Giáo án Ngữ văn Lớp 8 (Bản 2 cột)

A -Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức

- Hiểu đ­ợc khái niệm đoạn văn, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và trình bày nội dung đoạn văn.

2. Kĩ năng

- Viết đư­ợc các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.

3. Thái độ

 - Có thái độ yêu mến bộ môn

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác.

B- Chuẩn bị:

- Giáo viên : soạn giáo án.

- Học sinh : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

C - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :

 Hoạt đông khởi động

1- Kiểm tra

 ? Bố cục văn bản là gì? Các phần trong văn bản có nhiệm vụ gì?

2- Bài mới:

 Giáo viên gới thiệu bài mới : muốn viết đ­ợc một bài văn hay chúng ta cần phải biết xây dựng các đoạn văn hay và đúng chủ đề.

 

doc407 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, dṍu ngoặc kép. (2đ)
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM :
 * PHẦN TRẮC NGHIỆM
Cõu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đỏp ỏn
A
C
B
D
D
C
B
D
A
C
D
D
 * PHẦN TỰ LUẬN
 Cõu 1 : (1 đ )
 HS tỡm được VD cú từ ngữ địa phương ( 0.5 đ )
 Gạch đỳng từ ngữ địa phương ( 0.5 đ )
Cõu 2 : ( 2 đ )
 Biợ̀t ngữ xã hụ̣i : xào ( 1 đ )
 Biợ̀t ngữ xã hụ̣i đó thường được dùng trong tõ̀ng lớp học sinh. (1 đ)
Cõu 3 : ( 2 đ )
Đặt cõu theo yờu cõ̀u, mỗi cõu đỳng (1 đ)
Cõu 4 : ( 2 đ )
 HS viờ́t được mụ̣t đoạn văn ngắn theo đỳng yờu cầu (2 đ )	
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà
- GV thu bài và nhận xét.
- Rút kinh nghiệm cho giờ kiểm tra sau.
Tuần: 16 
Ngày soạn: ......................
Ngày dạy: .. 
Lớp dạy: 
Tiết 62 - bài 15
Thuyết minh một thể loại văn học
(Giáo án chi tiết)
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về kiểu bài thuyết minh. Nắm được phương pháp làm một bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
2. Kỹ năng: HS thấy được muốn làm một bài văn thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.
 - Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát để làm bài văn thuyết minh.
3. Thái độ : Giáo dục tư tưởng tình cảm, thái độ: Tích hợp với các văn bản đã học.
4. Định hướng phỏt triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sỏng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
 - Giáo viên (GV): Soạn giáo án điện tử, nghiên cứu tài liệu, Đồ dùng học tập (Máy chiếu, bảng phụ, màn hình vi tính,...).
 - Học sinh (HS): Soạn bài trước ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
 Hoạt động khởi động
1. Kiểm tra : (Kết hợp trong giờ).
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung cần đạt
Hoạt động hình thành kiến thức mới
GV - Giới thiệu bài:
 Trong những tiết học trước cô đã giới thiệu với các em về văn thuyết minh, phương pháp và cách làm bài văn thuyết minh. Trong tiết học này cô sẽ giới thiệu thêm với các em về văn thuyết minh qua bài: Thuyết minh về một thể loại văn học.
 GV Bật máy và ghi bảng
GV: Dẫn vào phần I
GV - Dẫn: 
 Trước khi vào bài học hôm nay,
