Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020

 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 * Câu hỏi: Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh được biểu hiện qua những phương diện nào?

 3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: GV giới thiệu sơ đồ 5 phương châm hội thoại. Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại.

 

doc490 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó, họ, nó, hắn...
- Từ chỉ quan hệ họ hàng, quan hệ XH làm từ xưng hô: 
+ Cô, dì, chú, bác, ông, bà
+ Thủ tướng, giáo sư, bác sĩ, bạn
- Người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
2. Trong tiếng Việt khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô:
- Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói với người nghe. Nếu không chú ý lựa chọn từ ngữ thì sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn.
*Hoạt động 3: HDHS ôn tập về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp: 
GV: ? Thế nào là dẫn trực tiếp?Cho ví dụ?
HS: (Trả lời)
GV: Nhận xét.
à HDHS lấy ví dụ thêm.
? Thế nào là dẫn gián tiếp?Cho ví dụ?
HS: (Trả lời)
GV: Nhận xét. 
à HDHS lấy VD thêm.
? Nêu cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp?
HS: (Trả lời)
GV: Nhận xét.
à HDHS làm bài tập 2 (SGK/190, 191)
? Hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp?
HS: (Trả lời)
VD1: 
GV: Nhận xét.
à HDHS phân tích sự thay đổi.
? Hãy kể một tình huống liên quan đến một trong các phương châm hội thoại?
HS: (Trả lời)
GV: Kể 1 vài mẩu chuyện theo SGV/206.
* Truyện 1:
 Trong giờ vật lí, thầy giáo hỏi một HS đang mải nhìn qua cửa sổ:
- Em cho thầy biết sóng là gì? HS giật mình bèn trả lời:
- Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!
* Truyện 2:
- Thầy địa lí: Thế nào là rừng sâu ?
- HS: Là rừng có nhiều sâu ạ !
 à Vi phạm phương châm quan hệ.
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
1. Dẫn trực tiếp:
 - Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép.
VD:
 Nhà thơ Ấn Độ Ta-go nói rằng: “ Giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà được một gia đình, giáo dục một người thầy được cả một xã hội”
2. Dẫn gián tiếp:
- Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoạc nhân vật có điều chỉnh thích hợp, lời dẫn không được đặt trong dấu ngoặc kép.
VD:
Khi bàn về giáo dục, nhà thơ Ấn Độ Ta-go ch rằng giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà được một gia đình, giáo dục một người thầy được cả một xã hội.
* Cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:
- Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Chuyển chủ ngữ ở lời dẫn trực tiếp sang ngôi thích hợp ( Đại từ ngôi 3 ).
- Thay đổi các từ định vị thời gian cho thích hợp.
3. Bài tập 2: ( SGK/190, 191 )
* Chuyền thành lời dẫn gián tiếp:
 Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào?
 Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không...dẹp tan.
* Nhận xét:
a. Trong lời thoại ở đoạn trích nguyên văn: 
- Vua Quang Trung xưng tôi ( Ngôi thứ nhất )
- Nguyễn Thiếp gọi vua Quang Trung chúa công ( Ngôi thứ hai )
b. Trong lời dẫn gián tiếp:
- Người kể gọi vua Quang Trung là nhà vua, vua Quang Trung ( Ngôi thứ ba ).
 4. Củng cố:
 - GV khái quát lại nội dung của bài học .
 - Ôn tập lại các PCHT và lấy ví dụ.
 ? Nêu những từ ngữ xưng hô thường dùng?
 5. Hướng dẫn về nhà: 	
 - Học thuộc bài cũ.
 - Đọc và chuẩn bị ôn tập phần còn lại của bài.
 - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra phần tiếng Việt
Ngày soạn: 03/12/2018
Ngày giảng: 9A: 13/12/2018; 9B: 12/12/2018
TIẾT 80: TIẾNG VIỆT: 
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
 - HS được tổng hợp, hệ thống hóa và vận dụng các kiến thức đã học ở phần tiếng Việt học kì I.
 2. Kĩ năng:	
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong việc viết văn bản và trong giao tiếp xã hội.
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức tự giác, nghiêm túc, chủ động, tích cực khi làm bài. 
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: - Giáo án; Đề kiểm tra và đáp án- biểu điểm.
 - Phương pháp: Nêu vấn đề, đánh giá, nhận xét.
