Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 26 - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Ngân Hà

c. Các hoạt động dạy- học:

1. ổn định trật tự( 1 phút):

2. KTBC ( 5 phút):

- Đọc thuộc lòng một đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” và nêu khái quát tư tưởng nhân nghĩa của tác giả.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài:- Thời gian: 1 phút

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm- Thời gian: 27 phút

 

doc12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 26 - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Ngân Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26
Tiết: 100
 Ngày soạn: 22/02/2016
 Ngày dạy : 29/02/2016
nước đại việt ta
( Trích: “ Bình Ngô đại cáo ” - Nguyễn Trãi ).
A. mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp hs sơ giản về thể cáo, hoàn cảnh lịch sử liên quan đến dự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo, nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn TrãI về đất nước và dân tộc, đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
2. Kĩ năng: HS có thể đọc- hiểu một văn bản viết theo thể cáo, nhận ra , thấy được đặc điểm của kiểu văn bản chính luận ở thể cáo.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.
4. Phỏt triển năng lực: Ngoài những năng lực chung, cần chỳ trọng phỏt triển cho học sinh những năng lực chủ yếu sau: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực hợp tỏc, năng lực thưởng thức văn học.
B. Chuẩn bị:
1. Giỏo viờn: Tư liệu về tác giả, tác phẩm, bảng phụ ghi sơ đồ sgv- 95.
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi SGK
c. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định trật tự( 1 phỳt):
2. KTBC ( 5 phỳt): 
- Đọc thuộc lũng một đoạn hịch và phõn tớch? Từ đó em they được vẻ đẹp gì ở con người Trần Quốc Tuấn?
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:- Thời gian: 1 phỳt
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tỡm hiểu chung về tỏc giả, tỏc phẩm
- Thời gian: 5 phỳt.
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
- Gv gọi hs đọc chú thích (*) sgk - 67.
Em hãy nhắc lại những điều quan trọng về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi 
 Hs nhắc lại và nghe Gv nhấn mạnh về cuộc đời và sự nghiệp của ông. 
- Gv giới thiệu tranh minh hoạ.
-Thể loại Cáo có đặc điểm gì?
- Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản ?
- Hãy giải thích ngắn gọn nhan đề của bài Cáo ?
 - Gv cung cấp thông tin đã chuẩn bị có liên quan đến bài Cáo: bố cục bài cỏo
- Gv cho HS quan sỏt toàn văn bài cỏo.
- GV thuyết trỡnh 
* Đoạn trích là phần đầu của bài Cáo với nội dung chính: nguyên nhân ý nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tỡm hiểu chi tiết văn bản
- Thời gian: 27 phỳt
- Gv hướng dẫn hs cách đọc văn bản.
- Gv đọc. Gọi Hs đọc ( có nhận xét, uốn nắn ).
- Chú thích: Gv và hs cùng giải thích các chú thích có trong văn bản.
- Theo em, đoạn trích có thể chia ra mấy phần ứng với nội dung nào ? 
- Đoạn trích là phần mở đầu có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Vậy khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định chân lí nào ? 
- Theo tác giả, nhân nghĩa ở đây bao gồm những nội dung nào ?
 - Nếu hiểu yên dân là giữ yên cuộc sống của dân, điếu phạt là thương dân trừ bạo, thì dân ở đây là ai ? Kẻ bạo ngược ở đây là ai ?
- Như vậy các hành động yên dân và điếu phạt đều liên quan đến dân. Vậy tư tưởng nhân nghĩa được NTrãi nêu trong bài ntn ?
I/ Giới thiệu chung.
1/ Tác giả.
2/ Tác phẩm.
- Cáo : là thể văn nghị luận cổ thường được các vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
- Bình Ngô đại cáo được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo để công bố cho toàn dân biết về thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
* Bài Cáo gồm 4 phần:
- Nêu luận đề của chính nghĩa.
- Bản cáo trạng tội ác của giặc Minh.
