Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: T­ liệu về tác giả, tác phẩm.

2. Học sinh: trả lời các câu hỏi SGK., tìm hiểu một số cuộc thi, hoạt động được tổ chức bằng hình thức đi bộ,nêu ý nghĩa của các hoạt động đó.

c. Các hoạt động dạy- học:

1. ổn định trrật tự ( 1 phut):

2. KTBC(5 phut):

- Giải thích nhan đề của “ Thuế máu ” và 3 tiêu đề trong bố cục ?

- Vì sao nói tính chiến đấu, tính cách mạng của văn bản rất mạnh, rất cao ?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

- Thời gian: 1 phút

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

- Thời gian: 5 phút.

 

doc11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29
Tiết: 113
 Ngày soạn: 17/03/2015
 Ngày dạy : 23/03/2015
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm 
trong văn nghị luận 
A. mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp hs nắm được:
- Lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận.
- Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lay động, truyền cảm của bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: HS có thể:
- Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận.
- Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lí, có hiệu qur, phù hợp với lô- gic lập luận của bài văn nghị luận.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức tự giác, nói, viết có lô- gic, giàu cảm xúc 
4. Phỏt triển năng lực: Ở bài học này, ngoài những năng lực chung, giỏo viờn cần hỡnh thành cho HS những năng lực như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp Tiếng Việt
B. Chuẩn bị:
1. Giỏo viờn: Sưu tầm vớ dụ.
2. Học sinh: Đọc kĩ nội dung lí thuyết SGKT95.
c. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định trrật tự ( 1 phut):
2. KTBC( 3 phut): - GV kiểm tra và nhận xét vở soạn bài của học sinh.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- Thời gian: 1 phỳt
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tỡm hiểu nội dung bài học
- Thời gian: 20 phỳt 
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
- Hs đọc ví dụSGKT 95,96.
- Hãy tìm những từ ngữ bộc lộ cảm xúc mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong bài văn trên ?
- Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, bài này có giống với “ Hịch tướng sĩ ” Trần Quốc Tuấn không ?
- Cả hai bài là văn nghị luận chứ không phải văn biểu cảm , vì sao ?
- Hãy so sánh đối chiếu hai cột trong bảng và nêu nhận xét ?
- Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng gì ?
- Gv tóm tắt và nhấn mạnh kiến thức cơ bản của bài .
- Làm thế nào để phát huy hết các tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ?
- Khi sử dụng yếu tố biểu cảm cần chú ý vấn đề gì ?
- Hs đọc ghi nhớ
I/ Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
1/ Bài văn: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Những từ ngữ biểu cảm: hỡi, muốn, phải nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, thà, chứ nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ là, thì, ai có, ai cũng phải ...
- Câu cảm thán: 
Hỡi dân quân.
Thắng lợi nhất định về dân tộc ta. Việt nam muôn năm !
- Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu biểu cảm, hai bài có những điểm gần gũi nhau.
