Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 - Võ Thị Thanh Lan
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận:
1. Tìm câu chủ đề:
Các đoạn văn (S79)
a) Câu chủ đề nêu luận điểm
“ Thật là muôn đời”
Quy nạp
b) Câu chủ đề nêu luận điểm
“Đồng bào ta ngày trước”
Diễn dịch
2. Cách lập luận:
a) Các luận cứ:
- Hoa Lư là kinh đô cũ
- Đại La vị trí trung tâm trời đất
- Thế đất quý hiếm : rồng cuộn hổ ngồi
- Dân cư đông đúc, muôn vật phong phú, tốt tươi
- Là nơi thắng địa
Kết luận: Xứng đáng là kinh đô muôn đời
Luận cứ đưa ra toàn diện, đầy đủ, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, đấy sức thuyết phục.
b) Các luận cứ:
- Theo lứa tuổi: cụ già, nhi đồng
- Theo không gian: vùng, miền; kiều bào nước ngoài; vùng tạm chiến trong nước; miền ngược, miền xuôi
- Theo vị trí công tác: ngành – nghề; nhiệm vụ được giao: chiến sĩ- công chức; phụ nữ- bà mẹ; công nhân – nông dân – điền chủ
Luận cứ toàn diện đầy đủ, vừa khái quát vừa cụ thể
1. Tuần: 25 2. Tiết: 94 NƯỚC ĐẠI VIỆT TA Trích “Bình Ngô Đại Cáo” Nguyễn Trãi 3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: A. Kiến thức cơ bản: I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: (1380 – 1442) Nguyễn Trãi là nhà văn yêu nước, vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới 2. Tác phẩm: a. Thể loại: thể cáo b. Vị trí: Đoạn trích là phần đầu của bài “Bình Ngô Đại Cáo” II. Đọc-hiểu văn bản: 1.Nguyên lý nhân nghĩa: - Yên dân:làm cho dân sống yên ổn, hạnh phúc. - Trừ bạo: trừ diệt giặc minh xâm lược. à Tư tưởng cốt lõi: lấy dân làm gốc 2.Vị thế của nước Đại Việt: - Nền văn hiến - Cương vực lãnh thổ - Phong tục, tập quán - Truyền thống riêng - Lịch sử riêng - Chủ quyền riêng à So sánh, khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc ==>Nước ĐV tồn tại làhiển niên, như một chân lí khách quan. 3. Sức mạnh nhân nghĩa: - Lưu Cung thất bại - Triệu Tiết tiêu vong - Toa Đô bị bắt - Ô Mã bị giết à Dẫn chứng xác thực, kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định thất bại ¯ Ý nghĩa văn bản: Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi vể Tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập. B. Bài tập thực hành: So sánh giữa văn bản Nam Quốc sơn hà của LTK và Nước Đại Việt ta của NT để thấy rõ tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi. Sơ đồ Nguyên lý nhân nghĩa Trừ bạo Yên dân Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt Chủ quyền riêng Lịch sử riêng Phong tục riêng Lãnh thổ riêng Văn hiến lâu đời Sức mạnh của NN Sức mạnh của ĐLDT 4. Củng cố, luyện tập. Tích hợp QPAN: Em hãy kể một số tấm gương về tinh thần chiến đấu dũng cảm của tướng sĩ trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.(2p) 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà . (3p) a. Bài vừa học xong: - Học thuộc đoạn trích và ý nghĩa văn bản - Đọc lại phần chú thích b. Chuẩn bị bài mới: Ôn tập về luận điểm/ Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm - Thực hiện yêu cầu mục I – câu 1,2 (S73) - Hiểu được mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận - Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận 1. Tuần: 25 2. Tiết: 95 ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM 3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: A. Kiến thức cơ bản: I. Khái niệm luận điểm: - Luận điểm: là tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra trong bài. VB: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (HCM) Những lụận điểm chủ yếu: - Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, đó là một sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược. (luận điểm