Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 41 đến 44 - Năm học 2013-2014 - Bùi Thị Thanh Huyền

I - Mức độ cần đạt:

- Nắm được đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế câu ghép.

- Biết sử dụng câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

1. Kiến thức

- Đặc điểm của cu ghp.

- Cch nối cc vế cu ghp.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.

- Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Nơí được các vế của câu ghép theo yêu cầu.

3. Thái độ:

- HS có thái độ tốt trong việc sử dụng câu ghép.

4. Rèn kĩ năng sống:

 + Ra quyết định:nhận ra và biết sử dụng câu ghép theo mục đích giao tiếp cụ thể.

 + Giao tiếp:trình by suy nghĩ,ý tưởng, trao đổi về đặc điểm,cách sử dụng câu ghép.

II - Chuẩn bị:

- GV: Tìm hiểu bài

 Chuẩn kiến thức, sgk, sgv, stk, giáo án

-HS: Soạn câu hỏi SGK

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra vở soạn.

3. Bài mới:

 

doc12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 41 đến 44 - Năm học 2013-2014 - Bùi Thị Thanh Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 - BÀI 10, 11	NS: 15/11/2013 - ND: /11/2013
Tiết 41:
A. KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs: 
- Đánh giá kiến thức đã học, qua kết quả bài kiểm tra, qua điểm số đanh giá.
1. Kiến thức:
- Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện kí Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu. 
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp, cách diễn đạt.
- Cách trình bày, yêu cầu tính liên kết, vận dụng, nâng cao.
3. Thái độ:
- Trụng thực, tự lập.
4. GDKNS:
- Giáo dục kĩ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng diễn đạt, trình bày, liên kết. Ra quyết định đúng khi làm bài, đúng yêu cầu.
II - Chuẩn bị: 
- GV: Tìm hiểu bài 
 	 Chuẩn kiến thức, sgk, sgv, stk, giáo án
-HS: Soạn câu hỏi SGK 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: Phát đề kiểm tra
- Gv nêu yêu cầu chung của tiết làm bài kiểm tra. 
- Gv phát đề KT tự luận - Hs làm bài - Gv theo dõi. 
- Gv phát đề KT trắc nghiệm (15 phút cuối) - Hs làm bài - Gv theo dõi. 
- Gv thu bài, kiểm bài và nhắc nhở bài mới.
4. Củng cố: Gv nhận xét tiết làm bài KT. 
5. HDVNø: Soạn Luyện nói kể chuyện
- Chuẩn bị đề bài sgk
* BỔ SUNG:
NS: 6/11/2013 - ND: 8/11/2013
Tiết 42 
LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ 
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I - Mức độ cần đạt: 
- Nắm chắc kiến thức về ngôi kể.
- Trình bày đạt yêu cầu một câu truyện có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
1. Kiến thức:.
- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.
2. Kĩ năng: 
- Kể được nhiều câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau; biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
- Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Diễn đạt trơi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động,câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
3. Thái độ: 
- GD hs tự tin, mạnh dạn khi nói trước tập thể.
4. Rèn kĩ năng sống:
+ Giao tiếp:trình bày,suy nghĩ,ý tưởng về bài luyện nĩi.
+ Lắng nghe tích cực: tập trung chú ý lắng nghe những vấn đề bạn trình bày trong bài luyện nĩi.
+ Thể hiện sự tự tin:tự tin,xung phong ,đại diện trình bày ý kiến trước lớp.
II - Chuẩn bị: 
- GV: Tìm hiểu bài 
 	 Chuẩn kiến thức, sgk, sgv, stk, giáo án
-HS: Soạn câu hỏi SGK 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là nói giảm nói tránh? Ví dụ. 
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS 
