Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 48+49: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

Hoạt động 1:

Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi: Tìm những câu thơ viết về các phương tiện giao thông mà em đã được học hoặc đọc.

- Gọi đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả

- GV chiếu một số ví dụ minh họa

- “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”

- “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

- “ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”

Hoạt động 2: Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi. GV nêu vấn đề: Hãy so sánh cách miêu tả các phương tiện giao thông trong các ví dụ chúng ta vừa tìm được và hình ảnh “ tiểu đội xe không kính” trong nhan đề “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật”.

- Gọi đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả

- GV nhận xét, tổng kết:

 Xưa nay những hình ảnh xe cộ tàu thuyền khi đưa vào trong thơ thường được thi vị hoá, lãng mạn hoá . Nhưng trong bài thơ này Phạm Tiến Duật đã đưa vào trong thơ mình hình ảnh những chiếc xe không kính hết sức chân thực nó thực đến mức chẳng có gì nên thơ cả vậy mà nó vẫn được đưa vào thơ và nó vẫn bon bon ra tiền tuyến . Vậy những chiếc xe ấy xuất hiện ở đây để làm gì? vì sao lại không có kính? Những người lái xe ấy là ai? Họ là những người như thế nào mà có thể chắp cách cho hiện thực ấy thành thơ. Chúng ta sẽ tìm câu trả lời sau khi học xong bài học hôm nay.

 

