Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 33 - Năm học 2017-2018
A. Tóm tắt kiến thức cơ bản
I. Thành phần chớnh và thành phần phụ
1. Cỏc thành phần chớnh.
- Chủ ngữ: Nêu lên sự vật, hiện tượng có đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái . được nói đến ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi ai, con gỡ, cỏi gỡ.
- Vị ngữ: Nêu lên đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng được nói đến ở chủ ngữ, có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian. Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi làm gỡ, như thế nào, là gỡ, .
2. Cỏc thành phần phụ.
- Trạng ngữ là thành phần nêu lên hoàn cảnh, thời gian, không gin, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức của sự việc được diễn đạt trong câu.
- Khởi ngữ: Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.
II. Cỏc thành phần biệt lập.
1. Thành phần tỡnh thỏi: được dùng để thể hiện cách nhỡn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
* Những yếu tố tỡnh thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như:
- chắc chắn, chắc hẳn, chắc là,. ( chỉ độ in cậy cao).
- hỡnh như, dường như, hầu như, có vẻ như,. (chỉ độ tin cậy thấp)
VD: Anh quay lại nhỡn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười. Cú lẽ vỡ khổ tõm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
* Những yếu tố tỡnh thỏi gắn với ý kiến của người nói, như:
- theo tụi, ý ụng ấy, theo anh
* Những yếu tố tỡnh thỏi chỉ thỏi độ của người nói đối với người nghe, như:
- à, ạ, a, hả, hử, nhé, nhỉ, đây, đấy. (đứng cuối câu).
VD: Mời u xơi khoai đi ạ! (Ngụ Tất Tố)
.. sự giao hòa giữa người sống và người chết diễn ra trong không khí thiêng liêng. * Cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều. - Ba chị em vui vẻ hòa vào dòng người đi trẩy hội. - Lần đầu tiên được đi chơi xa, tâm trạng ai cũng náo nức, hân hoan... - Chiều tà, người đó vón, cảnh vật gợi buồn. "Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang ... Chị em thơ thẩn dan tay ra về" c. Kết bài: - Tâm trạng Thúy Kiều vui buồn bâng khuâng khó tả. - Vương Quan giục hai chị em rảo bước bởi đường về còn xa. Đề 3: Hãy kể về một người bạn mà em yêu quý. Gợi ý dàn bài: * Mở bài: - Giới thiệu người bạn ( tên, tuổi, học ở trường nào...) và tình cảm của em đối với bạn. * Thân bài: Kể về người bạn mà em yêu quý ( kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận) ( Nghị luận: lý do mà mình yêu quý bạn: có thể là bạn ngoan, học giỏi, hay giúp đỡ bạn bè....) * Kết bài: khẳng định lại tình bạn, mong muốn.... C.BÀI TẬP VỀ NHÀ: I. Dạng đề từ 2 đến 3 điểm: Đề 1: Hãy tóm tắt truyện ngắn "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng) bằng một đoạn văn (từ 10 đến 12 dòng) * Gợi ý: - Trước khi chuẩn bị đi tập kết, anh Ba cùng anh Sáu về thăm gia đình, nhưng suốt ba ngày đêm ở nhà, bé Thu, con gái anh nhất định không chịu nhận anh Sáu là ba của mình. Mặc dù anh đã tìm hết cách để chứng minh. Khi biết sự thật thì đã tới lúc anh Sáu phải lên đường. ở khu căn cứ, anh dồn hết sức làm chiếc lược ngà tặng con gái. Nhưng trong một trận càn, anh đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, anh còn kịp trao cây lược cho người bạn, với lời hứa sẽ trao tận tay cho bé Thu. Đề 2: Tìm yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích "Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân" (Nguyễn Du) * Gợi ý: + Tả người: " Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" + Tả cảnh: "Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" "Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn đan tay ra về" Đề 3: Viết một đoạn văn (từ 15 đến 20 dòng) kể về một việc tốt mà em đã làm, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận. Gợi ý: * Mở đoạn: - Giới thiệu hoàn cảnh làm được việc tốt, việc tốt đó là gì? cảm xúc của em khi làm được việc tốt. * Thân đoạn: kể về việc tốt mà em đã làm ( có thể là: giúp đỡ một bà cụ qua đường, một bạn học sinh nghèo trong lớp...) ( nghị luận: ý nghĩa của việc tốt mình đã làm) * Kết đoạn: - Khẳng định sự cần thiết và ý nghĩa to lớn của những việc làm tốt trong đời sống, xã hội. Tiết 20 ÔN TẬP TỰ SỰ KẾT HỢP MIÊU TẢ, BIỂU CẢM, NGHỊ LUẬN II. Dạng đề từ 5 đến 7 điểm: Đề 1: Hãy kể một kỉ niệm về thầy (hay cô giáo cũ ) mà em nhớ mãi. * Gợi ý: * Mở bài: - Giới thiệu chung: Hoàn cảnh để nhớ lại kỉ niệm về thầy (cô) giáo cũ. * Thân bài: - Kể về kỉ niệm gắn bó với thầy, cô.