Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Hồ Thanh Tâm

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng

Gv yêu cầu h/s đọc thầm văn bản Tôi đi học. 1.Ví dụ: (Sgk)

2.Nhận xét:

-Qua văn bản “Tôi đi học”, tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?

 - Sự hồi tưởng ấy gợi những ấn tượng gì trong lòng tác giả?

- Văn bản có đề cập đến vấn đề nào khác không?

- Đối tượng chính được đề cập trong văn bản là gì?

- Văn bản chỉ tập trung đề cập đến đối tượng và các vấn đề liên quan đến tâm trạng của tác giả trong ngày tựu trường đầu tiên. + Kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên với tâm trạng hồi hợp, bỡ ngỡ.

+ Tác giả thấy lòng rộn rã, bâng khuâng như đang được sống lại những ngày tuổi thơ trong sáng ấy.

+ Văn bản xoay quanh việc kể lại những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học với nhiều tâm trạng khác nhau.

+ Tâm trạng của nhân vật tôi.

Gv: Từ các nhận xét trên, em hãy cho biết : Chủ đề của văn bản là gì? - CĐVB là vấn đề chủ chốt được thể hiện một cách nhất quán trong văn bản.

 

doc83 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Hồ Thanh Tâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.........................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 14 	Ngày soạn: 14/9/2014 
LÃO HẠC ( Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1.Kiến thức :
	- Nhân vật ,sự kiện ,cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực
	- Sự thể hiện tinh thần nhân đậo của nhà văn . 
 - Tài năng nghệ thuâth xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện , miêu tả, kể chuyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật . 
 2. Kĩ năng : 
 - Đọc diễn cảm , hiểu , tóm tắt , được tác phẩm viết theo huynh hướng hiện thực .
 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tư sự viết theo khuynh hướng hiện thực .
 3.Thái độ :
 - Giáo dục học sinh biết yêu thương những con người lao động nghèo khổ
II. CHUẨN BỊ
 	1. Chuẩn bị của thầy: 
- Nghiên cứu bài. 
- Soạn bài. 
- Vài nét về nhà văn Nam Cao .Truyện ngắn Nam Cao 
- Tranh minh hoạ Lão Hạc 
 	2. Chuẩn bị của trò: 
- Học bài, soạn bài theo câu hỏi gợi ý ở Sgk.
 - Tìm 1 số truyện ngắn của nhà văn Nam Cao .
III . PHƯƠNG PHÁP & KTDH :
-Đàm thoại , Thảo luận , 
-Động não ,Trình bày một phút
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
	? Số phận và phẩm chất của người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ được phản ánh như thế nào qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
 2. Triển khai bài mới 
Đặt vấn đề: Lão Hạc trình bày câu chuyện nhờ vả một cách vòng vo, dài dòng vì lão khó nói, vì câu chuyện quá hệ trọng, vì trình độ nói năng của lão Hạc hạn chế. Nhưng quả thật đây là ý định đã nung nấu từ lâu trong lão. Lão đã quyết mới hướng giải quyết sự khó xử trong hoàn cảnh của mình.
Hoạt động 1	II. Đọc , tìm hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Hoàn cảnh và nỗi lòng của lão Hạc.
Gv: Tại sao một con chó lại được gọi là cậu Vàng.
- Lão nghèo, mất vợ, sống cảnh "gà trống nuôi con", cô độc chỉ có con chó lão nuôi làm bạn, được lão gọi là Cậu Vàng.
- Bi kịch của con trai -> thương con mà đành bất lực.
- Lão bòn vườn cho con, chịu khổ một mình.
- Yêu quý kỷ vật của con, đồng thời là niềm an ủi duy nhất của lão trong cảnh cô độc.
Gv: Lí do khiến lão Hạc phải bán cậu Vàng?
- Sau khi bị ốm, cuộc sống của lão quá khó khăn, lão nuôi thân không nổi.
- Quyết định bán cậu Vàng là kết quả của những đắn đo, dằn vặt, khổ tâm.
Gv: Cuộc bán cậu Vàng đã lưu lại trong tâm trí lão Hạc như thế nào?
- Nó có biết gì đâu... thế mà lão xử với tôi như thế này?
Gv: Bộ dạng của lão Hạc khi nhớ lại sự việc này?
- Lão cười như mếu... ầng ậng nước. Mặt lão đột nhiên co rúm lại... đánh lừa một con chó...
Gv: Động từ ép trong câu Những vết nhăn... chảy ra có sức gợi tả như thế nào?
