Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 17 (Bản 3 cột)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức :

 - Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng. Vai trò của các biện pháp NT trong văn bản TM.

 - HS có kĩ năng tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.

 - Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh. Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.

 - HS phát triển năng lực

 2.Phẩm chất, thái độ:

 - Có ý thức sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, liên hệ tác hại của ruồi.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Ví dụ bổ sung.

- H: Ôn lại lí thuyết văn TM, đọc trước bài.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (5’)

 Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật

 Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não

Câu hỏi:

- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới .

 

doc64 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 17 (Bản 3 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý thức vận dụng vào trong giao tiếp.
 Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
1. Phân tích một số tình huống để hiểu các phương châm hội thoại cần đảm bảo trong giao tiếp
2. Thực hành có hướng dẫn: Đóng vai luyện tập các tình huống giao tiếp theo các vai để đảm bảo các phương châm hội thoại trong giao tiếp.
3. Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách giao tiếp đúng phương châm hội thoại.
B. Chuẩn bị : 
1. GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến các phương châm hội thoại.
2. HS: Tìm các tình huống có liên quan đến các phương châm hội thoại.
C. Tiến trình dạy học:
 Tổ chức ( 1' ) Nền nếp, sĩ số.
 I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát	(5’)
 Phương thức hoạt động: GV cho Lớp trưởng lên tổ chức cho cả lớp 1 trò chơi, nêu vấn đề, vấn đáp, trình bày:
 Sản phẩm:
 Lớp trưởng: giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp: Lớp chia làm 2 Đội, mỗi dãy là một Đội. Lớp trưởng đưa ra 5 câu hỏi, Đội nào có tín hiệu trả lời trước và chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Khi kết thúc trò chơi, Đội nào ghi được nhiều điểm thì sẽ giành chiến thắng và được một phần quà đặc biệt
Cách 1 : GV: Gọi HS lên trả lời câu hỏi: Phân biệt phương châm về lượng và phương châm về chất? 
? Những câu sau sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào?(chỉ rõ)
1/ Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.
2/ Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.
a. Phương châm về chất 
b. Phương châm về lượng.
Cách 2 : GV đưa ra một đoạn hội thoại, trong đó có sự vi phạm phương châm về lượng và một phương châm quan hệ chưa học. à Từ đó nảy sinh tình huống và GV dẫn dắt vào bài mới,...
GV giới thiệu bài: 
 Cách 1 : Ngoài hai phương châm về chất và lượng trong đã học thì phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự cũng là ba phương châm không thể thiếu trong giao tiếp.
Cách 2 : GV chữa bài tập tình huống và giới thiệu bài tạo tính lô-gíc cho bài mới
 Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
 Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
 ( Ca dao)
II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)	
 Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.
 Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
 Gv đưa ra tình huống: 
Nằm lùi vào
Làm gì có hào nào 
Đồ điếc
Tôi có tiếc đâu
- G:? Theo em cuộc hội thoại trên có thành công không ?
- G:? Điều gì xảy ra nếu xã hội có những tình huống như vậy ?
 GV giới thiệu VD.
? Câu thành ngữ dùng để chỉ tình huống hội thoại nào ( Chú ý các từ : ''ông'', ''bà'', ''gà'',''vịt'')
- GV gợi ý: nói gà, nói vịt có phải nói con gà, con vịt không.
? Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện tình huống hội thoại trên.
? Qua đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp, cần tránh điều gì.
- GV khái quát đó là p/c quan hệ.
? Trong tiếng Việt còn có câu thành ngữ nào có ý nghĩa tương tự 
- GV giới thiệu VD 2
? Thành ngữ ''Dây cà ra dây muống'' dùng để chỉ những cách nói như thế nào.
? ''Lúng búng như ngậm hột thị'' là cách nói như thế nào.
? Những cách nói đó ảnh hưởng ntn đến giao tiếp.
