Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1 đến 15 - Năm học 2019-2020 (Bản 3 cột)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được chủ đề của văn bản, những biểu hiện của chủ đề trong một văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.

- Viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh có ý thức tích hợp với văn bản đã học.

4.Hình thành và phát triển năng lực: Hợp tác, tư duy, sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp Tiếng Việt .

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo.

- HS: Học bài cũ, ôn lại kiến thức các kiểu văn bản đã học, xem trước bài mới.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC

I.Ổn định tổ chức lớp ( 1ph):VS, sĩ số

II. Kiểm tra (2ph):Vở soạn bài của học sinh.

III . Bài mới (41ph)

 

docx90 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1 đến 15 - Năm học 2019-2020 (Bản 3 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nghĩa của câu văn kết?
( HS khá giỏi)
- Niềm hạnh phúc được gặp mẹ trong cảm giác sung sướng vô bờ bến khiến những điều xấu xa mà bà cô định reo giắc vào tâm hồn thơ dại của H đã bay biến. Cuối cùng tình mẫu tử đã chiến thắng mọi âm mưu xấu xa và thâm hiểm của bà cô.
? Thông qua cuộc gặp gỡ này em hiểu gì về bé Hồng?
? Nêu những thành công về NT của NH trong đoạn trích?
? Nêu ND của đoạn trích?
- Gọi HS đọc GN/ sgk
-Đọc thầm
Nhóm 3 trình bày
Các nhóm khác nhận xét.
-Trình bày
Nhóm 4 trình bày
Các nhóm khác nhận xét.
- Trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
- Đọc
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
2. Cuộc gặp gỡ giữa bé H và mẹ
a. Lúc mới gặp mẹ
* Thoáng thấy người ngồi trên xe giống mẹ:
- Đuổi theo, gọi bối rối: mợ ơi!
à Hành động vội vàng, tiếng gọi cuống quýt bị dồn nén rất lâu bật ra thành tiếng thể hiện niềm khao khát được gặp mẹ
- NT: so sánh độc đáo
* Khi nhận ra mẹ:
- Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi
- Ríu chân khi trèo lên xe.
- Òa khóc nức nở.
à Là phản ứng tự nhiên của đứa con lâu ngày được gặp mẹ. Cử chỉ bối rối lập cập mong sớm được ở trong vòng tay mẹ. Em khóc vì mãn nguyện khác với giọt nước mắt xót xa, tủi hờn khi nói chuyện với bà cô.
- NT: SD liên tếp các T. Từ; các từ cùng trường nghĩa “ khóc, nức nở, sụt sùi”.
b. Khi ở trong lòng mẹ
- Hành động: đùi áp đùi mẹ; đầu ngả vào đầu mẹ.
- Cảm xúc: ấm áp, mơn man khắp da thịt.
- Suy nghĩ: phải bé lại, lăn vào lòng mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, để mẹ gãi rôm cho mới thấy mẹ có 1 êm dịu vô cùng.
àCảm giác hạnh phúc, sugn sướng tột đỉnh khi ở trong lòng mẹ.
- Hình ảnh người mẹ:
+ Gương mặt tươi sáng
+ Đôi mắt trong
+ Nước da mịn, gò má hồng
à Chân dung mẹ hiện lên thật hoàn hảo qua cái nhìn của bé Hồng, từ đó thể hiện sâu sắc lòng yêu thương, quý trọng mẹ của bé H.
=>Bé Hồng luôn khao khát tình yêu thương và rất mực yêu mẹ. Em có niềm tin mãnh liệt vào mẹ
III. Tổng kết
1. NT: 
- MT tâm lý NV tinh tế; lời văn dạt dào cảm xúc
- H/ ảnh so sánh độc đáo
2. ND
* Ghi nhớ/ sgk 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8PH)
Thaỏ luận nhóm 4
? Tại sao nói: "Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng" ?
GV chốt KT
Đại diện nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận xét.
- Trả lời
IV. Luyện tập
 1. NH là NV của phụ nữ và nhi đồng:
- Viết nhiều về PN và nhi đồng.
- Dành cho họ tấm lòng chứa chan thương yêu và thái độ nâng niu, trân trọng.
+ Diễn tả nỗi cơ cực mà PN và nhi đồng phải gánh chịu.