 Cô có bài tập ô số (GV bật máy) 1 2 3 chúng ta cùng kiểm tra lại kiến thức mà các em đã được học. Các em chọn cho mình một ô số, sau đó cô gợi ý ô chữ và em đoán xem ẩn đằng sau mỗi ô số là những vấn đề gì mà chúng ta cần tìm. 
 - HS: Ví dụ HS1 chọn ô 1 có chữ “thuyết minh” và GV có câu hỏi gợi ý: Hãy đọc một khái niệm của từ có trong ô số?- HS : “Đọc khái niệm văn bản thuyết minh”.
 Ví dụ HS2 chọn ô 3 GVcó câu hỏi gợi ý: Đây là bài thơ gắn liền với địa danh Côn Đảo của nhà thơ Phan Châu Trinh có trong sách Ngữ văn 8? - HS2 trả lời bài thơ: “Đập đá ở Côn Lôn”của Phan Châu Trinh. 
 - HS3 chọn tiếp ô số 2 GVcó câu hỏi gợi ý: Đây là một bài thơ ra đời trong hoàn cảnh tù ngục có ý nghĩa như một bức thư tuyệt mệnh của nhà thơ Phan Bội Châu - HS trả lời bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”của Phan Bội Châu. 
? Em hãy đọc thật diễn cảm bài thơ? 
? Gọi HS nhận xét, sau đó giáo viên nhận xét.
? Hai bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
 - HS: Thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
 GV: Vậy trong giờ học ngày hôm nay cô sẽ giúp các em đi thuyết minh thể thơ này qua 2 bài thơ mà các em vừa nhắc lại.
 GV Ghi đề bài lên bảng.
 GV Dẫn vào phần 1
 GV: Treo bảng phụ có 2 bài thơ và 2 bảng mẫu B - T. Yêu cầu học sinh quan sát.
 GV: Nói: Thể thơ TNBC có xuất xứ từ Trung Quốc, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam yêu chuộng viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Đây là 2 bài thơ được viết bằng chữ Nôm, viết vào đầu thế kỷ XX. Mỗi một bài thơ có một hoàn cảnh ra đời khác nhau nhưng đều thể hiện lòng căm thù giặc và lòng yêu nước sâu sắc. Bây giờ, việc trước tiên chúng ta cùng đi vào tìm hiểu số câu, số chữ của thể thơ.
? Hãy quan sát và nhận xét về số câu, số tiếng trong 2 bài thơ ?
- HS : Nhận xét: Mỗi bài có 8 câu, mỗi câu có 7 tiếng (gọi là thất ngôn bát cú - TNBC) - GVbật máy, HS tự ghi bài.
? Với số lượng câu, chữ như trên, chúng ta có thể tuỳ ý thêm bớt được không ? Vì sao ?
 - HS : Không tuỳ ý được, vì số câu, số chữ luôn bắt buộc theo quy định của luật thơ
? Theo em thơ TNBC Đường luật thường có mấy phần?
 - HS : Thường có 4 phần: Đề, thực, luận, kết. GVbật máy.
 GVGiảng: Như vậy đã là thơ Đường luật nói chung và thơ TNBC nói riêng luôn có sự bắt buộc về số câu, số tiếng và được quy định rất chặt chẽ về mọi mặt. Thơ TNBC Đường luật thường có bố cục 4 phần. Tuy nhiên cũng có một số bài khi phân tích không đi theo bố cục này như bài: “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
 GV Dẫn giảng: Tiếp theo chúng ta đi vào tìm quy luật B - T, (GVbật máy) theo quy định:
 Tiếng có thanh huyền, thanh ngang gọi là tiếng bằng: B
 Tiếng có thanh hỏi, sắc ngã, nặng gọi là tiếng trắc: T
? Hãy điền B - T vào 2 bài thơ ở bảng phụ ? (Cô chia lớp làm 2 nhóm các nhóm tự chọn lấy nhóm trưởng)
 - Hai nhóm thảo luận làm vào bảng phụ, nhóm trưởng đại diện trình bày.
? Yêu cầu học sinh quan sát màn hình có 2 bài mẫu B - T, so sánh với bài làm của 2 nhóm và nhận xét ?
 - GVnhận xét.