? Để giao tiếp đạt hiệu quả ta cần chú ý điều gì.
- GV giới thiệu VD 2
? Có thể hiểu câu trên theo mấy cách.
- GV gợi ý : Cách hiểu tuỳ thuộc việc xác định tổ hợp từ ''ông ấy'' bổ nghĩa cho từ ngữ nào.
? Như vậy đây là câu nói có nội dung thông báo ntn.
? Để người nghe không hiểu lầm có thể diễn đạt lại nội dung trên như thế nào.
? Vậy trong giao tiếp phải tuân thủ điều gì về cách thức.
? Truyện có mấy nhân vật.
? Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình nhận được của người kia một cái gì.
? Theo em mỗi người đã nhận được điều gì.
? Từ câu chuyện trên có thể rút ra bài học gì, không nên có thái độ như thế nào với người đối thoại.
- Hs : Không , vì người hỏi và người trả lời không đi đúng mục đích giao tiếp
Hs : Không đạt được hiệu quả giao tiếp, có thể gây đến những hậu quả đáng tiếc giữa những người giao tiếp,
- HS đọc VD.
- Mỗi người nói một ý, không khớp nhau.
-> Nói không đúng đề tài, lạc đề, giao tiếp không đạt hiệu quả.
- HS rút ra kết luận.
=> Cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
- HS đọc ghi nhớ.
 - ''Ông chẳng bà chuộc'' 
 ''Dây cà ra dây muống''
-> Nói dài dòng, rườm rà
- ''Lúng búng như ngậm hạt thị''
-> Nói ấp úng, không rành mạch, không thoát ý.
-> Người nghe khó tiếp nhận, tiếp nhận không đúng, giao tiếp không đạt hiệu quả.
- Cách 1: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn ( của người nào đó)
- Cách 2: Tôi đồng ý về của ông ấy. 
=> Nội dung mơ hồ, không rõ ràng.
- Cần nói ngắn gọn, rành mạch
- Tránh nói mơ hồ.
- HS đọc truyện. 
- Cảm nhận được tình cảm chân thành và sự tôn trọng dành cho mình => giao tiếp đạt hiệu quả.
- Trong giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác.
I. Phương châm quan hệ 
1. Ví dụ 
- ''Ông nói gà, bà nói vịt'' 
2. Nhận xét
- Mỗi người nói một ý, không khớp nhau.
-> Nói không đúng đề tài, lạc đề, giao tiếp không đạt hiệu quả.
=> Cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
3. Ghi nhớ:
II. Phương châm cách thức 
1. Ví dụ 
2. Nhận xét
VD1:
 ''Dây cà ra dây muống''
-> Nói dài dòng, rườm rà
- ''Lúng búng như ngậm hạt thị''
-> Nói ấp úng, không rành mạch, không thoát ý.
-> Người nghe khó tiếp nhận, tiếp nhận không đúng, giao tiếp không đạt hiệu quả.
VD2:
 Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy .
=> Nội dung mơ hồ, không rõ ràng.
3. Ghi nhớ 
- Cần nói ngắn gọn, rành mạch
- Tránh nói mơ hồ.
III. Phương châm lịch sự (5')
1. VD : Trang 22
2. Nhận xét 
- Cảm nhận được tình cảm chân thành và sự tôn trọng dành cho mình => giao tiếp đạt hiệu quả.
3. Ghi nhớ 
- Trong giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác.
III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (15’)
 Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề
 Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu bài tập, tìm hiểu ý nghĩa từng câu và ý nghĩa chung.
 - GV giải thích thêm câu c.
+ Các câu tục ngữ, ca dao khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống.
+ Khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.
 Một số câu tương tự :
 - Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, 
 Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
 - Vàng thì thử lửa, thử than,
 Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời. 
Một câu nhịn là chín câu lành.
 - Chó ba canh mới nằm, người ba năm mới nói.
 - Một lời nói quan tiền thúng thóc.
 Một lời nói dùi đục cẳng tay.
 - Chẳng được miếng thịt miếng xôi,
 Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.
 - Người xinh tiếng nói cũng xinh,
 Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn.
Bài 2 
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
? Biện pháp tu từ nào liên quan trực tiếp đến p/c lịch sự.
 Phép tu từ nói giảm nói tránh.
 - VD : Bài văn dở quá.
 => Bài văn chưa được hay lắm.( nói giảm, nói tránh)
Bài 3 
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
- HS điền.
Thứ tự điền :
a. Nói mát. d. Nói leo.
b. Nói hớt. e. Nói ra đầu ra đũa.
c. Nói móc.
- Các từ chỉ cách nói liên quan đến : P/c lịch sự : a, b, c, d; P/c cách thức: e.
 Bài 4 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm ở nhà.
 Yêu cầu: Giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như a, b, c trong sgk đã nêu.