+ Thấu hiểu, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của PN và nhi đồng.
	HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10PH)
-
? Viết một đoạn văn ghi lại những ấn tượng, cảm nhận rõ nhất, nổi bật nhất của bản thân về mẹ của mình.
- Đọc
- Làm bài
 HS viết đoạn văn
IV. CỦNG CỐ 2’
Cảm xúc của bé Hồng khi gặp lại mẹ, và sống trong lòng mẹ.
V .HDVN (1ph):
- Học thuộc ND bài học.
- Soạn bài "Trường từ vựng”.
Rút kinh nghiệm:.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tóm tắt văn bản:
- Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt.
- Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào. 
- Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.
- Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.
- Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.
Nhan đề :
- Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm.
- Song nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: “Trong lòng mẹ” cũng là trong tình thương của mẹ, được mẹ che chở, bao bọc.
- Từ nhan đề văn bản, người đọc đã phần nào hiểu được tình yêu thương mẹ tha thiết, sự khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng.
Nguyên Hồng (1918 – 1982) nhà văn hiện thực xuất sắc. tự học mà thành tài. Tên tuổi ông gắn liền với những tác phẩm văn chương độc đáo như: “Những ngày thơ ấu”, “Bỉ Vỏ”„.
“Trong lòng mẹ” là Chương IV hổi kí ‘Những ngày thơ ấu” nói lên những ngày tháng đau đớn, tủi nhục cùa một em bé mồ côi bố và niềm hạnh phúc dược gặp lại mẹ sau. một năm trời xa cách.
Nói về niềm vui sướng hạnh phúc ấy, Nguyên Hồng thổ lộ: “ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ (), mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”
Phần đầu Chương ,Nguyên Hồng thuật lại những cay đắng, tủi nhục thời thơ ấu của mình. Bố mất, mẹ đi bước nữa “chửa đẻ với người khác “ Mẹ bé Hồng phải tha phương cầu thực. Bé Hồng và em Quế sống thui thủi cô đơn,ăn chực nằm chờ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của những người họ hàng bên nội giàu có. Bà cô thật ghê tởm, bịa ra, moi móc mọi điều xấu xa về mẹ cùa bé Hồng, nào là “ăm vận rách rưới”, “mặt mày xanh bủng”, nào là ngồi bên rổ bóng đèn cho con bú, thấy người quen thì xấu hổ “vội quay đi, lấy nón che Bà cô “cười rất kịch”, giọng nói “cay độc” và tàn nhẫn “cố ý gieo lắc” vào đầu óc non nớt cùa đứa cháu “những hoài nghi”, để li gián tình mẹ con, âm mưu làm cho đứa con “khinh miệt và ruồng rẫy ” mẹ mình.
Nỗi đau đớn cùa bé Hồng không thể nào kể xiết. Lúc thì lòng “thắt lại‘. khoé mắt “cay cay “. Lúc thì nước mắt “ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đằm đìa ở cằm và ở cổ”. Nghe người cô nói xấu mẹ mình, bé Hồng “cười dài trong tiếng khóc “, rồi cổ họng “nghẹn ứ khóc không ra tiếng”. Tuy vậy. bé Hồng vẫn thương mẹ. Em “ghê sơ” bà cô tàm nhẫn, em căm thù những cổ tục, những thành
kiến “tàn ác “, em muốn “vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Em vẫn giữ trọn vẹn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ”, quyết không được “những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến”. Qua đó, ta càng thấy tâm hồn của đứa con trong sáng biết bao. Lòng hiếu thảo của đứa con đối với mẹ hiền trong bi kịch gia đình vẫn sáng trong nlnr ngọc. Trang tự truyện của tác giả “Những ngày thơ ấu ” đầy nước mắt mà chân thực, nhất là khi ông nói dối tình thương mẹ.