( Kết hợp miêu tả ngoại hình, tính cách...) của thầy, cô * Kết bài: - Cảm nghĩ của em về những kỉ niệm đó Đề 2: Hãy kể về một người thân yêu gần gũi nhất với em. * Gợi ý dàn bài: * Mở bài: giới thiệu về người thân (tên tuổi, nghề nghiệp, tình cảm của mình với người thân...) * Thân bài: kể chuyện về người thân (có thể chọn kể về công việc, sở thích, tính cách của người thân...) (Nghị luận: tình cảm của mình với người thân và ngược lại) * Kết bài: khẳng định lại tình cảm của mình với người thân. Đề 3: Hãy kể lại tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu. * Gợi ý dàn bài: * Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc bài thơ " Đồng chí" và tình đồng chí đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp nói chung, trong bài thơ nói riêng. * Thân bài: - Kể về tình đồng chí đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính trong bài thơ: + Những người lính trong bài thơ họ đều xuất thân từ nông dân, từ những vùng quê nghèo. + Họ cùng chung mục đích, lý tưởng, chung nhiệm vụ. + Họ cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau. + Họ cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính + Tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính. + Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối gió rét. * Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng cụ thể là hình ảnh anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. - Suy nghĩ của bản thân về những người lính cách mạng... Ngày soạn: / 11/ 2017 Ngày dạy: 27 / 11 / 2017 TIẾT 21. TỪ XÉT VỀ NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: Giúp HS ôn lại từ xét về nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 2. Kĩ năng: - Biết vận dụng những kiến thức này vào làm bài tập. - Các kĩ năng sống : + Nhận biết từ vựng theo hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. + Giao tiếp: học sinh chủ động trong quá trình giao tiếp. + Tự đánh giá: học sinh tự đánh giá quá trình học tập của mình. - Các năng lực được phát triển: Giao tiếp tiếng Việt, tự quản bản thân, sáng tạo. 3. Thái độ: Ý thức học tập, tự học tập trau dồi kiến thức. II. Phương pháp kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Đặt vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: Động não, kích thích tư duy. III. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Sgk, sgv, giáo án. 2. Học sinh: SGK, vở ghi IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 2’ HS trình bày bài tập 3 đã về nhà làm 3. Bài mới: Hoạt động của GV-HS Nội dung HĐ 1: Lí thuyết - GV: Cho HS nhắc lại phần lý thuyết của các phương châm hội thoại. - HS: Thảo luận, trả lời theo yêu cầu của GV. - GV: Yêu cầu HS lấy một ví dụ minh hoạ. - HS: trình bày ví dụ minh hoạ theo yêu cầu của GV. Hoạt động 2 : Luyện tập 30’ - GV: Tổ chức cho HS làm bài tập 1 theo nhóm. - HS: Tiến hành làm bài tập theo yêu cầu của GV. - GV: Gọi các nhóm HS lên bảng trình bày. - HS: Lên bảng trả lời, nhận xét, thảo luận theo yêu cầu của GV. - GV: Nhận xét, bổ sung, thống nhất. I. Lí thuyết 1. Nghĩa của từ: Là nội dung mà từ biểu thị. Ví dụ: Bàn, ghế, sách 2. Từ nhiều nghĩa: Là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa. Ví dụ: 3. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: a. Các từ xét về nghĩa: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. * Từ đồng nghĩa: là những từ cùng nằm trong một trường nghĩa và ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. VD: xinh- đẹp, ăn- xơi - Từ đồng nghĩa có thể chia thành hai loại chính: + Từ đồng nghĩa hoàn toàn VD: quả- trái, mẹ- má + Đồng nghĩa không hoàn toàn: VD: khuất núi- qua đời, chết- hi sinh * Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau VD: cao- thấp, béo- gầy, xấu- tốt * Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gí với nhau. VD: - Con ngựa đang đứng bỗng lồng lờn. - Mua được con