Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 45: Vận dụng các kiến thức liên môn vào dạy văn bản Ôn dịch thuốc lá
Gv Trình chiếu: Ôn dịch: chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm lây lan rộng làm cho người chết hàng loạt. Là 1 tiếng chửi rủa (Đồ ôn dịch) nhằm tẩy chay dịch bệnh .
- Các em đã thấy tác giả đã dùng dấu phẩy trong nhan đề của văn bản theo lối tu từ mục đích là để ngắt giọng, nhấn mạnh sắc thái biểu cảm, bộc lộ ý vừa căm tức vừa ghê sợ “Thuốc lá mày là đồ ôn dịch”. Chỉ dịch thuốc lá là loại dịch bệnh nguy hiểm lây lan rộng.
- Nếu bỏ dấu phẩy hoặc thay bằng tên khác “Thuốc lá là một loại ôn dịch” nội dung không sai nhưng tính chất biểu cảm không rõ bằng khi dùng dấu phẩy giữa hai cụm từ.
Để hiểu rõ hơn về nạn dịch này cô trò ta cùng phân tích nội dung văn bản.
967 Điện thoại: 0916019596 Phụ lục III Phiếu mô tả hồ sơ dạy học của giáo viên 1. Tên hồ sơ dạy học: MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 “VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY VĂN BẢN: ÔN DỊCH THUỐC LÁ" (Nguyễn Khắc Viện) 2. Mục tiêu dạy học: a. Kiến thức: Thông qua bài dạy giúp học sinh: - Vận dụng các kiến thức môn Ngữ văn: + Biết nhận thức, nắm bắt đối với các vấn đề xã hội trong một văn bản nhật dụng. + Có thái độ đúng đắn và quyết tâm phòng chống thuốc lá. + Biết được mối nguy hại của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và cũng như đạo đức xã hội. + Biết cách phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng. - Vận dụng các kiến thức Hóa học: + Biết được đặc tính của chất Nicotin có trong thuốc lá và tác hại của nó khi xâm nhập vào cơ thể con người. + Biết được đặc tính của chất Hắc-ín và tác hại của chất này đối với cơ thể con người . + Biết được đặc tính của chất Ô-xít cacbon(CO2) và tác hại nghiêm trọng của nó đối với cơ thể con người . Vận dụng các kiến thức GDCD: + Biết được từ việc hút thuốc lá có thể gây ra những hành vi sai, lệch với các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, pháp luật gây hậu quả xấu. + Cho học sinh biết về nguyên nhân của các tệ nạn XH do thuốc lá gây ra và biết tránh xa nó. + Học sinh hiểu được mục đích, lý tưởng sống của mình. Vận dụng các kiến thức Sinh học: + Biết được ý nghĩa của niêm mạc, nang phổi, Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn ... và vai trò của nó đối với cơ thể con người. + Từ đó biết gữ gìn và bảo vệ nó và tránh xa tác hại của thuốc lá. - Vận dụng các kiến thức Toán: + Để tính giá tiền trong một năm mua thuốc lá thiệt hại kinh tế bao nhiêu. + So sánh để thấy được tác hại của thuốc lá. - Vận dụng các kiến thức môn Mĩ thuật: + Để vẽ tranh cổ động, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá. + Từ đó biết tuyên truyền cho gia đình, cộng đồng và tránh xa tác hại của thuốc lá. b. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết. - Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội. - Hợp tác, làm việc theo nhóm. - Vẽ bản đồ tư duy củng cố lại nội dung của bài . * Rèn cho học sinh về kỹ năng sống: Kỹ năng nhận thức về nạn dịch thuốc lá và tác hại của nó. c. Thái độ: Có ý thức tuyên truyền về nạn dịch, về tác hại của thuốc lá trong cộng đồng và biết tránh xa thuốc lá. 3. Đối tượng dạy học của bài học Đối tượng dạy học của bài học là học sinh lớp 8. Số lượng học sinh: 16 em. Số lớp thực hiện: 1 lớp. + Đối tượng của bài học là học sinh lớp 8, đây là đối tượng đang ở độ tuổi cần tiếp thu kiến thức và hình thành, rèn luyện kĩ năng. Vì vậy việc hiểu biết