- Vì cả hai TP được viết không phải nhằm mục đích biểu cảm, trữ tình mà nhằm mục đích nghị luận: nêu luận điểm, trình bày các luận cứ để bàn luận, gqvđ, tác động mạnh tới trí tuệ của người đọc để họ phân biệt được đúng sai, hành động và cách sống.
- ở đây biểu cảm đóng vai trò phụ, làm cho lý lẽ thêm sức thuyết phục, tác động mạnh vào tình cảm, tâm hồn người đọc, làm cho bài văn nghị luận trở nên thấm thía, thuyết phục hơn.
- Quan sát đối chiếu ta thấy:
Cột 1: không có yếu tố biểu cảm nên chỉ đúng mà chưa hay.
Cột 2 có những từ ngữ biểu cảm, có nhiều câu biểu cảm tức là có yếu tố biểu cảm nên vừa đúng vừa hay.
- Tác dụng: làm cho bài văn nghị luận không khô khan, dễ gây xúc động, truyền cảm hấp dẫn người nghe.
2.Kết luận: Ghi nhớ SGKT97
Hoạt động 3: Luyện tập
Thời gian: 15 phỳt 
 II/ Luyện tập
Bài 1
- Gv yêu cầu hs lập bảng để tìm hiểu yếu tố biểu cảm, biện pháp biểu cảm và tác dụng của nó trong phần 1 của văn bản “ Thuế máu ”.
Biện pháp biểu cảm
Dẫn chứng
Tác dụng nghệ thuật
Giễu nhại đối lập
- Tên An nam mít, tên da đen bẩn thỉu, >< những đứa con yêu, những người bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do.
- Phơi bày bản chất dối trá, lừa bịp của thực dân Pháp một cách rõ nét và nổi bật, gây cười châm biếm sâu cay.
Từ ngữ hình ảnh mỉa mai, giọng điệu tuyên truyền giả dối của bọn thực dân
- Người bản xứ đươc chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò biểu diễn ngư lôi, được xuống đáy biểu để bảo vệ những loài thuỷ quái, bỏ xác ở những miền hoang vu thơ mộng
- Ngôn từ đẹp đẽ, hào nhoáng không che đậy được thực tế phũ phàng. Lời mỉa mai thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc và cả sự chế nhạo cười cợt tạo tiếng cười châm biếm sâu cay.
Bài 2
- Đoạn văn đã thể hiện cảm xúc, nỗi buồn và khổ tâm của một người thầy chân chính và tâm huyết trước nạn học vẹt và học tủ trong Ngữ văn.
- Cách biểu hiện cảm xúc tự nhiên, chân thật, viết văn nghị luận mà như câu chuyện tâm tình giữa thầy và trò, giữa những người bạn với nhau. Bởi vậy khi phân tích lý lẽ và dẫn chứng vẫn thấy nói lên một nỗi lòng, lo lắng cần chia sẻ, tâm sự, nhắc nhở, khuyên nhủ.
- Những từ ngữ biểu cảm, câu cảm, giọng điệu tâm tình thân mật, gần gũi: Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện ... luôn thể giãi bày... Nỗi buồn thứ nhất là ... nói làm sao cho các bạn hiểu ... nhấm bút, lôi thôi bày đặt, học như con vẹt ...
- Hiệu quả: người nghe, người đọc tin, phục, thấm thía.
Bài 3: Viết đoạn văn nghị luận núi về thực trạng vấn đề bạo lực học đường trong đời sống, trong đú thể hiện được cảm xỳc, thỏi độ của em khi được chứng kiến, xem HS viết bài, GV bao quỏt, gọi một vài em trỡnh bày khỏi quỏt trước, sau đú uốn nắn sửa chữa.
4. Củng cố. Hoạt động 4: Hệ thống, khắc sõu kiến thức
- Thời gian: 3 phỳt
- Gv nhấn mạnh vai trũ và cỏch đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận..
- Hs nghe, hiểu.
5.Hướng dẫn về nhà:
- Học và nắm chắc phần ghi nhớ, làm bài tập 3.
- Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong các bài văn nghị luận đã học.
- Chuẩn bị bài: Đi bộ ngao du( đọc và trả lời các câu hỏi-SGKT101): đọc kĩ văn bản, tỡm hiểu một số cuộc thi, hoạt động được tổ chức bằng hỡnh thức đi bộ,nờu ý nghĩa của cỏc hoạt động đú.