chim, bạn tụi nhốt ngay vào lồng. b, Cấp độ khái quát nghĩa của từ: - Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. - Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. - Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. - Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác. VD: Động vật: thú, chim, cá + Thú: voi, hươu + Chim: tu hú, sáo. + Cá: cá rô, cá thu c, Trường từ vựng: Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. II. Bài tập: 1. Dạng bài tập 1 điểm: Đề 1: Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào ? Ruộng rẫy là chiến trường, Cuốc cày là vũ khí, Nhà nông là chiến sĩ, Hậu phương thi đua với tiền phương. (Hồ Chí Minh) *Gợi ý: - Những từ in đậm được chuyển từ trường quân sự sang trường nông nghiệp. Đề 2: Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao? “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà, Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!” ( Nguyễn Du, Truyện Kiều). Gợi ý: Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển này của từ hoa chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển. 4. Củng cố. ( 3’ ) - GV Khái quát nội dung bài học 5. Dặn dò ( 2’ ) - Học bài, hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài tập. * Rút kinh nghiệm : *********************************************************** Ngày soạn: / 11/ 2017 Ngày dạy: 11 / 12 / 2017 TIẾT 22. TỪ XÉT VỀ NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: Giúp HS ôn lại từ xét về nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 2. Kĩ năng: - Biết vận dụng những kiến thức này vào làm bài tập. - Các kĩ năng sống : + Nhận biết từ vựng theo hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. + Giao tiếp: học sinh chủ động trong quá trình giao tiếp. + Tự đánh giá: học sinh tự đánh giá quá trình học tập của mình. - Các năng lực được phát triển: Giao tiếp tiếng Việt, tự quản bản thân, sáng tạo. 3. Thái độ: Ý thức học tập, tự học tập trau dồi kiến thức. II. Phương pháp kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Đặt vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: Động não, kích thích tư duy. III. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Sgk, sgv, giáo án. 2. Học sinh: SGK, vở ghi IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ HS trình bày bài tập đã về nhà làm 3. Bài mới: 35’ Hoạt động của GV-HS Nội dung - GV: Tổ chức cho HS làm bài tập 2 theo nhóm. - HS: Tiến hành làm bài tập theo yêu cầu của GV. - GV: Gọi các nhóm HS lên bảng trình bày. - HS: Lên bảng trả lời, nhận xét, thảo luận theo yêu cầu của GV. - GV: Nhận xét, bổ sung, thống nhất. - GV: Tổ chức cho HS làm bài tập 3 theo nhóm. - HS: Tiến hành làm bài tập theo yêu cầu của GV. - GV: Gọi các nhóm HS lên bảng trình bày. - HS: Lên bảng trả lời, nhận xét, thảo luận theo yêu cầu của GV. - GV: Nhận xét, bổ sung, thống nhất. I. Lí thuyết II. Bài tập: 2. Dạng bài tập 2 điểm: Đề 1: Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy sau: Lưới, nơm, câu, vó. Tủ, giường, hòm, va li, chai, lọ. Đá, đạp, giẫm, xéo. Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi. *Gợi ý: Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản. Dụng cụ để đựng. Hoạt động của chân. Trạng thái tâm lí. Đề 2: Các từ in đậm trong đoạn văn sau đây thuộc trường từ vựng nào ? Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) * Gợi ý: Các từ “hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm” : trường từ vựng “thái độ” Đề 3: Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. (Hồ Chí Minh, Di chúc) Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào? Gợi ý: - Dựa trên cơ sở từ xuân là từ chỉ một mùa xuân trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi. Có thể coi đây là trường hợp lấy bộ phận để thay thế cho toàn thể, một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. - Việc thay từ xuân trong câu trên có tác dụng: thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. Ngoài ra còn tránh được việc lặp lại từ tuổi tác. 2. Dạng bài tập 3 điểm: Xác định trường từ vựng và phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau: Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro em biết không? ( Vũ Quần Phương, Áo đỏ) Gợi ý: - Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh ) hồng, lửa, cháy, tro tạo thành 2 trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau. - Màu áo đỏ của cô gái thắp sáng lên trong ánh mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngây ngất (đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian làm nó biến sắc ( cây xanh như cũng ánh theo hồng). 