a. Khi người nói muốn hỏi một vấn đề nào đó không thuộc đề tài đang trao đổi.
( phương châm quan hệ)
b. Người nói muốn ngầm xin lỗi người nghe về những điều mình sắp nói.
( phương châm lịch sự )
c. Người nói muốn nhắc nhở người nghe phải tôn trọng.
( phương châm lịch sự)
Bài 5
- HS nêu yêu cầu bài tập.
? Giải thích các thành ngữ và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến p/c hội thoại nào.
- GV hướng dẫn hs làm ở nhà.
+ Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo ( p/c lịch sự)
+ Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu ( p/c lịch sự)
+ Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết. ( p/c lịch sự)
+ Nửa úp, nửa mở: Nói mập mờ, ỡm ờ, không nói hết ý.( p/c cách thức)
+ Mồm loa mép giải: Lắm lời, đanh đá, nói át người khác. ( p/c lịch sự)
+ Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh không muốn tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi.
( p/c quan hệ)
+ Nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói không khéo, thiếu tế nhị. ( p/c lịch sự)
? Nhắc lại 3 phương châm hội thoại vừa học ?
? Khi giao tiếp cần chú ý điều gì ?
Hoàn chỉnh các bài tập trên lớp.
Làm hoàn thiện bài tập 5.
 Đọc và giải nghĩa các thành ngữ và chỉ ra ý nghĩa của các thành ngữ đó -> người xưa nhắc nhở ta điều gì; các trường hợp đó thuộc phương châm hội thoại nào?
V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng(4’)
 Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...
 Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới
Chuẩn bị tiết 9: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
 HS khá – giỏi : 
 Thuyết minh những đặc điểm tiêu biểu của cây chuối bằng một đoạn văn khoảng 8-10 câu, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và chỉ rõ yếu tố miêu tả đó.
Tiết 9:Sử dụng yếu tố miêu tả
trong văn bản thuyết minh 
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức :
 - Củng cố kiến thức đã học về văn bản thuyết minh. HS phát triển năng lực và kĩ năng Hợp tác, tự nhận thức, tự tin, chủ động giao tiếp. 
 - Biết vận dụng và có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM
 - Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
 - Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
 - Quan sát sự vật, hiện tượng.
 - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp với việc tạo lập văn bản thuyết minh
 2. Phẩm chất, thái độ : Có ý thức tự giác, tìm tòi các tri thức khoa học về các đối tượng xung quanh.	
 Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
-Phương pháp : giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án
-Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, 
B. CHUẨN BỊ
- GV: Ví dụ bổ sung.
- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC :
 Tổ chức ( 1' ): Nền nếp, sĩ số
I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (4’)
 Phương thức hoạt động: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật
 Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não
Câu hỏi:	
- HS trình bày ý kiến cá nhân, HS khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung. GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới.
Đoạn văn sau được viết theo phương thức thuyết minh kết hợp với nghệ thuật nhân hóa. Đúng hay sai ? 
 “ Múa Lân có từ lâu đời và rất thịnh hành ở các tỉnh phía Nam. Múa lân diễn ra vào các ngày tết để chúc mừng năm mới an khang thịnh vượng. Các đoàn lân có khi đông tới trăm người, họ là thành viên của một câu lạc bộ hay một lò võ trong vùng. Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các họa tiết rất đẹp. Múa Lân rất sôi động với các động tác khỏe khoắn, bài bản: Lân chào ra mặt, Lân chúc phúc, leo cột Bên cạnh đó có ông địa vui nhộn chạy quanh. Thông thường múa Lân còn kèm theo cả biểu diễn võ thuật”.
- Nhận xét và kết luận: Đoạn văn thuyết minh trên có sử dụng yếu tố miêu tả. Vậy sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì ?
II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)	
 Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trình bày, giải thích, minh họa.
 Sản phẩm: HS qua thảo luận nhóm lớn, hoạt động cá nhân, cặp đôi,
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- GV giới thiệu VD sgk.
