Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 98+99: Các thành phần biệt lập

*Tìm hiểu thành phần gọi đáp.

B1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

HS đọc ngữ liệu Sách giáo khoa- Tr 31

Thảo luận nhóm: 4 nhóm

Câu hỏi:

- Các từ ngữ: “này”; “thưa ông”từ ngữ

 nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?

- Những từ ngữ dùng để gọi-đáp có

tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? Tại sao?

- Trong các từ ngữ gọi- đáp ấy,từ ngữ

 nào được dùng để tạo lập cuộc

 thoại, từ ngữ nào được dùng để duy

 trì cuộc thoại?

- Các từ ngữ “này”, “thưa ông” được

 gọi là thành phần gọi- đáp. Em hiểu

 thế nào là thành phần gọi- đáp?

- Đặt câu có thành phần gọi-đáp?

2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

 GV quan sát đôn đốc HS thực hiện nhiệm vụ.

3. HS báo cáo kết quả thảo luận:

4.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Nhận xét quá trình thực hiện

- Chốt kiến thức:

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 98+99: Các thành phần biệt lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/1/2018 
Tiết 98,99 CHỦ ĐỀ: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
A.Mức độ cần đạt:
1.Kiến thức: 
- Giúp học sinh nắm chắc được đặc điểm công dụng của các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú.
- Nhận biết, hiểu và vận dụng các thành phần biệt lập trong nói, viết
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán, gọi đáp, phụ chú dùng trong văn bản và chỉ ra được tác dụng của nó.
- Phát hiện sự giống và khác nhau giữa các thành phần biệt lập
- Đặt câu có thành phần biệt lập
3. Thái độ: 
- Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác tích cực học tập, ý thức trau dồi làm giàu vốn từ ngữ tiếng Việt và sử dụng có hiệu quả thành phần biệt lập trong làm văn và trong giao tiếp.
4. Năng lực hướng tới:
* Năng lực chung: 
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực phân tích tìm hiểu ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ Tiếng việt
* Năng lực riêng:
- Năng lực hợp tác: hoạt động nhóm
- Năng lực giao tiếp: vận dụng các thành phần biệt lập trong giao tiếp hiệu quả
- Năng lực thưởng thức văn học (thẩm mĩ).
- Năng lực tự học.
- Năng lực tư duy sáng tạo say mê khám phá ngôn ngữ Tiếng Việt
B. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực:
- Hình thức: Tổ chức dạy học trên lớp
- Phương pháp: Trực quan, thảo luận nhóm, Nêu và giải quyết vấn đề, Vấn đáp
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật động não, Kĩ thuật tia chớp, Kĩ thuật chia nhóm
C. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Tài liệu, bảng phụ, phiếu học tập
 - Học sinh: chuẩn bị bài học, soạn bài, trả lời câu hỏi trong SGK
III.Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng
9A
9B
9C
2. Kiểm tra: Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ? Đặt câu có thành phần
 khởi ngữ?
3. Các hoạt động học tập:
 *Hoạt động 1: Khởi động
- Xác định thành phần câu trong đoạn văn sau: 
 “Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.” ( Làng- Kim Lân)
GV dẫn dắt đến bài học:
 Các em đã được tìm hiểu về các thành phần câu như CN, VN, bổ ngữ , trạng ngữcác thành phần câu này nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu. Giờ học này chúng ta sẽ được tìm hiểu về các thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. Chẳng hạn từ “chả nhẽ” trong câu trên là thành phần gì và vai trò của nó ra sao ? giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
*Tìm hiểu thành phần tình thái
B1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Chia nhóm: - 5 nhóm
 Giao phiếu học tập
 HS đọc ngữ liệu (SGK 18)
Câu hỏi:
