Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Mùa xuân nho nhỏ + Nghĩa tường minh và hàm ý
I- Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
1- Bài tập:sgk/74,75
Qua câu nói của anh thanh niên:
- Trời ơi, chỉ còn có 5 phút!
-> muốn nói:
+ Chỉ còn 5 phút là phải chia tay
+ Tiếc quá không còn đủ thời gian để trò chuyện tâm tình
+ Giá còn thời gian thì tốt biết mấy
-> Anh không nói thẳng điều đó với ông họa sĩ và cô kĩ sư vì : anh muốn che giấu sự tiếc nuối của mình khi phải chia tay.
Câu nói thứ 2 của anh thanh niên :
- Ô cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này!
-->Không có ẩn ý.
2. Kết luận
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải I-Đọc và tìm hiểu chú thích. 1.Tác giả. -Thanh Hải (1930-1980) -Quê: Huế. -Tham gia văn nghệ từ những năm chống Pháp. 2.Hoàn cảnh sáng tác : Tháng 11/1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. 3. Thể thơ: 5 chữ. 4. Bố cục. 4 phần. Phần 1: khổ thơ đầu Phần 2: khổ 2,3 Phần 3: khổ 4,5 Phần 4: khổ cuối II. Đọc – Hiểu văn bản. 1. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên. (khổ 1) -Hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc. -Âm thanh: chim chiền chiện hót. =>Nghệ thuật: đảo ngữ: động từ “mọc, đứng trước chủ ngữ tạo ấn tượng đột ngột, sự vật trở nên sống động đang diễn ra. -Giọt long lanh: giọt mùa xuân được kết đọng bởi âm thanh của con chim và đất trời vào xuân hoà quyện. => Sáng tạo nghệ thuật của thi nhân: sự chuyển đổi cảm giác, là tưởng tượng phong phú. -“Tôi hứng” diễn tả cảm xúc say sưa, ngây ngất, sự nâng niu trân trọng vẻ đẹp của đất trời mùa xuân trên quê hương mình. =>Cảnh vật mùa xuân đẹp rực rỡ vui tươi, sống động, ấm áp tình người. 2.Mùa xuân của đất nước cách mạng. (khổ 2,3) -Hình ảnh: người cầm súng, người ra đồng, lộc giắt quanh lưng, lộc trải dài nương mạ. -Nghệ thuật: +Từ láy “hối hả, xôn xao” +Điệp ngữ “tất cả” +Nhịp thơ hối hả, khẩn trương hoà vào nhịp điệu lao động của con người. +So sánh đẹp kì vĩ “Đất nước như vì sao” nâng đất nước lên tầm cao mới. Đó là ước mơ khát vọng của nhà thơ. =>Mùa xuân của đất nước-mùa xuân lớn- nhộn nhịp, hối hả khẩn trương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 3.Suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ: (khổ 4,5) -Hình ảnh : +Ta làm con chim hót +Ta làm một cành hoa. +Làm nốt nhạc trầm xao xuyến. -Nghệ thuật : +Đại từ “ta” vừa chỉ số ít: sắc thái trang trọng, vừa chỉ số nhiều: tâm sự của nhiều người=>ta vừa nói được niềm riêng vừa diễn tả được cái chung. +Điệp ngữ “Ta làm” kết hợp một loạt hình ảnh tiêu biểu tô đậm sự hóa thân tác giả để làm đẹp cho đời. -Hình ảnh “Một mùa xuân nho nhỏ”-> ẩn dụ để chỉ nhà thơ (mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng: +Là mùa xuân của tài hoa và sáng tạo nghệ thuật thi ca của Thanh Hải. +Điệp ngữ “dù là”kết hợp hình ảnh tuổi hai mươi, tóc bạc...thể hiện sự cống hiến không kể tuổi tác. +Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân thành có sức khái quát cao. => đó là lẽ sống cao đẹp, là lẽ cống hiến lặng lẽ khiêm tốn. => Ngôn ngữ thơ giản dị, giọng điệu trầm lắng, trang nghiêm thể hiện tâm niệm tự nguyện hiến dâng khiêm nhường tài trí của mình