- Quá trình tiến hành khởi nghĩa Lam Sơn từ ngày đầu gian khổ đến khi tổng phản công thắng lợi.
- Lời tuyên bố kết thúc, khẳng định nền độc lập vững chắc, , đồng thời nêu lên bài học lịch sử.
II/ Đọc - hiểu văn bản.
1/ Đọc , chú thích
- Khi đọc phải to, rõ chú ý tính chất cân xứng, nhịp nhàng của câu văn biền ngẫu.
2/ Bố cục : 2 phần.
+ Hai câu đầu: tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến.
+ Phần còn lại: Nền văn hiến của Đại Việt. 
3/ Phân tích.
a/ Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến.
- Nguyên lí nhân nghĩa là nguyên lí cơ bản, làm nền tảng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
- Nhân nghĩa bao gồm: yên dân và điếu phạt.
- Dân là người dân của nước Đại Việt.
- Kẻ bạo ngược là quân xâm lược nhà Minh.
- Muốn dân yên phải làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc, phải diệt trừ mọi thế lực bạo tàn.
 => Đây là quan niệm vừa sâu sắc vừa mới mẻ của tác giả thể hiện rõ tư tưởng lấy dân làm gốc.
4. Củng cố: Hoạt động 4: Hệ thống, khắc sõu kiến thức - Thời gian: 2 phỳt
- Gv nhận xét giờ học và nhấn mạnh trọng tâm bài: tư tưởng nhõn nghĩa mới mẻ, sõu sắc mà ý nghĩa của Nguyễn Trói.
5. Hướng dẫn về nhà( 3 phỳt):
- Về nhà học thuộc lũng đoạn trớch , tiếp tục tỡm hiểu ý nghĩa của tư tưởng nhõn nghĩa, tỡm hiểu nền văn hiến Đại Việt được thể hiện trong đoạn trớch.
Tuần: 26
Tiết: 101
 Ngày soạn: 22/02/2016
 Ngày dạy : 01/03/2016
Chuyển tiết 101: nước đại việt ta
( Trích: “ Bình Ngô đại cáo ” - Nguyễn Trãi ).
c. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định trật tự( 1 phỳt):
2. KTBC ( 5 phỳt): 
- Đọc thuộc lũng một đoạn trớch “ Nước Đại Việt ta” và nờu khỏi quỏt tư tưởng nhõn nghĩa của tỏc giả.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:- Thời gian: 1 phỳt
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tỡm hiểu tỏc phẩm- Thời gian: 27 phỳt 
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
- HS nhắc lại tư tưởng, quan niệm về nhõn nghĩa của Nguyễn Trói
- Gv giới thiệu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo: quan hệ giữa ngời với người phải nhân ái, tương thân, tương ái với nhau.
- Hãy so sánh hai tư tưởng để tìm ra sự tiến bộ trong quan niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ?
- Hs nghe, hiểu.
- Bài Cáo là bản tổng kết cuộc kháng chiến thắng lợi chống quân Minh, được mở đầu bằng tư tưởng nhân nghĩa, từ đó giúp em hiểu gì về tính chất của cuộc kháng chiến và tư tưởng của người viết bài này là gì ? 
- Hs đọc phần còn lại.
- Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào các yếu tố nào?
- Hãy so sánh quan niệm về quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi và Lí Thường Kiệt ( thể hiện trong bài “ Sông núi nước Nam ”) để thấy được tính toàn diện và sâu sắc trong quan niệm của Nguyễn Trãi?
- Quan niệm của Lí Thường Kiệt dựa trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn văn? Tác dụng ?
HS nờu, GV khỏi quỏt, chốt ý.
- Để làm rõ hơn nền văn hiến của Đại Việt, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng gì ? 
HS nờu cấc dẫn chứng được sử dụng trong văn bản, liờn hệ lịch sử đất nước để thấy được ý nghĩa của những dẫn chứng đú.
GV túm tắt, bổ sung một số sự kiện khỏc, liờn hệ hào khớ thời nhà Trần.
- Qua tìm hiểu văn bản cho em hiểu gì về nội dung ?