2. Học sinh: Đọc và ôn tập kiến thức về tiếng Việt.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới: 
* MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Tên 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
1. Các phương châm hội thoại 
Nhận biết khái niệm 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ 
1
0.5
5%
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ:5%
2. Tổng kết từ vựng
Nhận biết từ ghép, nghĩa của từ, từ trái nghĩa
Phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển, thành ngữ, tục ngữ
Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
3
1.5
15%
2
1
10%
1
2
20%
Số câu: 6
Số điểm: 4.5 
Tỉ lệ: 45%
3. Dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp 
Vận dụng viết đoạn văn
So sánh cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
3.5
35%
1
1.5
15%
Số câu: 2
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ
4
2
20%
2
1
10%
1
2
20%
1
3.5
35%
1
1.5
15%
Số câu: 9
Số điểm: 10 
Tỉ lệ: 100%
* ĐỀ BÀI KIỂM TRA: 
 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề, thuộc về phương châm hội thoại nào?
 A. Phương châm về lượng	 B. Phương châm về chất	
 C. Phương châm quan hệ	 D. Phương châm cách thức
Câu 2: Trong các từ sau đây, từ nào không phải từ láy?
	A. Nhẹ nhàng	 B. Lom khom 	
C. Lúng liếng 	 D. Mong muốn
Câu 3: Đọc các câu sau cho biết từ “ăn” ở câu nào có nghĩa gốc?
	A. Tàu đang ăn than	
B. Cháu bé ăn được hai bát cơm
C. Chị ấy không đẹp nhưng rất ăn ảnh	
D. Họ làm việc rất ăn ý
Câu 4: Trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào có sử dụng cặp từ trái nghĩa?
A. Đầu voi đuôi chuột B. Sống tết chết giỗ
 C. Một nắng hai sương D. Mèo mả gà đồng
Câu 5: Trong những tổ hợp từ sau, tổ hợp từ nào không phải thành ngữ?
	A. Đánh trống bỏ dùi	
B. Đứng núi này trông núi nọ
C. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước	
D. Cành vàng lá ngọc
Câu 6: Nghĩa của từ được hiểu như thế nào cho đúng trong các cách hiểu sau?
	A. Nghĩa của từ là sựu vật mà từ biểu thị	
B. Nghĩa của từ là hoạt động, tính chất mà từ biểu thị
C. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị	
 D. Nghĩa của từ là sự vật, quan hệ mà từ biểu thị
II/ PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 7: (2 điểm) Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: 
Vầng trăng đi qua ngõ
 Như người dưng qua đường
 (Ánh trăng – Nguyễn Duy) 
Câu 8: (1.5điểm) So sánh cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
Câu 9: (3.5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
 * ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM: 
ĐÁP ÁN CHẤM – BIỂU ĐIỂM:	
Phần
Nội dung
Điểm
Phần I
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: B
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6: C
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Phần II
Câu 7:Tác dụng: 
- Nhân hóa: giúp người ta hình dung vầng trăng giống như con người, một con người tình nghĩa, đi qua ngõ người bạn năm xưa của mình. 
- So sánh: Trăng như người dưng, sựu so sánh đó làm ta xót xa, chạnh lòng trước sựu thật phũ phàng đến mức tàn nhẫn, vầng trăng bị người bạn tri kỉ của mình vô tình lãng quên xem như người xa lạ...
1 điểm
1 điểm
Câu 8. 
Giống nhau: Đều nhắc hoặc thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hay nhân vật. 
Khác nhau: 
+ Dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hay nhân vật. Lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép. 
+ Dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp. Lời dẫn không đặt trong dấu ngoặc kép. 
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 9:
- Có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
- Hành văn trôi chảy, chủ đề trong sáng, phù hợp, có nội dung giáo dục. Không sai lỗi chính tả. Bài viết sạch sẽ, gọn gàng.
2 điểm
1.5 điểm
 4 .Củng cố: 
 - Nhận xét giờ làm bài của HS.
 - GV thu bài và kiểm tra số lượng bài kiểm tra.
 5. Hướng dẫn học ở nhà: 
 - Về nhà ôn tập lại kiến thức về thơ và truyện hiện đại.
 - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra thơ và truyện hiện đại
Ngày soạn: 03/12/2018
Ngày giảng: 9A: 13/12/2018 ; 9B: 12/12/2018
TIẾT 81: 
 KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
 I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
 - HS vận dụng được kiến thức đã lĩnh hội được trong phần thơ và truyện hiện đại Việt Nam làm bài.
 - Qua bài kiểm tra, giáo viên đánh giá được kết quả học tập của HS về kiến thức, kĩ năng, thái độ, để từ đó giúp HS có định hướng khắc phục nhược điểm.
 2. Kĩ năng:	
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng diễn đạt, trình bày, phân tích.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục cho HS ý tích cực, tự giác trong giờ kiểm tra. 