 GV Giảng: (Yêu cầu HS quan sát bảng mẫu) Nguyên tắc đầu tiên cần nhắc đến là hệ thống phối thanh theo chiều dọc làm cho câu thơ dính lại với nhau, gọi là niêm. Hệ thống niêm căn cứ vào chữ thứ 2 của mỗi câu, theo quy luật 2 câu niêm tạo thành một cặp (GV chỉ bảng mẫu B - T, sau đó lại đưa ví dụ ở bài 1 chữ thứ 2 để học sinh quan sát).
 Theo sự bắt buộc ở chữ 2, 4, 6 còn 1, 3, 5 thì có thể linh hoạt, tự do. Chữ 7 là B nếu là chữ gieo vần còn lại phải là T nên tương truyền có câu:
 “Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh ” (Tức là 2, 4, 6 phải bắt buộc. Còn 1 3, 5 thì có thể linh hoạt).
 Nếu như niêm mà chúng ta vừa quan sát phối thanh theo chiều dọc thì Luật là sự điều tiết âm thanh theo chiều ngang sao cho B - T hoà hợp, cân xứng. Luật của thể thơ được căn cứ ở chữ thứ 2 câu thứ nhất. Nếu tiếng thứ 2 của câu một mang thanh bằng thì bài thơ có luật bằng và ngược lại thì có luật trắc.
? Qua việc quan sát luật B - T ở bảng mẫu, em hãy chỉ ra luật ở 2 bài thơ này? Dựa vào đâu em xác định được ?
 - HS : Luật B, dựa vào tiếng thứ 2 câu thứ nhất là tiếng B.
? Theo em bài thơ “Qua đèo Ngang” có luật gì?
 - HS : Có luật trắc, sau đó chỉ ra cụ thể.
 Ví dụ “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà” (Câu 1 bài Qua Đèo Ngang). T
 GV đưa thêm ví dụ: “Đã bấy lâu nay bác đến nhà” (Câu 1 bài bạn đến chơi nhà). T
? Qua quan sát tìm hiểu hãy nhận xét mối quan hệ B - T giữa các dòng?
 - HS : Nhận xét : Quan hệ B - T có một kết cấu chặt chẽ theo quy luật như một đường vòng khép kín về niêm và luật. GVbật máy HS tự ghi bài.
? Hãy so sánh và nhận xét quy luật B - T của 2 bài thơ với bảng mẫu?
 - HS : So với bảng mẫu thì có giống nhau là đúng niêm, đúng luật, chỗ khác nhau là câu 8 của bài 1 có 5B - 2T.
 GV Những bài thơ nào không đi theo quy định trên thì gọi là bài thơ thất niêm, thất luật. Những tiếng không giống đều nằm ở tiếng 1, 3, 5 là những tiếng tự do nên không ảnh hưởng gì đến niêm, luật của bài thơ. Quy luật B - T sẽ được áp dụng vào Hoạt động làm thơ 7 chữ sau này nên các em cần phải chú ý.
GVDẫn giảng: Việc tiếp theo chúng ta cùng đi quan sát cách gieo vần của thể thơ. Vần là bộ phận của tiếng không kể dấu thanh, phụ âm đầu, có bộ phận vần giống nhau ví dụ: an, than, can, man..., hoặc bộ phận âm giống nhau: u, a... gọi là hiệp vần. (GV bật máy) 
 Vần B : Thanh huyền, ngang 
 Vần T : Thanh sắc, hỏi, ngã, nặng.
? Quan sát bài “Đập đá ở Côn Lôn” em hãy chỉ ra những tiếng cùng vần ở bài thơ này?
 - HS : Lôn, non, hòn, son, con. vần B, hiệp vần “on” (GVgạch chân)
? Như vậy chúng ta thấy hiệp vần thường nằm ở vị trí nào trong câu ? 
 - HS : Nhận xét: Thường nằm ở tiếng thứ 7 câu 1, 2, 4, 6, 8.(GVbật máy, HS tự ghi bài).
 GV: Tóm lại: Mỗi bài thơ chỉ gieo một vần thường là vần B gọi là độc vận, nằm ở cuối câu nên được gọi là vần chân, rất ít thấy bài thơ sử dụng vần T. Quy tắc gieo vần là chữ cuối câu 1 gieo với chữ cuối câu chẵn. Các nguyên tắc này được tuân thủ một cách chính xác và bắt buộc.