- Các từ ngữ: “chắc”,“có lẽ”, trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
- Nếu không có những từ “chắc”, “có lẽ:” nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không ? Vì sao?
 - Các từ "chắc, có lẽ" có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu không?
- Các từ “chắc”, “có lẽ” được gọi là thành phần tình thái. Em hiểu thế nào là thành phần tình thái ?
B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
 HS thảo luận nhóm 
 GV quan sát đôn đốc HS thực hiện nhiệm vụ.
B3. HS báo cáo kết quả thảo luận:
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét, trao đổi kết quả.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Nhận xét quá trình thực hiện
nhiệm vụ học tập các nhóm
- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các nhóm
- Chốt kiến thức:
* BT mở rộng: - Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần tình thái trong chương trình Ngữ Văn?
VD1 “Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về”
 (Sang thu”- Hữu Thỉnh)
VD2- “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện “ của mình”.
(Phong cách Hồ Chí Minh”- Lê Anh Trà)
* Tìm hiểu thành phần cảm thán:
B1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Chia nhóm: - nhóm đôi
 Giao phiếu học tập
Câu hỏi:
- HS đọc phần ngữ liệu, chú ý các từ gạch chân.
- Các từ ngữ“ồ”,“trờiơi”trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không ?
- Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ” hoặc kêu “trời ơi”
- Các từ “ồ ”, “trời ơi” được dùng để làm gì ?
B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
 HS thảo luận nhóm 
 GV quan sát đôn đốc HS thực hiện nhiệm vụ.
B3. HS báo cáo kết quả thảo luận:
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét, trao đổi kết quả.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Chốt kiến thức:
+ Các từ “ồ ”, “trời ơi” không dùng để gọi ai cả chúng chỉ giúp người nói giãi bày nỗi lòng của mình.
- Các từ “ồ ”, “trời ơi” được gọi là thành phần cảm thán. Em hiểu như 
thế nào là thành phần cảm thán ? Vị trí của thành phần cảm thán trong câu?
* BT mở rộng: - Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần cảm thán hay trong chương trình Ngữ Văn
->VD “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa” (“Bếp lửa”- Bằng Việt)
- Các thành phần tình thái và thành phần cảm thán được gọi là các thành phần biệt lập. Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập.
 1 H S đọc ghi nhớ?
*Tìm hiểu thành phần gọi đáp.
B1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
HS đọc ngữ liệu Sách giáo khoa- Tr 31
Thảo luận nhóm: 4 nhóm
Câu hỏi:
- Các từ ngữ: “này”; “thưa ông”từ ngữ
 nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?
- Những từ ngữ dùng để gọi-đáp có 
tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? Tại sao?
- Trong các từ ngữ gọi- đáp ấy,từ ngữ
 nào được dùng để tạo lập cuộc
 thoại, từ ngữ nào được dùng để duy
 trì cuộc thoại?
- Các từ ngữ “này”, “thưa ông” được
 gọi là thành phần gọi- đáp. Em hiểu
 thế nào là thành phần gọi- đáp?
- Đặt câu có thành phần gọi-đáp?
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
 GV quan sát đôn đốc HS thực hiện nhiệm vụ.
3. HS báo cáo kết quả thảo luận:
4.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Nhận xét quá trình thực hiện
- Chốt kiến thức:
*Tìm hiểu thành phần phụ chú.
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV treo bảng phụ chép ngữ liệu
- Học sinh đọc ngữ liệu chú ý các từ ngữ 
gạch chân.
Thảo luận nhóm: 4 nhóm
Câu hỏi:
- Nếu lược bỏ những từ ngữ “và cũng là 
đứa con duy nhất của anh” “tôi nghĩ vậy” thì nghĩa sự việc của mỗi câu có thay đổi không?
 Vì sao?
- Cụm từ “và cũng là đứa con duy 
nhất của anh” được thêm vào để chú