-> Gợi lên gương mặt cũ kĩ, già nua, khô héo; một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt, một hình hài thật đáng thương...
-> Miêu tả sinh động -> Khắc hoạ đặc sắc nội tâm nhân vật: đau xót đến cùng cực trước tình thế bắt buộc. 
Gv: Những từ ngữ tượng hình, tượng thanh nào được sử dụng để tạo hình cụ thể, sinh động của lão Hạc?
- ầng ậng nước, miệng móm mém, hu hu khóc.
Gv: Từ đó có thể hình dung lão Hạc là con người như thế nào?
2. Cái chết của lão Hạc.
Bằng những việc làm cụ thể, lão Hạc đã chuẩn bị cái chết cho mình. Tác giả đã dành đoạn cuối cùng để đặc tả cái chết của lão Hạc.
Gv: Tìm chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc?
- Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, ... ; khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.
Gv: Để đặc tả cái chết của lão Hạc, tác giả đã sử dụng liên tiếp các từ tượng hình và tượng thanh như vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc, tru tréo... Điều này có tác dụng gì?
- Tạo hình ảnh cụ thể, sinh động về cái chết dữ dội, thê thảm của lão Hạc.
- Làm cho người đọc cảm giác như cùng chứng kiến cái chết của lão Hạc.
Gv: Theo em, một người đã tự đầu độc chết để giữ mảnh vườn cho con, một người quyết dành dụm cho ngày chết của mình những đồng tiền ít ỏi, thì đó phải là người có phẩm chất như thế nào?
- Có ý thức về lẽ sống (chết trong còn hơn sống đục).
- Trọng danh dự làm người hơn cả sự sống.
Thảo luận: Cái chết đau thương của lão Hạc mang tính chất bi kịch.
Cái chết đau thương của lão Hạc mang tính chất bi kịch.
Gv: Nếu gọi tên bi kịch lão Hạc thì em sẽ chọn cách gọi nào dưới đây:
- Đó là bi kịch của sự nghèo đói.
- Đó là bi kịch của sự nghèo đói, bế tắc, cùng đường.
- Đó là bi kịch của tình phụ tử.
- Đó là bi kịch của tình phụ tử, bảo toàn tài sản cho con.
- Đó là bi kịch của phẩm giá làm người.
- Đó là bi kịch của việc bảo toàn phẩm giá làm người.
-> Một người trọng danh dự, một tình thương con vô bờ bến.
Tại sao em chọn cách gọi đó?
-> Tình cảm xót thương.
- Lòng tin vào những điều tốt đẹp trong phẩm chất người nông dân lao động.
- Học sinh tự bộc lộ.
Gv: Theo em, bi kịch lão Hạc tác động như thế nào đến người đọc.
Khi nghe Binh Tư nói về lão Hạc, ông giáo cảm thấy cuộc đời thật đáng buồn. Nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo lại nghĩ "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác".
- Cuộc đời thật đáng buồn, vì đói nghèo có thể đổi trắng thay đen, biến người lương thiện như lão Hạc thành kẻ trộm cắp như Binh Tư. Đáng buồn vì đáng để ta thất vọng.
- Cái nghĩa khác của cuộc đời đáng buồn đó là một con người lương thiện như lão Hạc đành phải chết chỉ vì không còn tìm đâu ra miếng ăn tối thiểu hằng ngày.
- Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, vì không gì có thể huỷ hoại được nhân phẩm người lương thiện như lão Hạc, để ta có quyền hi vọng, tin tưởng ở con người.
Gv? Trong ý nghĩ đó nói thêm với ta điều cao quý nào trong tâm hồn nhân vật ông giáo.
-> Trọng nhân cách.
- Không mất lòng tin vào những điều tốt đẹp ở con người.
Hoạt động 2	III . Ý nghĩa văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv: Những điều sâu sắc nào về số phận và phẩm chất của người nông dân lao động trong xã hội cũ?
- Số phận người nông dân trước cách mạng đau thương, cùng khổ nhưng bản chất lương thiện và nhân cách cao quý.
Gv: Với em, điều nhận thức nào sâu sắc hơn cả?
- Học sinh tự bộc lộ.
Gv: Nhân vật ông giáo trong văn bản Lão Hạc là hình ảnh của nhà văn Nam Cao. Từ nhân vật này, em hiểu gì về tác giả Nam Cao?
- Là nhà văn của những người lao động nghèo khổ mà lương thiện.
- Giàu lòng thương người nghèo.
- Có lòng tin mãnh liệt vào những phẩm chất tốt đẹp của người lao động...
Thảo luận nhóm: 
Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao trong văn bản Lão Hạc?