‘Người mẹ có một êm dịu vô cùng” Người mẹ đã trở về đúng ngày giỗ để làm trọn đạo lí và tự khẳng định tư cách người vợ, người mẹ trong gia đình. Mẹ đem về cho hai con nhiều quà. Tan học, trốn đường về nhà, bé Hồng gặp lại mẹ sau một năm dài xa cách. Em gọi rối rít: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!Cảnh hai mẹ con gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi. Mẹ cầm nón vảy mẹ kéo tay con, xoa đầu con, hỏi..
Con “òa lén khóc nức nở”, mẹ cũng sụt sùi theo Con sung sướng ngắm nhìn gương mặt thương yêu của mẹ. tự hào vì mẹ “vẫn tươi sáng”, “đôi mắt trong”, “nước da mịn”, gì má “màu hồng” Bé Hồng được sống trong những giây phút hạnh phúc nhất. Em được ”trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình.Em sung sướng “đẩu ngả vào cánh tay mẹ”.
Bao “cảm giác ấm áp ” đã mất đi ,nay lại “mơn man khắp da thịt“. Miệng mẹ “xinh xắn nhai trầu” phả ra “thơm tho lạ thường“. Bé Hồng vô cùng hãnh diện về mẹ. cổ ngữ có câu: “ Mẫu tử tình thâm ” .Tục ngữ có nói: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ ”.Tình mẹ con là vô cùng thiết tha, sâu nặng. Phút giây gặp lại mẹ, bé Hồng nói là những phút “rạo rực”.
Và em khẳng định ngợi ca: “Phải để lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bấu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có mệt êm dịu vô cùng
Tiêu chí để bình giá hồi kí là sự chân thực. Mọi sự đẽo gọt, tô màu sẽ làm cho hồi kí trờ thành vô nghĩa. Chương “Trong lòng mẹ” rất chân thực và cảm động. Đó là giá trị văn chương đích thực. Lòng con thương nhớ,yêu kính mẹ, sung sướng và tự hào khi gặp lại mẹ. giọt nước mắt, cảm giác êm dịu khi được sống bên mẹ hiền đó là tình mẫu tử, lòng hiếu thảo. Những tình cảm sâu sắc ấy làm nên vẻ đẹp văn chương trong hồi kí của Nguyên Hồng, 60 năm về trước
Mỗi chúng ta ai cũng có ít nhất một người để ta yêu quý và trân trọng trong cuộc đời này. Có thể dù chẳng bao giờ chúng  ta nói ra được ba tiếng “Con yêu mẹ”, nhưng trong lòng thì mãi luôn giữ điều đó. Mỗi lần, nhớ lại những ngày tháng tuổi học trò, nhớ về những tối soạn bài khi đến lớp, tôi lại nhớ đến bài Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng và thầm cảm ơn cuộc sống đã cho tôi một người mẹ tuyệt vời. 
Nhân vật bà cô
Nhân vật bà cô chỉ xuất hiện trong tác phẩm với vai trò là nhân vật phụ, được miêu tả rất ngắn gọn nhưng những gì mà nhân vật này đọng lại trong lòng người đọc thì thật ấn tượng và khó có thể phai mờ. Tuy đó chính là người có cùng chung dòng máu với chú bé Hồng, là người cô ruột nhưng nhân vật không hề khiến cho chúng ta cảm nhận được tình cảm của người thân trong gia đình. Người cô của bé Hồng đại diện cho tầng lớp tiểu tư sản thị dân, sống trong xã hội xưa nhỏ nhen, ích kỷ, giả dối và độc ác. Bà cô hiện lên trong lòng người đọc với hình ảnh luôn đố kị, tàn nhẫn với những nỗi đau của chú bé Hồng khiến cho bé Hồng luôn phải giấu tình yêu thương dành cho người mẹ của mình vào góc sâu nhất trong trái tim chứ không thể chia sẻ nó cho mọi người giống như những đứa trẻ khác. 
Gần đến ngày giỗ đầu của thầy bé Hồng, người cô gọi bé Hồng đến và cười hỏi: “Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?”Bà ta làm ra vẻ quan tâm đến chú, nhưng bé Hồng đã nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô.Bé Hồng biết rõ nhắc đến mẹ, người cô ấy chỉ cố ý gieo giắt vào đầu óc chú những hoài nghi để chú khinh nghiệt và ruồng rẫy mẹ.