doc15 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 48+49: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: TÊN BÀI HỌC: 
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
Kĩ năng:
Thái độ:
Định hướng năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực chuyên biệt:
Phẩm chất:
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
Thiết bị dạy học
Học liệu
Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị các nội dung hoạt động do gv giao nhiệm vụ
CÁC HOẠT ĐỘNG 
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động)
Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Hình thức tổ chức
Phương tiện dạy học
Sản phẩm (SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở
Thực hiện nhiệm vụ GV phân công
Trao đổi, thảo luận
Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu (MT cần hoạt động)
Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Hình thức tổ chức
Phương tiện dạy học
Sản phẩm (SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở
Thực hiện nhiệm vụ GV phân công
Trao đổi, thảo luận
Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học
LUYỆN TẬP
 Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động)
 Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Hình thức tổ chức
Phương tiện dạy học
Sản phẩm (SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở
Thực hiện nhiệm vụ GV phân công
Trao đổi, thảo luận
Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học
VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ
 Mục tiêu (MT cần hoạt động)
Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Hình thức tổ chức
Phương tiện dạy học
Sản phẩm (SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở
Thực hiện nhiệm vụ GV phân công
Trao đổi, thảo luận
Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Nội dung, câu hỏi bài tập ở nhà
Ví dụ:
Tiết 48 - 49: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Phạm Tiến Duật
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- HS có những hiểu biết bước đầu về tác giả Phạm Tiến Duật. Hiểu được đặc điểm thơ của ông qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Thấy được hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ được phản ánh trong tác phẩm và vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật.
2. Kĩ năng
Phân tích được hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ; phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
3. Thái độ
Trân trọng, tự hào về vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn nói riêng và những người lính cụ Hồ nói chung từ đó mở ra những suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
4. Định hướng năng lực:
 a. Năng lực chung:
 	- Tự chủ , tự học: Tự giác, chủ động trong tiếp nhận văn bản trong chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập.
	- Giao tiếp, hợp tác: Lắng nghe, chia sẻ, phối hợp với bạn
	- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến của bản thân trước tình huống GV đặt ra.
 b. Năng lực chuyên biệt:
 - Năng lực đọc - hiểu thơ ca trữ tình hiện đại.
 - Năng lực cảm thụ thẩm mỹ : phát hiện, trình bày những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của 1 bài thơ trữ tình hiện đại.
- Năng lực tạo lập văn bản: biết sử dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để tạo lập văn bản ( nói - viết đoạn văn) hoàn chỉnh.
5. Phẩm chất
 	Giáo dục học sinh có lí tưởng sống cao đẹp, biết yêu con người, yêu cái đẹp, yêu cuộc đời, yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên
Thiết bị dạy học: Máy chiếu 
Học liệu: Video về con đường TS trong kháng chiến chống Mỹ; Ảnh chân dung nhà thơ Phạm Tiến Duật; Phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh: 
- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV ở tiết trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG 
KHỞI ĐỘNG
1.Mục tiêu : Tạo tâm thế nhập cuộc, tạo tình huống khơi gợi trí tò mò cho học sinh; Định hướng nội dung bài học; Qua đó hình thành và phát triển năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2.Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề
3.Hình thức tổ chức: Hoạt động thảo luận cặp đôi
4.Phương tiện dạy học: Máy chiếu
 5.Sản phẩm: Ý kiến của cá nhân trước tình huống GV đưa ra.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:
Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi: Tìm những câu thơ viết về các phương tiện giao thông mà em đã được học hoặc đọc. 
- Gọi đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả 
- GV chiếu một số ví dụ minh họa
- “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”
- “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
- “ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”