 GV: Dẫn: Nếu vần làm cho bài thơ Đường luật hoà hợp, cân xứng thì đối cũng là một nguyên tắc bắt buộc đối với người làm thơ, tạo nên nhạc điệu giúp bài thơ thêm phong phú, sống động. Thường đối về từ loại, đối ý, đối thanh.
? Hãy lấy ví dụ ở một bài thơ cụ thể và chỉ rõ ý nghĩa phép đối?
 - HS1 : Câu 3 đối 4, câu 5 đối 6 - bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”. (Cặp 5 và 6 đối ý, đối lời) 
 GV: Nhận xét và giảng (đối ở câu 3 và 4, câu 5 và 6), nhờ có phép đối làm cho bài thơ trở nên cân đối, hài hoà dễ đi vào lòng người đọc, bên cạnh đó còn làm cho bài thơ trở nên gò bó khó sáng tác. 
 GVDẫn : Thơ muốn nhịp nhàng thì phải ngắt nhịp, khi đọc chỗ ngắt nhịp hơi dừng lại một chút trước khi đọc tiếp đến hết dòng.
Hoạt động thực hành
? Đọc hai câu thơ kết ở bài 1, em cho biết chúng có nhịp thơ như thế nào?
 - HS : Nhịp 4/3
 - HS : nhận xét.
 GVnhận xét. (Những bài thơ TNBC thường ngắt nhịp âm, dương tức nhịp chẵn, lẻ theo nhịp 4/ 3, 2/2/3 hoặc 2/5, tạo âm hưởng du dương dễ đi vào lòng người).
 GVTóm lại: Qua việc quan sát, tìm hiểu những đặc điểm thơ TNBC Đường luật chúng ta đã mô tả được: Số lượng câu, chữ; quy luật B - T ; cách gieo vần; quy luật đối; cách ngắt nhịp. Điều đó giúp các em hiểu đây là một thể thơ cân đối, hài hoà, chặt chẽ. Nhưng chính vì thế còn làm cho thể thơ này gò bó, công thức không phải ai cũng làm được mà phải là những người uyên bác, học rộng, có hiểu biết sâu về luật thơ thì mới sáng tác được. Nên thể thơ này còn được coi là thể thơ Bác học. Đây chỉ là một thể loại nhỏ nằm trong thể thơ Đường luật. Bên cạnh còn có thể thơ khác. (Về nhà các em tự tìm hiểu những thể thơ còn lại)
 GV Khái quát lại chuyển sang phần tiếp.
2) Lập dàn ý:
a) Mở bài: 
? Mở bài trong văn thuyết minh thường làm gì?
- HS: Phải giới thiệu đối tượng thuyết minh.
? Vậy đối tượng thuyết minh đề bài này là gì? Chỉ ra cụ thể?
 - HS: Giới thiệu về thể thơ TNBC.
 Cụ thể : Nêu định nghĩa chung về thể thơ TNBC.(GVbật máy, HS tự ghi bài)
 GVDành thời gian ít phút các em viết phần mở bài vào giấy trong sau đó trình bày. (GVbật máy chiếu)
? Gọi 2 HS đọc bài?
? Em sử dụng phương pháp thuyết minh nào? 
 - HS: Trả lời.
? Gọi HS khác nhận xét?
 GV : nhận xét.
b) Thân bài :
GV : Trong phần thân bài chúng ta phải đi vào trình bày những tri thức khách quan về thể thơ.
? Vậy những tri thức khách quan mà các em vừa quan sát, tìm hiểu ở trên là gì?
 - HS : Nêu đặc điểm chính của thể thơ. (GVbật máy)
* Đặc điểm chính:
 + Số câu, số chữ trong mỗi bài.
 + Quy luật B - T của thể thơ.
 + Quy luật đối của thể thơ.
 + Cách gieo vần của thể thơ.
 + Cách ngắt nhịp của mỗi dòng thơ.
 * Nhận xét ưu, nhược điểm, vị trí trong thơ Việt Nam.(HS tự ghi bài).
 GVDẫn: Bên cạnh thuyết minh đặc điểm chính chúng ta cần phải có sự nhận xét khách quan về thể thơ.
? Theo em chúng ta cần nhận xét những mặt nào của thể thơ TNBC Đường luật?
 - HS: Nhận xét mặt ưu điểm, nhược điểm, vị trí vai trò trong nền văn họcViệt Nam.