Bằng giọng nói ngọt ngào, giả dối “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?” Toàn bộ câu nói như dừng lại và dằn vào hai chữ “ phát tài”. Bà cô thừa biết rằng mẹ của bé Hồng đang phải chịu cảnh tha hương nơi đất khách, vất vả kiếm sống của những người mất chồng, xa con. Cuộc sống của người phụ nữ phải phiêu bạt khắp mọi nơi. Ấy thế nhưng người cô không hề có bao giờ cảm thông cho người em dâu mình. Trong mắt của người cô, mẹ bé Hồng là người xấu, là người phụ nữ không có nhân cách. Câu nói không khác gì lưỡi dao cứa vào lòng của người cháu non nớt. Người cô lúc nào cũng chỉ muốn chia cắt tình cảm của hai mẹ con, làm cho bé Hồng ghét người mẹ của mình. Thậm chí, sự độc ác của người cô như không dừng lại ở đó và tiếp tục dâng lên ở mức cao hơn:” vào mà bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho em bé chứ” khiến cho bé Hồng đau nhói, khổ sở vì tưởng mẹ mình có tình yêu thương khác, không nghĩ tới người cha đã mất và con trai đang ở nhà. Có lẽ lúc ấy, trên khuôn mặt của bà cô chính là nụ cười cay độc, nụ cười trên nỗi đau chính người cháu bất hạnh của mình. Bà ta cố ngân dài ra thật ngọt, thật rõ hai tiếng “em bé” như để bé Hồng phải nhớ rằng mẹ của chú là người phụ nữ chưa đoạn tang chồng mà đã có con với người khác.
Vẫn chưa chịu buông tha Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chúng khiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ức đến cực điểm. Cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghịcủa bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Khi đó, sự giả dối thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ.
 =>Nhân vật người cô được thể hiện là người đàn bà có tâm địa đen tối khi cố ý khắc sâu vào nỗi đau trong tâm hồn nhạy cảm của đứa cháu mồ côi, cố ý gieo vào lòng nó thái độ khinh miệt ruồng rẫy đối với người mẹ mà nó vô vàn yêu thương.
Nhân vật bé Hồng:
 Tuổi thơ của Hồng bất hạnh, mồ côi cha, mẹ chú bắt đắc dĩ phải tha hương cầu thực. Chú sống trong sự thiếu thốn tình cảm và không có sự chăm chút, che chở của cha mẹ.
 Đáng thương thêm, chú phải sống với người cô cay nghiệt,hẹp bụng. Người cô ấy luôn gây tổn thương cho chú bằng cách gièm pha, nói xấu mẹ chú, tìm cách để chú ruồng rẫy, khinh miệt mẹ mình.  Người cô này còn thiếu tử tế ở chỗ luôn vờ quan tâm hỏi han về mẹ Hồng, để gieo rắc sự hoài nghi của Hồng với mẹ.
Trong hoàn cảnh ấy, Hồng đã phải gắng sức chịu đựng, kìm nén. Song nỗi đau thương cho mình và cho mẹ vượt quá sự chịu đựng của đứa trẻ,chú đã phải khóc rất nhiều, nước mắt ngậm ngùi của đứa trẻ thầm vụng tủi cực“nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa, đầm đìa ở cằm và ở cổ”.
Tuy vậy, Bé Hồng luôn mang trong mình một trái tim thiết tha yêu thương:  
 Sống với người cô luôn ghét mẹ mình, sống trong sự gièm pha nói xấu, bé Hồng không vì thế mà không còn yêu thương mẹ. Chú đã muốn nói có ngay sau khi bà cô hỏi có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ không; rồi chú nhận ra ngay ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô nên chú cúi đầu không đáp. Nhưng lại không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị “những rắp tâm tanh bẩn” xâm phạm đến nên chú cố cười và đáp lại một cách rất tự tin: “Không!Cháu không muốn vào.Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.
Sau lời hỏi thứ hai của người cô, lòng chú bé càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay.