? Văn bản trên là văn bản thuyết minh, vì sao ?
? Nhan đề bài văn giúp em hiểu gì về đối tượng và trọng tâm thuyết minh.
? Nội dung thuyết minh gồm những gì.
? Theo em tác giả đã thuyết minh bằng các phương pháp chủ yếu nào.
? Những đặc điểm tiêu biểu nào của cây chuối được thuyết minh trong VB này. Hãy tìm những câu, đoạn văn ấy.
? Trong quá trình thuyết minh tác giả còn sử dụng các yếu tố nào.
? Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối.
? Những yếu tố miêu tả trên có vai trò gì.
? Theo yêu cầu của bài, có thể bổ sung những nội dung thuyết minh nào, vì sao. 
- GV gợi ý bài tập 1
? Qua tìm hiểu văn bản trên, em rút ra kết luận gì về việc sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
? Tác dụng của các yếu tố đó.
- HS đọc văn bản trang 24, 25.
- VB thuyết minh vì chủ yếu giới thiệu những tri thức về cây chuối( đối tượng TM) cung cấp cho người đọc.
+ Đối tượng TM : Cây chuối trong đời sống con người Việt Nam.
+ Nội dung TM: sự phân bố, đặc điểm, tác dụng, các loại chuối
+ Phương pháp: Liệt kê, phân tích.
- HS liệt kê những đặc điểm tiêu biểu của cây chuối được thuyết minh trong VB :
 Đoạn 1( 4 câu đầu): giới thiệu về cây chuối với những đặc tính cơ bản.
 Đoạn 2 ( 2 câu): tính hữu dụng của chuối.
 Đoạn 3: giới thiệu quả chuối, các loại và công dụng.
 Yếu tố miêu tả :
- " Thân mềm núi rừng"
- " Chuối mọc vô tận"
- khi quả chín hấp dẫn"
- " Vỏ chuối trứng cuốc"
- " Những buồng chuốigốc cây"
- " Chuối xanh có vị chát"
- TM về thân, lá, nõn, bắp, quả... 
Ví dụ: Phân loại chuối
+ Chuối tây: thân cao, màu trắng, quả ngắn.
+ Chuối hột: .,tím, ruột quả có hột.
+ Chuối tiêu: thấp, màu sẫm, quả dài.
Ví dụ: Nõn chuối: màu trắng, có thể ăn sống rất mát.
Bắp chuối: màu hồng, có nhiều lớp bẹ.
- HS đọc ghi nhớ T25
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. ( 23')
1. Ví dụ 
VB ''Cây chuối trong đời sống Việt Nam''.
2. Nhận xét 
+ Đối tượng TM : Cây chuối trong đời sống con người Việt Nam.
+ Nội dung TM: sự phân bố, đặc điểm, tác dụng, các loại chuối
+ Phương pháp: Liệt kê, phân tích.
 Đoạn 1( 4 câu đầu): giới thiệu về cây chuối với những đặc tính cơ bản.
 Đoạn 2 ( 2 câu): tính hữu dụng của chuối.
 Đoạn 3: giới thiệu quả chuối, các loại và công dụng.
 Yếu tố miêu tả :
- " Thân mềm núi rừng"
- " Chuối mọc vô tận"
- khi quả chín hấp dẫn"
- " Vỏ chuối trứng cuốc"
- " Những buồng chuốigốc cây"
- " Chuối xanh có vị chát"
 VB cần bổ sung
 +Thuyết minh về 1 số bộ phận
 - Thân cây chuối
 - Lá chuối ( tươi và khô )
 - Gốc: làm món ăn
 - Bắp chuối : làm món nộm.
 - Nõn chuối: cầm máu, chữa trị vết thg
+ Phân loại chuối : tây, hột, tiêu, ngự.
=> Đối tượng thuyết minh nổi bật, gây ấn tượng, bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
 Chú ý : yếu tố mtả không lấn át TM
3. Ghi nhớ :
SGK T25
III,IV. HOẠT ĐỘNG 3,4: Luyện tập + Vận dụng (15’) 
 Phương thức hoạt động: vấn đáp, trình bày cá nhân, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phân tích, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề
 Sản phẩm: HS qua suy nghĩ, trao đổi, hoạt động cá nhân, liên hệ vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn,
II. Luyện tập 
Bài 1 : Vận dụng và bổ sung yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh bằng cách điền thêm vào chỗ chấm.
- GV gợi ý, học sinh tự làm. Mẫu :- Thân cây chuối thẳng đứng như một cái cột trụ tròn mọng nước (gồm nhiều bẹ bao bọc nhau, màu trắng hoặc phớt hồng, xanh hoặc tím nhạt ...) gợi ra cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
- Lá chuối tươi, xanh rờn, ưỡn cong cong dưới ánh trăng, thỉnh thoảng lại vẫy lên phần phật. 
- Lá chuối khô màu đất, cong gục ngã trên thân cây. Lá chuối khô mềm, dai, có khả năng hút ẩm, thường dùng gói một số loaị bánh, bảo quản thực phẩm.
- Quả chuối chín vàng vừa bắt mắt, vừa dậy lên một mùi thơm ngọt ngào quyến rũ.
 - Bắp chuối màu phơn phớt hồng đung đưa trong gió chiều nom giống như một cái búp lửa của thiên nhiên kì diệu.
- Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra.
Bài 2 : Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau :
- HS đọc đoạn văn trang 26.
- HS xác định đối tượng thuyết minh, các yếu tố miêu tả .
 Đối tượng : tách và chén sứ.
 Yếu tố miêu tả :