Ghi bảng
Hoạt động 1: Ôn tập về ngôi kể 
GV: Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Thế nào là kể chuyện theo ngôi thứ ba? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể?
à Kể theo ngôi thứ nhất: người kể xưng “tôi”, có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe thấy, trải qua; có thể trực tiếp nói ra suy nghĩ, tình cảm của chính mình. Kể như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực, tính thuyết phục như là có thật của câu chuyện. 
 Kể theo ngôi thứ ba: người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Cách này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. 
GV: Ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở một vài tác phẩm hay trích đoạn văn tự sự đã học?
à+ Ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Trong lòng mẹ. 
 + Ngôi thứ ba: Cô bé bán diêm, Lão Hạc, Đánh nhau với cối xay gió
GV: Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?
à Tùy vào mỗi câu chuyện cụ thể, ở những tình huống cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Có khi trong một truyện, người viết dùng các ngôi kể khác nhau. 
Hoạt động 2: Luyện nói
GV: Nêu yêu cầu của phần luyện nói
à Nội dung: kể một câu chuyện có kết hợp miêu tả và biểu cảm. 
 Kĩ năng nói: 
 - Dùng ngôi thứ nhất, lựa chọn chi tiết miêu tả với lời biểu cảm sát hợp với ngôi thứ nhất. 
 - Nói rõ ràng, diễn tả thái độ, tình cảm, ngữ điệu. 
 - Cách trình bày như đang tranh luận. 
Tiến hành nói: Gọi HS đọc đoạn văn mục 2/110 và yêu cầu ở phần luyện nói. 
Các nhóm trình bày phần chuẩn bị của mình ở nhà - > HS nhận xét - > GV bổ sung. 
Hoạt động 3: Tổng kết bài học. 
I. Bài học: 
1. Ôn tập về ngôi kể: 
- Kể theo ngôi thứ nhất: xưng “tôi”. 
- Kể theo ngôi thứ ba: gọi tên nhân vật để kể. 
2. Luyện nói: 
a. Yêu cầu: 
- Kể theo ngôi thứ nhất, nội dung bám vào đoạn văn dưới cái nhìn cảu nhân vật xưng “tôi” (chị Dậu). 
- Kể kết hợp với động tác, cử chỉ, nét mặt để miêu tả và thể hiện tình cảm. 
- Kể ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc. 
b. Tiến hành: 
 Kể lại đoạn trích mục 2/110: 
 “Tôi tái xám mặt  vợ chồng tôi”
II. Luyện tập:
4. Củng cố: 
- Tổng kết phần luyện nói của HS. 
5. HDVN:
- Xem lại phần ngôi kể
 - Soạn “Câu ghép”
- Đọc kĩ các ví dụ và trả lời câu hỏi 
- Câu ghép là gì?
- Có mấy cách nối các vế câu?
- Xem phần luyện tập
- Đặt ví dụ về câu ghép
* BỔ SUNG:
NS: 7/11/2013 - ND: 9/11/2013
 Tiết 43
B. CÂU GHÉP
I - Mức độ cần đạt: 
- Nắm được đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế câu ghép.
- Biết sử dụng câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
1. Kiến thức
- Đặc điểm của câu ghép.
- Cách nối các vế câu ghép. 
2. Kĩ năng: 
- Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.
- Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Nơí được các vế của câu ghép theo yêu cầu. 
3. Thái độ:
- HS cĩ thái độ tốt trong việc sử dụng câu ghép.
4. Rèn kĩ năng sống:
 + Ra quyết định:nhận ra và biết sử dụng câu ghép theo mục đích giao tiếp cụ thể.
 + Giao tiếp:trình bày suy nghĩ,ý tưởng, trao đổi về đặc điểm,cách sử dụng câu ghép.
II - Chuẩn bị: 
- GV: Tìm hiểu bài 
 	 Chuẩn kiến thức, sgk, sgv, stk, giáo án
-HS: Soạn câu hỏi SGK 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra vở soạn. 
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS 
Ghi bảng
Hoạt động 1: Đặc điểm của câu ghép
HS đọc đoạn trích, chú ý câu in đậm/111sgk
Bảng phụ ghi những câu in đậm/111sgk
GV: Phân tích cấu trúc câu?
