Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 58: Chương trình địa phương - Năm học 2017-2018 - Trần Thị Ngân Hà

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định trật tự( 1 phút):

2. Kiểm tra bài cũ( 5 phút):

? Cảm nhận của em về bản chất của nhân vật Trọng Thủy.

*Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Thời gian: 1 phút.

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 58: Chương trình địa phương - Năm học 2017-2018 - Trần Thị Ngân Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15: 
Tiết 58:	
 Ngày soạn: 23/11/2017
 Ngày dạy : 01/12/2017
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG:
CHIỀU XUÂN
 	 (Anh Thơ)
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Nắm được những nét đặc sắc của vẻ đẹp bức tranh quê mùa xuân cùng không khí nhộn nhịp của nông thôn.
- Cảm nhận được lối diễn đạt duyên dáng, độc đáo của thủ pháp dùng cái động để tả cái tĩnh.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc- hiểu một bài Thơ Mới.
3. Thái độ: Bồi đắp tình yêu, niềm tự hào về truyền thống, ý thức sưu tầm học tập văn học địa phương.
4. Năng lực hình thành: Ngoài những năng lực chung, hình thành và phát triển ở HS năng lực cảm thụ thơ văn, giải quyết vấn đề, hợp tác và chia sẻ, thu thập thông tin, huy động kiến thức tổng hợp.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: chuẩn bị thêm một số tư liệu về tác giả, tài liệu hướng dẫn giảng dạy chương trình địa phương.
2. Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn, sưu tầm thêm về tác giả, đọc kĩ văn bản.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định trật tự( 1 phút):
2. Kiểm tra bài cũ( 5 phút): 	
? Kể tên các tác giả văn học của Hải Dương mà em biết.
3.Bài mới: 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Thời gian: 2 phút.
Ho¹t ®éng cña gv- hs
KiÕn thøc cÇn ®¹t
*Hoạt động 2 : Giới thiệu chung về VB - Thời gian : 5 phút
- GV cho HS đọc chú thích *
- HS nêu nét cơ bản về tác giả và đoạn trích
- GV nhấn mạnh.
- HS nghe và ghi nhớ kiến thức.
- GV nhấn mạnh đặc điểm thể loại chèo
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. - Thời gian : 27 phút
- HD HS đọc bài thơ, chú ý phát âm chuẩn chính tả
- KT việc nắm chú thích SGK.
- GV khái quát chung
? Thiên nhiên mùa xuân được gợi tả qua những hình nhr nào?
HS xác định hình ảnh, nêu cảm nhận
GV bình những chi tiết, hình ảnh đặc sắc, liên hệ các ý thơ khác của Anh Thơ
? Không khí cuộc sống thôn quê hiện lên như thế nào? Em hãy tìm các từ ngữ gợi tả không khí ấy.
Hs tìm chi tiết, từ ngữ
GV nhấn mạnh giá trị biểu cảm
? Nhận xét về vẻ đẹp bức tranh quê.
HS nhận xét, Gv củng cối, chốt ý
? Con người xuẩ hiện trong không gian như thế nào?
? Hình ảnh con người đc miêu tả qua những chi tiết nào?
HS phát hiện, tìm chi tiết
GV nhấn mạnh, phân tích hình ảnh, nghệ thuật
? Cảm nhận của em về vẻ đẹp con người?
HS nêu cảm nhận, GV củng cố, khắc sâu
Hs khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật
GV nhấn mạnh, củng cố 
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả (1921-2005):
- Là nhà thơ nữ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới
- Thơ bà thiên về tả cảnh bình dị quen thuộc của thôn quê thể hirnj một tình quê đằm thắm pha lẫn chút tâm sự bâng khuâng u buồn.
2. Tác phẩm: 
- Bài thơ rút từ tập “Bức tranh quê” xuất bản năm 1941
II. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc - chú thích (SGK)
2. Phân tích:
a. Bức tranh quê buổi chiều xuân:
- Vẻ đẹp thiên nhiên:
+ Mưa đổ bui, đò biếng lười, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng tơi bời.
+ đường đê, cỏ non, cánh bướm, trâu bò
=> Bức tranh mùa xuân mang vẻ đẹp êm đềm, giản dị, gần gũi quen thuộc mà rất nên thơ.
- Không khí, nhịp sống thôn quê: êm êm, biếng lười, im lìm, tơi bời 
-> từ ngữ gợi tả, nhịp thơ đều, chậm gợi nhịp điệu cuộc sống trầm buồn, bình lặng
-> Bức tranh quê mang nét buồn vắng vẻ, tĩnh lặng.
b. Hình ảnh con người:
- Không gian: cánh đồng – quen thuộc gần gũi với người nông dân
- Hình ảnh: cô nàng yếm thắm – giật mình, cúi cuốc cào cỏ
-> Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc
-> Con người hòa quyện, gắn bó với thiên nhiên, mang vẻ đẹp khỏe khoắn, lạc quan làm bức tranh thiên nhiên sống động có hồn.
4. Tổng kết:
- Nội dung:
- Nghệ thuật
=> Ghi nhớ ( tài liệu tr 64)
III. Luyện tập: Hoạt động 3: Luyện tập – Thời gian : 7 phút