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: 
 - Giáo án; SGK, SGV; Đề kiểm tra và đáp án- biểu điểm.
 - Phương pháp: Nêu vấn đề, đánh giá, nhận xét.
2. Học sinh: Đọc và ôn tập kiến thức về thơ và truyện hiện đại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
* MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: 
Tên 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
1. Thơ hiện đại 
- Nhớ hoàn cảnh xuất thân của người lính;
- Nhớ hoàn cảnh ra khơi đánh cá. 
Chép thuộc lòng được khổ thơ. 
- Giải thích sự độc đáo của bài thơ
- Hiểu ý nghĩa của từ trong câu thơ
.
Phân tích hình ảnh so sánh đặc sắc trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ 
2
1
10%
1
1
10%
2
1
10%
1
2
20%
Số câu: 6
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
2. Truyện hiện đại
- Hiểu thái độ của nhân vật ông Hai trong VB Làng
- Hiểu điểm nhìn về nhân vật.
Viết bài văn ngắn cảm nhận về một nhân vật văn học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1
10%
1
4
40%
Số câu: 3
Số điểm: 5 
Tỉ lệ: 50%
T. số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1
10%
1
1
10%
4
2
20%
1
4
40%
1
2
20%
Số câu: 9
Số điểm: 10 
Tỉ lệ: 100%
* ĐỀ BÀI KIỂM TRA: 
 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Những người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu chủ yếu xuất thân từ đâu?
 A. Từ thành thị 	 B. Từ khu công nghiệp	
 C. Từ nông thôn 	 D. Từ vùng núi
Câu 2: Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, đoàn thuyền ra khơi trong hoàn cảnh nào?
	A. Khi mặt trời lặn	 B. Lúc nửa đêm 	
C. Khi tờ mờ sáng 	 D. Lúc bình minh lên
Câu 3: Tác giả “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo – những chiếc xe không kính- nhằm mục đích gì?
A. Làm nổi bật hình ảnh người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nỏi, trẻ trung
B. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong chiến tranh
C. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe	
D. Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về vật chất và vũ khí của người lính. 
Câu 4: Nội dung các từ “câu hát” trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có ý nghĩa gì?
A. Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên
B. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động
 C. Thể hiện sức mạnh vô địch của con người
 D. Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả
Câu 5: Câu “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ, đốt nhẵn” thể hiện thái độ gì của ông Hai?
	A. Đau xót	 B. Căm thù bọn giặc
C. Tỏ ra vui mừng D. Căm ghét vì làng theo Tây
Câu 6: Những vẻ đẹp của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sapa”chủ yếu được thể hiện qua cái nhìn của ai?
	A. Ông họa sĩ B. Cô kĩ sư	
C. Bác lái xe D. Tự giới thiệu về mình
II/ PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7: (1 điểm) Chép thuộc lòng hai khổ thơ đầu của bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. 
Câu 8: (2 điểm) Phân tích cảnh đặc sắc trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. 
Câu 9: (4 điểm) Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long
 * ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM: 
ĐÁP ÁN CHẤM – BIỂU ĐIỂM:	
Phần
Nội dung
Điểm
Phần I
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: A
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6: A
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Phần II
Câu 7:Chép thuộc lòng, đúng chính tả, sạch đẹp (Mỗi khổ đúng được 0.5 điểm)
1 điểm
Câu 8:
- Hình ảnh thiên nhiên tráng lệ: Mặt trời. Mặt trời được so sánh với hình ảnh hòn lửa. 
-> Cách so sánh làm ta hình dung sự tròn trịa, màu sắc rực rỡ cảu ánh mặt trời vừa gợi ra được không khí ấm áp khi ngày tàn. 
- Hình ảnh “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. 
->Đây là cách nói độc đáo, sáng tạo của Huy Cận, khiến chúng ta liên tưởng như tiếng hát hòa cùng gió mạnh, thổi căng cánh buồm, đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng ra khơi. 
0. 5 điểm
0. 5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 9:a. Mở bài: 
- Giới thiệu chung về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
- Cảm nhận chung về nhân vật anh thanh niên.
b. Thân bài: 
- Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện, chỉ xuất hiện trong giây lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh mà tác giả thể hiện.
- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh
- Ý thức công việc và lòng yêu nghề của mình. 
- Yêu sách và rất ham đọc sách 
- Anh biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, chủ động.
- Người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng quí: .
- Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực; rất ân cần chu đáo, hiếu khách: 
c. Kết bài: 
 Phát biểu cảm nghĩ chung về nhân vật và liên hệ bản thân
0.5 điểm
3 điểm
0.5 điểm
 4 .Củng cố: 
 - Nhận xét giờ làm bài của HS.