kiến thức, giáo dục kĩ năng sống, kỹ năng nhận thức, thái độ đúng đắn là việc hết sức cần thiết đối với các em. 4. Ý nghĩa của bài dạy: Trong thực tế dạy học, chúng tôi nhận thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn vào quá trình dạy học là hết sức quan trọng, nó giúp học sinh hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn về các nội dung và vấn đề đặt ra trong bài học. Đồng thời giúp học sinh phát huy tính tích cực tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống. Nhưng muốn thực hiện được điều đó, thì mỗi giáo viên ngoài việc nắm chắc môn mình dạy thì cần tìm hiểu thêm kiến thức của môn học khác để vận dụng những nội dung có liên quan vào để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài giảng và làm cho bài dạy có sức thuyết phục hơn. Như vậy, kiến thức liên môn của môn Sinh, môn Hóa học, môn GDCD, môn Toán được vận dụng vào bài dạy này sẽ tạo điều kiện giáo dục thêm những hiểu biết về nguyên nhân, tác hại, và cách phòng ngừa đối với "nạn dịch" thuốc lá, để từ đó các em biết tự bảo vệ bản thân mình và những người thân của mình. 5. Thiết bị dạy học, học liệu : * Tư liệu sử dụng: Tranh ảnh, số liệu, tìm kiếm trên mạng Internet. * Tài liệu, kiến thức trong môn Hóa học, Sinh học, GDCD, Toán. * Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn. * Ứng dụng công nghệ thông tin: Máy chiếu. 6 . Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: * Vận dụng các kiến thức liên môn: - Giáo dục công dân: Phòng, chống tệ nạn xã hội (lớp 8); Lý tưởng sống của thanh niên ( lớp 9); - Sinh học: Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của máu: Bài 20,21,22 (lớp 8) - Hóa học: Bài Hóa học hữu cơ (lớp 9) - Mĩ thuât: vẽ tranh cổ động - Tư liệu được lấy ở thực tế hút thuốc lá hiện nay. 6.1. Mục tiêu : - Biết cách đọc -hiểu, nắm bắt các vấn đề xã hội trong một văn bản nhật dụng. - Có thái độ quyết tâm phòng chống thuốc lá. - Thấy được sức thuyết phục bởi sự kết hợp chặt chẽ phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản. * Kiến thức: - Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội. - Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng. - Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản. * Kỹ năng: - Đọc - hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết. - Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội. * Giáo dục kỹ năng sống: Kỹ năng tự nhận thức, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng ra quyết định. * Thái độ: Có ý thức tuyên truyền về tác hại của thuốc lá trong cộng đồng và biết tránh xa thuốc lá. 6.2. Chuẩn bị: - Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, máy chiếu, tìm hiểu số liệu, thực trạng hút thuốc lá hiện nay; tài liêu, kiến thức về các môn học. - Học sinh: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản sách giáo khoa, tìm hiểu các thông tin về hút thuốc, tác hại của thuốc lá; 6.3. Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, thuyết trình. 6.4. Tiến trình dạy học: * Ổn đinh lớp: * Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. * Giới thiệu bài mới (2’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung(15') Mục tiêu: HS nắm được tác giả, tác phẩm, bố cục, kiểu loại và phương thức biểu đạt. ? Em hãy cho biết đôi nét về tác giả? - Ông quê ở Hà Tĩnh, đỗ bác sĩ ở Pháp trong những năm 40 của thế kỉ XX, ông tham gia hoạt động văn hóa và giáo dục, hoạt động xã hội là người có đóng góp lớn đối với ngành tâm lý ở nước ta, nhiều tác phẩm của ông viết về