Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 73+74: Nhớ rừng - Năm học 2015-2016

Gv: Hãy cho biết thể loại của bài thơ? Và ptbđ chính của nó.

Xác định bố cục của bài?

Hs: Bài chia làm hai phần:

- Đoạn 1,4 : Cảnh con hổ ở vườn bách thú.

- Đoạn 2,3,5: Cảnh con hổ nơi hoang sơn hùng vĩ.

Hs đọc đoạn 1,4 sgk.

? Con hổ trong đoạn 1 đã rơi vào hoàn cảnh như thế nào. Thái độ của nó ra soa trước cảnh ngộ đó. Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của con hổ.

? tại sao con hổ lại không thể chấp nhận hoàn cảnh ở vườn bách thú. Vậy vườn bách thú là nơi như thế nào dưới con mắt của hổ.

Hs: Vì vườn bách thú vừa giả tạo, vừa tầm thường, nó có đầy đủ tất cả nhưng không có linh hồn “hoa chăm mô gò thấp kém”.

Gv: Qua đó em có nhận xét gì về con hổ?

Qua hình ảnh con hổ ở vườn bách thú em có thể rút ra điều gì? Hs thái độ của con hổ cũng chính là thái độ của tác giả trước xã hội thời bấy giờ.

Gv: Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối và tù túng dưới con mắt của con hổ đó cũng chính là cái thực tại của xh đương thời, được cảm nhận bởi tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán chán ghét của con hổ trong vườn bách thú cũng là thái độ của họ đối với xh. Đoạn 2,3 là hai đoạn hay nhất của bài thơ, miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ – chúa sơn lâm ngự trị trong vương quốc của nó.

Hs đọc đoạn 2,3 sgk.