- Nội dung đó được tác giả thể hiện bằng cách lập luận ntn ? 
Hãy lập sơ đồ tổng kết
- Gv nhận xét và sử dụng bảng phụ ghi sơ đồ sgv để tổng kết.
HS dựa vào phần đọc- hiểu văn bản, nờu cảm nhận, đỏnh giỏ chung.
GV nhấn mạnh, chốt ý.
2/ Phân tích.
a/ Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến.
- Sự tiến bộ trong quan niệm của Nguyễn Trãi thể hiện ở chỗ: nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, phải đặt trong mối quan hệ giữa người với người và giữa người dân với dân tộc.
- Cuộc kháng chiến của nghĩa quân Lam Sơn có tính chất chính nghĩa phù hợp với lòng dân. Qua đó cũng thấy được tư tưởng của N. Trãi thể hiện rõ là tư tưởng tiến bộ, hết lòng vì dân .
b/ Nền văn hiến Đại Việt.
- Những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.
- Quan niệm của Nguyễn Trãi còn được bổ sung thêm ba yếu tố nữa: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.
-> NTrãi đã ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản , là hạt nhân để xác định dân tộc và cũng là để khẳng định sự tồn tại của dân tộc ta trên thực tế với sức mạnh của chân lí khách quan mà kẻ thù luôn tìm cách phủ định.
- Nghệ thuật chính luận đặc sắc: sử dụng nhiều từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời ( từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia, cũng khác ); kết hợp với phép so sánh ngang bằng giữa ta với Trung Quốc ( từ Triệu  cũng có ); câu văn biền ngẫu cân đối nhịp nhàng-> tạo ra tính khách quan, lí lẽ chắc chắn dễ nghe, dễ đi vào lòng người, làm tăng tính thuyêt phục .
- Dẫn chứng: Lưu Công thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã Nhi kẻ bị giết, người bị bắt -> tác giả nhằm khẳng định một cách thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, chân lí, chính nghĩa, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc về truyền thống lịch sử. 
3/ Tổng kết( ghi nhớ SGK)
- Giỏ trị nội dung: Đoạn trớch là lời tuyờn ngụn về nền độc lập tự chủ của nước Đại Việt
- Giỏ trị nghệ thuật: lập luận sắc bộn, kết hợp nghị luận và biểu cảm sõu săc, nhịp điệu, tiết tấu mang đặc trưng của văn biền ngẫu.
Hoạt động 4: Luyện tập- Thời gian: 5 phỳt.
III. Luyện tập:
Bài tập: trỡnh bày cảm nhận của em về tấm lũng yờu nướcthương dõn của Nguyễn Trói được thể hiện qua đoạn trớch.
- Tấm lũng thương dõn thể hiện qua tư tưởng nhõn nghĩa, lấy dõn làm gốc, vỡ dõn mà trừ bạo.
- Tấm lũng yờu nước: tự hào về nền văn hiến lõu đời của dõn tộc, ca ngợi những chiến cụng vẻ vang của quõn và dõn ta.
4. Củng cố: Hoạt động 5: Hệ thống, khắc sõu kiến thức- Thời gian: 3 phỳt
- Trên cơ sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam - Lí Thường Kiệt, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích ?
- Hs dựa vào phần bài giảng để so sánh, rút ra nhận xét.
- Gv nhận xét giờ học và nhấn mạnh trọng tâm bài.
5. Hướng dẫn về nhà( 3 phỳt):
- Về nhà học thuộc lũng đoạn trớch , hoàn thiện bài tập vào vở, tìm hiểu tính mới mẻ, sự kế thừa và phát triển tinh thần yêu nước từ các tác phẩm thơ ca Lí Trần và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
- Tìm hiểu trước bài: Hành động nói( tiếp.)
+ ễn tập lại kiến thức về Hành động núi đó học
+ Đọc kĩ cỏc vớ dụ, dự kiến cỏc phương ỏn trả lời.