- HS học thuộc lòng bài thơ, đọc diễn cảm, phát âm đúng chuẩn chính tả.
- Gv uốn nắn cách đọc, hướng dẫn cách nhấn giọng, phát âm
4. Củng cố- Hoạt động 4: Khái quát và khắc sâu kiến thức – Thời gian : 2 phút
- HS nêu giá trị của bài thơ, đọc một số bài thơ khác của Anh Thơ. 
5 . Hướng dẫn học ở nhà (3 phút):
- Học thuộc lòng bài thơ, tiếp tục sưu tầm thơ cac của các tác giả Hỉa Dương
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ, vẽ tranh mô tả cảnh thiên nhiên trong bài
- Chuẩn bị bài “Dấu ngoặc kép”: đọc trước các ví dụ, trả lời câu hỏi SGK
Kí duyệt ngày tháng 11 năm 2017 T.T 
 NguyÔn ThÞ Thóy
4. Củng cố- Hoạt động 4 – Thời gian : 3 phút
HS nêu cảm nhận về bản chất con người Trọng Thủy. 
5 . Hướng dẫn học ở nhà (2 phút):
- Học bài nắm chắc các thông tin về tác giả và tình huống kịch.
- Tiếp tục tìm hiểu về hành động, diễn biến tâm trạng và tình cảm của Trọng Thủy, tìm hiểu đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống kịch của tác giả.
- Tìm đọc toàn bộ vở kịch, xem vở chèo.
TIẾT 64
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định trật tự( 1 phút):
2. Kiểm tra bài cũ( 5 phút): 	
? Cảm nhận của em về bản chất của nhân vật Trọng Thủy.
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Thời gian: 1 phút.
Ho¹t ®éng cña gv- hs
KiÕn thøc cÇn ®¹t
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. - Thời gian : 26 phút
? Khi quay lại vườn Công chúa, Trọng Thủy đã có những hành động gì?
? Tại sao từ một kẻ ngạo mạn trong chiến thắng, hắn lại hoang mang đau khổ và thất vọng?
HS xác định chi tiết, thể hiện suy nghĩ về nhân vật
GV nhấn mạnh, bổ sung
? Kết cục cuối cùng của Trọng Thủy ra sao? Em có suy nghĩ gì về kết cục ấy?
HS tìm chi tiết, nêu cảm nhận.
GV củng cố chốt ý
? Ngoài Trọng Thủy, những nhân vật nào được khắc họa trong đoạn trích? Em có nhận xét gì về họ?
? Những con người ấy thể hiện tư tưởng gì của đoạn trích?
HS tìm hiểu nhân vật, phát hiện chi tiết, nêu cảm nhận
GV bổ dung, khắc sâu kiến thức
? Em hãy nêu khái quát giá trị nội dung đoạn trích.
HS dựa vào phần Ghi nhớ, khái quát nội dung
? Theo em, thành công về nghệ thuật của tác giả là gì?
GV hướng dẫn HS đánh giá sáng tạo về nghệ thuật
II. Đọc - Hiểu văn bản:
3. Phân tích:
a.Nhân vật Trọng Thủy:
- Hành động và suy nghĩ:
+ tìm lại Mị Châu trong sự huyênh hoang, ngạo mạn, tự đắc của kẻ chiến thắng
+ Chối tội, đổ lỗi cho Thục Phán giết Mị Châu
+ hung hăng dọa nạt, định chém giết mọi người.
+ Sau đó, hắn giật mình nhận ra tội ác của mình và cha, hoang mang đau khổ thấy mình cô độc giữa đội quân trung thành của Thục Phán -> hắn mới chính là kẻ thất bại đầy đau khổ, nhục nhã.
+ Lao xuống giếng tự vẫn 
=> Qua việc miêu tả hành động, thái độ của Trọng Thủy, tác giả đã cho người đọc thấy đây là một nhân vật vừa đáng ghét vừa đáng thương, hắn rơi vào bi kịch do chính mình gây ra.
b. Các nhân vật khác:
- Mã Khởi: bị lợi dụng, ân hận, căm thù Trọng Thủy, muốn trả thù cho Mị Châu, Mây và người dân lạc Việt.
- Suối: đau khổ, uất hận vì mất nước; một lòng muốn chém chết trọng Thủy để trả thù cho chủ
- Cao Lạc hầu: một lòng trung thành, thấu hiểu kẻ thù, căm giận kẻ vong ân bội nghĩa.
=> Họ là đại diện cho lòng yêu nước, căm thù giặc, thể hiện tinh thần yêu hòa bình, khát vọng hòa bình của nhân dân ta từ bao đời nay.
4. tổng kết:
- Nội dung ( Ghi nhớ - Tài liệu Chương trình địa phương, trang 102)
- Nghệ thuật: có nhiều sáng tạo nổi bật so với truyện dân gian:
+ Xây dựng thêm nhiều nhân vật
+ Coi trọng miêu tả hành động và diễn biến tâm lí
+ Ngôn ngữ chèo mượt mà, trau chuốt...
III. Luyện tập: Hoạt động 3: Luyện tập – Thời gian : 7 phút
* Viết đoạn văn nêu cảm nghĩa của em về nhân vật Trọng thủy.
- Gv hướng dẫn HS tìm ý, xá định cách trình bày đoạn văn
- HS viết đoạn văn, làm nổi bật cảm nhận về nhân vật
- GV kiểm tra, uốn nắn, sửa chữa, cho điểm.
4. Củng cố- Hoạt động 4: Khái quát và khắc sâu kiến thức – Thời gian : 2 phút
- HS nêu giá trị của đoạn trích. 
5 . Hướng dẫn học ở nhà (3 phút):
- Tóm tắt đoạn trích, nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật.
- Tiếp tục sưu tầm các tác phẩm văn học địa phương khác.
- Tìm hiểu bài “Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự”, trả lời các câu hỏi SGK.
Kí duyệt ngày tháng 11 năm 2017 T.T 
 NguyÔn ThÞ Thóy

File đính kèm:

  • docxchương trình địa phương.docx