Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 2: Phong cách Hồ Chí Minh

3. Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

 * Câu hỏi: Em hiểu “ phong cách” trong phong cách Hồ Chí Minh là gì? Vì sao Bác lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy? Điều gì đã làm nên phong cách VH HCM?

 * Trả lời: - Phong cách: lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó.

 - Bác đi nhiều nơi, nói nhiều thứ tiếng, làm nhiều nghề, học hỏi, tìm hiểu tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa VH nước ngoài.

 à Ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất VN, một lối sống rất binh dị, rất VN, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại.

 * Đặt vấn đề:

 Thâu tóm những nội dung T1 chuyển sang T2 Phong cách SH của Bác.

b. Dạy nội dung bài mới.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 2: Phong cách Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Ngữ văn: Tiết 2:
 Văn bản
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 - Lê Anh Trà-
 1. Mục tiêu
 	a. Về kiến thức:
- Thấy được một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và sinh hoạt.
- Thấy được ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nắm được kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn nghị luận.
b. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nắm bát nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
* KNS: - Xác định giá trị bản thân: từ việc tìm hiểu phong cách HCM, xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách HCM trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
 - Giao tiếp: trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách HCM trong VB.
* THTTHCM: Vẻ đẹp trong cách lãnh tụ HCM sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn.
c. Về thái độ:
 	- Giáo dục HS lòng kính yêu tự hào về Bác Hồ, có ý thức tu dưỡng học tập rèn kuyện theo gương Bác.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:.
a.Giáo viên:
 Nghiên cứu soạn giảng.( SGV,SGK,chuÈn KT-KN)
b. Học sinh: 
Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ.( 5’)
 * Câu hỏi: Em hiểu “ phong cách” trong phong cách Hồ Chí Minh là gì? Vì sao Bác lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy? Điều gì đã làm nên phong cách VH HCM?
 * Trả lời: - Phong cách: lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó.
 - Bác đi nhiều nơi, nói nhiều thứ tiếng, làm nhiều nghề, học hỏi, tìm hiểu tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa VH nước ngoài.
 à Ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất VN, một lối sống rất binh dị, rất VN, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại.
 	* Đặt vấn đề:
 Thâu tóm những nội dung T1 chuyển sang T2Phong cách SH của Bác.
b. Dạy nội dung bài mới.
H
?
?
?
?
?
H
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Đọc đoạn còn lại
Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào?
- Căn nhà của Bác (Nơi ở và nơi làm việc)
- Trang phục của Bác
- Bữa ăn của Bác
- Tư trang của Bác
Ở mỗi khía cạnh đó có những biểu hiện cụ thể nào? Suy nghĩ của em về nơi ở và nơi làm việc đó?
à Trong kháng chiến Bác hay ở nhà lán, hoặc nhà của dân. Sau 1954 Bác được bố chí về ở nhà tên toàn quyền Đông Dương (nay là phủ chủ tịch) Bác không ở mà chỉ làm nơi làm việc và tiếp khách sang trọng. Bác ở ngôi nhà cấp 4 là nhà của người thợ điện cho tên toàn quyền Đông Dương từ năm 1954 à 1958. Năm 1958 Bác cho làm nhà sàn thiết kế hai tầng, tầng trên cho làm việc và để ở, tầng dưới để tiếp khách, xây bệ xi măng xung quanh ở tầng dưới ở giữa có đặt bể cá vàng để chỗ cho các cháu thiếu nhi chơi mỗi khi vào thăm Bác.
àNT đối lập (chiếc nhà sàn = gỗ > < ngôi nhà sàn của Bác (= gỗ bên cạnh chiếc ao) có ai ngờ h/a đơn sơ mang đậm nông thôn như thế chỉ vẻn vẹn có vài phòng, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ lại là nơi ở, nơi làm việc của 1 vị Chủ tịch nước. Trong bài “ HCT, h/a 1 DT, tinh hoa của thời đại” bác PVĐ cũng nhắc đến ngôi nhà sàn “ luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn”.
Trang phục?
à Quần áo đi làm, tiếp khách là vài bộ đại cán, rất ít khi mặc com lê, còn ngày thường thì mặc quần áo lụa may kiểu bà ba, dép cao su mòn hằn cả vết chân, áo vá, gối vá
Ăn uống?
à Trong kháng chiến Bác ăn cùng các chiến sĩ, ăn uống rất tiết kiệm (cắt quả chuối nẫu, bắt anh chiến sĩ ăn chè cùng mình, cô Mai nấu cháo cho Bác, Bác bảo nấu bằng cơm nguội vừa nhanh chín vừa kẻo lãng phí cơm thừa.
à Trong “ Tức cảnh Pác Pó
à Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng HCM có một lối sống vô cùng giản dị. Lối sống ấy đã được nhiều nhà thơ, nhiều nhạc sĩ đưa vào bài thơ, bài hát của mình để ca ngợi Bác
 “ Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
 Mầu quê hương bền bỉ đậm đà”
 Tố Hữu
 “ Nơi Bác ở: sàn mây, vách gió
Sáng nghe tiếng chim rừng hót sau nhà
 Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
 Tố Hữu
Viễn Phương: Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả cà xứ Nghệ. Tránh nói to mà đi lại rất nhẹ trong vườn.
Đôi dép Bác Hồ.
Suy nghĩ của em về lối sống của Bác?
à Cuộc sống một mình, không xây dựng gia đình, suốt đời hi sinh vì dân vì nước.
à Suốt 30 năm bôn ba ở nước ngoài: Pháp à Châu Âu à Châu Phi à Châu Âu, Châu Á làm biết bao việc lớn mà Bác không hề lấy của dân một đồng hoàn toàn sống bằng hai bàn tay của mình. Hai lần bị vào tù: Một lần bị thực dân Anh bắt ở Hương Cảng TQ (nhờ vợ chông Luật sư Lô-rơ-bai cứu, chính bà Tống Khánh Linh đã đưa Bác an toàn ra khỏi Hương Cảng). Một lần bị bắt giam trong nhà tù TGT)