Kớ duyệt ngày thỏng 2 năm 2016 T.T 
 Nguyễn Thị Thúy
Tuần: 27
Tiết: 102
 Ngày soạn: 27/02/2016
 Ngày dạy : 04/03/2016
Hành động nói ( tiếp)
A. mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp hs nắm được cỏch dựng cỏc kiểu cõu để thực hiện hành động núi.
2. Kĩ năng: HS có thể sử dụng cỏc kiểu cõu để thực hiện hành động núi phự hợp.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng câu phù hợp hoàn cảnh giao tiếp, giữ gìn sự trong sáng của TV.
4. Phỏt triển năng lực: Ngoài những năng lực chung, cần chỳ trọng phỏt triển cho học sinh những năng lực chủ yếu sau: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực hợp tỏc 
B. Chuẩn bị:
1. Giỏo viờn: Một số ngữ liệu, bài tập mẫu.
2. Học sinh: Đọc bài, tìm hiểu vd SGK.
c. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định trật tự (1 phỳt):
2. KTBC ( 3 phỳt): 
- Thế nào là hành động núi? Cho vớ dụ minh hoạ?	
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài- Thời gian: 1 phỳt
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tỡm hiểu nội dung bài học- Thời gian: 20 phỳt 
I/ Cách thực hiện hành động nói.
1/ Ví dụ: 
- Hs đọc và quan sát kĩ ví dụ sgkT70.
- Gv yêu cầu hs đánh số thứ tự vào các câu trần thuật trong ví dụ.
- Hs xác định mục đích nói của các kiểu câu đó vào bảng tổng hợp kết quả bên dưới.
- Hs điền kết quả - Gv hướng dẫn, nhận xét. 
- Kết quả tổng hợp như sau:
 Câu
Mục đích.
 1
 2 
 3
 4 
 5
Hỏi
Trình bày
 +
 +
 +
Điều khiển
 +
 +
Hứa hẹn
Bộc lộ 
cảm xúc
- Gv yêu cầu hs dựa vào kết quả tổng hợp của bảng trên để lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu( cầu khiến, nghi vấn, cảm thán, trần thuật) với những kiểu hành động nói.( Có ví dụ minh hoạ cụ thể )
- Gv hướng dẫn: Hs nhắc lại chức năng của các kiểu ( trực tiếp và gián tiếp )?
- Hs liệt kê các hành động nói đã học ?
 + Dựa vào bảng trên để sắp xếp .
- Hs thực hiện theo các bước. Gv hướng dẫn và nhận xét bổ sung để hoàn thiện bảng. Yêu cầu phải lấy được ví dụ minh hoạ.
- Bảng khi lập xong phải có nội dung như sau:
- Gv sử dụng bảng phụ đã chuẩn bị sẵn đề hướng dẫn .
- GV vấn đáp.
- HS lần lượt điền vào bảng thống kê.
 Câu
Mục đích
Nghi vấn
Cầu khiến
Cảm thán
Trần thuật
Hỏi
+(Anh đi đâu đấy ? )
Trình bày
+( Mưa càng lúc càng nặng hạt .)
Điều khiển
+(Anh đừng hút thuốc có được không ?) 
+(Đừng lo lắng !)
+( Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá )
Hứa hẹn
+( Tôi hứa ngày mai tôi sẽ đến )
Bộc lộ cảm xúc
+( Thời oanh liệt nay còn đâu ?)
+ ( Hỡi ơi Lão Hạc !)
+( Tôi rất buồn khi em như vậy)
2. Ghi nhớ: Hs đọc - Gv nhấn mạnh.
Hoạt động 3: Luyện tập- Thời gian: 15 phỳt
II/ Luyện tập.
Bài 1. Gv yêu cầu hs tìm các câu nghi vấn trong bài “ Hịch tướng sĩ” và nhận xét. Cụ thể:
- Những câu nghi vấn đứng cuối văn bản dùng để khẳng định hoặc phủ định được nêu ra trong câu ấy.
- Các câu nghi vấn ở đầu đoạn dùng để nêu vấn đề cho tướng sĩ chuẩn bị tư tưởng nghe phần lí giải của tác giả.