phòng bệnh và chữa bệnh là bài học bổ ích cho mọi người. Năm 2000 được truy tặng giả thưởng nhà nước cho quyển “Việt Nam một thiên lịch sử”. Giáo viên giới thiệu về tác phẩm Gv: Ông đã viết nhiều cuốn sách có giá trị về khoa học, xã hội trong đó có cuốn “Từ thuốc lá đến ma túy- Bệnh nghiện” xuất bản năm 1992. “Ôn dịch thuốc lá” là 1 văn bản của cuốn sách này. Tác giả viết bài này để ủng hộ chủ trương cấm hút thuốc lá của Nhà nước. - GV đọc mẫu 1 đoạn rõ ràng, mạch lạc chú ý những dòng in nghiêng cần đọc chậm phù hợp: tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi. - Gọi học sinh đọc: HS đọc tiếp hết (2HS) GV : Nhận xét. Giáo viên giải nghĩa một số từ thuộc môn sinh như niêm mạc, nang phổi, vi khuẩn. Môn hoá như Hắc ín, nicotin... HS: Chú ý các chú thích 1,2,3,4,5,6,7. ? Văn bản có thể chia thành mấy phần, nội dung cụ thể từng phần là gì? HS: 3 phần: GV: (Đưa bố cục lên máy chiếu) Phần 1: từ đầu đến ->AIDS: Thông báo về nạn dịch thuốc lá. Phần 2: tiếp -> con đường phạm pháp: Tác hại của thuốc lá - Phần 3: còn lại: Kiến nghị chống thuốc lá. Bố cục trình bày theo trình tự, lập luận rõ ràng, có tính thuyết phục cao. ? Theo em văn bản thuộc kiếu loại văn bản nào? Văn bản nói về vấn đề gì? Hs : Văn bản nhật dụng, Thuyết minh vấn đề khoa học xã hội. ? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? ? Em hiểu như thế nào về đầu đề của văn bản ''Ôn dịch, thuốc lá'' Hs : Trả lời Gv Trình chiếu: Ôn dịch: chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm lây lan rộng làm cho người chết hàng loạt. Là 1 tiếng chửi rủa (Đồ ôn dịch) nhằm tẩy chay dịch bệnh . - Các em đã thấy tác giả đã dùng dấu phẩy trong nhan đề của văn bản theo lối tu từ mục đích là để ngắt giọng, nhấn mạnh sắc thái biểu cảm, bộc lộ ý vừa căm tức vừa ghê sợ “Thuốc lá mày là đồ ôn dịch”. Chỉ dịch thuốc lá là loại dịch bệnh nguy hiểm lây lan rộng. - Nếu bỏ dấu phẩy hoặc thay bằng tên khác “Thuốc lá là một loại ôn dịch” nội dung không sai nhưng tính chất biểu cảm không rõ bằng khi dùng dấu phẩy giữa hai cụm từ. Để hiểu rõ hơn về nạn dịch này cô trò ta cùng phân tích nội dung văn bản. Hoạt đông 2: Đọc, hiểu văn bản Mục tiêu: HS nắm được nạn dịch và tác hại của thuốc lá HS: Các em quan sát đoạn 1 của văn bản ? Trong phần mở đầu văn bản đã đưa ra thông tin gì? Giáo viên gợi ý thêm là các nạn dịch nào? Hs :Trả lời. Gv : Có nhiều ôn dịch xuất hiện, nạn dịch tả hoành hành năm 1945 ở nước ta với người chết hàng loạt đã diệt được, dịch AIDS ở Châu Phi và thế giới khiến nhiều người mắc chưa tìm ra giải pháp nay lại thêm dịch thuốc lá. Các em hãy xem một số hình ảnh minh hoạ về nạn dịch thuốc lá: (Hình ảnh trình chiếu minh hoạ nạn dịch hút thuốc lá) ? Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nào trong đoạn này. Nghệ thuật so sánh ( Hơn, Như...) ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trên là gì? NT so sánh nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của đại dịch này đi từ chung đến riêng, từ xa đến gần. Sử dụng các từ thông dụng của ngành y tế. Gv: Như vậy thuốc lá đã trở thành một nạn dịch lớn ở nước ta và nhiều nước khác trên thế giới. Gọi là ôn dịch bởi nó đã gây ra nhiều tác hại cho con người và cũng khó kiểm soát, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu tác hại của thuốc lá. Gv: Tác giả trích lời của Trần Hưng Đạo “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” để cảnh báo thuốc lá là một kẻ thù nguy hiểm. Nên cần phải hành động kịp thời nhưng bền bỉ, lâu dài, mượn lối nói