cho đất nước. 4.Lời ca từ biệt. -Lời ca từ biệt thật thân tình ấm áp, đầy xúc động của người con xứ Huế sắp xa quê mãi mãi làm rung động trái tim người đọc. III. Tổng kết. a-Nghệ thuật. -Bài thơ viết theo thể thơ 5 tiếng, có nhạc điệu trong sáng tha thiết gần gũi với dân ca. -Những hình ảnh đẹp, so sánh, ẩn dụ. -Mạch thơ chặt chẽ, lô gíc: mùa xuân thiên nhiên=> mùa xuân đất nước cách mạng=> mùa xuân hiến dâng của mỗi người. -Giọng điệu có sự biến đổi phù hợp với mạch cảm xúc vui, say mê, trầm lắng trang nghiêm như lời tâm sự, thiết tha. b-Nội dung (ghi nhớ sgk D-Củng cố: -HS đọc diễn cảm bài thơ. -Em hiểu làm mùa xuân nho nhỏ là làm gì ? +Sống đẹp, sống với tất cả sức sống của nhân dân và đất nước. E-Hướng dẫn học bài. -Học thuộc lòng bài thơ. - Phân tích bài thơ. -Em viết một đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi học xong bài thơ? NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (Tiết 1) I- Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. 1- Bài tập:sgk/74,75 Qua câu nói của anh thanh niên: - Trời ơi, chỉ còn có 5 phút! -> muốn nói: + Chỉ còn 5 phút là phải chia tay + Tiếc quá không còn đủ thời gian để trò chuyện tâm tình + Giá còn thời gian thì tốt biết mấy -> Anh không nói thẳng điều đó với ông họa sĩ và cô kĩ sư vì : anh muốn che giấu sự tiếc nuối của mình khi phải chia tay. Câu nói thứ 2 của anh thanh niên : - Ô cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này! -->Không có ẩn ý. 2. Kết luận - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. - Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. II. Luyện tập 1. Bài tập 1 a-Câu “Nhà hoạ sĩ...dạy” cụm từ “tặc lưỡi” cho ta hiểu được rằng b- “Mặt đỏ ửng” ngượng ngùng khó nói. - Nhận lại chiếc khăn --> Một hành động thay cho lời nói cảm ơn. - Vội quay đi: Lúng túng bối rối. 2. Bài 2 -Nhà hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đã phải đi. 3. Bài 3 - Cơm chín rồi: Ông vô ăn cơm đi. 4. Bài 4 - “Hà nắng gớm về nào” -->không có hàm ý mà chỉ là câu đánh trống lảng - Tôi thấy người ta đồn.-->không có hàm ý mà chỉ là câu nói bỏ lửng - Củng cố: ? Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý? ? Tác dụng của nó ? Làm thế nào để biết câu văn chứa hàm ý ? Học sinh thuộc lòng phần ghi nhớ Hướng dẫn học bài - Hoàn thiện các bài tập trong sách giáo khoa - Làm bài tập trắc nghiệm - Viết một đoạn văn diễn dịch ( có nội dung tự chọn) trong đó có chứa hàm ý. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (TIẾP) I- Điều kiện sử dụng hàm ý 1- Bài tập: - Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi, sau bữa này con phải sang ở nhà cụ Nghị vì mẹ buộc lòng phải bán con. - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài: mẹ buộc phải bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài - Câu T2: Cái Tí đã hiểu rõ tai hoạ ập xuống đầu nó ( vì vậy ta có thể kết luận hàm ý câu sau rõ hơn hàm ý câu trước). 