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng các chi tiết cụ thể, sinh động để khắc hoạ nhân vật.
- Lối kể chuyện tự nhiên, chân thực, hấp dẫn từ ngôi thứ nhất.
- Tình huống truyện bất ngờ, cảm động.
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
 3. Củng cố phần KT- KN:
- Tình cảnh gia đình LH
- Cái chết LH
- Ý nghĩa của văn bản
 4. Dặn dò: 
- Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm
- Tóm tắt được nội dung chính của đoạn trích.
- Tìm đọc những tác phẩm của Nam Cao.
- Soạn bài Cô bé bán diêm.
V.RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 15 	Ngày soạn: 16/9/2014 
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức:
- Đặc điểm củ từ tường hình , từ tượng thanh 
- Công cụ của từ tượng hình, tượng thanh.
 2. Kĩ năng : 
- Nhận biết từ tượng hình , từ tượng thanh và giá trị của chúng trong năn miểu tả . 
 3. Thái độ :
- Lựa chọn ,sử dụng từ tượng hình , từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói và viết 
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của thầy: 
Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo. Bảng phụ
2. Chuẩn bị của trò: 
Học bài - Làm bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP &KTDH :
- Quy nạp, đàm thoại, thảo luận
- Bảng phụ,Trình bày một phút
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ?
- Làm bài tập 6.
2. Bài mới:
Đặt vấn đề: Từ tượng hình, từ tượng thanh là những thuật ngữ đã được dùng quen trong Việt ngữ học. Tượng ở đây là một yếu tố Hán Việt có nghĩa là "mô phỏng". Vậy, từ tượng hình là gì? Từ tượng thanh là gì? Tính hình tượng và sắc thái biểu cảm của từ tượng hình và từ tượng thanh như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó. 
	Hoạt động 1 	I. Đặc điểm, công dụng
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gọi Hs đọc các đoạn trích trong bài Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
1. Ví dụ: (Sgk)
2. Nhận xét:
Gv: Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật? 
- Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.
Gv: Những từ ngữ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người?
- Những từ gợi tả âm thanh mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người: hu hu, ư ử.
Gv: Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự?
-> Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động; có giá trị biểu cảm cao.
Bài tập nhanh: Tìm những từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn sau:
Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.
Gọi Hs đọc ghi nhớ.
3. Ghi nhí: (Sgk)
	Hoạt động 2:	II. Luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HS đọc và làm BT 1 SGK
HS lên bảng trình bày
GV nhận xét
3. Củng cố phần KT- KN:
- Thế nào là từ tượng hình?
- Thế nào là tượng thanh? 
- Công dụng của chúng?
- Cho ví dụ?
 4. Dặn dò: 
- Học bài
	- Làm các bài tập còn lại.
	- Xem trước bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.	
V.RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 16 	Ngày soạn : 20/9/2014
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: 
- Sự liên kết giữa các đoạn , các phương tiện liên kết ( từ liên kết và câu nối )
- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản 
 2. Kĩ năng : 
- Nhận biết sử dụng được các câu , các từ có chức năng , tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản . 
 3.Thái độ :
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng phương tiện liên kết.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của thầy: 
Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo, bảng phụ 
2. Chuẩn bị của trò: 
Học bài - Xem trước bài.
III. PHƯƠNG PHÁP& KTDH: 
- Đàm thoại - Quy nạp
- Động não ,Trình bày một phút
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách trình bày nội dung của đoạn văn?
2.Triển khai bài mới:
	 Đặt vấn đề: Liên kết đoạn văn nhằm mục đích làm cho ý của các đoạn văn vừa phân biệt nhau, vừa liên mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản. Muốn vậy, phải tạo mối quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ, hợp lí giữa các đoạn văn với nhau và sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp. Vậy, có các cách liên kết đoạn văn nào trong văn bản.
Hoạt động 1 	I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Gọi Hs đọc ví dụ 1 - Sgk, T.50.
1. Ví dụ: Sgk
Gv: Hai đoạn văn trên có mối liên hệ gì không? Vì sao?
- Đoạn 1: Tả sân trường Mĩ Lí trong ngày tựu trường.
- Đoạn 2: Nêu cảm giác của nhân vật tôi một lần ghé qua thăm trường.
- Hai đoạn văn trên cùng một ngôi trường (tả và phát biểu cảm nghĩ), nhưng thời điểm tả và phát biểu nghĩ không hợp lý: việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau (đánh đồng thời gian hiện tại và quá khứ) nên sự liên kết giữa hai đoạn còn lỏng lẻo, do đó người đọc cảm thấy hụt hẫng.
Đọc 2 đoạn văn của Thanh Tịnh
Gv: Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2?
-> Là phương tiện liên kết hai đoạn văn.
Thảo luận nhóm:
Gv: Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết hai đoạn văn. 
- Có dấu hiệu về ý nghĩa xác định thời gian quá khứ của sự việc và cảm nghĩ, nhờ đó hai đoạn văn trở nên liền mạch.
Gv: Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản?
- Là phương tiện liên kết rõ ràng, liên kết 2 đoạn văn về mặt hình thức, làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau, góp phần tạo nên sự hoàn chỉnh của văn bản.
Hoạt động 2 	II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản
Gọi Hs đọc 2 đoạn văn trong sgk.
Gv: Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Tìm các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên? 
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn 
- Sau câu liên kết.
Gv: Tìm ý nghĩa quan hệ giữa hai đoạn văn trên?
* Dùng từ ngữ có tác dụng liệt kê để liên kết đoạn văn:
Gv: Kể thêm các phương tiện liên kết đoạn văn?
- Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, sau hết, trở nên, mặt khác, một mặt, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra,...
Đọc 2 đoạn văn trên
Gv: Tìm quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên?
* Dùng từ ngữ có ý nghĩa tương phản, đối lập để liên kết đoạn văn.
Gv: Tìm từ ngữ liên kết hai đoạn văn trên?
- Nhưng.
Gv: Kể thêm các phương tiện liên kết?
- Các từ ngữ liên kết đoạn mang ý nghĩa đối lập: Nhưng, trái lại, tuy vậy, tuy nhiên, ngược lại, thế mà, nhưng mà, vậy mà,...
Thảo luận: Đọc lại 2 đoạn văn ở mục 1.2 (I)
Cho biết đó thuộc từ loại nào?
- Từ đó thuộc loại chỉ từ.
Gv: Trước đó là khi nào?
- Trước đó là thời quá khứ.
Gv: Trước đó là trước lúc nhân vật tôi lần đầu tiên cắp sách đến trường. Kể các chỉ từ dùng để liên kết các đoạn văn?
* Dùng các đại từ, chỉ từ để liên kết đoạn văn: Này, nọ, kia, ấy, vậy, thế,...
Đọc hai đoạn văn của Bác.
Gv: Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên?
- Quan hệ tổng kết, khái quát.
Gv: Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó?
- Nói tóm lại.
Gv: Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết, khái quát?
* Dùng các từ ngữ mang ý khái quát, tổng quát để liên kết đoạn văn: Nhìn chung, tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, nói một cách tổng quát thì, nói cho cùng, có thể nói...
Học sinh đọc ví dụ sgk.
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn.
Gv: Tìm câu liên kết giữa 2 đoạn văn?
Gv: Tạo sao câu đó có tác dụng liên kết?
- ái chà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!
- Vì nó nối tiếp và phát triển ở cụm từ bố... cho mà đi học trong đoạn văn trên.
Gv: Có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu nào để thể hiện quan hệ giữa các đoạn?
3. Ghi nhớ: (Sgk)
Gọi Hs đọc mục ghi nhớ Sgk
Gv chốt lại nội dung mục ghi nhớ.
Hoạt động 3 	III. Luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Bài tập 1: 
? Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong những đoạn trích? Cho biết chúng chỉ mối quan hệ ý nghĩa gì?
- Đoạn a: Nói như vậy: tổng kết.
- Đoạn b: Thế mà: tương phản.
- Đoạn c: Cũng (nối đoạn 2 với đoạn 1), Tuy nhiên (nối đoạn 3 với đoạn 2).
Cũng thế mà: nối tiếp, liệt kê.
Tuy nhiên: tương phản.	
? Chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống?
Bài tập 2:
a. Từ đó oán nặng...
b. Nói tóm lại phải có khen...
c. Tuy nhiên, điều đáng kể là,...
d. Thật khó trả lời. Lâu nay tôi vẫn là....
3. Củng cố phần KT- KN:
 	- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản?
 	- Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản?
 	- Học sinh nhắc lại phần ghi nhớ. 
 	- Gv chốt lại nội dung toàn bài.
 4. Dặn dò: 
- Học bài
	- Làm các bài tập còn lại.
	- Xem trước bài mới	
V.RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 17 	Ngày soạn : 23/9/2014
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Khái niện từ ngữ địa phương và thế nào là biệt ngữ xã hội.
- Tác dụng của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản .
2. Kĩ năng :
- Nhận biết , hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .
- Dùng từ ngừ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp .
3. Thái độ :
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các lớp từ trên đúng chỗ và có hiệu quả.
- Giáo dục HS có thái độ yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt .
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của thầy: 
- Soạn bài - Nghiên cứu bài 
- Một số từ ngữ ở địa phương và biệt ngữ xã hội ở địa phương .
2. Chuẩn bị của trò: 
- Học bài - Làm bài tập. 
- Sưu tầm một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ở địa phương em .
III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH: 
Quy nạp ,Bảng phụ 
Động não , Trình bày một phút
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ?
	- Làm bài tập 3.
	2. Triển khai bài:
 Đặt vấn đề: Tiếng Việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao. Người Bắc Bộ, người Trung Bộ và người Nam Bộ có thể hiểu được tiếng nói của nhau. Tuy nhiên, bên cạnh sự thống nhất cơ bản đó, tiếng nói mỗi địa phương cũng có khác biệt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp (nổi bật là sự khác biệt giữa ngữ âm và từ vựng, sự khác biệt về ngữ pháp tuy có nhưng ít). Trong chương trình THCS trước đây, về phương ngữ chỉ nói đến từ ngứ địa phương. Trong chương trình mới, ở tiết học này có thêm phần biệt ngữ xã hội. Vậy từ ngữ địa phương là gì? Biệt ngữ xã hội là gì?
	Hoạt động 1 	I. Từ ngữ địa phương
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
- Học sinh đọc ví dụ sgk.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
Gv: Bắp và bẹ đều có nghĩa là ngô, nhưng trong 3 từ bắp, bẹ và ngô từ nào được dùng phổ biến hơn? Vì sao?
- Từ ngô được dùng phổ biến hơn vì nó nằm trong vốn từ vựng toàn dân, có tính chuẩn mực văn hoá cao.
Gv: Trong 3 từ trên từ nào được gọi là từ địa phương?
3. Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 2 	 II. Biệt ngữ xã hội
- Học sinh đọc ví dụ (a) sgk.
Gv: Tại sao trong đoạn văn này có chỗ tác giả dùng mẹ, có chỗ lại dùng mợ?
1. Ví dụ:
Gv: Trước Cách mạng tháng 8, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta mẹ được gọi là mợ?
2. Nhận xét:
Học sinh đọc ví dụ (b) sgk.
Gv: Các từ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì?
- Từ ngỗng có nghĩa là điểm 2
- Từ trúng tủ có nghĩa là đúng cái phần đã học thuộc lòng.
Gv: Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này?
- Tầng lớp học sinh, sinh viên thường dùng các từ ngữ này.
Bài tập nhanh: Cho biết các từ : Trẫm, khanh, long sàng, ngự thiện có nghĩa là gì?
- Trẫm là cách xưng hô của nhà vua.
-Khanh là cách vua gọi các quan.
- Long sàng là giường của vua.
- Ngự thiện là vua dùng b

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12846669.doc
Giáo án liên quan