 - GV thu bài và kiểm tra số lượng bài kiểm tra.
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Về nhà ôn tập lại kiến thức về thơ và truyện hiện đại.
 - Đọc và soạn trước bài “Cố hương”.
*******************************************
Ngày soạn: 03/12/2018
Ngày giảng: 9A: 14/12/2018; 9B: 12/12/2018
TIẾT 82: VĂN BẢN: 
CỐ HƯƠNG 
 (Lỗ Tấn)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố Hương
 2. Kĩ năng:	
 - Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt văn bản tự sự và phân tích nhân vật.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS thái độ tôn trọng, yêu mến quê hương quá khứ về tình bạn.
 - Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường: Liên hệ: Môi trường xã hội và sự thay đổi của con người.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
 - Giáo án; SGK, SGV.
 - Phương pháp: Thuyết trình , vấn đáp, gợi mở.
 2. Học sinh: Đọc và soạn trước bài theo câu hỏi SGK.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 * Câu hỏi: Kể tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà? Nêu nội dung chính?
 3. Bài mới:	 	
 * Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG
*Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung về văn bản: 
GV: HDHS đọc bài phần chữ to: 
(à Chú ý giọng điệu chậm buồn, hơi bùi ngùi khi kể, tả, giọng ấp úng của nhân vật Nhuận Thổ, giọng chua chát của thím Hai Dương; giọng suy ngẫm triết lí ở 1 số câu, đoạn.) 
 à Đọc mẫu, gọi HS đọc.
HS: ( Đọc bài )
GV: Nhận xét cách đọc.
? Hãy cho biết vài nét về tác giả?Tác phẩm?
HS: (Trả lời )
GV: Nhận xét và bổ sung.
à HDHS tìm hiểu 1 số từ khó(SGK).
? Theo em bố cục của văn bản chia làm mấy phần?
HS: ( 3 phần)
GV: Nhận xét, chốt lại.
( 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầuà “ làm ăn sinh sống” : Tình cảm và tâm trạng của “tôi” trên đường về quê.
+ Phần 2: Tiếp à “Sạch trơn như quét”: Những ngày “tôi” ở quê. 
+ Phần 3: Còn lại: Tâm trạng và ý nghĩ của “tôi” trên đường rời quê. )
? Truyện kể theo ngôi nào? Trình tự?
HS: (- Ngôi kể thứ nhất- “tôi”.
 - Trình tự: Không gian, thời gian.)
GV: Chuyển ý.	
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Lỗ Tấn (1881-1936) 
- Quê : Chiết giang – Trung Quốc
- Sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút.
- Là nhà văn nổi tiếng, tiếp xúc nhiều với dời sống nông thôn.
- Lập thân: Từng trải qua nhiều nghề như: Hàng hải , điạ chất, y học , văn học
2. Tác phẩm:
- Trích trong tập "Gào thét" ( 1923 ).
 * Từ khó: (SGK)
3. Bố cục: 3 phần
*Hoạt động 2: HDHS phân tích văn bản:
GV: Yêu cầu HS theo dõi vào đoạn 1.
(Nhân vật “Tôi” có thể lấy nguyên mẫu từ Lỗ Tấn. Nhung không hoàn toàn là tác giả vì có một số chi tiết khác với thực tế. Trong 20 năm tác giả đã từng về quê vài lần , người dạy tôi bẫy chim là bố Nhuận Thổ chứ không phải là Nhuận Thổ. Vì vậy không nên đồng nhất tác giả với nhân vật tôi. Đây cũng không phải là hồi kí mà truyện ngắn có yếu tố hồi kí. )
? Nhân vật “Tôi ”trở về quê trong hoàn cảnh nào và thời điểm nào?
HS: (Trả lời)
GV: Nhận xét, bổ sung.
? Trên đường về thăm quê, nhân vật tôi cảm nhận ntn về quê hương ?Anh có suy nghĩ gì ?
HS: (- Cảnh trong hiện tại: Thôn xóm tiêu điều, im lìm, dưới bầu trời vàng úa, u ám, lạnh lẽo giũa đông.
 - Cảnh trong hồi ức: đẹp hơn nhưng mờ nhạt, không sao hình dung rõ nét)
GV: Nhận xét . 
? Để thể hiện cảm xúc tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
HS: (Trả lời )
GV: ? Ta thấy tâm trạng của nhân vật ntn?
HS: (Trả lời)
GV:? Cảnh quê hiện ra ntn?
HS: (Trả lời)
GV: ? Những người ở quê qua cảm nhận của nhân vật Tôi ntn? 