a. Tôi / quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. 
à có 2 cụm C- V làm phụ ngữ cho ĐT “quên”, “nảy nở”. (câu có cụm C- V nhỏ nằm trong cụm
C- V lớn). 
b. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi / âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con dường làng dài và hẹp. 
à câu có 1 cụm C- V. 
c. Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì chính lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi / đi học. 
à có 3 cụm C- V, cụm C- V cuối giải thích nghĩa cho cụm C- V thứ 2. (câu có nhiều cụm C- V không bao chứa nhau). 
Sau khi cho HS phân tích cấu tạo của câu in đậm, yêu cầu HS nhận xét về số lượng, đặc điểm của cụm C- V đó - > điền vào bảng phân tích sgk/112. 
GV: Dựa vào kiến thức đã học, cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép?
à + Câu a: dùng cụm C- V để mở rộng câu. 
 + Câu b: câu đơn. 
 + Câu c: câu ghép (có 3 cụm C- V không bao chứa nhau). 
GV: Vậy thế nào là câu ghép?
à Ghi nhớ 1/112
Bài 1a/113
Hoạt động 2: Cách nối các vế câu. 
GV: Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục I?
à Câu 1: “Hằng năm  tựu trường”. 
 Câu 3: “Những ý tưởng  nhớ hết”. 
 Câu 6: “Con đường  thấy lạ”. 
GV: Trong những câu ghép trên, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
à+ Câu 3, 6: các vế nối với nhau bằng quan hệ từ “vì, nhưng”. 
 + Câu 7: vế 1, vế 2 nối với nhau bằng quan hệ từ “vì’. 
à Các vế câu nối với nhau bằng quan hệ từ. 
GV cho các cặp quan hệ từ và HS lên bảng đặt câu sao cho tạo thành câu ghép. 
 1. Vì  nên  3.  đâu  đấy. 
 2.  vừa  đã 4.  càng  càng 
GV: Các vế trong câu ghép vừa đặt được nối với nhau bằng cách nào?
 - >+ Bằng cặp quan hệ từ
 + Bằng cặp phó từ, đại từ, hoặc chỉ từ. 
GV: Ngoài ra, các vế câu ghép được nối với nhau bằng dấu câu nào?
à Dấu phẩy. 
GV: Vậy có mấy cách nối các vế câu?
à Ghi nhớ 2/112
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1, 2, 3, 4/113: Gọi HS lên bảng làm. HS khác nhận xét, ; GV sử sai (nếu có)
I. Bài học:
1. Đặc điểm của câu ghép: 
 a. Ví dụ: sgk/111
Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì chính lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi / đi học. 
 àcó 3 cụm C_V, cụm C- V cuối giải thích nghĩa cho cụm C- V thứ 2(câu có nhiều cụm C- V không bao chứa nhau) => câu ghép
 b. Ghi nhớ 1/112
2. Cách nối các vế câu: 
 a. Dùng từ có tác dụng nối: 
* Ví dụ: sgk/112
+ “Hằng năm  và trên tựu trường”. 
 + Những ý tưởng, vì hồi ấy. hết. 
 + Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. 
- > Nối bằng một quan hệ từ 
 + Vì trời mưa nên em không đến đúng giờ. 
- > Nối bằng cặp quan hệ từ
 + Trời càng tối nó càng lo sợ hơn. 
Nối bằng cặp từ hô ứng
b. Không dùng từ nối: 
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. 
* Ghi nhớ 2: sgk/112
II. Luyện tập: 
A. Ở lớp: 
Bài 1/113: Tìm câu ghép và cách nối các vế trong câu ghép. 
- U / van Dần, u / lạy Dần!
- Chị con / có đi, u / mới có tiền nộp sưu, thầy Dần/ mới được về với Dần chứ!
- Sáng ngày người ta / đánh trói thầy Dần như thế, Dần / có thương không?
- Nếu Dần / không buông chị ra, chốc nữa ông lí / vào đây, ông ấy / trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy. 
b. Cô tôi chưa  không ra tiếng. 
- > nối bằng dấu phẩy. 
c. Tôi lại im lặng  cay cay. 
- > nối bằng dấu hai chấm, dấu phẩy. 
d. Hắn làm  quá. 
- > nối bằng quan hệ từ. 
Bài 2/113: Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ. 
a. Vì trời mưa to nên đường rất trơn. 
b. Nếu nó chăm học thì nó sẽ đậu. 
c. Tuy nó bị bệnh nhưng nó vẫn cố đi học. 