 - Tách là loại chén uống nước của tây có tai.
 - Chén của ta không có tai.
 - Khi mời...mà mời có uốngcũng nâng hai tay xoa xoa ...nóng.
Bài 3: Đọc văn bản “ Trò chơi ngày xuân” và chỉ ra yếu tố miêu tả trong văn bản.
- Qua sông Hồng, sông Đuống.làn điệu quan họ mượt mà.
- Lân được trang trí công phu.hoạ tiết đẹp.
- Múa lân rất sôi độngchạy quanh.
- Kéo co thu hút nhiều ngườimỗi người.
- Bàn cờ là sân bãi rộngkí hiệu quân cờ.
- Hai tướngđược che lọng.
- Với khoảng thời giankhông bị cháy, khê.
- Sau hiệu lệnh. đôi bờ sông.
V. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (5’)
 Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và hướng dẫn giải quyết vấn đề...
 Sản phẩm: HS ôn tập, luyện tập về nhà học bài và chuẩn bị bài mới
? Ngoài việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, khi thuyết minh để văn bản thuyết minh thêm sinh động cần thêm yếu tố nào ?
Về nhà: Hoàn chỉnh các bài tập.
- Viết đoạn văn thuyết minh có dùng yếu tố miêu tả.
- Chuẩn bị tiết 10: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. - Thực hiện kĩ phần chuẩn bị ở nhà cho tiết Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong đó cần chú ý các đặc điểm của đối tượng thuyết minh (con trâu), các chi tiết cần sử dụng yếu tố miêu tả.
HD: Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam.
- HS khá – giỏi : Viết một vài đoạn Thuyết minh về con trâu, trong đó sử dụng yếu tố miêu tả và yếu tố nghệ thuật. Chỉ rõ các yếu tố đó trong đoạn văn viết.
Tiết 10:Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả
 trong văn bản Thuyết minh
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 1. Định hướng phát triển năng lực và Kiến thức:
 - HS phát triển năng lực và kĩ năng Hợp tác, tự nhận thức, tự tin, giao tiếp 
 - Những yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh
 - Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. 
 - Kĩ năng viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
 2. Phẩm chất, thái độ : 
 - Tích cực sử dụng các yếu tố miêu tả vào văn bản TM. Qua giơ` luyện tập, giáo dục HS tình cảm gắn bó với quê hương – yêu thương loài vật.
 - Có ý thức khám phá các tri thức khách quan xung quanh cuộc sống con người.
 Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp : Dạy học nhóm,giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án
- Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời.
B. CHUẨN BỊ : 
- GV: Bảng phụ.
- HS: Đọc bài văn thuyết minh về con trâu. 
C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 Tổ chức ( 1'): Nền nếp, sĩ số.
I. HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (4’)
 Phương thức hoạt động: sử dụng kĩ thuật Dự án, đại diện nhóm trình bày, phân tích, giải thích, minh họa.
- GV: Nêu lại nhiệm vụ đã giao về nhà cho các nhóm HS: 
- GV tổ chức cho HS đại diện nhóm lên trình bày( sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
 Dự kiến sản phẩm: HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo kết quả (sử dụng minh họa qua máy chiếu hoặc bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
 Cách 1 : ?: Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh? 
 ?: Trình bày dàn bài đã chuẩn bị ở nhà.
 Cách 2 : Giáo viên treo bảng phụ
 Hãy tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả đó ?
 “Trên các miền hoa trái nước ta, có bốn loại bưởi nổi tiếng, bưởi Đoan Hùng ở Phú Thọ, bưởi đỏ Mê Linh ở Vĩnh Phúc, bưởi Long Thành ở Đồng Nai và bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. Nếu đúng là bưởi Phúc Trạch thì quả không tròn, đỉnh quả không dô ra, dáng hơi dẹt, đầu cuống và đầu núm. Vỏ anh ánh màu vàng mịn, không bị rỗ. Nâng lên lòng bàn tay, vỏ thấm vào làn da một cảm giác mát mẻ và thoang thoảng hương thơm”.
 (Theo Võ Văn Trực)
Tác dụng:...........................................................................................................
àGV giới thiệu, nêu yêu cầu bài học: “Học đi đôi với hành” đó là tiết luyện tập ngày hôm nay
II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (10’)	
 Phương thức hoạt động: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, trình bày cá nhân, phân tích, thảo luận nhóm lớn, thảo luận cặp đôi, trì

File đính kèm:

  • docGiao an Van 9 ptnl 3 cot_12853368.doc