Hoạt động 2: Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi. GV nêu vấn đề: Hãy so sánh cách miêu tả các phương tiện giao thông trong các ví dụ chúng ta vừa tìm được và hình ảnh “ tiểu đội xe không kính” trong nhan đề “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật”.
- Gọi đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả 
- GV nhận xét, tổng kết:
 Xưa nay những hình ảnh xe cộ tàu thuyền khi đưa vào trong thơ thường được thi vị hoá, lãng mạn hoá . Nhưng trong bài thơ này Phạm Tiến Duật đã đưa vào trong thơ mình hình ảnh những chiếc xe không kính hết sức chân thực nó thực đến mức chẳng có gì nên thơ cả vậy mà nó vẫn được đưa vào thơ và nó vẫn bon bon ra tiền tuyến . Vậy những chiếc xe ấy xuất hiện ở đây để làm gì? vì sao lại không có kính? Những người lái xe ấy là ai? Họ là những người như thế nào mà có thể chắp cách cho hiện thực ấy thành thơ. Chúng ta sẽ tìm câu trả lời sau khi học xong bài học hôm nay.
- HS thảo luận
- Đại diện cặp đôi đọc các câu thơ tìm được.
- HS thảo luận 
- Đại diện một số cặp đôi đưa ra ý kiến của mình
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1.Mục tiêu: Hình thành kiến thức mới về tác giả Phạm Tiến Duật và tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt đặc biệt là năng lực đọc hiểu và năng lực cảm thụ thẩm mỹ một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
2.Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp; Nêu vấn đề.
3.Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân; Hoạt động thảo luận nhóm nhỏ, thảo luận cặp đôi;
4.Phương tiện dạy học: Máy chiếu/ Phiếu học tập
5.Sản phẩm: Phiếu học tập; Kết quả thảo luận nhóm; những cảm nhận riêng của bản thân.
	HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về tác giả
- GV chiếu ảnh chân dung tác giả
- Từ việc soạn bài trước khi đến lớp, Gv yêu cầu 1 em Hs giới thiệu những nét chính về tác giả Phạm Tiến Duật
- GV gọi 1 em khác nhận xét phần trả lời của bạn và đánh giá và chốt vấn đề và ghi bảng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về tác phẩm
- Gv yêu cầu 1 em HS nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
- GV đánh giá , chốt ý
- Giáo viên HD đọc và đọc mẫu một đoạn 
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu nhanh về đề tài, thể thơ, PTBĐ chính,....
- GV chốt ý
Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi
Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ.
- Gọi đại diện một số cặp trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá và giúp HS thấy được : Nhan đề bài thơ thật độc đáo mới lạ. 
Hoạt động 3: Đọc - hiểu chi tiết văn bản
- Tổ chức cho HS tìm hiểu về hình ảnh những chiếc xe không kính.
? Những chiếc xe không kính xuất hiện ở đây để làm gì?
Giáo viên bổ sung:
 Kết thúc cuộc kháng chiến chống TD Pháp năm 1954, đất nước chúng ta chia cắt thành 2 miền. MB xây dựng XHCN, còn MN tiếp tục đấu tranh chống Mỹ để giải phóng MN tiến tới thống nhất đất nước. BH từng nói “ Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có hể cạn núi có thể mòn nhưng chân lý đó không hề thay đổi.” Và “ Dù có đốt cháy cả dãy TS thì cũng phải quyết tâm dành cho đc độc lập” . Chính cái tâm nguyện đó, quyết tâm đó, chính cái tư tưởng đó mà MB thời kì từ 1954 đến 1975 phải song song làm 2 nhiệm vụ là vừa phải xây dựng XHCN vừa phải tiếp tục cung ứng tất cả nguồn lực từ con người binh lực, lương thực, thuốc men đạn dược cho chiến trường MN.
? Tìm những câu thơ tiêu biểu khắc họa hình ảnh những chiếc xe không kính?
- Gv chiếu hình ảnh những chiếc xe không kính
Tổ chức cho HS hoạt động thảo luận cặp đôi:
Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của BPTT được sử dụng khi miêu tả những chiếc xe không kính.
- Gọi một số nhóm trình bày, nhận xét lẫn nhau
- GV chốt ý
? Em có nhận xét gì về giọng thơ những câu thơ nói về những chiếc xe không kính này?
GV chuyển ý- Tổ chức cho HS tìm hiểu về hình ảnh những người lính lái xe.
 (Để tìm hiểu hình ảnh những người lính lái xe cô cùng các em đặt người lính lái xe trong hoàn cảnh cuộc chiến)
? Em hãy tìm trong bài thơ những hình ảnh thơ nói về hoàn cảnh cuộc chiến( h/c chiến trường và h/c tự nhiên)?
? Tác giả đã sử dụng BPNT gì? Tác dụng?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu khi tác giả nói đến những khó khăn?
GV: Bổ sung một số thông tin về con đường Trường Sơn ( nơi được gọi là túi bom, túi lửa), cho HS biết về một số tác phẩm viết về tuyến đường này ( nhà thơ Nguyễn Đình Thi và cũng là nhạc sĩ Nguyễn ĐìnhThi trong bài “ Lá đỏ” đã viết: Bụi Trường Sơn hoà trong chảo lửa. Mức độ bụi rất nhiều hơn nữa Lê Minh Khuê trong “ Ngôi sao xa xôi” đã viết( GV chiếu đoạn văn, đọc). 
Để chiến thắng những hoàn cảnh đó thì những người lính phải có những phẩm chất gì chúng ta chuyển sang phần 2...