d. Không những nó học giỏi mà nó còn hát hay. 
Bài 3/113: Chuyển những câu ghép vừa đặt thành những câu ghép mới theo 2 cách. 
a. Bỏ bớt một quan hệ từ: 
- Trời mưa to nên đường rất trơn. 
- Nếu nó chăm học, nó sẽ thi đậu. 
b. Đảo lại trật tự các vế câu: 
- Đường rất trơn vì trời mưa to. 
- Nó vẫn cố đi học tuy nó bị bệnh. 
Bài 4/114: Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng. 
- Tôi mới thấy đây mà nó đã đi đâu mất rồi. 
- Tôi đi đâu nó theo đấy. 
- Gió càng mạnh, mưa càng lớn. 
- Nó càng học giỏi bố mẹ nó càng vui. 
B. Về nhà: Bài 5/114
4. Củng cố:	
- Câu ghép là gì? Có mấy cách nối các vế câu?
5. HDVN: 	
Học ghi nhớ, làm bài tập. 
Soạn “Tìm hiểu chung về văn thuyết minh”. 
+ Đọc ví dụ
+ vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh là gì?
+ Xác định vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong một văn bản cụ thể. 
* BỔ SUNG:
 NS: 10/11/2013 - ND: 12/11/2013
Tiết 44 C. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
 I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS hiểu được vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản
1. Kiến thức: 
- Nắm được đặc điểm, vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh.
- Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
- Yêu cầu của bài văn thuyết minh (về nội dung, ngôn ngữ ).
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết văn bản thuyết minh; phân biệt văn bản thuyết minh và các kiểu văn bản đã học trước đó.
- Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua các tri thức của môn Ngữ văn và các môn học khác.
3. Thái độ: 
- Hs cĩ ý thức tốt trong việc tìm hiểu thể loại văn bản thuyết minh.
4. Rèn kĩ năng sống:
 +Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ,ý tưởng, trao đổi về đặc điểm của văn bản thuyết minh.
 + Ra quyết định: Nhận ra và biết sử dụng thể loại văn bản thuyết minh.
II - Chuẩn bị: 
- GV: Tìm hiểu bài 
 	 Chuẩn kiến thức, sgk, sgv, stk, giáo án
-HS: Soạn câu hỏi SGK 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là câu ghép? Cách nối các vế trong câu ghép? 
 - Đặt câu. 
3. Bài mới: 
“Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” là văn bản nhật dụng có sử dụng yếu tố thuyết minh. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản đầu tiên được đưa vào chương trình TLV THCS. Đây là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng rất phổ biến trong đời sống. Vậy văn bản thuyết minh là gì?
Hoạt động của GV và HS 
Ghi bảng
Hoạt động 1: Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
GV: HS đọc các văn bản và cho biết từng văn bản trình bày vấn đề gì?
à - “Cây dừa Bình Định” trình bày lợi ích của cây dừa. Lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa mà loại cây khác không có. Tất nhiên, cây dừa Bến Tre hay nơi khác cũng có lợi ích như thế nhưng đây là giới thiệu riêng về cây dừa Bình Định, gắn bó với người dân BĐ. 
 - “Tại sao lá cây có màu xanh” giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho ta thấy lá có màu xanh. 
 - “Huế” giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của VN với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế. 
GV: Em thường gặp các văn bản đó ở đâu?
à Trên tạp chí, sách báo. 
GV: Hãy kể thêm về một vài văn bản cùng loại thuyết minh mà em đã học (hoặc biết)?
à + “Cầu Long Biên- một chứng nhân lịch sử”
 + “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”
 + “Oân dịch, thuốc lá”
Phân biệt các kiểu văn bản đã học để hiểu tính chất chung của văn bản thuyết minh. 
