có những từ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không?
 -Không thay đổi. Vì những từ ngữ in đậm chỉ thể hiện sự việc ở trong câu, chứ không phải là thông tin sự việc của câu.
-GV: những từ ngữ như vậy gọi là tình thái.
?Vậy, tình thái có tác dụng gì trong câu?
-Đặt câu có tình thái.
-HS đọc bài tập.
?Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay việc gì không?
 -Không, chúng là các thành phần bộc lộ cảm xúc của câu.
?Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “Ồ” hoặc kêu “trời ơi”?
 -Đó là thành phần câu tiếp theo của các từ ngữ in đậm, phần câu này đã giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.
?Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?
 -Các thành phần in đậm đó là thành phần cảm thán.
?Vậy, thành phần cảm thán có tác dụng gì trong câu?
?Các thành phần tình thái và cảm thán có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của sự việc nêu trong câu không?
 -Hai thành phần này không tham gia vào việc diễn đạt sự việc nêu trong câu.
=>GV: 2 thành phần trên được gọi là thành phần biệt lập.
?Vậy thành phần biệt lập là gì?
 -Thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của sự việc nêu trong câu.
-HS đọc ghi nhớ sgk/18.
-HS đọc bài tập 1.
?Tìm thành phần tình thái, cảm thán?
-HS đọc bài tập 3.
?Với từ nào, người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy?
 -Chắc.
?Tại sao Nguyễn Quang Sáng lại chọn từ “chắc”?
 -Trong nhóm từ đó thì “chắc chắn” có độ tin cậy cao nhất. Từ “hình như” có độ tin cậy thấp nhất.
 -Tác giả dùng từ “chắc” vì niềm tin vào sự việc sẽ có thể diễn ra theo 2 khả năng:
 +Theo tình cảm huyết thống thì sự việc phải diễn ra như vậy.
+Do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi.
I-Thành phần tình thái.
1-Bài tập.
-Chắc: thể hiện thái độ tin cậy cao.
-Có lẽ: thái độ tin cậy chưa cao.
2-Kết luận.
Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn nhận của người nói với sự việc được nói đến trong câu.
II-Thành phần cảm thán.
1-Bài tập.
-Các từ in đậm cung cấp cho người nghe một thông tin phụ đó là trạng thái tâm lí tình cảm của người nói.
2-Kết luận.
-Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (buồn,vui, mừng, giận.)
* Ghi nhớ sgk/18.
III-Luyện tập.
1-Bài tập 1:
a-Có lẽ (tình thái)
b-Chao ôi (cảm thán)
c-Hình như (tình thái)
d-Chả nhẽ (tình thái)
2-Bài 2.
Dường như => hình như => có vẻ như => có lẽ =>chắc là => chắc chắn.
3-Bài 3.
-Nguyễn Quang Sáng chọn từ “chắc”
IV-Củng cố
- thảo luận nhóm:
 -Trong 5 phút, đội nào đặt được nhiều câu có thành phần biệt lập cho điểm 1,2 em.
 -VD: Nghe nói, bảo có lệnh đuổi hết những người làng Chợ Dầu không cho ở nữa.
V. Hướng dẫn học về nhà:
 -Học bài lí thuyết.
 -Làm bài tập 4/19.
 *Gợi ý: viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”: xót thương cho người phụ nữ xinh đẹp mà bất hạnh; căm ghét xã hội, thế lực đồng tiền trong xã hội đương thời.
Ngày soạn: 05 - 01 - 2013
TIẾT 99 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
 - Nắm được bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
II. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng nhận biết bài văn nghị luận cho hs.
III. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức viết văn nghị luận cho học sinh.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
	- Kĩ năng tư duy phê phán
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
C. CHUẨN BỊ:
 - Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.
 - Trò: vở soạn, vở ghi, sgk.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh; kiểm tra bài soạn...
 ? Thế nào là phép phân tích, tổng hợp?
 ? Làm bài tập sgk?
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-HS đọc văn bản “Bệnh lề mề”
?Trong văn bản, tác giả bàn về hiện tượng gì trong đời sống?