? Cảnh núi rừng hiện ra dưới con mắt của con hổ như thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 73+74: Nhớ rừng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II TUẦN 20 Tiết 73, 74	Ngày soạn: 01-01-2016
Văn bản	Ngày dạy: 05-01-2016
NHỚ RỪNG.
	 ( Thế Lữ.)
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp hs cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú. Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
Rèn luyện kĩ năng đọc và tìm hiểu thể thơ mới.
Thấy được lòng yêu nước thầm kín của tác giả đồng thời cũng thấy được giá trị của tự do. Qua hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú giáo dục bảo vệ môi trường sống.
B CHUẨN BỊ.
Gv : -ppc Đọc sáng tạo,diễn gảng, vấn đáp gợi tìm
 -ptdh bài soạn, các tài liệu liên quan
Hs : -học bài soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu sgk.
C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp : gv kiểm tra ss hs,ổn địng vị trí lớp.
Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Đọc thuộc bài thơ “Ong đồ” Của Vũ Đình Liên. Và phân tích nội dung bài thơ.
Bài mới.
Giới thiệu bài: Khoảng năm 1930, một loạt thi sĩ trẻ xuất thân “Tây học” lên án thơ cũ (ĐL) là khuôn sáo, trói buộc. Họ đòi đổi mới thơ ca và đã sáng tác những bài thơ khá tự do, số chữ trong câu và số câu trong bài không hạn định và gọi đó là “thơ mới”. Và từ đó “ Thơ mới” không chỉ là tên gọi mà nó còn chỉ một phong trào thơ có tính lãng mạn tiểu tư sản bột phát năm 1932 và kết thúc vào khoảng năm 1945, gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn mạc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính 
 “Nhớ rừng” là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Thế Lữ và phong trào thơ mới chặng đầu.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Gv hướng dẫn hs cách đọc văn bản.
Đoạn 1, 4: Đọc với giọng buồn, ngao ngán, bực bội u uất. Đoạn 2,3 và 5 đọc với giọng hào hứng, vừa tiếc nuối vừa bay bổng mạnh mẽ và hùng tráng.
Gv đọc mẫu đoạn 1, hs đọc tiếp.
? Đọc chú thích dấu sao sgk và cho biết vài nét về tác giả Thế Lữ.
Hs đọc từ khó sgk.
Gv: Hãy cho biết thể loại của bài thơ? Và ptbđ chính của nó.
Xác định bố cục của bài?
Hs: Bài chia làm hai phần:
- Đoạn 1,4 : Cảnh con hổ ở vườn bách thú.
- Đoạn 2,3,5: Cảnh con hổ nơi hoang sơn hùng vĩ.
Hs đọc đoạn 1,4 sgk.
? Con hổ trong đoạn 1 đã rơi vào hoàn cảnh như thế nào. Thái độ của nó ra soa trước cảnh ngộ đó. Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của con hổ.
? tại sao con hổ lại không thể chấp nhận hoàn cảnh ở vườn bách thú. Vậy vườn bách thú là nơi như thế nào dưới con mắt của hổ.
Hs: Vì vườn bách thú vừa giả tạo, vừa tầm thường, nó có đầy đủ tất cả nhưng không có linh hồn “hoa chămmô gò thấp kém”.
Gv: Qua đó em có nhận xét gì về con hổ?
Qua hình ảnh con hổ ở vườn bách thú em có thể rút ra điều gì? Hs thái độ của con hổ cũng chính là thái độ của tác giả trước xã hội thời bấy giờ.
Gv: Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối và tù túng dưới con mắt của con hổ đó cũng chính là cái thực tại của xh đương thời, được cảm nhận bởi tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán chán ghét của con hổ trong vườn bách thú cũng là thái độ của họ đối với xh. Đoạn 2,3 là hai đoạn hay nhất của bài thơ, miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ – chúa sơn lâm ngự trị trong vương quốc của nó.
Hs đọc đoạn 2,3 sgk.
? Cảnh núi rừng hiện ra dưới con mắt của con hổ như thế nào?
? Trên phông nền của núi rừng hùng vĩ đó, con hổ hiện ra như thế nào.
Hãy phân tích khổ thơ thứ ba để thấy được vẻ đẹp của con hổ trong chốn núi rừng?
Hs cả đoạn thơ là bức tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể.
Gv: Qua câu thơ “ Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?” gợi cho em suy nghĩ gì?
Đoạn thơ cuối cùng của bài thể hiện điều gì?
Hs: Bất lực, bế tắc, tất cả chỉ còn là mơ ước hão huyền. Mặc dù đã mất môi trường sống nhưng con hổ vẫn giữ niềm tin không thỏa hiệp với cuộc sống thực tại-> sự đáng quý.
Qua việc tìm hiểu và phân tích bài thơ em có nhận xét gì về mặt nghệ thuật?
Qua bài thơ em rút ra điều gì đặc sắc.
I TÌM HIỂU CHUNG:
Tác giả và tác phẩm: 
 -Thế Lữ (1907 – 1989) 
Tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh.
Trước cách mạng ông chuyên viết văn, thơ, làm báo. Ong là một trong những nhà thơ mới đầu tiên góp phần làm nên chiến thắng cho phong trào thơ mới.
Ong được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2003.
“Nhớ rừng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ.
Đọc
b- Từ khó: sgk.
3 Thể loại: Thơ mới 8 chữ, gieo vần liền, vần bằng vần trắc hoán vị đều đặn.
4 Bố cục: Hai phần.
II PHÂN TÍCH.
1 Cảnh con hổ ở vườn bách thú.
- Cảnh ngộ: Bị tù hãm ở vườn bách thú, bị nhốt chặt trong cũi sắt để làm thứ đồ chơi, ngang bầy với bọn tầm thường “dở hơi”, “vô tư lự”.
- Thái độ: Căm uất, ngao ngán, không chấp nhận hoàn cảnh, nhưng không có cách thoát khỏi.
- “Một khối căm hờn”-> ba thanh trắc thể hiện sự uất ức .
- Cảnh vườn bách thú: Tầm thường, giả tạo, do con người tạo nên. “Cũngâm u” thể hiện sự khinh bỉ.
-> Hoàn cảnh đã đổi thay, nhưng con hổ không đổi thay vẫn chung thủy với núi rừng đại ngàn.
2 Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ.
- Núi rừng đại ngàn: Bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nuồn hét núi, thét khúc trường ca giữ dội
->Lớn lao, mạnh mẽ, phi thường.
- Hình ảnh con hổ: Oai phong, lẫm liệt vừa mềm mại uyển chuyển vừa kiêu hình mang dáng dấp của đế vương.
- Những từ ngữ đâu, nào đâu, đâu -> Diễn tả nỗi nhớ tiếc khôn nguôi.
->Sự khao khát tựdo đến cháy bỏng của con hổ đồng thời cũng là tiếng lòng sâu kín của người dân mất nước thời bấy giờ. 
3 Đặc sắc về nghệ thuật.
- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình.
- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú.
III TỔNG KẾT. Ghi nhớ sgk.
4 Củng cố.
Gv củng cố bài bằng cách cho hs trả lời bài tập sau:
Bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ mượn lời con hổ để:
a. Diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường.
b. Thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt của tác giả.
c. Khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thủa ấy.
d. Cả ba ý trên.
5 Dặn dò và nhận xét.
Hs: Học bài và đọc thuộc nội dung bài thơ. Soạn bài “Quê hương” và bài “Khi con tu hú”.
Gv Nhận xét và xếp loại giờ học.

File đính kèm:

  • docBai_18_Nho_rung.doc
Giáo án liên quan