Kớ duyệt ngày.......thỏng .. .... năm 2015
Tuần: 29
Tiết: 114
 Ngày soạn: 19/03/2015
 Ngày dạy : 27/03/2015
	Đi bộ ngao du
(Trích “Ê - min hay về giáo dục” - J. Ru - xô)
A. mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp hs nắm được:
- Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.
- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du.
2. Kĩ năng: HS có thể:
- Đọc- hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.
- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể.
3. Thái độ: 
- Giáo dục tình yêu thể thao, tạo nếp sống giản dị, lành mạnh.
4. Phỏt triển năng lực: Ngoài những năng lực chung, cần chỳ trọng phỏt triển cho học sinh những năng lực chủ yếu sau: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực hợp tỏc, năng lực thưởng thức văn học.
B. Chuẩn bị:
1. Giỏo viờn: Tư liệu về tác giả, tác phẩm.
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi SGK., tỡm hiểu một số cuộc thi, hoạt động được tổ chức bằng hỡnh thức đi bộ,nờu ý nghĩa của cỏc hoạt động đú.
c. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định trrật tự ( 1 phut):
2. KTBC(5 phut): 
- Giải thích nhan đề của “ Thuế máu ” và 3 tiêu đề trong bố cục ?
- Vì sao nói tính chiến đấu, tính cách mạng của văn bản rất mạnh, rất cao ?
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- Thời gian: 1 phỳt
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tỡm hiểu chung về tỏc giả, tỏc phẩm
- Thời gian: 5 phỳt.
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
- Gọi hs đọc chú thích * sgk.
- Hãy nêu những thông tin cần thiết đáng ghi nhớ về tác giả, tác phẩm ?
? Văn bản viết theo thể loại nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tỡm hiểu chi tiết văn bản
- Thời gian: 30 phỳt
- Gọi hs đọc, có nhận xét.
? Đoạn trích có thể chia bố cục ntn 
? Hóy khỏi quỏt nội dung từng phần.
- Hs đọc phần 1.
- Câu 1 tác giả nêu vấn đề gì ?
- Luận điểm đầu tiên để triển khai vấn đề đi bộ ngao du là gì ?
- Luận điểm được chứng minh bằng những luận cứ ntn ? 
- Cách lập luận theo trình tự nào ?
- Em có nhận xét gì về cách xưng hô và đại từ nhân xưng của tác giả ?
I/ Giới thiệu chung.
1/ Tác giả.
- Jăng Jắc Ru - xô ( 1712 -1778 ) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của nước Pháp thế kỷ XVIII.
2/ Tác phẩm.
- Đoạn trích trích trong quyển V của tác phẩm Ê min hay về giáo dục 1762.
* Thể loại: luận văn tiểu thuyết.
Đoạn trích thuộc thể loại lập luận chứng minh là chủ yếu.
II/ Đọc - hiểu văn bản.
1/ Đọc , chú thích
2/ bố cục: 3 phần.
- Từ đầu ... bàn chân nghỉ ngơi: Đi bộ ngao du và tự do.
- Tiếp ... làm tốt hơn: Đi bộ ngao du và sự làm giầu hiểu biết cuộc sống, thiên nhiên.
- Còn lại: Đi bộ ngao du và việc rèn luyện sức khoả, tinh thần con người.
3/ Phân tích.
a/ Phần 1.
- Câu 1 nêu vấn đề: đi bộ ngao du rất thú vị.
- Luận điểm: đi bộ ngao du là người hoàn toàn tự do.
- Luận điểm này được phát triển bằng các luận cứ:
Muốn đi, muốn dừng ít, nhiều tuỳ ý: được quan sát khắp nơi, quay phải, quay trái, men theo dòng sông, tham quan mỏ đá, vào hang động ...
Không phụ thuộc vào con người, phương tiện: phu trạm, ngựa trạm ...