2- Kết luận SGK/91 II-Luyện tập 1- Bài tập 1 a- Người nói: anh thanh niên - Người nghe: ông hoạ sĩ, cô gái - Hàm ý: mời bác và cô vào uống nước -->Người nghe hiểu, qua chi tiết “ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, ngồi xuống ghế” b- Người nói: anh Tấn - Người nghe: Tây Thi đậu phụ - Hàm ý: chúng tôi không thể cho được --> người nghe hiểu được hàm ý đó qua câu “ôi chào....giàu có” 2- Bài 2: - Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão 3- Bài tập 3 A. B. Rất tiếc mình đã nhận lời với H 4- Bài 4 - Thông qua sự so sánh giữa “hy vọng” với “con đường của Lỗ Tấn chúng ta có thể hiểu hàm ý của tác giả” Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư nhưg nếu cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công. BÀI TẬP I- Phần trắc nghiệm (2,5 đ): mỗi câu đúng cho 0,25 đ. Hãy lựa chọn phương án đúng ứng với A, B, C hoặc D cho các câu hỏi bên dưới. Cho đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. 1-Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào sau đây? A-Viếng lăng Bác. C-Sang thu. B-Mùa xuân nho nhỏ. D-Nói với con. 2-Đoạn thơ trên là của tác giả nào sau đây? A-Y Phương. C-Thanh Hải B-Viễn Phương. D-Hữu Thỉnh. 3-Phương án nào đúng với nhận xét sau về nội dung của đoạn thơ? A-Cảm xúc ngợi ca tự hào của tác giả về quê hương, đất nước. B-Cảm xúc nâng niu trân trọng của tác giả trước mùa xuân quê hương. C-Lời ca ngợi quê hương của nhà thơ trước lúc đi xa. D-Suy ngẫm và ước nguyện dâng hiến của nhà thơ cho đất nước. 4- Từ “Ta” ở đoạn thơ dùng được hiểu theo cách nào sau đây? A-Nhân vật trữ tình trong bài thơ. C-Tất cả mọi người trên đất nước. B-Cá nhân nhà thơ. D-Những người cùng quê hương với tác giả. 5-Hình ảnh “Một mùa xuân nho nhỏ” được tác giả sử dụng phép tu từ nào sau đây? A-Nhân hóa. B-Hoán dụ. C- So sánh. D-Ẩn dụ. 6-Câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ” trong đoạn trích được hiểu theo cách nào sau đây? A-Mùa xuân thiên nhiên. C-Mùa xuân của những người ra đồng. B-Mùa xuân của chính nhà thơ. D-Mùa xuân của những người cầm sung. 7-Đoạn thơ trên sử dụng đa dạng nghệ thuật. Đúng hay sai? A-Đúng. B-Sai. 8-Hình ảnh “Con chim, cành hoa” được lặp lại ở đoạn này có tác dụng nào sau đây? A-Tạo nên tính nhạc. C-Tạo sự đối ứng chặt chẽ. B-Tạo vần thơ trong sáng. D-Tạo nên nhịp thơ đều đều. 9- Hai câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ- Lặng lẽ dâng cho đời” hiểu theo cách nào sau đây? A- Một mùa đầu năm đẹp, trong sáng. B- Tuổi trẻ của một đời người. C-Khát vọng được sống trên quê hương. D- Ước nguyện dâng hiến cho đất nước của nhà thơ một cách khiêm tốn. 10-Nhận xét nào sau đây đúng với giọng điệu của đoạn thơ trên? A- Giọng thơ vui, say sưa. C-Giọng thơ hồi hộp. B-Giọng thơ trầm lắng, trang nghiêm, tha thiết. D-Giọng điệu sôi nổi, tha thiết. II-Phần tự luận (7,5 đ). Câu 1 ( 2 đ) Bằng sự hiểu biết của em, hãy giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm của đoạn thơ trên,? Câu 2 (4,5đ) Viết đoạn văn nghị luận theo cách lập luận tổng phân hợp khoảng 12-15 câu, trình bày cảm nhận của em về giá trị của đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép nối, thành phần phụ chú (gạch chân phép nối, thành phần phụ chú). Câu 3( 1đ) Sau khi học xong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải, em có nhận xét gì về cảm hứng bao trùm trong toàn bộ bài thơ?
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_bai_mua_xuan_nho_nho_nghia_tuong_minh.docx