HS: (Trả lời)
GV:?Trước cảnh ấy tâm trạng của Tôi ntn?
HS: (Trả lời)
* Tích hợp GD bảo vệ môi trường:
GV? Em có cảm nhận gì về sự thay đổi của môi trường xã hội và con người hiện nay?
HS: (Trả lời)
GV? Vậy em thấy mình cần làm gì trước những thay đổi của cuộc sống xung quanh? 
HS: (Trả lời)
GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại.
à Tiểu kết tiết 1.	
II. Phân tích văn bản:	
1. Nhân vật tôi:
 a. Trên đường về quê:
- Hoàn cảnh : Sau 20 năm xa cách vào một đêm mùa đông lạnh
- Làng xóm tiêu điều, hoang vắng không đẹp như xưa.
 - Nghệ thuật: Tự sự kết hợp với miêu tả , biểu cảm, so sánh đối chiếu hiện thực và hồi ức.
à Tâm trạng: buồn se sắt, ngạc nhiên, không tin là làng mình, hụt hẫng, thương cảm và không nén được sự thất vọng.
b. Những ngày ở quê: 
- Cảnh: Hoang vắng, hưu quạnhàGợi cảm giác buồn.
- Mọi người thay đổi: Tiều tụy, nhếch nhác vì đói nghèo, vì lễ giáo phong kiến cổ hủ, tình bạn không còn (thể hiện cách xưng hô).
- Tâm trạng: Càng buồn, đau xót, cô đơn. à Thương cảm, chấp nhận chia tay với quê.
 4. Củng cố:
 - GV khái quát lại nội dung của bài học .
 ? Kể tóm tắt văn bản? Nêu bố cục?
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học thuộc phần tóm tắt truyện.
 - Đọc kĩ văn bản và soạn tiếp phần tiếp theo của bài.
Ngày soạn: 09/12/2018
Ngày giảng: 9A: 14/12/2018; 9B: 13/12/2018
TIẾT 83: VĂN BẢN: CỐ HƯƠNG 
(tiếp theo) 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố Hương
 2. Kĩ năng:	
 - Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt văn bản tự sự và phân tích nhân vật.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS thái độ tôn trọng, yêu mến quê hương quá khứ về tình bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
 - Giáo án; SGK, SGV.
 - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
 2. Học sinh: Đọc và soạn trước bài theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 * Câu hỏi: Tóm tắt lại truyện?Nêu bố cục văn bản?
 3. Bài mới:	 	
 * Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG
*Hoạt động 1: HDHS phân tích tiếp văn bản: 
GV: Yêu cầu HS theo dõi vào văn bản.
 ? Nhân vật Tôi rời quê trong cảm giác như thế nào?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét và nhấn mạnh:
(- Cảnh vật hiện tại: Con thuyền rời xa dần, mờ dần ngôi nhà cũ và làng quê trong hoàng hôn.
- Cảnh vật quá khứ: Một cánh đồng cát màu xanh biếc, vòm trời xanh đậm, lơ lửng vầng trăng tròn vàng thắm.)
GV: ? Nhuận Thổ được miêu tả như thế nào?
HS: (Từ một chú bé hồn nhiên, khỏe mạnh, trong sáng như thiên thầnà Bác nông dân nghèo túng khô cằn , đần độn, mụ mị đầu óc vì cuộc sống quá vất vả, trở nên rụt rè, nhút nhát.)
GV: ? Nhuận Thổ tượng trưng cho điều gì?
HS: (Trả lời)
GV: Nhận xét. Chốt lại.
? Trong truyện có những hình ảnh con đường nào?
HS: (Con đường sông nước và con đường trong suy nghĩ liên tưởng của “tôi”.)
GV: Nhận xét.
? Vậy, theo em hình ảnh con đường ở cuối truyện có ý nghĩa gì?
HS: ( Trả lời)
GV: ? Từ đó em thấy Thu là người như thế nào?
HS: (Trả lời)
GV: ? Qua hình ảnh Cố hương, tác giả đặt ra vấn đề gì?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét. Chốt ý.
II. Phân tích:
1. Nhân vật tôi: 
 a. Trên đường về quê:
 b. Những ngày ở quê:
 c. Trên đường rời quê:
- Lòng không chút lưu luyến.
- Hi vọng và tin tưởng vào con đường đã chọn.
- Hi vọng vào thế hệ tương lai.
- Suy nghĩ và triết lí về hình ảnh con đường.
- Triết lí về niềm hi vọng trong cuộc sống	
2. Nhân vật Nhuận Thổ:
- Thay đổi từ hình dáng đến lời nói, cử chỉ, suy nghĩ.
-

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9_12708521.doc