4. Củng cố. ( 3’ ) Xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng của nó theo bảng sau (một từ có thể xếp cả 2 trường) *Gợi ý: Khứu giác Thính giác Mũi, thơm, điếc, thính Tai, nghe, điếc, rõ, thính 5. Dặn dò ( 2’ ) - Học bài, hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài tập. * Rút kinh nghiệm : *********************************************************** TIẾT 23 LUYỆN ĐỀ Câu 1: (1 điểm) Trong truyện Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã tạo được tình huống truyện khá bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí. Em hãy làm rõ nhận xét trên? Câu 2: (1 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Bác Thứ chưa nghe thủng câu hỏi ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên: _ Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhãn, ông chủ tịch làng em vừa lên cải chínhCải chính cái tên làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả.” Ông Hai nói : “ làng chợ Dầu chúng em Việt gian” là dùng cách nói nào? Trong câu nói,ông Hai đã dùng sai một từ, đó là từ nào? Lẽ ra phải nói thế nào mới đúng? Câu 3: ( 3 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận ( không quá một trang giấy thi) với chủ đề: Lời xin lỗi. ( Trong đó sử dụng lời dẫn trực tiếp hoạc gián tiếp) Câu 4: (5 điểm) Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu lúc giao mùa trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh. Hết Hướng dấn chấm thi Câu 1: Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách( chỉ biết nhau qua tấm hình, trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi). (0,25đ) Ở khu căn cứ, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng con chưa kịp nhận thì người cha đã hi sinh. ( 0,25đ) Ý nghĩa của hai tình huống truyện : Tình huống thứ nhất là chính, bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của con với cha, còn tình huống thứ hai thể hiện tình cảm sâu sắc của người cha với con. ( 0,2 Tác giả tạo được hai tình huống truyện khá bất ngờ, nhưng tự nhiên, hợp lí, thể hiện được chủ đề tác phẩm: Ca ngợi tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh mất mát. ( 0,25đ) Câu 2: Ông Hai nói: Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian là cách nói hoán dụ, láy làng để chỉ những người dân làng Chợ Dầu ( 0,25đ) Trong câu nói, ông Hai dùng sai từ Mục đích , lẽ ra phải nói mục kích mới đúng. ( 0,25đ) Câu 3: HT: 1đ +Bố cục đủ 3 phần, rõ ràng mạch lạc, không quá giới hạn (0,5 đ) +Có sử dụng lời dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp,chỉ rõ. (0,5 đ) ND: 2 đ + Giới thiệu vấn đề: Lời xin lỗi (0,25đ) +Lời xin lỗi là gì? (0,25đ) +Vai trò của lời xin lỗi. (0,25đ) +Khi nào sử dụng lời xin lỗi và vì sao phải xin lỗi? (0,25đ) +Lời xin lỗi có tác dụng như thế nào với cá nhân và xã hội? (0,25đ) +Những kẻ không biết nói lời xin lỗi là những kẻ như thế nào? Hậu quả? (0,25đ) +Thái độ , cảm xúc của người xin lỗi và người được xin lỗi? (0,25đ) +Bài học rút ra? (0,25đ) Câu 4: Mở bài: -Mùa thu là đề tài muôn thuở của thơ ca. Biết bao nhà thơ đã dành tình yêu cho mùa thu của đất trời, của lòng người. (0,25đ) -Hữu Thỉnh viết bài thơ Sang Thu năm 1977, cũng viết về đề tài mùa thu nhưng lại là thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. (0,25đ) -Cảm nhận về vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu lúc giao mùa từ hạ sang thu qua tình cảm thiết tha và tâm hồn tinh tế của nhà thơ. (0,5đ) b. Thân bài : -Vẻ đẹp của đất trời trong thời khắc giao mùa từ hạ sang thu: (0,15đ) +Sự biến đổi của đất trời từ lúc sang thu: Tác giả nhận ra những tín hiệu hạ đang qua và thu đang tới bằng sự chuyển mùa của ngọn gió se và bằng hương thơm của ổi chín. Từ Bỗng diễn tả sự đột nhiên