? Vẻ đẹp phẩm chất những người lính được nhà thơ khắc hoạ ở những khía cạnh nào?
Hoạt động nhóm nhỏ ( Mỗi bàn một nhóm)
Bước 1: Chia nhóm, phát phiếu học tập
- Dựa vào việc chuẩn bị bài ở nhà mà GV đã hướng dẫn ở tiết học trước HS hoàn thành phiếu học tập( chỉ ra và phân tích giá trị biểu cảm của những hình ảnh tiêu biểu, BPTT đặc sắc, nhận xét giọng điệu,...từ đó khái quát vẻ đẹp người lính được thể hiện )
N1: Tư thế ( Đoạn thơ: Ung dung buồng lái ta ngồi...Như sa như ùa vào buồng lái)
N2: Tinh thần (Đoạn thơ: Không có kính ừ thì có bụi.....Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi)
N3: Tình cảm đồng chí, đồng đội (Đoạn thơ: Những chiếc xe từ trong bom rơi....Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy)
N4: Ý chí chiến đấu (Đoạn thơ: Võng mắc chông chênh đường xe chạy....Chỉ cần trong xe có một trái tim)
Bước 2: Các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập 
Bước 3: Gọi đại diện các nhóm báo cáo
Bước 4: Tổ chức cho HS nhận xét đánh giá: 
Có thể cho các nhóm đổi kết quả làm việc cho nhau và thảo luận nhận xét bổ sung cho nhóm bạn.
Bước 5: GV chốt ý
N1: (Gv chiếu đoạn thơ của N1)
- N2 (Gv chiếu 2 khổ thơ của N2)
N3: (Gv chiếu đoạn thơ của N3)
GVBS một số thông tin về bếp Hoàng Cầm.
N4 (Gv chiếu đoạn thơ của N4) 
GV nêu vấn đề: Có ý kiến cho rằng toàn bộ bài thơ và đặc biệt là khổ cuối có 1 sự đối lập . Hãy chỉ ra sự đối lập đó.
Hoạt động thảo luận cặp đôi
Từ sự đối lập này tác giả muốn thể hiện điều gì?
- GV cho HS trình bày suy nghĩ của mình và chốt: Đối lập giưã hoàn cảnh chién đấu với tư thế, tinh thần, tình cảm, ý chí. Hình ảnh trái tim rất đẹp, toả sáng bài thơ và những chiếc xe dường như không chỉ vận hành theo một nguyên lý kĩ thuật mà nó còn vận hành theo sự chỉ đạo của trái tim người lính. Thì ra cội nguồn sưc mạnh của cả đoàn xe là trái tim của người lính những người cầm lái anh dũng, hiên ngang, kiên cường đầy bản lĩnh. Đây có lẽ phải có một trái tim biết yêu tha thiết đ/n quê hương, một trái tim biết căm thù quân xâm lược và một trái tim rực lửa anh hùng thì người chiến sĩ mới có thể dũng cảm kiên cường đến như thế. Khổ cuối đã hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của người lính lái xe TS. Khẳng định một triết lí: Sức mạnh của tình yêu tổ quốc đã làm nên tất cả, câu thơ khép lại bài thơ nhưng lại mở ra hình tượng những người lính lái xe TS đang phơi phới niềm tin.
Qua đó cho HS tự rút ra được cội nguồn của niềm tin, ý chí ở đây là gì? 
- GV chốt ý: đó là tình yêu quê hương , đất nước, niềm tin sắt đá MN được giải phóng...
I. Đọc - hiểu khái quát
1. Tác giả
- HS giới thiệu về tác giả
- HS nhận xét, bổ sung:
+ Phạm Tiến Duật (1941- 2007) Quê ở tỉnh Phú Thọ.
 + Gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ thời chống Mỹ.
+ Sống và chiến đấu trên chiến trường TS.
+ Đề tài: người lính (anh bộ đội lái xe, cô thanh niên xung phong Trường Sơn)
+ Giọng thơ tự nhiên sôi nổi, tinh nghịch mà sâu sắc.
- HS viết vào vở
2. Tác phẩm
 + Bài thơ sáng tác: năm 1969
 - Thời kì chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt nhất.
 - Thời điểm tác giả đang hoạt động trên đường Trường Sơn.
 + In trong tập thơ “ Vầng trăng quầng lửa „
- HS ghi vào vở
- HS đọc tiếp đến hết
- HS xác định đề tài, thể thơ, PTBĐ chính,....
 + Đề tài: Người lính 
 + Thể thơ: tự do 
 + PTBĐ chính: Biểu cảm
- HS thảo luận
- HS trả lời, nhận xét 
 Nhan đề bài thơ thật độc đáo mới lạ...
II. Đọc - hiểu chi tiết văn bản
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính
- Những chiếc xe không kính: Vận chuyển thuốc men đạn dược, LTTP...chi viện cho chiến trường MN.
+ Bom giật, bom rungkính vỡ
+ Không có: - kính
 - đèn
 - mui 
+ Có - xước
- HS thảo luận
-Trình bày, nhận xét lẫn nhau
 + Điệp ngữ ( 6 từ không, thêm một từ có)
 + Động từ mạnh “ rung, giật”
 Cho thấy: 
- Những chiếc xe trần trụi đến mức biến dạng
- Hiện thực chiến tranh dữ dội, ác liệt
- Giọng phân bua, như lời ăn tiếng nói hàng ngày.
2. Hình ảnh những người lính lái xe
a) Hoàn cảnh
 +Bom giật, bom rung
 + gió vào xoa mắt đắng
 + bụi phun tóc trắng
 + mưa tuôn, mưa xối
- Động từ mạnh “ giật, tuôn, xối...”
- So sánh, liệt kê
- Chuyển đổi cảm giác
àHoàn cảnh chiến trường: dữ dội, ác liệt, tàn khốc, hiểm nguy
- Hóm hỉnh, đùa vui, lạc quan, coi thường hiểm nguy.
b)Vẻ đẹp phẩm chất
- Tư thế, tinh thần, tình cảm đồng chí đồng đội, ý chí chiến đấu.
- HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Nhận xét, đánh giá
- Một số ý HS cần đạt được: 
* Tư thế
Đảo từ “ ung dung” để thấy tư thế ung dung
Điệp từ “nhìn„ : Bình tĩnh, tự tin
Nhịp thơ 2/2/2: nhanh đều đặn
- Tư thế: Chủ động , đường hoàng, ung dung
* Tinh thần
 - so sánh “như người già”: 