Không phụ thuộc vào đường xá, lối đi
Chỉ phụ thuộc vào bản thân mình.
Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi.
Đi để giải trí, để học hỏi, vận động. làm việc nên không bao giờ chán.
- Các luận cứ rất phong phú, dẫn chứng và lý lẽ trình bày xen kẽ, nối tiếp tự nhiên.
- Cách xưng hô: tôi, ta xen kẽ là dụng ý nghệ thuật của tác giả, khi xưng tôi là tác giả muốn nói về kinh nghiêm riêng mang tính chất cá nhân, khi xưng ta là khi nói đến lý luận chung và gọi người học trò Ê min là em.
- Cách diễn đạt giản dị, dễ hiểu và dễ làm theo.
4. Củng cố. Hoạt động 4: Hệ thống, khắc sõu kiến thức
- Thời gian: 3 phỳt
- Giáo viên nhấn mạnh trọng tâm bài.
- Em học được gì qua cách lập luận của tác giả ở phần 1.
5. Hướng dẫn về nhà ( 1 phut):.
- Về nhà học bài, tiếp tục đọc kĩ và tỡm hiểu văn bản
- Tiếp tục soạn, tìm hiểu các luận điểm còn lại.
- Liờn hệ thực tế viết đoạn văn núi lờn suy nghĩ của em về tỏc dụng của 
việc đi bộ.
Kớ duyệt ngày.......thỏng .. .... năm 2015
CHUYỂN TIẾT 115
	Đi bộ ngao du( Tiếp )
(Trích “Ê - min hay về giáo dục” - J. Ru - xô)
1. ổn định trật tự (1 phut) :
2. KTBC (5 phut): 
- Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ?
- Hãy phân tích cách lập luận của phần 1 để thấy được giá trị nội dung mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc ?
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- Thời gian: 3 phỳt
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tỡm hiểu chi tiết văn bản
- Thời gian: 30 phỳt
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
- Hs đọc phần 2.
- Luận điểm chủ yếu của đoạn này là gì ?
HS phát biểu, GV củng cố nhấn mạnh
- Tác giả đã lập luận ntn ? Trên những cơ sở luận cứ nào ?
HS nêu các luận cứ, bổ sung.
GV giảng bình, liên hệ thực tế
- Hãy nêu nhận xét về lời văn, câu văn của tác giả trong đoạn văn ?
- Hs suy nghĩ và trả lời , GV nhấn mạnh chốt ý, liên hệ các văn bản nghị luận đã học.
- Hs đọc phần 3.
- Luận điểm thứ 3 là gì ?
- Cách chứng minh luận điểm có gì đặc sắc ?
HS thảo luận theo bàn,trả lời câu hỏi, các nhóm bổ sung, GV củng cố kết luận
- Cách chứng minh đó có tác dụng gì? 
HS nêu ý kiến, GV giảng bình, phân tích tác dụng.
- Ngoài cách lập luận chứng minh ra, đoạn này còn có cách thuyết phục nào đặc biệt ?
Hoạt động 3: Hệ thống kiến thức đó tỡm hiểu qua bài học
- Thời gian: 2 phỳt
- Đọc văn bản này, giúp em hiểu thêm những lợi ích mới nào của đi bộ ngao du ?
- Những biểu hiện hình thức mới nào tạo nên sự hấp dẫn của văn bản này ?
- Hs đọc, Gv nhấn mạnh.
3/ Phân tích:
b/ Phần 2.
- Luận điểm: ích lợi của việc đi bộ ngao du với việc bồi dưỡng nhận thức, làm giầu thêm nhận thức của con người.
- Những luận cứ chứng minh:
Đi như các nhà triết học lừng danh: Ta lét,...
Xem xét các loại tài nguyên phong phú trên mặt đất.
Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng.
Sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên ... 
- Cách nêu dẫn chứng dồn dập liên tiếp bằng những kiểu câu khác nhau: khi so sánh, khi nêu cảm xúc, khi lại nêu câu hỏi tu từ ...
- Đề cao kiến thức thực tế khách quan và xem thường kiến thức sách vở giáo điều. Từ đó khích lệ mọi người hãy đi bộ để mở mang kiến thức, làm giầu trí tuệ, mở rộng tầm hiểu biết và để đầu óc được sáng láng.