nhận ra sự thay đổi của đất trời vao thời khắc giao mùa. Những làn gió thu nhẹ đầu tiên đưa theo hương ổi chín báo hiệu thu đang tiễn hạ đi Dấu hiệu thu sang còn được tác giả nhận biết qua sự thay đổi của làn sương mong, của dòng sông, của tiếng chim và của đá mây.qua sự cảm nhận của làn sương mỏng chùng chình. +Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còng sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ. Còn những cánh chim bắt đầu vội vã. Sông nước đầy nên mới dềnh dàng nhẹ trôi như cố tình làm chậm chạp, thiếu khẩn trương, để mất nhiều thì giờ chim bay vội vã, đó là những đàn cú ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đổi mùa tránh rét từ phương bắc xa xôi bay vội vã về phương nam. Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu,đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chan chứa thi vị. Mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời,buông thõng xuống, câu thơ miêu tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo, cách chọn từ và dúng từ sáng tạo -Tâm trạng và sự suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu (0,15đ) +khổ thơ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa:mùa hạ-thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ vẫn còn, vơi dần, cũng bớt bất ngờ gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật. +Từ ngoại cảnh ấy nhà thơ lại suy ngẫm cuộc đời. Sấm và hàng cây đứng tuổi là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho những biến đổi những khó khăn thử thách, từng trải được tôi luyện trong nhiều gian khổ khó khăn trong cuộc đời mỗi con người. c.Kết bài: -Tác giả sử dụng thành công một số biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ,các biện pháp nghệ thuật có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp của dịu dàng êm ả của đất trời khi sang thu(0,5đ) -Qua bài thơ, ta thấy lòng yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp rất riêng của thời khắc giao mùa và thấy được tâm trạng suy ngẫm của nhà thơ trước đất trời, trước cuộc đời. (0,5đ) TIẾT 24 TIẾNG NÓI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VIỆT NAM 1945 – 1975 I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Nâng cao kiến thức, bồi dưỡng, rèn luyện khả năng cảm thụ thơ văn, rèn năng lực khải quát, tổng hợp cho học sinh - Học sinh nắm được nội dung tư tưởng của thơ ca 1945 -1975 2. Kĩ năng - Tổng hợp và so sánh những chủ đề chính trong các tác phẩm văn học giai đoạn này. - Vận dụng kiến thức để làm văn. 3. Thái độ - Bồi dưỡng lòng yêu nước căm thù giặc, lòng yêu thương con người, tinh thần lạc quan... Đó là những đức tính cần có ở con người Việt nam trong thời đại II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: bài soạn theo chủ đề 2. Học sinh: chuẩn bị nội dung bài học III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận III.Tổ chức dạy học 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: không 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học Cách mạng tháng Tám là mốc lịch sử trọng đại mở ra một thời kì mới cho lịch sử dân tộc và cũng mở ra một kỉ nguyên mới cho văn học. Trong suốt ba mươi năm (1945-1975) văn học Việt Nam đã nảy nở và phát triển gắn bó mật thiết với những bước đi của lịch sử dân tộc, với vận mệnh của Tổ quốc. Cuộc sống chiến đấu và lao động sản xuất được khắc hoạ một cách chân thật và đẹp đẽ qua văn học mà tiêu biểu là qua những vần thơ mượt mà đằm thắm có lúc khoẻ khoắn và hùng tráng đến kì lạ. Thơ ca thời kì này đã cất lên tiếng nói trữ tình mới mẻ, khoẻ khoắn có nhiều tìm tòi sáng tạo. II. Nội dung 1. Cơ sở lí luận khoa học “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”(Sóng Hồng). Từ xa đến nay, thơ có mặt ở mọi nơi trong cuộc sống, ở đâu có sự sống thì ở đó có chất liệu thi ca. Cuộc sống với tất cả sự bề bộn của nó là những nguồn đề tài vô tận cho thơ. Và sự có mặt của thơ ca chân chính trong đời sống góp phần chứng minh sự tồn tại của con người đang luôn thiết tha đấu tranh cho một lẽ sống, một chân lí tốt đẹp. Nhưng thơ còn là tiếng nói của tâm hồn, của niềm mơ ước. Thơ l
File đính kèm:
- Bai 30 On tap ve truyen_12776091.docx