Bài 2.
a/ Các câu trong đoạn đều là câu trần thuật có mục đích cầu khiến.
Tác dụng: làm cho quần chúng thấy gần gũi với lãnh tụ và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình.
Bài 4.
Trong các câu hỏi , nên dùng cách hỏi của phần b, e vì các câu đó mang tính lịch sự cao hơn.
4. Củng cố. Hoạt động 4: Hệ thống, khắc sõu kiến thức- Thời gian: 2 phỳt 
- Gv nhấn mạnh cỏc cỏch thực hiện hành động núi bằng những kiểu cõu đó học.
5. Hướng dẫn về nhà ( 3 phỳt).
- Về nhà học bài, hoàn thiện các bài tập còn lại.
- Xác định hành động nói và cách thực hiện hành động nói trong những tình huống ngày thường, trong giao tiếp.
- Về nhà soạn bài ôn tập luận điểm để giờ sau học, xem lại các kiến thức đã học về luận điểm và văn nghị luận ở lớp 7.
Kớ duyệt ngày thỏng 3 năm 2016 T.T 
 Nguyễn Thị Thúy
* PHIẾU HỌC TẬP:
? Xỏc định cỏc hành động núi tương ứng với cỏc kiểu cõu ( trực tiếp hay giỏn tiếp), mỗi trường hợp em hóy cho 1 vớ dụ.
 Kiểu 
 cõu 
Hành động 
 núi
Nghi vấn
Cầu khiến
Cảm thán
Trần thuật
Hỏi
Trình bày
Điều khiển
Hứa hẹn
Bộc lộ cảm xúc
Tuần: 27
Tiết: 103
 Ngày soạn: 27/02/2016
 Ngày dạy : 04/03/2016
ôn tập về luận điểm
A. mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp hs nắm được khái niệm luận điểm, quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: HS có thể tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm, sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức trình bày luận điểm trong bài viết phải rõ ràng, tránh nhầm lẫn. 
4. Phỏt triển năng lực: Ở bài học này, ngoài những năng lực chung, giỏo viờn cần hỡnh thành cho HS những năng lực như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp Tiếng Việt
B. Chuẩn bị:
1. Giỏo viờn: Soạn bài, chuẩn bị giỏo ỏn.
2. Học sinh: ôn tập về luận điểm và văn nghị luận ( đó học ở lớp 7).
c. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định trật tự ( 1 phỳt):
2. KTBC: Kết hợp khi ụn tập.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:- Thời gian: 1 phỳt
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tỡm hiểu nội dung bài học- Thời gian: 23 phỳt 
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
- Hs đọc yêu cầu bài 1 và trả lời câu hỏi: Luận điểm là gì ?
- Hs vận dụng kiến thức cũ để trả lời. Gv nhận xét và khắc sâu kiến thức về luận điểm.
- Hs đọc yêu cầu bài tập 2.
- Hs giở sgk Ngữ văn 7 đã chuẩn bị để tìm luận điểm của bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ”- Hồ Chí Minh ?
- Hs dựa vào khái niệm để tìm luận điểm. Gv hướng dẫn hs tìm và chú ý phân biệt luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở và luận điểm chính dùng làm kết luận của bài .
- Theo em xác định luận điểm như vậy có đúng không ? Vì sao ?
- Gv hướng dẫn hs phõn tớch bài tập vào khái niệm về luận điểm .
- Gv nhấn mạnh kiến thức ghi nhớ về luận điểm
 - Vấn đề được đặt ra trong bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ” là gì ?
- Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu trong bài văn HCM chỉ đưa ra luận điểm: “ Đồng bào ta ngày nay có lòng nồng nàn yêu nước ” ?
- Trong “ Chiếu dời đô ” nếu LCU chỉ đưa ra luận điểm : “ Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không ? Vì sao ?
- Từ đó, hãy rút ra mqh giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận ?
* Hs đọc yêu cầu bài tập 1- Hs suy nghĩ về yêu cầu bài tập.