so sánh. Dâu ví với người, sức khoẻ con người, tằm so sánh với khói thuốc lá để gây ấn tượng mạnh, tạo sức thuyết phục trong việc thuyết minh tác hại của thuốc lá. ? Vậy tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào? Hs : - Sức khoẻ - Kinh tế - Đạo đức cá nhân và cộng đồng ? Trước hết em hãy cho biết các chất có trong thuốc lá là gì? Hs : Khói thuốc chứa nhiều chất độc: chất hắc ín, chất ô- xit -các bon, chất nicôtin. Gv: Vận dụng kiến thức của bộ môn hoá học để giải thích cho HS về các chất có trong thuốc lá (Đưa vào máy chiếu ). - Hàng vạn công trình nghiên cứu đã phát hiện tới trên 4000 chất hoá học trong khói thuốc lá có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người. - Nicotin: Dưới dạng tinh khiết đó là 1 chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ bị oxy hóa trong không khí và trở nên có màu xám bẩn. Nicôtin dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. -Hắc-ín: Chất đen thu được khi chưng cất dầu mỏ hay than đá, dùng để sơn hoặc rải đường, làm phổi và các ống dẫn của nó đọng cáu ghét dẫn đến các bệnh về họng xuyên thấm vào phổi. - Ô-xít cacbon(CO2): Chất nhẹ hơn không khí một ít, là chất khí không màu, không mùi, không vị, làm thay đổi thành phần của máu, đi khắp nơi cùng máu, làm cho máu đặc thêm khiến cho sự vận chuyển nghẽn tắc đó là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim. Còn có trong các đám cháy như: Đốt lò (lò vôi, lò gạch, lò sưởi, khói bếp). Khí thải của động cơ đốt trong, phương tiện giao thông. Các chất này cùng với nhiều chất thải khác còn gây ô nhiễm môi trường. Trong khói thuốc lá nồng độ ngộ độc cao vì ta trực tiếp hút vào cơ thể con người. ? Tác giả đưa ra những chứng cứ nào để người đọc hiểu được tác hại của thuốc lá đối với người hút? Hs : Hoạt động nhóm (2 nhóm 2’ ) - Nhóm 1: Tác hại của thuốc lá đối với bản thân người hút? - Nhóm 2: Tác hại của thuốc lá đối với cộng đông, xã hội - Đại diện nhóm trả lời. ? Đối với người không hút mà ngồi bên cạnh thì thuốc lá có ảnh hưởng gì? Hs : Đầu độc người xung quanh đau tim mạch, ung thư, đẻ non, thai nhi yếu, khuyết tật bẩm sinh... GV nhận xét: “hút thuốc lá cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác” quả là không sai. Chúng ta không thấy nó làm chết người ngay mà nó găm nhấm từ từ. Theo điều tra của bệnh viện K thì 80% người ung thư phổi và vòm họng là do thuốc lá. Hay ở bệnh viện tim mạch có bệnh nhân bị tắc động mạch phải cắt từng ngón chân, chết đột xuất do nhồi máu cơ tim ? Em có nhận xét gì về câu nói: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi? Hs : Kẻ thiếu hiểu biết, ích kỉ, vô trách nhiệm. Hơn nữa khói thuốc, đầu lọc hút thừa, bã thuốc lào vứt bừa bãi đều gây ô nhiễm môi trường. Gv : Các em hãy quan sát trên màn hình những hình ảnh sau đây. (Trình chiếu minh hoạ hình ảnh về tác hại thuốc lá). ?Thuốc lá không chỉ nguy hại sức khoẻ mà con ảnh hưởng đến đạo đức con người như thế nào? Gv : Vận dụng kiến thức của bộ môn GDCD để giải thích cho hs về các tệ nạn XH. (Đưa vào máy chiếu). - Theo tính toán trên toàn thế giới cứ 8 giây lại có một người vĩnh viễn ra đi do hậu quả của thuốc lá. - Tỉ lệ hút thuốc lá ở các thành phố lớn ở nước ta ngang với thành phố ở châu Âu- Mĩ. Thanh niên tập hút, nhận thức về bản thân còn thấp. Nên từ hút thuốc lá có thể gây ra những hành vi lệch chuẩn với các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, pháp luật gây hậu quả xấu (cờ bạc, ma tuý, mại dâm, trộm cắp) - Trong gia đình nhiều bố mẹ hút thuốc