Khi bà cô ngân dài hai tiếng “em bé”, thì nỗi đau đớn,phẫn uất ở chú bé không còn nén nổi, nước mắt chú bé”ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ”.Không phải vì bé Hồng đau đớn tủi cực vì mẹ chú làm điều xấu xa mà chỉ vì thương mẹ và căm tức sao mẹ lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà phải sinh nở một cách giấu giếm.Bé Hồng chẳng những không kết án mẹ vì đẻ em bé khi chưa đoạn tang chồng mà trái lại chú lại càng thương mẹ hơn. Chú cố kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng để hỏi lại bằng cách “cười dài trong tiếng khóc”
Tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé dâng đến cực điểm khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Tình yêu thương mẹ của bé Hồng đặc biệt vì nó luôn bị thử thách trong cảnh ngộ éo le. Nó giản dị, chân thành, hầu như không vì mong được đền đáp: “Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”. Và cũng vì thương mẹ mà chú bé căm ghét những hủ tục phong kiến đã đọa đày mẹ:“Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh,đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”. Câu văn với phép so sánh đặc sắc, bằng những hình ảnh cụ thể, nhịp văn gấp gáp, dồn dập đã thể hiện sự phản kháng quyết liệt và cũng rất hồn nhiên, trẻ con của chú bé Hồng. Sự căm tức dữ dội ấy chính là biểu hiện đầy đủ của tình yêu thương mẹ tha thiết.
Tình cảm của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh không chỉ là tình thương mà còn được thể hiện sâu sắc ở cảm giác sung sướng cực điểm khi bé gặp mẹ và sống trong lòng mẹ
Trên đường đi học về,thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình, bé Hồng cuống quýt đuổi theo và bối rối “Mợ ơi!Mợ ơi!Mợ ơi!....” Điều đó cho thấy hình ảnh người mẹ luôn luôn thường trực trái tim chú bé. Chú bé lúc nào cũng nhớ mong và yêu thương mẹ vô cùng. Trong bé Hồng, cảm giác khi nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là điều tủi cực ghê gớm cho chú bé “khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa xa mạc”.Nỗi khắc khoải mong mẹ đến cháy ruột của chú bé đã được thể hiện thật thấm thía, xúc động bằng hình ảnh so sánh đặc sắc này.
Chú bé thở hồng hộc, chán đẫm mồ hôi, khi trèo lên xe “rúi cả chân lại” biết bao hồi hộp, sung sướng, đau khổ toát lên từ những cử chỉ cuống quýt ấy. Và khi được mẹ kéo tay và xoa đầu hỏi thì chú “oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Dường như bao nhiêu sầu khổ dồn nén trong suốt thời gian xa mẹ dài đằng đẵng lúc này bỗng vỡ oà.Tiếng khóc của chú bé là tiếng khóc dỗi hờn và hạnh phúc, tức tưởi và mãn nguyện của xa cách, mong nhớ.
Ngồi trong lòng mẹ, chú hạnh phúc đắm mình trong tình mẫu tử. Chú thấy mẹ vẫn đẹp như thuở nào “vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má”.Chú cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc bên con của người mẹ.
Chú bé cảm thấy ngây ngất sung sướng khi được sà vào lòng mẹ,cảm giác mà chú đã mất từ lâu: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi,đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi,tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”.Bé Hồng còn cảm nhận thấm thía hơi thở vô cùng thân thiết: “Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lại thường”.
Kỉ niệm ngọt ngào làm chú sung sướng đến nghẹn ngào: “Phải bé lạị và lăn vào lòng một người mẹ,áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Lúc ấy, bé Hồng như quên đi tất cả những cay độc, buồn tủi“bên tai tôi ù đi, lời bà cô chìm xuống,tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa”. Nghĩa là hạnh phúc lớn lao, choáng ngập niềm sung sướng được ở bên mẹ tràn ngập trong bé Hồng, không một rắp tâm tanh bẩn nào xâm phạm được, nó cũng như một liều thuốc hữu hiệu đã nhanh chóng chữa lành mọi tổn thương trong em bấy lâu nay, đó chính là hanh phúc lớn lao của tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả.