xuất phát làm cơ sở) - Từ quá khứ đến hiện tại, lịch sử chống ngọai xâm của nhân dân ta luôn có những trang oanh liệt. - Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong công việc kháng chiến. (luận điểm làm kết luận) II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề giải quyết trong bài văn nghị luận: VB: 1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Vấn đề đặt ra: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, đó là một sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược. - Chỉ có một lđ: “Đồng bào tanàn” à Không bao quát được tịan diện vấn đề đặt ra. è Luận điểm phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận: VD: (S74) a/ Các luận điểm trong hệ thống (1) đạt được các điều kiện: - Hoàn toàn chính xác - Có sự liên kết với nhau. - Phân biệt rành mạch các ý với nhau, không trùng lập, chồng chéo. - Sắp xếp theo thứ tự hợp lý. à Luận điểm là 1 hệ thống có: Luận điểm chính, luận điểm phụ Các luận điểm vừa liên kết chặt chẽ, vừa có sự phân biệt ¯ Ghi nhớ ( S75) IV. Luyện tập: 1. Luận điểm: Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ Cả đoạn văn đã chứng minh làm rõ điều đó 2. Chọn luận điểm: a. Chọn các luận điểm: 1,2,3,4,6,7 (trừ luận điểm 5) b. Sắp xếp các luận điểm: GD được coi là chìa khoá của tương lai. Vì những lẽ sau: - GD là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, thông qua đó quyết định môi trường sống, mức sống trong tương lai. - GD trang bị kiến thức, nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người làm nên TG ngày mai. - Do đó, GD là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai. - Cũng từ đó, GD là chìa khoá cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này. 3. Củng cố, luyện tập: Đọc lại ghi nhớ SGK. (2p) 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà . (3p) a. Bài vừa học xong: - Học thuộc ghi nhớ - Tập xác định luận điểm ở các bài văn nghị luận đã học (nghị luận xã hội và NL văn học) b. Chuẩn bị bài mới: Viết đoạn văn trình bày luận điểm/ Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm - Đọc đoạn văn a,b và trả lời các câu hỏi (S79) - Hiểu được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn NL 1. Tuần: 25 2. Tiết: 96 VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM 3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: Kiến thức cơ bản: I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận: 1. Tìm câu chủ đề: Các đoạn văn (S79) a) Câu chủ đề nêu luận điểm “ Thật là muôn đời” à Quy nạp b) Câu chủ đề nêu luận điểm “Đồng bào ta ngày trước” à Diễn dịch 2. Cách lập luận: a) Các luận cứ: - Hoa Lư là kinh đô cũ - Đại La vị trí trung tâm trời đất - Thế đất quý hiếm : rồng cuộn hổ ngồi - Dân cư đông đúc, muôn vật phong phú, tốt tươi - Là nơi thắng địa Kết luận: Xứng đáng là kinh đô muôn đời à Luận cứ đưa ra toàn diện, đầy đủ, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, đấy sức thuyết phục. b) Các luận cứ: - Theo lứa tuổi: cụ già, nhi đồng - Theo không gian: vùng, miền; kiều bào nước ngoài; vùng tạm chiến trong nước; miền ngược, miền xuôi - Theo vị trí công tác: ngành – nghề; nhiệm vụ được giao: chiến sĩ- công chức; phụ nữ- bà mẹ; công nhân – nông dân – điền chủ à Luận cứ toàn diện đầy đủ, vừa khái quát vừa cụ thể v Đoạn văn của Nguyễn Tuân phân tích truyện “Tắt Đèn” - Luận điểm :”Cho thằng . giai cấp nó ra” à Quy nạp Cách lập luận: tương phản + Đặt chó bên người + Đặt cảnh xem chó, quý chó, vồ vập mua chó trước người bán chó à Cách lập luận sáng tỏ, chính xác, có sức thuyết phục mạnh mẽ. ¯ Ghi nhớ (S81) II.Luyện tập: 1. Diễn đạt thành luận điểm ngắn gọn: a/ Trước hết cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu. b/ Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bọn trẻ. 2. Tìm luận điểm. Nêu cách sắp xếp các luận cứ: - Luận điểm: Tế Hanh là một người tinh lắm - Luận cứ: + Tế Hanh quê hương + Thơ Tế Hanh cảnh vật à Các luận cứ được sắp xếp theo trình tự tăng tiến 3. Viết đoạn văn ngắn triển khai ý các luận điểm: a. Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài b. Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ 4. Sắp xếp luận cứ: - Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu - Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt được mục đích - Ngược lại, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ, dễ làm theo - Vì thế, văn giải thích phải được viết sao cho dễ hiểu 3. Củng cố, luyện tập: Đọc lại toàn bộ ghi nhớ SGK.(1p) 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà . (2p) a. Bài vừa học xong: - Học thuộc ghi nhớ - Tìm một số đoạn văn trình bày theo phương pháp diễn dịch, quy nạp để phân tích - Tìm cách chuyển đổi đoạn văn diễn dịch thành quy nạp và ngược lại b. Chuẩn bị bài mới: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm - Căn cứ vào từ các luận điểm nêu SGK :nhận xét đúng sai, sữa chữa và sắp xếp lại cho đúng - Chọn luận điểm (e) trong SGK làm đề tài viết thành đoạn văn nghị luận - Thực hiện a/ Chọn câu để giới thiệu luận điểm (e) ( câu 1,2,3 – S83) b/ Sắp xếp các luận cứ để trình bày luận điểm c/ Xác định đoạn văn trình bày theo cách quy nạp hay diễn dịch d/ Chọn cách viết phần kết đoạn e/ Trình bày luận điểm đã hoàn chỉnh trước lớp 1. Tuần: 25 2. Tiết: 96 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM 3.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Kiến thức cơ bản: I. Củng cố kiến thức: - Luận điểm và vai trò của luận điểm trong bài văn nghị luận - Hệ thống luận điểm và cách sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận II. Luyện tập: Đề: Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn. 1. Xây dựng hệ thống luận điểm: 1. Đất nước đang cần những người tài giỏi. 2. Lớp ta . . . noi theo. 3. Muốn học giỏi . . . chăm học. 4. Thế mà . . . học tập. 5. Các thầy cô . . . lo buồn. 6. Các bạn . . . trong cuộc sống. 7. Vậy thì . . . học tập hơn. 2. Trình bày luận điểm: a. Giới thiệu luận điểm: Chọn câu 1 Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. b. Trình bày luận cứ: (S83-84) Theo trình tự: 1. Sau này, khi lớn lênnâng cao. 2. Trong xã hội hiện nay,tri thức. 3. Muốn cónhà trường. 4. Do đó,trong cuộc sống. c. Viết câu kết đoạn: Đến lúc ấy, nhiều bạn trong chúng ta hối hận thì cũng đã muộn. d. Trình bày luận điểm: HS đọc trước lớp III. Luyện tập: - Phát triển trình bày luận điểm sau: “Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu thêm về đời sống” - Hệ thống luận cứ: - Sách cung cấp cho ta những kiến thức vô cùng quý giá. - Những kiến thức đó giúp con người hiểu biết sâu hơn về đời sống. - Những kiến thức đó có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, phẩm chất cho con người. - Do đó, muốn hiểu biết về đời sống cần phải đọc sách. - Sách chính là người thầy, người bạn quý của con người. 3. Củng cố, luyện tập. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà . (3p) a. Bài vừa học xong: - Cho HS đọc bài đọc thêm - Xây dựng hệ thống luận điểm mới với đề bài sau: “Hãy yêu sáchcon đường sống” - Trình bày luận điểm: + Tìm luận cứ + Sắp xếp thành dàn ý + Trình bày lập luận theo phương pháp diễn dịch, quy nạp b. Chuẩn bị bài mới: Bàn luyện về về phép học - Đọc văn bản - Xem từ khó - Trả lời các câu hỏi SGK.
File đính kèm:
- Bai 24 Nuoc Dai Viet ta_12822642.doc