điều đó là nêu gương xấu cho con. ? Vậy ở trường ta em đã thấy có bạn nào hút thuốc lá chưa, nếu có em sẽ làm gì? Hs : Chúng ta phải ngăn chặn, nhắc nhở phân tích tác hại của thuốc lá cho bạn hiểu, báo nhà trường, gia đình xử lí. GV: Không những ảnh hưởng đến sức khoẻ, mà còn thiệt hại về kinh tế, Hs: Sưu tầm các loại bao thuốc lá và áp dụng bộ môn Toán để tính giá tiền trong một năm thiệt hại kinh tế bao nhiêu. Gv: (Đưa lên máy chiếu) - Số tiền 1 đô la/ 1 bao (Mĩ) - 15000đ / 1 bao (VN) một bao thuốc lá ở Mĩ và VN ta thấy số tiền chi cho việc hút thuốc lá ở VN là rất lớn, muốn có thuốc hút người nghiện sẽ bất chấp đạo đức: Ăn cắp và dẫn đến nghiện ma tuý là con đường rất ngắn. - Ví dụ: 1 bao thuốc trị giá 10.000 đ, 1 người 1 ngày hút bình quân 1 bao. + 10.000 đ x 30 ngày x 12 tháng = 3.600.000đ. + 15.000đ x 30 ngày x 12 tháng = 5.400.000đ + 20.000đ x 30 ngày x 12 tháng = 7.200.000đ. - Số liệu điều tra cho thấy, hiện nước ta có gần 16 triệu người hút thuốc, nếu cộng cả tỉ lệ phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc ở nhà hoặc nơi công cộng thì con số này xấp xỉ 33 triệu người. Tỉ lệ hút thuốc lá cao đã gây ra các tác hại rất lớn về mặt sức khỏe và kinh tế, theo ước tính của tổ chức y tế thế giới hàng năm có khoảng 40 ngàn người Việt Nam tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá và con số này có thể tăng lên tới 70 ngàn người/năm. Chỉ riêng với vấn đề hút thuốc thụ động hằng năm có khoảng 600.000 ca tử vong, đáng quan tâm và lo ngại là 64% số trong số này là nữ. ? Tác giả thuyết minh bằng phương pháp nào. Hs : Trả lời. ? Em có nhận xét gì về tác hại của thuốc lá đối với con người. Hs : Trả lời. Gv: Tg nêu tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng để bác bỏ sai lầm “Tôi hút bị bệnh mặc tôi”. - Thuốc lá có nhiều tác hại cho con người nên các nước đã có nhiều hành động cụ thể. Các em chú ý phần cuối văn bản. ? Em hãy cho biết phần cuối văn bản cung cấp thông tin gì? Hs : Trả lời. ? Các nước đã làm gì khi ôn dịch thuốc lá đang lan rộng. - Chiến dịch chống thuốc lá: tất cả các hoạt động thống nhất và rộng khắp của XH nhằm chống lại một cách hiệu quả “Ôn dịch thuốc lá”. Gv: Cung cấp thêm thông tin bằng hình ảnh chiến dịch chống thuốc lá trên máy chiếu . * Hình thức pa no, áp phích ở mọi nơi. * Ngăn chặn, tiêu hủy thuốc lá lậu. Diễu hành chống thuốc lá. ? Vì sao tác giả đưa những dẫn chứng chống dịch thuốc lá ở một số quốc gia so với nước ta như vậy ? Hs: Tuyên truyền mạnh mẽ, cổ vũ, so sánh để thấy được những việc làm thiết thực nhằm loại trừ nạn dịch của họ. Gv: Ở Bỉ rất nặng khi vi phậm lần thứ nhất 40 đô la, lần 2 là 500 đô la. Ở nước ta cũng làm nhưng chưa hiệu qủa, đã cấm quảng cáo, cấm hút nơi công cộng, cấm trẻ dưới 18 tuổi hút, bán phải được cấp giấy phép. ? Trong phần kết này tác giả sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? Hs :Thuyết minh bằng trình bày,giải thích phân tích số liệu, dẫn chứng. ? Vậy em có nhận xét gì về thái độ của tác giả qua chiến dịch này ? - Cổ vũ kêu gọi tất cả mọi người hãy cùng tham gia vào chiến dịch, tin ở sự chiến thắng, khẳng địng chúng ta không thể đứng ngoài cuộc. Nước ta còn trong tình trạng nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh trùng gây ra, sốt rét... việc chống lại chiến dịch này càng phải mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Hoạt động 3: Tổng kết Mục tiêu: HS nắm được Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản ? Theo em bài viết có sức thuyết phục