GVNói: ở phần trên chúng ta đã quan sát và nhận xét đánh giá khá đầy đủ và chi tiết. Do thời gian trên lớp hạn chế nên phần thân bài các em sẽ về nhà làm. Bây giờ cô dành thời gian ít phút các em viết một đoạn văn ngắn trình bày về một trong những đặc điểm chính hoặc nhận xét ưu, nhược điểm, vị trí của thể thơ (vào phiếu học tập bằng giấy trong sau đó trình bày) GV bật máy chiếu để HS quan sát và làm bài. 
? Gọi 2 HS đọc bài? 
? Hãy nhận xét bài làm của bạn?
 GV : Nhận xét.
c) Kết bài :
 GV: Bật máy, yêu cầu cả lớp chú ý cô có bài tập trắc nghiệm lựa chọn sau:
 Hãy lựa chọn một đáp án đúng trong 3 đáp A, B, C sau:
? Để làm phần kết bài cho bài văn thuyết minh về thể thơ TNBC người viết phải làm gì ?
A. Nêu cảm nghĩ về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
B. Vai trò của thể thơ thất ngôn bát cú từ xưa đến nay.
 C.Tất cả các ý trên.
 ( Đáp án đúng là C) 
 HS tự ghi bài.
? Gọi HS nhận xét?
? Gọi 1 HS có thể đọc ngay phần kết bài?
 - HS : Nhận xét, sau đó GV nhận xét.
? Từ việc quan sát, lập dàn ý cho đề bài trên, em rút ra ghi nhớ gì?
 - HS: Trình bày ghi nhớ SGK trang 154.
 GVKhắc sâu ghi nhớ trên máy.
 GVDẫn : vào phần luyện tập.
 (GVbật máy, ghi bảng)
 Bài tập 1: Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
 (Hướng dẫn tìm ý) - HS tự ghi đầu bài.
? Gọi HS đọc phần đọc thêm về truyện ngắn trong SGK trang 154?
 (GVGợi ý :- Quan sát, nhận xét và khái quát các vấn đề: Hình thức, không gian truyện, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, yếu tố biểu cảm, bố cục, lời văn, chi tiết.
 - Nêu ví dụ, đánh giá).
 - HS làm theo nhóm vào giấy trong, sau đó các nhóm đọc và nhận xét.
 Bài tập 2: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn giới thiệu về tục ngữ? (HS tự ghi bài).
 (HS đọc định nghĩa về tục ngữ và một số câu tục ngữ ở trên máy chiếu).
 - HS làm bài, đọc trước lớp.
 - HS khác nhận xét.
 GV nhận xét và cho điểm những bài làm tốt
 GV Tóm lại: Trong thời gian ngắn của 1 tiết học cô cùng các em đã đi vào tìm hiểu về thể loại thơ TNBC, thể loại truyện ngắn, thể loại văn học dân gian. Đây chỉ là những thể loại nhỏ, ngoài ra còn rất nhiều thể loại văn học khác. Tuy nhiên trong tiết học này chúng ta đã khái quát được phương pháp làm một bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
? Vậy sau bài học hôm nay, em rút ra được cách làm 1 bài văn thuyết minh về một thể loại văn học như thế nào?(Gv bật máy)
 - HS: Quan sát, nhận xét, khái quát sau đó rút ra đặc điểm.
 - HS: + Nêu định nghĩa về thể loại; 
 + Nêu đặc điểm chính về thể loại;
 + Nêu ví dụ, dẫn chứng;
 + Vai trò của từng thể loại.
 (Gv bât máy)
 - Về nhà học thuộc ghi nhớ.
 - Viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề bài : Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn. 
 GV : Trong cuộc sống hằng ngày các em sẽ sử dụng văn thuyết minh rất nhiều. Cô hi vọng đây sẽ là một bài học bổ ích cho mỗi chúng ta.
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loai văn học.
Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.
1. Quan sát.
- Số lượng câu, chữ:
- Quy luật B - T:
- Cách gieo vần:
- Quy luật đối:
- Cách ngắt nhịp:
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài:
b. Thân bài:
c. Kết bài:
 Ghi nhớ:
 SGK/ 154
II. Luyện tập
Bài tập 1
Bài tập 2:
Hoạt động ứng dụng
Hoạt động bổ sung
 - Về nhà học bài và làm bài tập.
Tuần: 16 
Ngày soạn: .....................
Ngày dạy:.. 
Lớp dạy: 
Tiết 63
Hướng dẫn học thêm 
Muốn làm thằng cuội 
(Tản Đà)
 (Giáo án chi tiết)
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được tâm sự và ước vọng ngông cuồng của nhà thơ lãng mạn tản Đà: buồn chán trước thực tại tầm thường, muốn thoát khỏi thực tại ấy bằng ước mơ lên cung trăng làm thằng Cuội. Những nét mới mẻ trong hình thức cũ: Thơ TNBC: lờ thơ nhẹ nhàng, trong sáng, rất giản dị nhưng lời thơ lại pha chút hóm hỉnh, duyên dáng.
2. Kỹ năng: Tích hợp với Tập làm văn và tiếng Việt.
 - RKN đọc, phân tích cấu trúc thơ TNBC, tiếp tục củng cố về thể thơ này.
3. Thái độ : Giáo dục tư tưởng tình cảm, thái độ
4. Định hướng phỏt triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sỏng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
B. Chuẩn bị .
 - GV: Soạn g/a, nghiên cứu tư liệu về thơ và tác giả, máy chiếu hoặc bảng phụ.
 - HS: Nghiên cứu bài và soạn bài.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
 Hoạt động khởi động
 1. Kiểm tra 	
 2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động hình thành kiến thức mới
 HS đọc thầm phần chú thích SGK?
? Em hãy nêu hiểu biết của mình về nhà thơ Tản Đà?
- HS trình bày.
GV bổ sung.
? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của tác phẩm?
- HS trình bày SGK.
GV nhận xét.
GV hướng dẫn HS đọc bài. Đọc mẫu.
? Gọi HS đọc bài.
GV uốn nắn và nhận xét.
? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
- Em là tác giả xưng hô nhân danh mình.
? Nhân vật trữ tình ở đây có tâm sự gì?
- Chán cuộc sống trần gian, muốn cuộc sống trên cung trăng.
? Em có nhận xét gì về đầu đề của bài thơ?
- Thân mật, suồng sã.
? HS đọc diễn cảm 2 câu thơ đầu?
? Đọc câu thơ lên em cảm nhận điều gì?
- Nỗi buồn chán trần gian.
? Lời tâm sự đó là của ai?
- Của chính tác giả.
? Cảm hứng khơi nguồn để tác giả có cảm hứng bắt đầu từ đâu?
- ánh trăng đêm thu.
GV Giảng.
? Tại sao tác giả lại gửi gắm tâm sự của mình lên chị Hằng mà không phải là đối tượng khác?
- HS thảo luận.
GV tóm lại.
+ Có thể chỉ có ánh trăng mới thấu hiểu tác giả.
+ Chán cuộc sống thực tại.
? Em có nhận xét gì về cách xưng hô cuat tác giả?
- Thân mật, tình tứ, mạnh bạo, mới mẻ.
? Từ đó em có thể giải thích lí do tại sao tác giả muốn lên cung trăng, muốn làm thằng Cuội?
-Vì tác giả chán ghét cuộc sống thực tại, trần gian.
GVGiảng.
? Vì sao tác giả chỉ chán một nửa mà không chán tất cả.
- Tác giả vẫn yêu cuộc sống đời thường, yêu quê hương đất nước thế nhưng tác giả lại chán xã hội mà tác giả đang sống. Thể hiện sự mâu thuẫn trong con người Tản Đà.
? Qua hai câu thơ tác giả muốn gửi gắm điều gì?
- HS trình bày.
GV Tóm giảng.
? HS đọc diễn cảm hai câu thơ tiếp?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của 2 câu thơ?
- Giọng thơ nũng nịu, hồn nhiên, tự nhiên biểu hiện thơ rất độc đáo, rất ngông của Tản Đà.
GV bổ sung nói về cái ngông của tác giả.