c/ Phần 3.
- Luận điểm: lợi ích của việc đi bộ ngao du để tính tình được vui vẻ.
- Chứng minh luận điểm bằng cách so sánh: đi bằng phương tiện thì tinh thần buồn chán, còn đi bộ thì sảng khoái vui tươi, có cảm giác thèm ăn, thèm ngủ, muốn nghỉ ngơi thoải mái sau mỗi chuyến đi bộ.
- Khẳng định lợi ích tinh thần của đi bộ ngao du từ đó thuyết phục người đọc muốn tránh khỏi buồn bã, cáu kỉnh thì hãy đi bộ ngao du, để nâng cao sức khoẻ tinh thần, khơi dậy niềm vui sống.
- Lồng cảm xúc trực tiếp của cá nhân vào các lý lẽ để bộc lộ trạng thái tinh thần tràn đầy phấn chấn, vui vẻ, tin tưởng ở đi bộ ngao du.
4. Tổng kết.
* Nội dụng: thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do, mở rôngj tầm hiểu biết cuộc sống và nhân lên niềm vui sống cho con người.
* Hình thức: chứng cớ lấy từ kinh nghiệm của cá nhân, đan xen yếu tố tự sự và biểu cảm, câu văn tự do phóng túng và giọng điệu vui tươi, nhẹ nhàng.
* Ghi nhớ.( SGK )
Hoạt động 4: Luyện tập
- Thời gian: 5 phỳt.
III. Luyện tập:
? Trỡnh bày quan điểm của em về tỏc dụng của việc đi bộ. Trong thời đại ngày nay, khi mà cỏc phương tiện giao thụng hiện đại đó và đang đỏp ứng tối đa nhu cầu đi lại của con người, theo em, việc đi bộ cú cũn ý nghĩa và tỏc dụng nữa khụng?
- Gv yờu càu HS trỡnh bày, kết hợp kiểm tra đoạn văn của HS ( đó yờu cầu từ tiết 114 ).
4.Củng cố. Hoạt động 5: Hệ thống, khắc sõu kiến thức
- Thời gian: 2 phỳt
- Gọi hs đọc lại diễn cảm văn bản.
- Hãy nêu nội dung và nghệ thuật chính của bài ?
5.Hướng dẫn về nhà.
- Về nhà học bài, nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật chính của bài.
- Tìm hiểu trước bài Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục.
- Chuẩn bị bài: Hội thoại (tiếp), xem lại kiến thức tiết 108, tỡm hiểu trước cỏc vớ dụ trong SGK.
Kớ duyệt ngày.......thỏng .. .... năm 2015
Tuần: 30
Tiết: 116
 Ngày soạn: 24/03/2015
 Ngày dạy : 30/03/2015
Hội thoại ( Tiếp )
A. mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp hs nắm được:
- Khái niệm lượt lời.
- Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.
2. Kĩ năng: HS có thể:
- Xác định các lượt lời trong các cuộc thoại.
- Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức tránh hiện tượng cướp lời trong khi giao tiếp. 
4. Phỏt triển năng lực: Ngoài những năng lực chung, cần chỳ trọng phỏt triển cho học sinh những năng lực chủ yếu sau: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực hợp tỏc 
B. Chuẩn bị:
1. Giỏo viờn: Đọc TKGB,soạn bài, chuẩn bị một số ngữ liệu.
2. Học sinh: Đọc bài, tìm hiểu vd
c. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định trật tự( 1 phỳt):
2. KTBC( 3 phỳt): - Thế nào là vai xã hội trong hội thoại ? Ví dụ ?
- Có những quan hệ nào trong vai xã hội ? Cho ví dụ ?
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- Thời gian: 1 phỳt
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tỡm hiểu nội dung bài học
- Thời gian: 15 phỳt 
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
- Hs đọc lại đoạn văn.
- Trong cuộc hội thoại đó, mỗi người nói bao nhiêu lượt ?
HS phát hiện, nêu các lượt lời của nhân vật, GV nhấn mạnh.
- Bao nhiêu lần lẽ ra bé Hồng được nói nhưng bé lại im lặng không nói ?