Thảo luận: Các văn bản trên có phải là văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận không? Tại sao? Chúng khác các văn bản ấy ở chỗ nào?
à Không phải, vì: 
 - Văn bản tự sự trình bày diễn biến sự việc, nhân vật. 
 - Văn bản miêu tả trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người. 
 - Văn bản nghị luận trình bày ý kiến, luận điểm. 
à Các văn bản trên thể hiện đặc điểm tiêu biểu của đối tượng cần thuyết minh: 
 - Cây dừa từ thân cây, lá cây, đến nước dừa, sọ dừa, cùi dừa đều có ích cho con người, cho nên nó gắn bó với cuộc sống người dân. 
 - Lá cây có chất diệp lục nên có màu xanh lục. 
 - Huế là thành phố có cảnh sắc, sông núi hài hòa, có nhiều vườn hoa cây cảnh, món ăn đặc sản đã trở thành trung tâm văn hóa lớn của nước ta. 
GV: Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?
à Chúng có nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con người có được hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn, đầy đủ. Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt kiểu văn bản này với các kiểu văn bản khác. Đã là tri thức thì người viết không thể hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng hay suy luận. Nói tri thức khách quan là tri thức phải phù hợp với thực tế và không đòi hỏi người viết phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình. 
à Do đó, đây là 3 văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh. 
GV: Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
à+ Văn thuyết minh có tính chất thực dụng, cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay cái đẹp như trong tác phẩm văn học. 
 + Trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn đối tượng được nói tới. 
GV: Ngôn ngữ của các văn bản thuyết minh trên có đặc điểm gì?
à Ngôn ngữ chính xác, chặt chẽ, sinh động, cô đọng. Cần tránh cách viết dài dòng. Tuy nhiên nếu viết có cảm xúc, biết gây hứng thú cho người đọc thì vẫn tốt. 
GV: Văn bản thuyết minh là gì? Đặc điểm?
à Ghi nhớ /117
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1/117
Bài 2/118
Bài 3/118
 Các văn bản tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả cũng cần có yếu tố thuyết minh vì khi đưa yếu tố thuyết minh vào, văn bản có sức thuyết phục cao làm người đọc dễ hiểu. 
I. Bài học:
* Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh: 
 Ví dụ: sgk/114
- Văn bản a trình bày lợi ích của cây dừa. 
- Văn bản b giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm lá có màu xanh. 
- Văn bản c giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam. 
* Ghi nhớ /117
II. Luyện tập: 
A. Ở lớp: 
Bài 1/117
Các văn bản a, b đều là văn bản thuyết minh. 
Vì: - Văn bản a cung cấp kiến thức lịch sử. 
 - Văn bản b cung cấp kiến thức khoa học sinh học. 
Bài 2/118
 “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” thuộc loại văn bản nghị luận, đề xuất một hành động tích cực nhằm bảo vệ môi trường, nhưng đã sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông, làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao. 
à Trong văn nghị luận có thể sử dụng yếu tố thuyết minh. 
B. Về nhà: Bài 3/118
4. Củng cố: 
+ Văn thuyết minh là gì?
+ Đặc điểm?
5. HDVN:
- Học ghi nhớ, làm bài tập. 
- Soạn “Ôn dịch, thuốc lá”. 
+ Đọc kĩ văn bản
+ Tìm hiểu chú thích
+ Trả lời câu hỏi sgk
+ Tác hại mà thuốc lá gây nên?
+ Tìm tranh ảnh, bài báo có nêu tác hại của khói thuốc lá. 
* BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_41_den_44_nam_hoc_2013_2014_bui_t.doc
Giáo án liên quan