 -Bàn về hiện tượng thường thấy trong đời sống: bệnh lề mề.
?Bản chất của hiện tượng đó là gì?
 -Thói quen kém văn hoá của những người không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác.
?Chỉ ra nguyên nhân của bệnh lề mề?
 -Không có lòng tự trọng...
?Tác hại của bệnh lề mề? Tác giả làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng đó?
 -Đưa những dẫn chứng cụ thể.
?Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?
 -Có chặt chẽ..
?Vậy, một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống phải đạt những yêu cầu gì?
 -HS đọc ghi nhớ sgk/21.
?Hãy nêu các sự việc, hiện tượng tốt đáng biểu dương của bạn? Hiện tượng nào đáng viết một bài văn nghị luận xã hội?
VD: +Tinh thần ham học hỏi. 
 +Tình bạn đẹp.
 +Tình thân ái thương yêu nhau trong cuộc sống.
=>Tất cả đều có thể viết được bài văn nghị luận.
 -HS đọc bài tập 2.
?Cho biết hiện tượng đó có phải là hiện tượng đáng viết bài văn nghị luận không? Vì sao?
I-Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1-Bài tập.
Văn bản “Bệnh lề mề”
-Bàn về hiện tượng chậm giờ thiếu ý thức ở một số người lề mề.
-Nguyên nhân:
+Không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng những người khác.
+Ích kỉ vô trách nhiệm với công việc chung.
-Tác hại:
+Không bàn bạc được công việc một cách có đầu có đũa.
+Làm mất thời gian của người khác.
+Tạo ra một thói quen kém văn hoá.
-Bố cục: mỗi đoạn một ý, đoạn nào các ý cũng phát triển hợp lí, chặt chẽ câu viết gọn gàng , mạch lạc.
2-Kết luận.
-Ghi nhớ (sgk/21)
II-Luyện tập.
1-Bài 1.
-Tinh thần ham học hỏi...
2-Bài tập 2.
-Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của nó.Hút thuốc lá là một hiện tượng đáng viết bài văn nghị luận.
+Nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi cá nhân người hút đến sức khoẻ cộng đồng và vấn đề giống nòi.
+Nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường: khói thuốc lá gây bệnh cho những người không hút đang sống xung quanh những người đang hút.
+Gây tốn kém tiền bạc cho người hút.
IV-Củng cố
 - HS đọc ghi nhớ sgk/
 ? Thế nào là nghị luận về đời sống xã hội?
 - Bàn về vấn đề đời sống xã hội.
V. Hướng dẫn học về nhà:
 - Viết một bài văn nghị luận ngắn về vấn đề đọc sách hiện nay.
 + Gợi ý: Thuận lợi: sách nhiều, điều kiện mua sách cũng có.
 - Khó khăn: chọn sách, phương pháp đọc sách của mỗi chúng ta.
Ngày soạn: 06 - 01 - 2013
TIẾT 100 : CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
 VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
 - HS nắm được cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
II. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội cho hs.
III. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức viết văn nghị luận xã hội.
B. KĨ NĂNG SỐNG:
	- Kĩ năng tư duy phê phán
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
C. CHUẨN BỊ:
 - Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.
 - Trò: vở soạn, vở ghi, sgk.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức lớp:
	- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp:
Lớp
9A
9B
9C
Ngày giảng:
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
...... / 01 / 2013
Sĩ số:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh; kiểm tra bài soạn...
 ?Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
III. Bài mới.
- Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-HS đọc 4 đề bài trong sgk/22.
?Các đề bài có điểm gì giống nhau?
-Đều là những bài nghị luận về một hiện tượng, sự việc trong đời sống.
?Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa các đề?
-Đề 1-4/
-Đề 2-3
-Khác:
+Đề 1: phát hiện.
+Đề 4:cung cấp sẵn.
-HS đọc đề bài sgk/23.
?Đề thuộc loại gì?
-Nghị luận về sự việc, hiện tượng.
?Đề yêu cầu làm gì?
-Nêu suy nghĩ.