? Cái “ngông” của Tản Đà thể hiện trong bài thơ như thế nào?
 - Trong cách xưng hô của tác giả: Thân mật, suồng sã. Trong khi lựa chọn ước nguyện là thằng Cuội.
? Nhận xét về cách viết của tác giả ở câu “Cung quế”?
- Sử dụng câu hỏi tu từ (Thăn dò), cầu xin.
? Qua 2 câu thơ biểu hiện tâm hồn thi sĩ như thế nào?
- HS trình bày. GV nhận xét, ghi bảng.
? HS đọc diễn cảm 2 câu thơ?
? Nhu cầu của tác giả là lên cung trăng để chơi. Thú chơi mà tác giả muốn là gì?
- Có bầu, có bạn, cùng gió, cùng mây.
? Nhận xét về cái hay, cái đẹp của 2 câu thơ trên?
- Dùng điệp ngữ, phép đối, từ ngữ thông dụng.
- Nhu cầu được sống cân bằng, thoả mãn đời sống nội tâm.
? Hai câu thơ đã thể hiện được ước muốn gì của tác giả?
- Chán đời, muốn siêu thoát lên cung trăng, muốn xa khỏi cõi trần. Thể hiện cái ngông của tác giả.
GV nhận xét. 
? HS đọc diễn cảm 2 câu cuối?
? Nhà thơ đã tưởng tượng ra hình ảnh gì? Em có cảm nhận gì về hình ảnh đó?
- Đó là hình ảnh tưởng tượng rất kì thú, thể hiện tâm hồn ngông lãng mạn của tác giả.
GVGiảng.
? Em hiểu ý nghĩa của tiếng cười như thế nào?
- Có 2 ý nghĩa: Cười mỉa mai, khinh bỉ; cười thoả mãn.
? Em hiểu như thế nào về ý thơ “rồi cứ ” Qua đây ta hiểu thêm gì về tâm sự của tác giả?
- Buồn chán đến cực điểm xã hội mà mình đang sống, muốn lãng quên tất cả.
GVGiảng.
? HS trình bày ghi nhớ?
GV khắc sâu ghi nhớ.
Hoạt động thực hành
GV Gợi ý HS làm bài tập 1, 2 SGK.
Bài 1.
GV hướng dẫn Học sinh nhận xét về phép đối, ý nghĩa về hình ảnh, ngôn từ cặp thực, luận.
 I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Tản Đà (1889 - 1939)
2. Tác phẩm
Nằm trong quyển “Khối tình con I” 1917.
II. Đọc và tìm hiểu văn bản.
1. Đọc, tìm hiểu chú thích, cấu trúc văn bản.
2. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
a. Hai câu thơ đầu.
- Khơi nguồn từ đêm trăng thu, buồn chán trần gian muốn lên cung trăng cùng chị Hằng. Muốn thoát khỏi cuộc sống trần gian.
b. Hai câu thực.
Hai câu thơ biểu hiện cái ngông của Tản Đà mang một tâm hồn lãng mạn, thoát khỏi cõi trần để đạt được lí tưởng.
c. Hai câu luận.
Thể hiện ước nguyện của nhà thơ được cùng sánh vai vui chơi bầu bạn với trăng, gió, chị Hằng, chú Cuội.
d. Hai câu kết.
III. Luyện tập.
Hoạt động ứng dụng
Hoạt động bổ sung
- Học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
- Học thuộc lòng, làm bài tập.
- Soạn: Hai chữ nước nhà
Tuần: 17 
Ngày soạn : ................
Ngày dạy :..
Lớp dạy : 
Tiết 64 - bài 16
Ôn tập tiếng việt
 (Giáo án chi tiết)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức đã học ở HKI
2. Kỹ năng: RKN sử dụng tiếng việt trong nói và viết.
3. Thái độ : Giáo dục tư tưởng tình cảm, thái độ. Có ý thức tích hợp với Văn và Tiếng việt, Tập làm văn.
4. Định hướng phỏt triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sỏng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
B. Chuẩn bị 
 - Giáo viên: soạn bài, nghiên cứu bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
 - Học sinh : Soạn bài.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_ban_2_cot.doc