HS căn cứ vào lượt lời của nhân vật Hồng, phát hiện, nêu ý kiến
- Sự im lặng của bé Hồng thể hiện thái độ gì đối với lời nói của bà cô ?
- Vì sao bé Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều bé Hồng không muốn nghe ? 
HS trả lời, GV nhấn mạnh, liên hệ phần văn bản đã học, liên hệ thực tế, giáo dục tháI độ lễ phép, lịch sự trong hội thoại.
- Vậy lượt lời trong hội thoại là gì
- Hs phát biểu.
- Gv nhận xét và nhấn mạnh kiến thức cơ bản của bài.
I/ Lượt lời trong hội thoại.
1/ Ví dụ.
- Các lượt lời của hai nhân vật:
Bà cô:
Hồng ! Mày có muốn ... không ?
Sao lại không vào ... đâu ?
Mày dại quá cứ vào đi ...
Vậy mày hỏi cô Thông ...
Mấy lại rằm tháng tám là ngày giỗ đầu...
Bé Hồng:
Không, cháu không muốn vào.
Sao cô biết mợ con có con.
- Có hai lần bé Hồng không nói chỉ im lặng.
Lần 1: Sau lượt lời 1 của bà cô.
Lần 2: Sau lượt lời 3 của bà cô.
- Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình của bé Hồng trước những lời lẽ thiếu thiện chí của bà cô.
- Hồng không ngắt lời vì cậu luôn phải cố gắng kìm nén để giữ thái độ lễ phép của người dưới với người trên.
2. Ghi nhớ- SGKT102
Hoạt động 3: Luyện tập
- Thời gian: 20 phỳt
II/ Luyện tập.
Bài 1.
- Số lượt lời tham gia hội thoại của chị Dậu và Cai lệ là nhiều nhất.
- Số lượt lời của người nhà Lý trưởng là ít hơn.
- Anh Dậu chỉ nói với chị Dậu sau khi cuộc xung đột giữa chị Dậu và Cai lệ, người nhà Lý trưởng đã kết thúc.
- Kẻ duy nhất ngắt lời người khác ở đoạn văn là Cai lệ.
- Chị Dậu từ chỗ nhín nhường, nhẫn nhịn gọi Cai lệ là ông xưng cháu song không kìm nén được chị đã vùng lên gọi là mày và xưng hô bà.
- Cai lệ hống hách thô bạo tàn nhẫn, còn người nhà Lý trưởng biết thân phận mình gọi anh , chị xưng tôi nhưng vẫn ngầm hùa với Cai lệ.
* Nhận xét.
- Chị Dậu là người biết mình, biết người nhưng cũng rất có bản lĩnh sẵn sàng nhẫn nhịn nhưng khi cần vẫn vùng lên quyết liệt không biết sợ là gì .
- Anh Dậu là người cam chịu, bạc nhược.
- Cai lệ là tên tiểu nhân không còn chút tình người.
- Người nhà Lý trưởng là người theo đóm ăn tàn.
Bài 2.
a/ Ban đầu cái Tí hồn nhiên, nói nhiều còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Về sau, cái Tí nói ít hẳn đi còn chị Dậu lại nói nhiều hơn.
b/ Tác giả miêu tả như vậy là phù hợp với tâm lý nhân vật 
( Hs phân tích Gv nhận xét )
c/ Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên, hiếu thảo của cái Tí ở phần đầu cuộc hội thoại đã làm tăng kịch tính của câu chuyện vì chị Dậu đau đớn khi phải bán đứa con hiếu thảo, đảm đang, ngoan hiền như cái Tí. Còn cái Tí phải đến nhà ông bà Nghị sẽ trở thành tai vạ khủng khiếp vì nó phải xa lìa bố mẹ và các em.
4. Củng cố: Hoạt động 4: Hệ thống, khắc sõu kiến thức
- Thời gian: 3 phỳt
- Lượt lời trong hội thoại là gì ?
- Sự im lặng trong hội thoại thường biểu hiện những thái độ gì ? ( Đồng ý, không đồng ý, do dự, vừa nói vừa nghĩ ...)
5. Hướng dẫn về nhà ( 2 phỳt).:
- Học và nắm chắc kiến thức của bài. và hoàn thiện các bài tập đã chữa.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
+ Đọc kĩ cỏc vớ dụ và trả lời cỏc cõu hỏi.
Kớ duyệt ngày.......thỏng .. .... năm 2015

File đính kèm:

  • doc8- 29.doc
Giáo án liên quan