 - kết hợp từ giàu sức gợi, điệp từ, điệp cấu trúc câu “ừ nhỉ”, “ chưa cần” : Thái độ phớt lờ khó khăn, gian khổ.
 - cử chỉ “ phì phèo” “nhìn nhau cười ha ha”: rất đời thường, rất lính. 
 - Giọng điệu: ngang tàng, tinh nghịch( đậm chất lính)
à Tinh thần lạc quan, coi thường hiểm nguy.
* Tình cảm đồng chí, đồng đội.
+ Thể hiện: 
- Cử chỉ “bắt tay” - thân ái, gắn bó
- Cảnh sinh hoạt ở giữa núi rừng ( bếp Hoàng Cầm)
àCởi mở chân thành, sẻ chia thân ái; Đoàn kết bên nhau cùng chiến đấu.
* Ý chí chiến đấu 
- Điệp từ “ lại đi”--luôn hướng về phía trước
 - Liệt kê những thiếu thốn --hoàn cảnh kk
 - Hình ảnh hoán dụ, ẩn dụ “ trái tim”: Biểu tượng cho sự dũng cảm, sự quan tâm, ý chí...
à Ý chí quyết tâm chiến đấu vì MN, niềm tin quyết thắng .
- Đối lập giưã hoàn cảnh >< tư thế, tinh thần, tình cảm, ý chí
- Xe không có đủ điều kiện lăn bánh nhưng lại có 1 trái tim.
- HS thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung lẫn nhau
- Đó là tình yêu quê hương , đất nước, niềm tin sắt đá MN được giải phóng...
TỔNG KẾT
1. Mục tiêu : HS khái quát được giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung cuả tác phẩm. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
3.Hình thức tổ chức: Theo lớp
4.Phương tiện dạy học: Máy chiếu
5.Sản phẩm: Các ý chính về giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung được HS viết ra ( bằng cách gạch ý)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Chiếu đoạn phim tư liệu ngắn về con đường TS. Và cho HS nêu cảm nhận của mình. 
 - GV cho HS nêu khái quát những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
- GV chốt ý. Chiếu lên màn hình.
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi: Chỉ ra những nét khái quát nhất điểm giống, khác nhau về đề tài, hoàn cảnh, hình ảnh người lính...qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội không kính” của Phạm Tiến Duật.
- GV đánh giá chốt ý.
- HS xem và trình bày ý kiến của mình.
- HS gạch ý vào vở nháp; Trình bày, nhận xét bổ sung, hoàn chỉnh
+ Lựa chọn chi tiết độc đáo
+ Hình ảnh đậm chất hiện thực
+ Giọng điệu phóng khoáng, tự nhiên. Ngôn ngữ gần khẩu ngữ.
+ Khắc hoạ hình ảnh độc đáo: xe không kính qua đó ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mỹ xâm lược.
- HS thảo luận - Trình bày; 
- Nhận xét, bổ sung 
 + Giống: Đề tài: Người lính
 Hoàn cảnh các anh phải trải qua
 Vẻ đẹp hình ảnh người lính...
 + Khác: - Đồng chí: người lính trong thời kì chống Pháp, thâm trầm hơn. Xuất thân là những người nông dân mặc áo lính...
 - Bài thơ về tiểu....: người lính trong thời kì chống Mỹ, là những thanh niên, trí thức mặc áo lính. Sôi nổi, trẻ trung...
D.VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ
1. Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề. Hình thành và phát triển năng lực tự chủ, năng lực thẩm mỹ.
2.Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
3.Hình thức tổ chức: Cá nhân
4.Phương tiện dạy học: Máy chiếu
5.Sản phẩm: Đoạn văn ngắn nêu trách nhiệm của bản thân
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân: ( GV chiếu nội dung BT)
Sau khi học xong 2 bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội không kính” của Phạm Tiến Duật, đặc biệt là cảm nhận được những vẻ đẹp của người lính cụ Hồ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, em rút ra được bài học gì về trách nhiệm của bản thân nói riêng của thế hệ trẻ nói chung trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước hiện nay? Hãy trình bày ý kiến của mình bằng một đoạn văn ngắn. ( 7-10 dòng)
Giáo viên tổng kết bài học: Các em ạ, có những người lính lái xe , những người vượt TS đi đánh Mỹ có những người may mắn được trở về quê hương nhưng cũng có những người mãi mãi vĩnh viễn nằm lại nơi rừng tối bao la. Tất cả họ là những người trực tiếp viết nên bản anh hùng ca của thời đại chống Mỹ . “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mà chúng ta học hôm nay đã góp phần làm sống dậy một thời kì lịch sử oanh liệt hào hùng của dân tộc ta.
HS hoạt động cá nhân, thực hiện nội dung bài tập.
- HS trình bày ý kiến cá nhân
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà hoàn thành các nội dung sau:
1. Kể tên một số tác phẩm thơ ca viết về người lính trong thời kì kháng chiến chống pháp, chống Mỹ mà em biết?
2. Tìm hiểu và sưu tầm một số hình ảnh, bài viết về anh bộ đội Cụ Hồ trong thời đại ngày nay.
3. Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hình ảnh người lính cụ Hồ trong kháng chiến qua hai bài thơ “ Đồng chí” và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. 
* Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới cho tiết học sau
.

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12711976.doc