?Vì sao thành đoàn thành phố HCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
-Vì Nghĩa là tấm gương tốt.
?Nếu mọi học sinh đều học tập bạn Nghĩa và làm được như bạn Nghĩa thì có tác dụng gì?
-Đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn hs lười biếng, hư hỏng hoặc thậm chí là phạm tội.
?Sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần: MB, TB,KB.
?Mở bài nêu những ý nào?
?Thân bài nêu những ý nào?
-Phân tích ý nghĩa.
-Đánh giá.
-Nêu ý nghĩa
?Kết bài nêu nhiệm vụ gì?
-Ý nghĩa.
-Bài học.
?Dựa vào dàn bài, hãy tập viết từng phần của bài viết.
?Tập viết mở bài bằng nhiều cách khác nhau.
?Sửa lỗi mắc trong bài viết.
?Nêu cách làm bài văn nghị luận về một sự việc,hiện tượng trong đời sống.
-Học sinh đọc ghi nhớ sgk.
?Lập dàn ý cho đề 4 mục I.
?MB nêu ý nào?
-Giới thiệu...
-Ý nghĩa..
?Thân bài nêu những ý nào?
-Phân tích.
?Kết bài nêu ý nào?
-Khái quát.
-Ý nghĩa,
I-Đề bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
1-Đề bài: sgk/22.
*Đề 1-4:
-Giống:
+Cả 2 đều có sự việc hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương, đó là những tấm gương vượt khó, học giỏi.
+Cả 2 đều phải nêu suy nghĩ của mình về các sự việc, hiện tượng tốt được biểu dương
-Khác:
+Đề 1:Yêu cầu phải phát hiện sự việc, hiện tốt, tập hợp tư liệu để bàn luận và nêu suy nghĩ.
+Đề 4: cung cấp sẵn sự việc hiện tượng dưới dạng một truyện kể để người viết phân tích, bàn luận và nêu nhận xét suy nghĩ của mình.
II-Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1-Đề bài.
a-Tìm hiểu đề và tìm ý
-Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
-Đề nêu hiện tượng người tốt, việc tốt, cụ thể là tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm, có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống có hiệu quả.
*Tìm ý.
-Nếu có ý thức sống có ích thì mỗi người hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm nhỏ nhất, bình thường nhất.
-Vì Nghĩa là con người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong công việc đồng áng.
-Nghĩa là hs biết kết hợp học với hành.
-Nghĩa là hs có đầu óc sáng tạo.
-Học tập Nghĩa là noi theo một tấm gương, có hiếu với cha mẹ, có đầu óc sáng tạo, đó là những việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn.
2-Lập dàn ý.
a-Mở bài.
-Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa.
-Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương trên.
b-Thân bài.
-Phân tích ý nghĩa về những việc làm của Nghĩa.
-Đánh giá việc làm của Nghĩa.
-Nêu ý nghĩa của việc phát động phong trào học tập của Nghĩa.
c-Kết bài.
3-Viết bài.
4-Đọc và chữa lỗi.
-Sửa lỗi chính tả, câu.
-Liên kết các đoạn văn.
5-Kết luận.
-Ghi nhớ sgk/24.
III-Luyện tập.
1-Lập dàn ý đề 4.
a-Mở bài.
-Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hiền.
-Ý nghĩa của tấm gương trên.
b-Thân bài.
-Phân tích việc làm của Nguyễn Hiền
-Đánh giá việc làm của Nguyễn Hiền.
c-Kết bài.
-Khái quát tấm gương Nguyễn Hiền.
-Rút ra bài học cho bản thân.
IV-Củng cố:
 - HS đọc ghi nhớ sgk.
 ?Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội ta phải làm gì?
 - Tìm hiểu kĩ đề bài.
 - Phân tích sự việc, hiện tượng đó, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, sửa lỗi.
 ? Dàn bài gồm mấy phần/
 - Ba phần: MB,TB,KB
V. Hướng dẫn học về 

File đính kèm:

  • docVAN 9 - TUAN 21.doc