- Gv cung cấp bảng phụ ghi 2 hệ thống của bài tập.
- Hs tiến hành nhận xét mối quan hệ giữa các luận điểm trong hai hệ thống.
- Gv hướng dẫn hs bằng những câu hỏi nhỏ như:
? Luận điểm a có phù hợp với vấn đề không.
? Luận điểm a có phù hợp với luận điểm b, c, d không .
? Các câu hỏi cho các luận điểm khác cũng tương tự.
- Vậy trong bài văn nghị luận, các luận điểm có mqh ntn ?
- Gv nhấn mạnh mục 3
- Hs đọc to toàn bộ ghi nhớ.
I/ Khái niệm luận điểm.
* Luận điểm: là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận.
* Những luận điểm của bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ” - Hồ Chí Minh.
- Lịch sử đã chứng tỏ tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc.
- Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
- Bổn phận của chúng ta là phải biến lòng yêu nước vào những hành động yêu nước.
* Xác định luận điểm như vậy là không đúng vì đó không phải là ý kiến, quan điểm mà chỉ là những vấn đề. 
II/ Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
-Vấn đề của bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: “Nhân dân ta có một truyền thống yêu nước.”
- Không thể làm sáng tỏ được vấn đề đã nêu trên, mà phải có đủ các luận điểm đẫ liệt kê ở bài 2 mục I.
- Không thể đạt được, vì muốn vấn đề “lí do phải dời đô” được sáng tỏ thì phải thể hiện qua các luân điểm:
+ Các triều đại trước đã nhiều lần dời đô về trung tâm mưu toan việc lớn.
+ Việc hai triều Đinh, Lê cứ đóng đô ở Hoa Lư đã không còn thích hợp.
+ Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô.
- Trong bài văn nghị luận, luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề.
* Ghi nhớ: mục 2( sgkT 75)
III/ Mối quan hệ giữa các luân điểm trong bài văn nghị luận.
- Hệ thống thứ nhất đạt được các điều kiện mà yêu cầu đề bài đã cho.
- Hệ thống(2) không đạt yêu cầu vì có những luận điểm chưa chính xác: không thể đổi mới. nếu không có lí do chính đáng.
- Luận điểm chưa phù hợp với vấn đề: Chưa chăm học và nói chuyện riêng đều không phải là khuyết điểm về phương pháp học tập.
- Trình tự sắp xếp chưa thật hợp lí: luận điểm a không là cơ sở-> b. Vì không bàn về phương pháp học tập nên luận điểm c không liên kết được với luận điểm trước và sau nó. Do đó luận điểm d không phát huy được kết quả của luận điểm a, b, c.
* Ghi nhớ: SGKT 75
Hoạt động 3: Luyện tập- Thời gian: 15 phỳt
 IV/ Luyện tập.
Bài 1.
Luận điểm của phần văn bản ấy phải là: “ Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ ”
Bài 2. Nên chọn các ý và sắp xếp như sau:1, 2, 7, 4, 3.
4.Củng cố. Hoạt động 4: Hệ thống, khắc sõu kiến thức- Thời gian: 2 phỳt
- Gv yờu cầu học sinh nhắc lại: Thế nào là luận điểm? Luận điểm cú mối quan hệ như thế nào với cỏc vấn đề trong bài văn nghị luận? Cỏc luận điểm cú quan hệ với nhau như thế nào?
HS nờu ý kiến, GV chốt ý..
5. Hướng dẫn về nhà ( 3 phỳt):
- Nắm chắc khỏi niệm luận điểm và vai trũ, đặc điểm của luận điểm trong bài văn nghị luận.
- Về nhà học bài, hoàn thiện các bài tập, triển khai các luận điểm trong bài tập 2 thành các đoạn văn hoàn chỉnh.
- Tập viết đoạn văn nghị luận trỡnh bày luận điểm để giờ sau học.
Kớ duyệt ngày thỏng 3 năm 2016 T.T 
 Nguyễn Thị Thúy

File đính kèm:

  • doc8- 26.doc