-> Bé Hồng là hình ảnh một tuổi thơ nhiều bất hạnh nhưng vẫn tỏa sáng bởi trái tim nhân hậu giàu lòng yêu thương.
Ngày soạn : ..
Ngày dạy:
TUẦN 2 TIẾT 7: TRƯỜNG TỪ VỰNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
- Hiểu khái niệm trường từ vựng.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện và tạo lập được một trường từ vựng.
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc hiểu và tạo lập một văn bản.
3. Thái độ:
- Có ý thức dùng từ đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh. 
4. Phát triển năng lực::Hợp tác, tư duy, sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp Tiếng Việt, cảm thụ thẩm mỹ
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bảng phụ: ''Phân biệt trường từ vựng và cấp độ khái quát của nghĩa từ vựng ''
- Học sinh: Trả lời câu hỏi trong SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
I.Ổn định tổ chức lớp ( 1ph):VS, sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ (5ph): 
? Thế nào là từ nghĩa rộng và từ nghĩa hẹp.
? Giải BT 5 SGK tr 11 và BT 6 SBT tr5
III. Bài mới (38ph):
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2ph)
Hãy nhận xét các nghĩa sau:
Chân, tay, mắt, mũi.
Từ việc nhận xét nét nghĩa của các từ trên
 ( giữa các từ trên có nét nghĩa giống nhau- cùng chỉ bộ phận của con người)
GV vào bài
HS trình bày
 TIẾT 7: TRƯỜNG TỪ VỰNG
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20ph)
- Gọi HS đọc và quan sát ví dụ. 
? Các từ in đậm trong đoạn trích có nét chung nào về nghĩa?
- Cho các từ: xoong, chảo, siêu, muôi...
?Các từ trên có nét chung nào về nghĩa?
->Dụng cụ nhà bếp.
Giáo viên: Tập hợp các từ đó là 1 trường từ vựng. 
? Vậy em hiểu thế nào là trường từ vựng?
- GV chốt: GN/ sgk
- Hs đọc ghi nhớ sgk.
? Hãy tìm các trường từ vựng về "tay"
+ Xét trường từ vựng "tay"
- Bộ phận của tay: cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay...
- Đặc điểm của tay: dài, ngắn, to, nhỏ, khéo, vụng...
- Hoạt động của tay: cầm, nắm, xách, mang...
Thảo luận: nhóm 4
? Có thể xác lập được mấy trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn tay? Nhận xét gì về từ loại tạo nên các trường từ vựng ấy?
 GV chốt KT
? Tìm các trường từ vựng "chua"
+ Trường mùi vị: Chua, cay, đắng, ngọt.
+ Trường âm thanh: Chua, êm dịu, ngọt, chối tai.
?Qua VD trên em rút ra KL gì? (HS khá , giỏi)
GV chốt KT
- Gọi HS đọc VD d
Chỉ ra trường từ vựng trong đoạn văn đó. 
( Nếu tách khỏi văn cảnh thì nó là trường từ vựng chỉ người, còn đặt trong văn cảnh thì nó là trường từ vựng chỉ vật- tâm trạng, tên gọi của vật)
? Vai trò của trường từ vựng trong giao tiếp hàng ngày, văn chương có tác dụng gì?
GV chốt KT
- Đọc, quan sát VD
- Trả lời
- Trình bày
- Xác định
- Nghe
- Trả lời
- Đọc
- Xác định
- Trả lời
Đại diện nhóm trình bày.
- Xác định
- Trả lời
- Trả lời
I/ Thế nào là trường từ vựng.
1/ Ví dụ.
2/ Nhận xét.
- Các từ in đậm: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng... đều có chung một nét nghĩa là: chỉ bộ phận của cơ thể con người.
3/ Ghi nhớ: sgk
- Trường từ vựng: tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
4. Lưu ý
a. Một trường từ vựng có thể bao gồm n

File đính kèm:

  • docxGiao an ca nam soan 3 cot_12853371.docx
Giáo án liên quan