Trong thời gian bôn ba ở nước ngoài để kiếm sống Bác chủ yếu làm bồi bàn ở các KS à ở đó tập trung nhiều chính khách.
Đọc đoạn cuối
Ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì? (So sánh với các vị danh nho)
Có ý kiến cho rằng: cách sống giản dị của Bác lại vô cùng thanh cao sang trọng. Ý kiến của em? 
Đúng vì
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó (NGTrãi, NBK, NKhuyến, ).
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là một cách sống có VH đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên
Để thuyết minh cho lối sống giản dị, đạm bạc của Bác TG dùng P2 thuyết minh nào?
à Liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống SH của Bác.
- Chú ý đoạn : “ Và Người hết”.
Ở đoạn này TG dùng P2 thuyết minh nào? Chỉ ra biểu hiện của P2 đó?
à Thuyết minh bằng so sánh 
+ So sánh cách sống của lãnh tụ HCM với lãnh tụ các nước khác: “ Tôi dám  như vậy”.
+ So sánh với cách sống của các nhà thơ, hiền triết xưa “ Bất giác họ tắm ao”.
Phương pháp thuyết minh này đem lại hiệu quả gì cho đoạn văn?
- Nêu bật sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị ở Bác
- Làm sáng tỏ cách sống bình dị trong sáng của Bác
- Thể hiện niềm cảm phục tự hào của người viết về lối sống của Bác.
Tại sao tác giả có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác?
* Học sinh thảo luận nhóm.
- Sự bình dị gắn với thanh cao, trong sạnhà tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính vu lợià tâm hồn được thanh cao hạnh phúc.
- Sống thanh bạch giản dịà thể xác không phải gánh chịu ham muốn, bệnh tậtà thể xác được thanh cao hạnh phúc.
* KNS: Từ đó em nhận thức được điều gì trong phong cách SH của Bác?
à Là vẻ đẹp vốn có, tự nhiên, hồn nhiên gần gũi không xa lạ với mọi người, mọi người đều có thể học tập.
Để làm rõ nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách HCM, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào?
à Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên: “ Có thể nói HCM”, “ Quả như cổ tích”
à Gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa HCM với các bậc hiền triết của DT
à Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền VH nhân loại mà hết sức DT, hết sức VN.
Bác từng tâm sự: ước nguyện của Bác là sau khi hoàn thành tâqm niệm cứu dân cứu nước, Bác sẽ “ làm 1 cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu đến vòng danh lợi”. Ta chợt nhận ra trong ước nguyện của Người cái thú điềm viên, thú lâm tuyền của những bậc triết nhân hiền giả ngày xưa gặp lúc thời thế nhiễu nhương không thể hành đạo giúp đời, đã từ bỏ công danh, tìm đến c/s ẩn dật nơi núi rừng bạn cùng hoa cỏ, trăng gió, lưu giữ tâm hồn trong sạch. NT xưa về Côn Sơn để làm bạn với suối chảy rì rầm, với bàn đá rêu phơi với bóng mát của rừng thông, trúc xanh ngát 1 màu. NBK vui thú điềm viên với cảnh sống nơi thôn dã “một mai 1 cuốc 1 cần câu” với thanh bần “thu ăn mang trúc, đông ăn giá- Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” để di dưỡng tinh thần. Nhưng có điều Bác không phải là hiền triết ẩn dật, lánh đời. Lối sống của Bác 1 lối sống rất dân tộc, in đậm nét đẹp của truyền thống những vẫn hiện đại
Thâu tóm NT chính?
Tóm tắt những vẻ đẹp của phong cách HCM?
- HS đọc ghi nhớ
Từ văn bản này em học tập được điều gì để viết VB thuyết minh?
à Cần dùng phép liệt kê, so sánh kết hợp với bình luận
à VB hay, hấp dẫn hơn.
* THTTHCM: Viết về phong cách HCM tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.
2- Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh thể hiện trong phong cách sống và làm việc của người .(18’)
- Nơi ở và nơi làm việc
+ Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ cạnh ao
+ Vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, họp bộ chính trị, làm việc, ngủ.
àĐơn sơ
- Trang phục
+ Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ
+ Tư trang ít ỏi: chiếc va li con, vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm.
à Hết sức giản dị
- Ăn uống: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
à Đạm bạc
=> Bác sống giản dị đạm bạc nhưng lại vô cùng thanh cao sang trọng.
3. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh: (7’)
- Giống các vị danh nho: không phải tự thần thánh hoá, làm cho khác đời, lập dị, mà là cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống.
- Khác các vị danh nho: đây là lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị chủ tịch nước, linh hồn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
=> Một lối sống rất DT, rất VN 
.
III. Tổng kết( 7’)
1- Nghệ thuật
- Kết hợp kể và bình luận
- Chon lọc những chi tiết tiêu biểu
- Đan xen thơ NBK, dùng từ HV
- Sử dụng nghệ thuật đối lập.
2- Nội dung
 ( Ghi nhớ SGK T8 )
c. Củng cố - luyện tập: ( 5’)
 ? Hãy rút ra ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách HCM. 
 ? Suy nghĩ của em về Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã và đang được vận động hiện nay.
d. Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà ( 3’)
- Nắm chắc nội dung đã PT.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Đấu tranh cho một thế giới vì hoà bình.
 * Những kinh nghiệm rút ra sau tiết dạy:
_________________________________

File đính kèm:

  • docBai 2 Cac phuong cham hoi thoai tiep theo_12701679.doc