người đọc bởi những biện pháp nghệ thuật nào? Hs : VB thuyết minh băng biện pháp: So sánh độc đáo, lập luận chặt chẽ, nêu số liệu, thống kê, phân tích. Lời văn giàu sức thuyết phục ? Em hãy nhắc lại nội dung văn bản là gì: Hs: Thuốc lá là ôn dịch gây hại cho sức khoẻ, lối sống, nhân cách cộng đồng nên cần quyết tâm chống lại. ? Em hiểu gì về thuốc lá sau khi học xong văn bản này ? Nêu ý nghĩa của văn bản ? - Đây là một ôn dịch gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, kinh tế, đạo đức con người. - Cần quyết tâm chống nạn dịch này, cần vân động thuyết phục động viên những người thân trong gia đình hoặc xóm giềng, bạn bè từ bỏ thuốc lá. -Gọi học sinh đọc ghi nhớ I. Đọc, tìm hiểu chung (15’) 1. Tác giả: Nguyễn Khắc Viện (1913- 1997)là một bác sĩ, nhà báo, nhà văn. 2. Tác phẩm - Trích trong cuốn “ Từ thuốc lá đến ma túy - Bệnh nghiện” Xuất bản năm 1992 3. Đọc, chú thích 4. Bố cục: 3 phần 5. Kiếu loại văn bản: Văn bản nhật dụng; thuyết minh vấn đề khoa học xã hội. 6. Phương thức biểu đạt: thuyết minh + nghị luận II. Đọc, hiểu văn bản 1. Lời thông báo về nạn dịch thuốc lá (5’) - Một số ôn dịch: Dịch hạch, dịch tả đã diệt được. Đại dịch AIDS khủng khiếp chưa tìm được giải pháp. - Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn bệnh AIDS và các loại dịch bệnh khác. - NT: So sánh, vào đề khéo léo, thông báo ngắn gọn chính xác. ->Nhấn mạnh hiểm hoạ của nạn dịch thuốc lá. 2.Tác hại của việc hút thuốc lá (20’) a. Huỷ hoại sức khoẻ. - Mắc các bệnh về họng, phế quản, nang phổi gây ho hen , ung thư. - Làm tắc động mạch gây huyết áp cao, nhồi máu cơ tim. - Khói thuốc còn đầu độc người xung quanh khiến họ cũng mắc bệnh hiểm nghèo, có thể tử vong. Đặc biệt nguy hiểm đối với thai nhi. -> Khói thuốc chính là kẻ giết người, gây tội ác một cách vô hình. b. Làm ảnh hưởng kinh tế, huỷ hoại nhân cách con người, . - Thanh thiếu niên nước ta hút nhiều, để có tiền hút thuốc sinh ra các tệ nạn. - Từ nghiện thuốc đến nghiện ma tuý dẫn đến con đường phạm tội. - Nêu gương xấu cho người khác. - Tốn kém về tiền bạc. ->Thuyết minh so sánh bằng số liệu, dẫn chứng thuyết phục người đọc. => Thuốc lá huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ con người, thiệt hại về kinh tế. 3. Kiến nghị chống thuốc lá (5’) - Các nước đã tiến hành Chiến dịch chống thuốc lá: - Hành động chống thuốc lá: + Cấm hút thuốc nơi công cộng. + Phạt nặng những người vi phạm. + Cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Hành động tuyên truyền: + Pa nô, Khẩu hiệu chống thuốc lá. + Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng + Tổ chức diểu hành chống thuốc lá -> Phương pháp thuyết minh, so sánh, nêu số liệu. =>Tuyên truyền, cổ vũ, thuyết phục bạn đọc tin vào chiến thắng ở chiến dịch này. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: So sánh độc đáo, lập luận chặt chẽ, nêu số liệu, thống kê, phân tích. Lời văn giàu sức thuyết phục 2. Nội dung: Thuốc lá không chỉ đe dọa đến sức khỏe loài người mà còn gây ra những ảnh hưởng xấu tới đạo đức 3. Ý nghia của văn bản: Tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người. Từ đó phê phán kêu goijmoij người hãy ngăn ngừa tệ nạn"ôn dịch thuốc lá" Ghi nhớ sgk/122 7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: - Cách thức kiểm tra: cho HS vẽ bản đồ tư duy (thời gian: 5 phút) - Tiêu chí đánh giá: Yêu cầu học sinh hiểu được nạn dịch thuốc lá, tác hại của thuốc lá và biện pháp chống thuốc lá. 8. Trình bày sản phẩm: Bản đồ tư
File đính kèm:
- Tiết 45.doc