Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Bàn về đọc sách

II. ĐỀ LUYỆN TẬP

Đề 1: Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

"Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách. “Liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống, các thứ không tiêu hóa được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do lối ăn tươi nuốt sống đó mà sinh ra cả. Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng. Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều đã có sách vở chất đầy thư viện, trong đó những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển. Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản. Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”."

 (Trích Bàn về đọc sách Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD Việt Nam 2005).

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Bàn về đọc sách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
1. Tác giả
- Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Văn bản trích trong cuốn "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách, NXB Bắc Kinh, 1995, Trần Đình Sử dịch.
- Phương thưc biểu đạt: Nghị luận
- Nội dung: 
+ Khẳng định tầm quan trọng của sách và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách : Đọc sách là con đường tích lũy tri thức, nâng cao học vấn.
+ Chỉ ra những khó khăn, những thiên hướng sai lệch mà người đọc thường mắc phải khi đọc sách trong tình hình hiện nay.
+ Nêu phương pháp đọc sách và chọn sách: Cần chọn cho tinh, đọc cho kĩ; Không tham đọc nhiều mà đọc có chọn lọc, vừa đọc vừa tư duy, nghiền ngẫm; Kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách chuyên môn và sách thường thức.
- Nghệ thuật 
+ Kết cấu bài viết chặt chẽ, mạch lạc, khoa học.
+ Kết hợp khéo léo giữa lí lẽ và dẫn chứng minh họa sinh động, hấp dẫn cho lí lẽ trở nên dễ hiểu, linh hoạt, có sức thuyết phục người đọc.
+ Sử dụng nhiều hình ảnh ví von, cách lập luận sắc bén, các phép tu từ (So sánh, đối chiếu, ẩn dụ) giúp cho lời văn sinh động, hấp dẫn
II. ĐỀ LUYỆN TẬP 
Đề 1: Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
"Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách. “Liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống, các thứ không tiêu hóa được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do lối ăn tươi nuốt sống đó mà sinh ra cả. Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng. Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều đã có sách vở chất đầy thư viện, trong đó những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển. Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản. Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”."
 (Trích Bàn về đọc sách Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD Việt Nam 2005).
ĐỌC HIỂU
Câu 1(0,5đ). Nêu xuất xứ, phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2(0,5đ). Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 3(1đ). Hãy chỉ ra nét nghệ thuật đặc sắc của câu văn sau và nêu giá trị biểu đạt của nét nghệ thuật đó:
"Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu"
 Câu 4.(1đ) Nêu thái dộ của tác giả, từ đó em rút ra bài học.
LÀM VĂN
Câu 1 (2đ) Từ tinh thần của đoạn văn bản trên, với hình thức một đoạn văn ngắn theo kiểu diễn dịch, hãy nhìn nhận về việc đọc sách ở các bạn trẻ ngày nay.

File đính kèm:

  • docGiao an tong hop_12852933.doc