thích cho cụm từ nào?
- Cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” chú 
thích điều gì?
- Các cụm từ “và cũng là đứa con 
duy nhất của anh”, “tôi nghĩ vậy” là thành phần phụ chú. Em hiểu thế nào là thành phần
 phụ chú?
- Các thành phần gọi - đáp và phụ 
chú được gọi là các thành phần biệt
 lập. Vậy em hiểu hiểu thế nào là 
thành phần biệt lập?
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
 GV quan sát đôn đốc HS thực hiện nhiệm vụ.
3. HS báo cáo kết quả thảo luận:
4.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Nhận xét quá trình thực hiện
- Chốt kiến thức:
- Hai học sinh đọc ghi nhớ
III.Hoạt động luyện tập: 
Bài tập 1 (SGK 19)
- HS làm nhóm đôi
Tìm các thành phần tình thái, cảm thán? 
Bài tập 2: (SGK-19)
HS làm cá nhân
Bài tập 3: (SGK-19)
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS cách làm bài.
- HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét đánh giá 
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
HS làm cá nhân Bài tập 1,2( tr32)
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
 GV quan sát đôn đốc HS thực hiện nhiệm vụ.
3. HS báo cáo kết quả:
4.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Giáo viên nhận xét, đánh giá
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
HS thảo luận nhóm
Câu hỏi: 
- Tìm thành phần phụ chú trong các 
đoạn trích? Cho biết chúng bổ sung 
điều gì?
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
 GV quan sát đôn đốc HS thực hiện nhiệm vụ.
3. HS báo cáo kết quả thảo luận:
4.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Nhận xét quá trình thực hiện
- Chốt kiến thức:
HS làm cá nhân
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 4 
Xác định theo yêu cầu? 
Học sinh khác nhận xét, bổ sung 
 Giáo viên nhận xét đánh giá.
I. Các thành phần biệt lập:
1.Thành phần tình thái:
a. Ngữ liệu 1: (SGK 18)
b. Nhận xét:
- “chắc” thể hiện độ tin cậy cao.
- “có lẽ”: thể hiện độ tin cậy thấp hơn.
 - Nếu không có những từ “chắc”, “có lẽ” thì sự việc nói trong câu vẫn không thay đổi. nhưng không thể hiện rõ cách nhìn, cách đánh giá của người nói đối với sự việc trong câu.
- Các từ "chắc, có lẽ" không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu mà chỉ thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự việc đó.
-. (Chúng không nằm trong cấu trúc cú
 pháp của câu)
-> Thành phần biệt lập tình thái
c. Kết luận: 
* Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
* Các yếu tố tình thái:
1. Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến.
2. Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói(VD theo tôi, ý ông ấy...)
 3. Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe (VD: à, ạ, nhỉ, nhé... đứng cuối câu)
2. Thành phần cảm thán:
*.Ngữ liệu 2: (SGK 18)
a. Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
 ( Làng- Kim Lân)
b. Trời ơi, chỉ còn có 5 phút
(Nguyễn Thành Long, “Lặng lẽ Sa Pa")
*. Nhận xét:
- Các từ “ồ”,“trờiơi” không chỉ sự việc hay sự vật trong câu.
- Các từ đó thể hiện trạng thái tâm
 lý, tình cảm của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
-> Thành phần cảm thán.
*. Kết luận:
- Các thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói ( vui, buồn, mừng, giận...)
* Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. 
*Ghi nhớ (SGK18)
3. Thành phần gọi đáp.
a.Ngữ liệu: Sách giáo khoa- Tr31
b. Nhận xét :
- Từ “này” dùng để gọi. 
 “thưa ông” dùng để đáp.
- Những từ ngữ “này”, “thưa ông” 
không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.Vì chúng là thành phần
 biệt lập.
Từ “này” được dùng để tạo lập 
cuộc thoại, mở đầu sự giao tiếp.
- Cụm từ “thưa ông” dùng để duy trì cuộc 
thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại.
c.Kết luận:
*Thành phần gọi-đáp được dùng để 
tạo lập cuộc thoại để duy trì quan hệ
 giao tiếp.
4. Thành phần phụ chú.
a. Ngữ liệu 2 (Sách giáo khoa-Trang 31+32)
b. Nhận xét:
Nếu ta lược bỏ những từ ngữ gạch
 chân thì nghĩa sự việc của các câu 
không thay đổi. Vì những từ ngữ đó là 
không nằm trong cấu trúc cú pháp 
của câu.
- Chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu
lòng”.
Cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” chú 
thích điều suy nghĩ riêng của nhân 
vật “tôi”.
c. Kết luận:
* Thành phần phụ chú được dùng để
 bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính 
của câu.
Các thành phần gọi - đáp và phụ chú
 là những bộ phận không tham gia
 vào việc diễn đạt nghĩa sự việc 
của câu nên được gọi là thành phần 
biệt lập.
*Ghi nhớ (Sách giáo khoa trang 32).
II.Luyện tập
Đáp án:
Bài tập 1 (SGK 19)
a. Có lẽ ->Thành phần tình thái.
b. Chao ôi ->Thành phần cảm thán.
c. Hình như ->Thành phần tình thái.
d. Chả nhẽ ->Thành phần tình thái.
Bài tập 2: (SGK-19)
- Dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.
 Bài tập 3: (SGK-19)
- Trong 3 từ: chắc, hình như, chắc chắn
+Với từ: chắc chắn (Độ tin cậy cao)
+Với từ: hình như (độ tin cậy thấp)
- Tác giả Nguyễn Quang Sáng chọn từ"Chắc" trong câu:" Với lòng...chắc anh nghĩ rằng... cổ anh" vì niềm tin vào sự việc có thể diễn ra theo 2 khả năng: 
+Thứ nhất theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy.
+Thứ hai do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút.
Bài tập 1- SGK tr 32
Tìm thành phần gọi- đáp trong đoạn trích.
- Từ dùng để gọi “này”.
- Từ dùng để đáp “vâng”.
- Quan hệ trên - dưới.
- Thân mật: Hàng xóm láng giềng
cùng cảnh ngộ.
Bài tập 2 (Sách giáo khoa trang 32). 
 Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca 
dao? Lời gọi - đáp đó hướng đến ai?
- Cụm từ dùng để gọi “bầu ơi”.
- Đối tượng hướng tới của sự gọi: 
Tất cả các thành viên trong cộng 
đồng người Việt.
Bài tập 3 (Sách giáo khoa trang 33).
a. “Kể cả anh” giải thích cho cụm từ 
“mọi người”/
b. “Các thầy côngười mẹ” giải 
thích cho cụm từ “những người nắm
 giữ chìa khoá này”
c. “Những người thực sự của kỉ tới” 
giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”.
d.“Có ai ngờ” thể hiện sự ngạc nhiên 
của nhân vật “Tôi”.
“Thương thương quá đi thôi” thể
 hiện tình cảm trìu mến của nhân
 vật “Tôi” với nhân vật “Cô bé nhà 
bên”.
Bài tập 4 : Sách giáo khoa trang 33).
 - Các thành phần phụ chú ở bài tập 3 liên 
quan đến những từ ngữ mà nó có
 nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp
 thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau.
IV. Hoạt động vận dụng
Chốt nội dung chính
GV dùng bảng phụ vẽ sơ đồ tóm tắt
HS điền nội dung chủ đề vào sơ đồ sau:
Các thành phần biệt lập
* Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị
 hành trang bước vào thế kỷ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú. 
- Đoạn văn có câu chứa thành phần phụ chú
- Nội dung: Hành trang của thanh niên: Lí tưởng, Tri thức, Kĩ năng sống, sức khỏe, ....
V. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
 - Bài tập 1: Tìm thành phần biệt lập sử dụng trong các tác phẩm văn học lớp 9
 - Bài tập 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 3 câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí 
của Chính Hữu, Trong đoạn văn có câu chứa thành phần tình thái, cảm thán
- Củng cố: Khái quát ND, ý nghĩa của chủ đề
- Hướng dẫn VN :
+ Học thuộc lòng các phần ghi nhớ của chủ đề đã học
+ Làm các bài tập đã giao phần vận dụng và mở rộng.
* Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBai 28 Ca Hue tren song Huong_12753713.doc